Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mùa xuân năm Đinh Tỵ [1677], nhà Lê đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Trước đây, Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, Kính Vũ theo giúp. Khi Tam Quế chết, triều đình nhân cơ hội tiến quân tiễu trừ bọn Kính Vũ, nhà Thanh ưng thuận, họ Mạc bị dẹp bỏ.

Tại miền Nam vào tháng Giêng năm Kỷ Vị [11/2-11/3/1679], tướng cũ nhà Minh là Tổng binh Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến cửa biển Tư Dung, Thừa Thiên, tự trình bày vì nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin làm tôi tớ. Chúa bèn úy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất Đông Phố. Bọn Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lôi Lạp [cửa Xoài Rạp, sông Đồng Nai, Gia Định], đến đóng ở Bàn Lân, vỡ đất hoang, dựng phố xá. Năm Kỷ Tỵ [1688], Phó tướng Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho. Thống binh Mai Vạn Long kéo quân đến, dùng mưu giết Hoàng Tiến. Continue reading “Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ”

Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Kinh Việt Nam; tiếng Hán là tiếng nói của dân tộc Hán Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai thứ tiếng này xưa nay vẫn là mối quan tâm lớn của người Việt, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế; trong gần 150 năm nay họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt[1] dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân tộc ta, là những vấn đề ai cũng quan tâm. Vì vậy, tuy là kẻ ngoại đạo với ngôn ngữ học, chúng tôi vẫn đánh bạo bày tỏ ý kiến về các vấn đề đó; nếu có sai sót xin quý vị chỉ bảo. Continue reading “Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

Tổng quan tình hình ngôn ngữ Trung Quốc

Nguồn: Bộ Giáo dục Trung Quốc | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ [tức tiếng nói], nhiều loại văn tự [tức chữ viết], tổng cộng có 56 dân tộc, hơn 80 ngôn ngữ và khoảng 30 loại chữ viết. Tiếng Hán [Hán ngữ] là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, cũng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, là một trong 6 ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc. Hán ngữ là ngôn ngữ chung của dân tộc Hán ở Trung Quốc, ngoài dân tộc Hán chiếm 91,59% tổng số người sử dụng Hán ngữ ra, một số dân tộc thiểu số cũng sử dụng hoặc kết hợp sử dụng Hán ngữ. Continue reading “Tổng quan tình hình ngôn ngữ Trung Quốc”

Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

Nguồn: Gina Anne Tam, “China’s Language Police,” Foreign Affairs, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?

Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm. Continue reading “Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc”

Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Châu Âu “già nua”

Vài năm gần đây, hình ảnh về một châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội châu Âu.

Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị châu Âu đã lỗi thời.

Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn điểm qua cội nguồn của những quan niệm đã làm nảy sinh định kiến này. Continue reading “Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển”

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Khi đề cập đến thái độ ứng xử của con người đối với giới tự nhiên, hầu hết các nhà lý luận đương đại đều quan niệm rằng triết lý con người chinh phục tự nhiên là thế giới quan chủ đạo của các dòng văn minh phương Tây. Thế giới quan này đối lập với triết lý con người hoà hợp với tự nhiên – thế giới quan chủ đạo trong các nền văn minh phương Đông. Đây là một đề tài rộng lớn và có rất nhiều nội dung thật đáng quan tâm. Trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung cơ bản nhất mà logic của vấn đề đòi hỏi phải trình bày. Continue reading “Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên””

Về số phận của Nho giáo

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác. Tuy trường tồn, nhưng số phận của Nho giáo lại “chẳng hề may mắn”, ngược lại, vị thế của Nho giáo rất thăng trầm. Nó thường bị người đời và các chính thể cầm quyền nhìn nhận khá phức tạp. Và do vậy, việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong các thời đại cũng luôn diễn ra theo những khuôn thước khác nhau, với các thái độ khác biệt nhau, và thường là đối lập nhau. Sang thế kỷ 21, Nho giáo vẫn gây tranh cãi ở sức sống và tính lợi hại của nó. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và sức thu hút của bản thân học thuyết Nho giáo vẫn phụ thuộc một cách đáng ngại vào những quan điểm thế quyền. Điều đó làm rối thêm sự tranh cãi trong nhiều diễn đàn và dường như đang có xu hướng tăng lên cùng với sự trỗi dậy của “con sư tử Trung Hoa” đương đại. Continue reading “Về số phận của Nho giáo”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật BảnTriều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc

Tiến trình bỏ chữ Hán ở Việt Nam chỉ bắt đầu sau khi nước ta dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức đã được hơn 2000 năm, tức muộn hơn so với Nhật và Triều Tiên/ Hàn Quốc, nhưng kết quả cuối cùng lại triệt để thực hiện được mục tiêu bỏ chữ Hán, tức “Thoát Hán” về ngôn ngữ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta vào nước Nam Việt, sau đó chính quyền nhà Triệu bắt đầu dạy dân ta học tiếng nói và chữ viết của người Trung Quốc. Trước đó người Việt Nam chỉ có ngôn ngữ nói, chưa hề có ngôn ngữ viết. Chữ Hán là thứ chữ viết đầu tiên mà người Việt tiếp xúc; tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhận thức được tính chất vô cùng quan trọng của phát minh này, và nảy ra ý tưởng tìm cách mượn chữ Hán về dùng. Muốn vậy, họ đã sáng tạo “cách đọc Hán-Việt” đối với chữ Hán: đặt cho mỗi chữ Hán một tên tiếng Việt gọi là “từ Hán-Việt”, qua đó thực hiện đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà không đọc bằng tiếng Trung Quốc. Như vậy, người Việt Nam chỉ học chữ Hán mà không học tiếng Hán, qua đó mượn được chữ Hán về dùng mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhờ thế dân tộc ta không bị văn hoá Hán đồng hoá. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc

Chữ Hán ra đời vào khoảng năm 1300 TCN tại Trung Quốc, với hình thái đầu tiên là chữ Giáp Cốt, tức chữ khắc trên mai rùa hoặc xương thú vật. Người Trung Quốc xưa nay có truyền thống coi chữ Hán là biểu tượng, là đại diện, là vật mang văn hoá truyền thống của dân tộc Hoa Hạ, chữ Hán được tôn thờ như một báu vật của nền văn minh Trung Hoa.

Chữ Hán có tính biểu ý, tách rời tiếng nói, đặc điểm đó cho phép những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể dùng chữ Hán như một thứ chữ viết chung để giao lưu với nhau. Trung Quốc đất rộng người đông, dân địa phương nào nói tiếng địa phương ấy (phương ngữ), nghe không hiểu nhau, nay cả nước có thể dùng chữ Hán viết ra để hiểu nhau. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc”

Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên thế giới này có lẽ không ở đâu chữ viết được coi trọng như ở Trung Quốc. Thời xưa người Hán[1] tin rằng chữ viết của họ –– chữ Hán, là do một dị nhân bốn mắt làm ra, họ gọi là “Chữ Thánh hiền” và tôn sùng nó như một vật linh thiêng. Mọi người coi viết chữ là việc trang trọng. Cha mẹ dạy con không bao giờ được để tờ giấy có chữ rơi xuống đất, v.v… Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tính chất và hình dạng của chữ Hán rất độc đáo, nổi bật: Trong khi các loại chữ viết còn lại đều là chữ biểu âm (ghi âm, phonograph, gắn liền với tiếng nói), thì chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý (ghi ý, ideograph, tách rời tiếng nói), mỗi chữ viết trong một ô vuông, làm nên một “thế giới ngôn ngữ” riêng biệt, phức tạp, thần bí, thể hiện tư duy độc đáo của người Hán cổ đại. Continue reading “Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?”

Ngày Tết nói chuyện câu đối

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Câu đối là một nét độc đáo của văn hoá Trung Hoa nói riêng và của văn hóa các nước thuộc vành đai chữ Hán nói chung. Văn hóa câu đối là một điển hình thể hiện sức sống của chữ Hán – yếu tố chứa đầy đủ nhất các đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa câu đối được người Trung Quốc ưa chuộng là do nó phát huy được đặc điểm độc đáo của chữ Hán, thứ chữ viết được dân tộc Hán coi là di sản thiêng liêng tổ tiên họ để lại.

Mọi người đều biết, chữ viết là công cụ ghi lại ngôn ngữ (chính xác là tiếng nói) của dân tộc. Tiếng nói có hai yếu tố là “Âm” và “Nghĩa”. Loại chữ viết nào ghi lại âm thanh của ngôn ngữ, dùng yếu tố “Âm” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, được gọi là chữ biểu âm (phonograph). Loại chữ viết nào ghi lại ý nghĩa của tiếng nói, dùng yếu tố “Nghĩa” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, gọi là chữ biểu ý (ideograph). Hầu hết chữ viết của các dân tộc trên thế giới đều là chữ biểu âm, duy nhất có chữ Hán là chữ biểu ý. Continue reading “Ngày Tết nói chuyện câu đối”

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Continue reading “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Vì sao không thể Hán hóa người Việt?

Tác giả: Ngọc An p/v Trần Gia Ninh

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước. Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh: “Người Việt vốn là cộng đồng dân cư tinh túy nhất còn sót lại của tộc Bách Việt cũ”.

Hiện nay, vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của người Việt (Kinh) và không phải ai cũng cho rằng cội nguồn của người Việt là tộc Bách Việt. Ông có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề này?

Tôi cho rằng trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt (Kinh) thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người. Hiện có nhiều giả thuyết đối chọi nhau về vấn đề này. Tôi chia sẻ với ý kiến cho rằng cội nguồn của người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt (bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến), người Thục (thời Thục Phán) và người Hoa Hạ. Continue reading “Vì sao không thể Hán hóa người Việt?”

Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?

Tác giả: Dư Thời Ngữ (Singapore) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

“Liên hợp Tảo báo” của Singapore ngày 27/11/2013 đăng bài “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn có thể được bao lâu?” cho biết:  Hiệp định Hạt nhân Iran* đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel cho thấy cuối cùng thì sự bất đồng lợi ích quốc tế của Mỹ và Israel đã thắng được ảnh hưởng của các thế lực Do Thái ở Mỹ và trên thế giới. Đây có thể là một sự kiện ngẫu nhiên, ngắn hạn, nhưng xét từ góc độ lâu dài thì ảnh hưởng quốc tế của các thế lực Do Thái không thể tránh được xu thế chung đi xuống về thành tựu tri thức của người Do Thái.

Cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran sau rốt đã đi đến ký kết hiệp định. Tuy là đàm phán giữa Iran với 6 nước, nhưng thực ra Mỹ đạo diễn. Hiệp định này đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel, cho nên Thủ tướng Israel lập tức tuyên bố đó là “một sai lầm lịch sử”. Ý kiến này không phải là ý kiến cực đoan của thế lực cánh hữu Israel, mà nó phản ánh quan điểm phổ biến của đông đảo người Do Thái Israel. Thế lực thân Israel ở Mỹ cũng nhao nhao chống lại hiệp định xoa dịu vô nguyên tắc này, khiến cho Chính phủ Obama khó tránh khỏi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ. Continue reading “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?”

Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster (1758-1843), tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776. Continue reading “Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ”

Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người

Nguồn: “A tiny creature illuminates an important biological advance”, The Economist, 20/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Con đường dẫn tới sự hình thành loài người thật dài và quanh co. Và một bước tiến lớn trên con đường đó chính là sự ra đời của tế bào nhân thực (eukaryotic cell) đầu tiên. Các sinh vật nhân thực tạo nên thế giới sống mà chúng ta thường nhìn thấy trong các bộ phim tài liệu trên truyền hình: động vật (bao gồm con người) và thực vật, rong biển, nấm cùng một loạt các loài sinh vật khác mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng lại hiện lên một cách đầy sống động dưới kính hiển vi.

Sự đa dạng phi thường này được tạo ra bởi vì, không giống như các tế bào ở hai lĩnh giới vĩ đại khác của sự sống là vi khuẩn (bacteria) và cổ khuẩn (archea), tế bào nhân thực có rất nhiều cấu trúc bên trong được gọi là các bào quan (organelle). Việc phân công lao động giữa các bào quan này cho phép sinh vật nhân thực không chỉ tiến hóa mà còn dần trở nên phức tạp hơn qua thời gian, theo những cách mà vi khuẩn và cổ khuẩn chưa từng làm được. Do vậy, việc các bào quan ra đời như thế nào là một chủ đề sinh học rất được quan tâm. Và một phát hiện gần đây dưới đáy sâu của hồ Zug ở Thụy Sĩ đã giúp chúng ta hiểu thêm được phần nào về vấn đề này. Continue reading “Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người”

Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?

Nguồn: “DNA from Neanderthals affects vulnerability to covid-19”, Economist, 24/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dựa theo những bằng chứng hiện có, các nhà cổ sinh vật học cho chúng ta biết người Neanderthal đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng họ không hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất. Các phát hiện trong những thập niên qua dần làm sáng tỏ rằng người Neanderthal đã giao phối với tổ tiên của người hiện đại và sự kết hợp này đôi lúc cho ra đời những đứa con có thể sống sót được. Kết quả là gần một nửa bộ gene của người Neanderthal vẫn còn tồn tại, nằm rải rác với số lượng nhỏ trong DNA của hầu hết người hiện đại (ngoại trừ những người có tổ tiên chủ yếu từ Châu Phi vì người Neanderthal có vẻ chưa từng sinh sống ở khu vực này).

Những gene này có mối liên hệ với mọi thứ, từ đặc điểm rậm lông đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nhiều gene có thể liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các bệnh như Lupus, Crohn và tiểu đường. Hai bài nghiên cứu gần đây cho thấy Covid-19 cũng nằm trong số các bệnh này. Người ta tìm thấy hai đoạn DNA dài được thừa hưởng từ người Neanderthal, trong khi một đoạn dường như tạo ra khả năng chống lại căn bệnh thì đoạn còn lại khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19. Continue reading “Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?”

Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn

Tác giả: Matthew Wilson

‘Thiên Nhãn’ (Eye of Providence) – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – là một trong những biểu tượng như thế, được gắn không chỉ với hội Tam Điểm (Freemasonry) mà cả với hội Khai Sáng (Illuminati), một hội kín gồm những cá nhân ưu tú được cho là đang tìm cách kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Biểu tượng Thiên nhãn có sức hút lớn đối với các tín đồ thuyết âm mưu, bởi nó ẩn mình ở khắp nơi: không chỉ xuất hiện tại vô số nhà thờ và các toà nhà có liên quan đến hội Tam Điểm trên khắp thế giới, mà nó còn được in trên mặt sau của tờ Một đô la của Mỹ cũng như đã từng là biểu tượng trên Đại Ấn của Hoa Kỳ (The Great Seal of the United States). Continue reading “Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn”