Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết

Nguồn: Mie Hoejris Dahl, “The Belt and Road Isn’t Dead. It’s Evolving.Foreign Policy, 13/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với những canh bạc lớn và những cây cầu khổng lồ để ủng hộ một cách tiếp cận mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Trong thời gian đó, ông cũng sẽ khánh thành cảng nước sâu Chancay, cách Lima khoảng 72 km về phía bắc. Đây là một dự án trị giá 3,6 tỷ đô la – một trong những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc vào khu vực trong hai thập kỷ qua.

Nhưng nó cũng có thể là một trong những dự án cuối cùng thuộc loại này. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết”

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Nhưng điều này không chỉ mang lại cơ hội mà còn cả thách thức cho Việt Nam.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư tổng cộng 248,3 tỷ đô la Mỹ vào 19.701 dự án tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023 (xem Hình 1). Số vốn này tương đương 52,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam áp dụng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm 2024, với việc Việt Nam ghi nhận 27,26 tỷ đô la Mỹ vốn FDI đăng ký mới cho tới cuối tháng 10. Continue reading “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức”

Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông

Nguồn: Sam Winter-Levy, “The Emerging Age of AI Diplomacy,” Foreign Affairs, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ phải đi dây ở Vùng Vịnh.

Trong một căn phòng hội nghị lớn, bên dưới những chiếc đèn chùm và đèn chớp nhấp nháy, hàng chục vũ công vẫy những que phát sáng theo một điệu nhảy được biên đạo phức tạp. Mã Green Matrix đổ xuống trên một màn hình hiển thị những tòa nhà chọc trời vươn lên từ sa mạc. Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của “một thực thể siêu việt tuyệt vời,” người dẫn chuyện tuyên bố: trí tuệ nhân tạo. Như thể để làm nổi bật tiềm năng biến đổi của AI, một hình đại diện kỹ thuật số – Artificial Superintelligence One – tiến đến gần một cậu bé, và cả hai song ca bài “Imagine” của John Lennon. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Và thế là ngày cuối cùng của sự kiện mà một bộ trưởng chính phủ tham dự mô tả là “sự kiện lãnh đạo tư tưởng AI lớn nhất thế giới” đã bắt đầu. Continue reading “Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông”

Tại sao các nước BRICS cần thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình?

Nguồn: Bào Thiều Sơn, 鲍韶山:为什么金砖国家需要建立自己的支付系统?, Sina Finance, 26/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào lúc kỷ nguyên đơn cực kéo dài 30 năm của Mỹ đi đến hồi kết thì thời đại bá quyền của đồng USD cũng tới hồi hạ màn. Mặc dù con số còn tương đối nhỏ, nhưng tỷ lệ thanh toán thương mại xuyên biên giới bằng các loại tiền tệ khác ngoài USD và Euro đang ngày càng lớn hơn, đồng thời tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương các quốc gia cũng giảm dần. Tất cả những điều này cho thấy xu thế đa cực hóa tiền tệ đang ngày càng trở nên rõ ràng. Khi việc sản xuất và lưu thông giá trị thực tiếp tục rời xa một thế giới bị thống trị bởi đồng USD, những tài sản và công cụ tài chính khổng lồ được tính bằng USD trong các giao dịch toàn cầu sẽ không còn là xu thế chủ đạo và áp lực mà chúng phải đối mặt ở một thời điểm nào đó sẽ là điều không thể tránh khỏi. Continue reading “Tại sao các nước BRICS cần thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình?”

Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump

Nguồn: Adam S. Posen, “The True Dangers of Trump’s Economic Plans,” Foreign Affairs, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình nghị sự cấp tiến của Trump sẽ tàn phá các doanh nghiệp, công nhân và người tiêu dùng Mỹ.

Nhiều nhà quan sát hiểu biết và một bộ phận đáng kể cử tri Mỹ đang tỏ ra bình tĩnh, nếu không muốn nói là phấn khích, về chương trình kinh tế mà Donald Trump sẽ theo đuổi trong nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là tổng thống. Một số người tập trung vào lời hứa gia hạn cắt giảm thuế và bãi bỏ các quy định của ông, cho thấy sự tiếp nối các chính sách trước đây của Đảng Cộng hòa. Những người khác viện dẫn mức lạm phát thấp và lợi nhuận thị trường chứng khoán cao đặc trưng cho nhiệm kỳ đầu tiên của ông trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu và lập luận rằng các chính sách của Trump – bao gồm cả cách tiếp cận không chính thống của ông đối với thuế quan và nhập cư – đã thành công, hoặc chí ít là không gây hại. Continue reading “Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump”

Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?

Nguồn: Renaud Foucart, “Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A,”  The Conversation, 14/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giải Nobel Kinh tế năm nay đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson từ Viện Công nghệ Massachusetts, cùng James Robinson từ Đại học Chicago, nhờ công trình nghiên cứu giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Khi công bố giải thưởng, Jakob Svensson, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế, cho biết: “Giảm bớt sự chênh lệch lớn trong thu nhập giữa các quốc gia là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. “Nghiên cứu đột phá” của ba nhà kinh tế học đã mang lại cho chúng ta “một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những nguyên nhân gốc rễ của sự thành công hay thất bại của các quốc gia.” Continue reading “Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?”

Thế giới đang từ bỏ WTO

Nguồn: Kristen Hopewell, “The World Is Abandoning the WTO,” Foreign Affairs, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng này.

Trong hơn 75 năm, hệ thống thương mại đa phương đã giúp đảm bảo sự ổn định và trật tự của nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, cùng tổ chức kế nhiệm nó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã giúp các quốc gia hợp tác cùng nhau để hạ thấp thuế quan và các rào cản thương mại khác, thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu, và thiết lập các quy tắc để quản lý thương mại. Hệ thống này đã chứng minh được tính hiệu quả phi thường và thúc đẩy một kỷ nguyên thịnh vượng toàn cầu chưa từng có. Continue reading “Thế giới đang từ bỏ WTO”

“Hạm đội ma” của Nga đã hình thành như thế nào?

Nguồn: Tom Wilson, “How Russia’s ‘shadow fleet’ gets its ships,” Financial Times, 10/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là cuộc điều tra của Financial Times về vai trò của một kế toán viên người Anh, một công ty môi giới đặt trụ sở tại London, và một số công ty Dubai trong việc giúp Nga mua lại tàu.

Tháng 5 năm ngoái, một con tàu cũ kỹ chở đầy dầu của Nga đã thả neo cách bờ biển Đan Mạch hai hải lý sau khi động cơ của tàu bị hỏng, khiến nó bị mất điện suốt sáu giờ.

Được đóng từ năm 2005, Canis Power đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình, và trong ngành vận tải biển, sự cố này được xem là một lời cảnh báo. Giống như các tàu khác trong cái gọi là “hạm đội ma” chuyên vận chuyển dầu của Nga, người ta vẫn chưa thể xác định chủ sở hữu cuối cùng của con tàu cũ kỹ này. Nếu sự cố dẫn đến va chạm, hoặc làm tràn 300.000 thùng dầu, thì không rõ ai sẽ phải trả chi phí. Continue reading ““Hạm đội ma” của Nga đã hình thành như thế nào?”

Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia

Nguồn:  Joshua Busby, Morgan Bazilian, và Emily Holland, “China, Clean Technologies, and National Security”, War on the Rock, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào tháng 5 năm nay, chính quyền Biden đã công bố mức thuế quan nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc cũng như pin và khoáng sản dùng để sản xuất chúng. Các mức thuế này được công bố vào thời điểm rất ít xe hơi Trung Quốc lưu hành trên đường phố Mỹ. Chỉ vài năm trước, cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là điều không tưởng, nhưng Trung Quốc đã thống trị chuỗi cung ứng khoáng sản và pin và bắt đầu sản xuất những chiếc xe điện giá cả phải chăng, hấp dẫn bởi các thương hiệu mới nổi như BYD, Geely và Nio. Continue reading “Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia”

Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công

Nguồn: Daniel Mattingly, “China’s Soft Sell of Autocracy Is Working,” Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Còn những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.

Hàng chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế. Continue reading “Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công”

Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu một loại khoáng sản quan trọng khác

Nguồn: Christina Lu, “China Tightens Its Grip on Yet Another Critical Mineral,” Foreign Policy, 23/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và hiện tại, Mỹ không còn nhiều lựa chọn thay thế.

Hơn một năm sau khi Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại khi áp lệnh kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium, hai nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất chip, trong tháng này, Bắc Kinh lại một lần nữa thể hiện sức mạnh của mình  bằng cách tuyên bố hạn chế một kim loại quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khác: antimony. Continue reading “Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu một loại khoáng sản quan trọng khác”

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “China’s Real Economic Crisis,” Foreign Affairs, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh không chịu từ bỏ một mô hình thất bại?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bế tắc. Sau quyết định của Bắc Kinh – đột ngột chấm dứt chính sách “zero COVID” hà khắc vào cuối năm 2022, nhiều nhà quan sát cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại. Sau nhiều năm phong tỏa vì đại dịch khiến một số lĩnh vực kinh tế gần như đình trệ, việc đất nước mở cửa trở lại được cho là sẽ châm ngòi cho một sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, sự phục hồi đã chững lại, với GDP tăng trưởng chậm chạp, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, xung đột ngày càng gay gắt với phương Tây, và giá bất động sản lao dốc khiến một số công ty lớn nhất nước vỡ nợ. Vào tháng 7/2024, dữ liệu chính thức của Trung Quốc tiết lộ rằng tăng trưởng GDP đang tụt lại sau mục tiêu của chính phủ, khoảng 5%. Chính phủ cuối cùng đã cho phép người dân Trung Quốc rời khỏi nhà, nhưng họ không thể ra lệnh cho nền kinh tế trở lại sức mạnh trước đây. Continue reading “Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?”

Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam

Nguồn: “Chinese companies are winning the global south,” The Economist, 01/08/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sự bành trướng ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc mang đến những bài học quan trọng cho các doanh nghiệp phương Tây.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các tập đoàn lớn của các nước công nghiệp phát triển đã chi phối thương mại toàn cầu. Ngày nay, người tiêu dùng và người lao động tại hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh doanh có phạm vi rải khắp thế giới của các tập đoàn đa quốc gia đến từ Mỹ, châu Âu và ở một mức độ thấp hơn là Nhật Bản. Những tập đoàn lớn này hiện đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, khi mà các công ty Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ ô tô cho đến quần áo, đang mở rộng ra nước ngoài với tốc độ đáng kinh ngạc. Một cuộc cạnh tranh thương mại mới đã bắt đầu. Chiến trường không phải là Trung Quốc hay các nước phát triển, mà là các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở các nước thuộc phương Nam toàn cầu (Global South). Continue reading “Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam”

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Continue reading “Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc”

Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ

Nguồn: Cheng Ting-Fang, Lauly Li, Tsubasa Suruga, và Shunsuke Tabeta, “China’s subsea cable drive defies U.S. sanctions,” Nikkei Asia, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay giữa ‘cuộc đua ngoại giao’ với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng một mạng lưới cáp ngầm toàn cầu của riêng mình.

Đối với nhà sản xuất cáp ngầm Trung Quốc, Wuhan FiberHome International Technologies, việc bị chính phủ Mỹ cấm vận chẳng có gì đáng lo ngại. Trên thực tế, điều đó còn có lợi cho hoạt động kinh doanh của họ.

“Chúng tôi không quan tâm đến việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen,” giám đốc điều hành họ Vũ của FiberHome nói với Nikkei Asia, đề cập đến việc bị Washington đưa vào “Danh sách Thực thể” thương mại năm 2020 như một phần của cuộc đàn áp sâu rộng nhắm vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Động thái này đã ngăn cản công ty mua lại công nghệ của Mỹ. Continue reading “Hệ thống cáp ngầm Trung Quốc thách thức trừng phạt của Mỹ”

Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?

Nguồn: Trung Phi Đằng (钟飞腾), “如此重要的东南亚,我们为何突然陌生?”, Guancha, 20/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Nhắc đến Đông Nam Á, có lẽ đây là nơi mà người Trung Quốc quen thuộc nhất ngoài Đông Á (thường là Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp). Bên cạnh việc giao thương rất phát triển với xứ Nam Dương từ thời cổ đại, người Trung Quốc cũng di cư đến Nam Dương với quy mô lớn trong thời cận đại và hình thành nên xã hội người Hoa ở Đông Nam Á, mối liên kết văn hóa tự nhiên này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy Đông Nam Á không hề khó hiểu. Trong những năm gần đây, một lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý gần gũi, đương nhiên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu. Continue reading “Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?”

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

Nguồn: Baijiahao, Baidu, ngày 16/0417/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tháng 5 năm ngoái, Campuchia đã đề nghị Trung Quốc tài trợ cho Dự án kênh đào Phù Nam Techo của nước này. Dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này có mức chi phí 1,7 tỷ USD và có tổng chiều dài 180 km. Mục đích chính của nó là cải thiện giao thông vận tải ở khu vực thủ đô Phnom Penh. Kênh đào này bắt đầu từ sông Basak (sông Hậu), một nhánh của sông Mê Kông, và kết thúc ở tỉnh Kampot ở phía Nam Campuchia. Nó đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, qua đó đem lại lợi ích cho khoảng 1,6 triệu người. Continue reading “Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?”

Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình

Nguồn: Liana Fix và Zongyuan Zoe Liu, “Europeans Need to Trump-Proof China Policy,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là một đồng minh khó đoán – nhưng Bắc Kinh không phải là lựa chọn tốt hơn.

Châu Âu và Trung Quốc đang tận hưởng mùa xuân ngoại giao sau một mùa đông dài vì Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vào tháng 4, một phái đoàn doanh nghiệp lớn đã tháp tùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến đi tới Trung Quốc, chuyến thăm thứ hai của ông kể từ khi nhậm chức, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tới Paris, Budapest, và Belgrade vào đầu tháng 5. Continue reading “Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình”

Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?

Nguồn: Li Rongqian, Du Zhihang & Denise Jia, “U.S. takes aim at China shipbuilding, an industry it lost decades ago,” Caixin/Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc điều tra do các liên đoàn lao động Mỹ thúc đẩy nhắm vào các nhà máy đóng tàu Trung Quốc có khả năng sẽ dẫn đến trả đũa.

Tháng trước, Mỹ đã bắt đầu điều tra ngành công nghiệp đóng tàu do Trung Quốc thống trị, một động thái gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi cuộc thương chiến giữa hai nước vượt ra ngoài công nghệ và lan sang lĩnh vực chế tạo. Continue reading “Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?”

Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’

Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sẽ không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng tâm chuyển sang Đông Nam Á.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Từng được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước. Continue reading “Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’”