Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?

Nguồn: Mathieu Droin, Kelly A. Grieco, và Happymon Jacob, “Why NATO Should Stay Out of Asia,” Foreign Affairs, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hiện diện của liên minh sẽ chỉ khiến khu vực này trở nên kém an toàn hơn, chứ không phải an toàn hơn.

Cách đây vài tuần, khi viết trên tạp chí Foreign Affairs, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã nhắm vào Bắc Kinh, lên án sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tuyên bố rằng NATO đã bước vào một kỷ nguyên mới của “cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc.” Tình hình này “cho thấy rằng trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu,” ông viết, đồng thời cho biết thêm rằng “an ninh của châu Âu ảnh hưởng đến châu Á và an ninh của châu Á ảnh hưởng đến châu Âu.” Thật ra đây không phải là một ý kiến mới. Stoltenberg từ lâu đã ủng hộ một vai trò lớn hơn của NATO trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Mọi thứ đều đan xen vào nhau,” ông nói vào tháng 6, đề cập đến an ninh châu Âu và châu Á tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, “và do đó, chúng ta cần cùng nhau giải quyết những thách thức này.” Continue reading “Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?”

Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng

Nguồn: Changwook Ju và Joshua Byun, “China’s Nuclear Taboo Isn’t as Strong as It Seems,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả nghiên cứu mới đặt ra nghi ngờ về một lý thuyết đã có từ lâu.

Cấm kỵ hạt nhân (nuclear taboo), một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị Nina Tannenwald đặt ra vào những năm 1990, đã trở thành một trong những ý tưởng có ảnh hưởng nhất trong quan hệ quốc tế đương đại, xuất hiện không chỉ trên các ấn phẩm học thuật lớn mà còn trong các tuyên bố của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và bài giảng của những người đoạt giải Nobel. Khái niệm này cho rằng sau Thế chiến II, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã trở nên đáng bị chỉ trích đến mức các nhà lãnh đạo sẽ tránh xa lựa chọn này ngay cả khi nó hợp lý về mặt chiến lược. Continue reading “Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng”

Nga muốn gì ở Trung Đông?

Nguồn: Hanna Notte, “What Russia wants in the Middle East, Foreign Affairs, 15/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mặc dù tìm cách lợi dụng bất ổn, Moscow vẫn muốn tránh leo thang căng thẳng.

Kể từ vụ tấn công Israel của Hamas vào ngày 7 tháng 10, Nga dường như hài lòng khi tình hình bất ổn ở Trung Đông khiến đối thủ chính là Mỹ bị phân tâm. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 4, Moscow tỏ ra lo ngại khi Tehran, đồng minh thân cận của họ, phóng hơn 300 tên lửa và drone tấn công Israel để trả đũa cho vụ tấn công lãnh sự quán Iran ở Damascus. Mặc dù cuộc tấn công đó đã bị vô hiệu hóa thành công bởi hệ thống phòng thủ tên lửa và sự phối hợp hỗ trợ từ Mỹ, các đối tác Ả Rập và phương Tây, Israel đã đáp trả sáu ngày sau đó bằng một cuộc tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-300 ở Isfahan, một thành phố nằm sâu trong nội địa Iran. Continue reading “Nga muốn gì ở Trung Đông?”

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

Nguồn: Ryan Hass, “Avoiding War in the South China Sea,” Foreign Affairs, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ Philippines mà không cần tấn công Trung Quốc?

Trong năm nay, các quan chức Mỹ đã liên tục gửi tín hiệu riêng tư và công khai tới những người đồng cấp Trung Quốc, rằng Mỹ kiên định với các cam kết liên minh với Philippines. Thông điệp này nhằm mục đích cảnh báo Trung Quốc không nên vượt quá giới hạn của Mỹ bằng các nỗ lực cản trở tiếp cận Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm ở Biển Đông, nơi tàu Sierra Madre của Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho binh lính Philippines. Hồi tháng 5, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos, Jr., đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó sẽ “rất, rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh,” theo đó có thể buộc Philippines phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Mỹ. Continue reading “Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?”

Trung Quốc và Nga có thể làm tê liệt Internet như thế nào?

Nguồn:How China and Russia could hobble the internet”, The Economist, 11/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách đây không lâu, một bộ phận của chính phủ Anh đã yêu cầu RAND Europe, một tổ chức tư vấn tại Cambridge, Anh, tiến hành nghiên cứu về cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển. Tổ chức tư vấn này đã nghiên cứu các bản đồ công khai về cáp internet và cáp điện. Họ phỏng vấn các chuyên gia và tổ chức phỏng vấn theo các nhóm tập trung. Giữa quá trình, Ruth Harris, trưởng dự án, nhận ra rằng bà đã vô tình khám phá ra nhiều chi tiết nhạy cảm có thể bị Nga hoặc các đối thủ khác khai thác. Khi bà tiếp cận bộ phận chính phủ giấu tên, họ đã rất sốc. Bà Harris nhớ lại phản ứng của họ: “Ôi trời ơi. Đây là bí mật.” Khi biết rằng nhóm của bà Harris được tập hợp từ khắp châu Âu, họ yêu cầu nhóm phải được thay đổi, bà nói: “Vấn đề này chỉ người Anh mới được phép tiếp cận.” Continue reading “Trung Quốc và Nga có thể làm tê liệt Internet như thế nào?”

Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?

Nguồn:What does Labour’s win mean for British foreign policy?”, The Economist, 03/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sir Keir Starmer đã gặp nhiều may mắn trên con đường trở thành thủ tướng Anh vào ngày 5 tháng 7. Ông cũng có thêm 2 may mắn nữa về mặt ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 7, Sir Keir và David Lammy, tân ngoại trưởng Anh, đã lên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington, DC, để kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Và vào ngày 18 tháng 7, chỉ sau hai tuần làm việc, Sir Keir sẽ tổ chức một cuộc họp của Cộng đồng Chính trị Châu Âu (EPC), một cuộc tụ họp lỏng lẻo của các quốc gia trong và xung quanh Liên minh Châu Âu, tại Cung điện Blenheim, một dinh thự rộng lớn theo phong cách Baroque, nơi Winston Churchill chào đời. Continue reading “Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?”

Lần này NATO sẽ thực sự gặp rắc rối?

Nguồn: Stephen M. Walt, “This Time, NATO Is in Trouble for Real,” Foreign Policy, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều năm báo động sai, liên minh quân sự phương Tây cuối cùng cũng tiến đến bờ vực thẳm.

Khi bất kỳ tổ chức nào – một trường đại học, một tập đoàn, một viện chính sách, hay thậm chí là một cặp vợ chồng – hướng tới lễ kỷ niệm 75 năm, bạn có thể mong đợi những người ủng hộ tổ chức đó trình bày một danh sách dài về thành tựu, phẩm chất, và sự trường tồn đáng chú ý của nó. Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington cũng không phải là ngoại lệ: Chắc chắn sẽ có rất nhiều bài phát biểu ca ngợi những thành tựu trong quá khứ của liên minh và đề cao vai trò của nó như là nền tảng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Continue reading “Lần này NATO sẽ thực sự gặp rắc rối?”

Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Derek Grossman, “Russia Is a Strategic Spoiler in the Indo-Pacific,” Foreign Policy, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Bắc Kinh và Washington tranh giành quyền bá chủ, Moscow vẫn có ảnh hưởng đáng gờm.

Dù phần lớn chính sách đối ngoại của Nga đang tập trung vào Trung Đông, Châu Phi, và kể từ tháng 2/2022 là việc chinh phục Ukraine, Moscow gần đây đã cho thấy rằng họ vẫn có sự hiện diện đáng gờm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Trung Quốc, Triều Tiên, và Việt Nam để củng cố các quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Ngoài ra, Putin cũng gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moscow, trong một cuộc gặp mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi là “một đòn giáng tàn khốc vào những nỗ lực hòa bình.” Continue reading “Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Các chiến lang của Trung Quốc đã tuyệt chủng?

Nguồn: Tyler Jost, “Have China’s Wolf Warriors Gone Extinct?,” Foreign Affairs, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại áp dụng chính sách ngoại giao gây chiến – và tại sao họ có thể làm như vậy một lần nữa.

Cách đây 5 năm, vào năm 2019, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã ngừng xử sự theo kiểu ngoại giao. Các đại sứ cấp cao và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này bắt đầu đưa ra những tuyên bố gay gắt, mỉa mai, và tiêu cực trên Twitter (nay là X), trong các cuộc họp báo, và sau cánh cửa đóng kín. Sự tương phản với phong cách tế nhị và thận trọng của các nhà ngoại giao Trung Quốc thời trước nổi bật đến mức các nhà quan sát trong và ngoài nước đã đặt cho các nhà ngoại giao mới này biệt danh “chiến lang.” Continue reading “Các chiến lang của Trung Quốc đã tuyệt chủng?”

Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France and Britain are changing places,” Financial Times, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.

Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế. Continue reading “Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu”

Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?

Nguồn: Jakub Grygiel, “Will Europe’s Front-Line States Have Enough Soldiers to Fight?,” Foreign Policy, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình nhân khẩu học tồi tệ và việc di cư dễ dàng tạo ra một thách thức nghiêm trọng nếu Nga tấn công.

Liệu các quốc gia tiền tuyến phía đông của Liên minh châu Âu có thể đánh trả như Ukraine nếu Nga tấn công họ? Thật không may, đây không còn là một kịch bản giả định nữa: Hầu như không ngày nào trôi qua mà không có một quan chức chính phủ hay học giả Nga lên tiếng đe dọa Ba Lan, Phần Lan, hoặc các nước vùng Baltic bằng các cuộc tấn công tên lửa, hoặc xâm lược, hoặc cả hai. Bằng lời nói và cả hành động, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện rõ rằng ông muốn khôi phục đế chế châu Âu trước đây của Moscow. Continue reading “Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?”

Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động

Nguồn: John Kampfner, “Keir Starmer Is Tony Blair, Minus the Optimism,” Foreign Policy, 03/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính phủ mới của Anh đang sao chép cuốn cẩm nang của thời kỳ “Đảng Lao động Mới,” nhưng bầu không khí của đất nước đã thay đổi trong thời gian đó.

Có lẽ mọi công dân Anh đều nhớ họ đã ở đâu vào cái đêm Tony Blair trở thành thủ tướng. Tối ngày 01/05/1997, các lái tàu của hệ thống tàu điện ngầm London đã thông báo kết quả bầu cử cho hành khách. Nhiều người ăn mừng với những chai rượu vang sủi trên đường phố. Và những cử tri trung thành với đảng đã tập hợp tại khu phức hợp văn hóa Southbank bên bờ sông Thames, nơi bài hát của chiến dịch tranh cử, “Things Can Only Get Better” (Mọi chuyện sẽ chỉ tốt đẹp hơn) của D:Ream vang lên. Continue reading “Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động”

Hamas đang giành chiến thắng

Nguồn: Robert A. Pape, “Hamas Is Winning”, Foreign Affairs, 21/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chín tháng không kích và tác chiến mặt đất tại Gaza, Israel vẫn không đánh bại được Hamas, và cũng chưa tiến gần tới việc tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố này. Trái lại, xét theo những tiêu chí quan trọng, Hamas đang mạnh hơn so với thời điểm ngày 7 tháng 10.

Kể từ cuộc tấn công khủng khiếp của Hamas hồi tháng 10 năm ngoái, Israel đã xâm chiếm miền Bắc và miền Nam Gaza với khoảng 40.000 quân, buộc 80% dân số phải di dời, giết chết hơn 37.000 người, thả ít nhất 70.000 tấn bom xuống lãnh thổ này (vượt tổng trọng lượng bom ném xuống London, Dresden và Hamburg trong toàn bộ Thế chiến II), phá hủy hoặc làm hư hại hơn một nửa số tòa nhà ở Gaza, và hạn chế khả năng tiếp cận nước, thực phẩm và điện của Gaza, đẩy toàn bộ dân số đến bờ vực của nạn đói. Continue reading “Hamas đang giành chiến thắng”

Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do

Nguồn: Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and liberal panic,” Financial Times, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò. Continue reading “Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do”

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu

Nguồn: Graham Allison và Michael J. Morell, “The Terrorism Warning Lights Are Blinking Red Again,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xuất hiện những dấu hiệu tương tự giai đoạn trước sự kiện ngày 11/9.

Từ phiên điều trần phê chuẩn chức vụ Giám đốc Tình báo Trung ương vào tháng 5/1997 cho đến ngày 11/09/2001, George Tenet đã liên tiếp cảnh báo về Osama bin Laden và al Qaeda. Trong bốn năm trước khi các thành viên al Qaeda tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, Tenet đã công khai làm chứng không dưới mười lần về mối đe dọa mà nhóm người này gây ra cho lợi ích của Mỹ trong và ngoài nước. Sang tháng 2/1999, sáu tháng sau khi nhóm này đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, ông tuyên bố: “Không có chút nghi ngờ nào về việc Osama bin Laden… [đang] lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại chúng ta.” Đầu năm 2000, ông lại cảnh báo Quốc hội rằng bin Laden “đứng đầu trong danh sách những kẻ khủng bố, vì mối đe dọa cấp bách và nghiêm trọng mà hắn đặt ra” và vì khả năng của hắn ta trong việc tấn công “mà không cần cảnh báo.” Continue reading “Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu”

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn

Nguồn: Masahiro Matsumura, “Taiwan must resolve its defense approach for help to be effective”, Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bất chấp việc phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng từ một cuộc tấn công của Trung Quốc, giới chức quốc phòng Đài Loan vẫn chia rẽ sâu sắc về chiến lược phòng thủ của hòn đảo này.

Với sự chênh lệch rõ rệt về sức mạnh quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Đài Bắc đối mặt với những lựa chọn khó khăn về mua sắm các loại vũ khí phù hợp, đặc biệt khi nguồn lực tài chính hạn chế đồng nghĩa với việc không thể tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn”

Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Nguồn: Corey Lee Bell, “Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan,” The Diplomat, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong “vấn đề Đài Loan.”

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu. Continue reading “Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?”

Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế

Nguồn: Châu Phương Ngân, 《西游记》与国际关系, Tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc, 07/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng cùng các đồ đệ đã du hành về phía Tây và đi qua nhiều quốc gia như nước Bảo Tượng, nước Ô Kê, nước Xa Trì, nước Tỳ Kheo… Mỗi lần đặt chân đến một quốc gia, thầy trò Đường Tăng đều phải trao đổi văn điệp thông quan và làm thủ tục xuất nhập cảnh. Trên đường đi, Đường Tăng liên tục thể hiện bản thân với tư cách là một tu sĩ Đại Đường, đây cũng có thể được coi là sự truyền bá quyền lực mềm của nhà Đường. Từ góc độ này có thể thấy, nội dung của Tây Du Ký đề cập đến những vấn đề xoay quanh quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế”

AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào?

Nguồn:AI will transform the character of warfare”, The Economist, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Công nghệ sẽ khiến chiến tranh diễn ra nhanh hơn và khó lường hơn. Nó cũng có thể gây ra bất ổn.

Máy tính được sinh ra trong chiến tranh và vì chiến tranh. Colossus được chế tạo năm 1944 để giải các mật mã của Đức Quốc xã. Đến những năm 1950, máy tính đã được sử dụng để tổ chức hệ thống phòng không của Mỹ. Trong những thập kỷ tiếp theo, trí tuệ nhân tạo đóng một vai trò nhỏ trong chiến tranh. Giờ đây, nó sắp trở thành yếu tố then chốt. Giống như thế giới dân sự đang chứng kiến ​​sự tiến bộ nhanh chóng về sức mạnh và sự lan rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), thế giới quân sự cũng phải chuẩn bị cho một làn sóng đổi mới. AI không chỉ làm thay đổi bản chất của chiến tranh mà còn có thể gây mất ổn định. Continue reading “AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào?”

Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Morality Is the Enemy of Peace,” Foreign Policy, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xung đột ở Gaza và Ukraine chỉ có thể kết thúc bằng những thỏa thuận không làm ai hài lòng hoàn toàn.

Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand (1754-1838) là một nhà chính trị lão luyện, từng phục vụ cho chính phủ cách mạng Pháp, sau đó là cho Napoléon Bonaparte, và trong cả thời kỳ Bourbon phục hoàng. Ông là một chính khách tinh tế và tài giỏi, được nhớ đến ngày nay chủ yếu nhờ lời khuyên sâu sắc dành cho các nhà ngoại giao đồng nghiệp của mình: “Trên hết, đừng quá nhiệt tình.” Quả thật đó là những lời lẽ khôn ngoan: việc quá nhiệt tình, cứng nhắc và đạo đức hóa quá mức thường là trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề quốc tế khó khăn. Continue reading “Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?”