Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia

Nguồn:  Joshua Busby, Morgan Bazilian, và Emily Holland, “China, Clean Technologies, and National Security”, War on the Rock, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào tháng 5 năm nay, chính quyền Biden đã công bố mức thuế quan nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc cũng như pin và khoáng sản dùng để sản xuất chúng. Các mức thuế này được công bố vào thời điểm rất ít xe hơi Trung Quốc lưu hành trên đường phố Mỹ. Chỉ vài năm trước, cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là điều không tưởng, nhưng Trung Quốc đã thống trị chuỗi cung ứng khoáng sản và pin và bắt đầu sản xuất những chiếc xe điện giá cả phải chăng, hấp dẫn bởi các thương hiệu mới nổi như BYD, Geely và Nio. Continue reading “Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia”

Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping has Shigeru Ishiba walking a diplomatic tightrope,” Nikkei Asia, 03/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức trong bối cảnh các doanh nghiệp lo ngại về an toàn ở Trung Quốc.

Một sự kiện đã xảy ra vào đêm trước cuộc bầu cử để tìm ra lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản vào ngày 27/09, khi Shigeru Ishiba giành chiến thắng ngoạn mục.

Sự kiện này diễn ra tại buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức tại một khách sạn ở Tokyo để kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Continue reading “Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao”

Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công

Nguồn: Daniel Mattingly, “China’s Soft Sell of Autocracy Is Working,” Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Còn những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.

Hàng chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế. Continue reading “Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công”

Đằng sau tuyên bố ủng hộ Iran của Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China Says It Backs Iran. Does It,” Foreign Policy, 01/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông, sự ủng hộ tinh thần của Bắc Kinh dành cho Tehran dường như không có mấy ý nghĩa.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ tinh thần đối với Iran trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông; các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết một mẫu tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc đã bị chìm hồi mùa hè; và thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến sự tăng vọt nhờ tin tức về gói kích thích kinh tế. Continue reading “Đằng sau tuyên bố ủng hộ Iran của Trung Quốc”

Cái chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán

Nguồn: James Palmer, “Chinese Official’s Suspicious Death Stirs Speculation,” Foreign Policy, 24/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các nhà chức trách cho biết Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam, bà Lưu Văn Kiệt, đã bị sát hại. Tuy nhiên, các vụ ám sát chính trị trực tiếp là điều hiếm thấy ở Trung Quốc.

Tiêu điểm tuần này: Cái chết đáng ngờ của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam khơi dậy nhiều đồn đoán trong và ngoài nước, một học sinh người Nhật thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao ở Thâm Quyến, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mới. Continue reading “Cái chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán”

Ở Trung Quốc, làm giàu không còn là vinh quang

Nguồn: Ruchir Sharma, “It’s no longer glorious to get rich in China – it’s dangerous,” Financial Times, 23/09/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao không còn ai muốn trở thành nhà tài phiệt hàng đầu Trung Quốc?

Tháng trước, Colin Huang (Hoàng Tranh), nhà sáng lập của công ty thương mại điện tử PDD, đã thu hút sự chú ý khi ông vươn lên trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó, PDD đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ với dự báo lợi nhuận ảm đạm. Cổ phiếu của công ty nhanh chóng lao dốc. Hoàng đã mất 14 tỷ đô la chỉ sau một đêm và nhường vị trí dẫn đầu cho Chung Thiểm Thiểm, nhà sáng lập công ty đồ uống khổng lồ Nông Phu Sơn Tuyền. Trong vòng 24 giờ sau đó, Nông Phu Sơn Tuyền đã đưa ra báo cáo triển vọng u ám của riêng mình và Chung cũng nhanh chóng tụt khỏi vị trí đầu tiên trong danh sách những người giàu nhất nước. Continue reading “Ở Trung Quốc, làm giàu không còn là vinh quang”

Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát tư tưởng tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc

Nguồn: Xi Jinping wants to stifle thinking at a top Chinese think-tank,” The Economist, 26/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sẽ không còn nữa những suy nghĩ ảm đạm về nền kinh tế.

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) không chỉ đơn thuần là nhóm tập hợp các chuyên gia về chính sách. Trong hệ thống chính trị của Trung Quốc, viện này có vị thế tương đương với một bộ của chính phủ. Viện có hàng ngàn thành viên, trong đó có những người cung cấp các báo cáo cho Bộ Chính trị. Trong số các “viện nghiên cứu mang đặc sắc Trung Quốc” mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông muốn thúc đẩy hơn nữa, CASS đứng ở vị trí hàng đầu. Nhưng gần gũi với quyền lực không có nghĩa là các nhà nghiên cứu của Viện sẽ được bảo vệ. Các thuộc cấp của ông Tập đang gia tăng áp lực lên những ai dám có suy nghĩ khác biệt. Continue reading “Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát tư tưởng tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc”

Hệ lụy chết người từ việc Trung Quốc làm ngơ trước làn sóng bài Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China could have prevented 10-year-old boy’s stabbing death,” Nikkei Asia, 26/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cơn sốt trên mạng xã hội Trung Quốc có liên quan một phần đến Fukushima đang khơi dậy tình cảm bài Nhật.

Vụ một bé trai 10 tuổi bị đâm chết trên đường đến ngôi trường Nhật Bản của em ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, vào ngày 18/09 đã gây chấn động không chỉ trong cộng đồng người Nhật ở Trung Quốc mà còn trong các cộng đồng ở cả hai nước.

Thảm kịch này, được cho là do một người đàn ông Trung Quốc 44 tuổi có tiền án gây ra, cũng đã phủ bóng đen lên quan hệ kinh tế giữa hai nước láng giềng, khi ngày càng nhiều công ty Nhật Bản cho phép nhân viên của họ ở Trung Quốc tạm thời trở về nước cùng với gia đình để đảm bảo an toàn. Continue reading “Hệ lụy chết người từ việc Trung Quốc làm ngơ trước làn sóng bài Nhật”

Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn*

Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ 10, Việt Nam (tên cũ Đại Việt) thiết lập bang giao với Trung Hoa, dựa trên mối quan hệ “tông phiên”, trong đó Trung Hoa là “tông chủ”, Việt Nam là “phiên quốc”. Theo đó, Việt Nam, theo định kỳ, phải cử sứ thần mang cống phẩm sang tiến cống cho các triều đình Trung Hoa và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao khác. Hoạt động này diễn ra liên tục từ thế kỷ XI cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII trở đi), các sứ thần do Việt Nam cử sang Trung Hoa không chỉ đơn thuần vì nhiệm vụ ngoại giao, mà còn kiêm nhiệm các hoạt động thương mại do triều đình Việt Nam giao phó. Continue reading “Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX”

Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “The Case Against the China Consensus,” Foreign Affairs, 16/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Tổng thống Mỹ tiếp theo nên hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn với Trung Quốc?

Washington đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng vì theo đuổi một cuộc cạnh tranh mở với Trung Quốc mà không xác định rõ thành công sẽ như thế nào. Khi khả năng cưỡng chế và hành vi đe dọa của Trung Quốc khiến Mỹ tập trung sự chú ý vào những rủi ro đối với lợi ích của mình, việc thiếu một thước đo thành công rõ ràng đã mở ra cánh cửa cho những lời chỉ trích đảng phái về cách tiếp cận của chính quyền Biden. Trong khi đó, những người bảo vệ chính quyền bác bỏ những chỉ trích này bằng cách chỉ ra rằng các chính sách của chính quyền phù hợp với sự đồng thuận rộng rãi về thách thức mà Trung Quốc đặt ra, và các bước cần thiết để chống lại thách thức đó. Continue reading “Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc”

Đằng sau cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Nguồn:  K. Tristan Tang, “The Logic of China’s Careful Defense Industry Purge”, The Diplomat, 12/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Không chỉ là một nỗ lực chống tham nhũng toàn diện, việc nhắm mục tiêu vào một số quan chức quốc phòng nhất định là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Trung Quốc nhằm tái tạo tổ hợp công nghiệp quân sự của mình.

Vào tháng 8 năm 2024, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra của Trung Quốc, nhắm vào lĩnh vực công nghiệp quân sự. Các báo cáo chỉ ra rằng cuộc thanh trừng này, bắt đầu vào năm 2023, có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng tác chiến của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và ngành công nghiệp quốc phòng nói chung. Continue reading “Đằng sau cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”

HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử

Nguồn: Vivian Toh, “Huawei’s HarmonyOS puts China’s tech world in awkward spot,” Nikkei Asia, 22/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải ủng hộ hệ điều hành trong nước dẫn đến việc vội vàng phát hành ứng dụng.

Việc Huawei ra mắt hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 6 vừa qua đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Được nhiều người cho là “tuyên bố độc lập” khỏi Android của Google, phiên bản hệ điều hành mới nhất của Huawei đóng vai trò trung tâm trong tham vọng của công ty nhằm thiết lập một hệ sinh thái nội địa cho các thiết bị thông minh. Continue reading “HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử”

Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?

Nguồn: Can Xi Jinping take Hong Kong “from stability to prosperity”,” The Economist, 12/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một sự chú ý quá mức vào an ninh có thể khiến Hồng Kông phải trả giá về dài hạn.

“Từ hỗn loạn đến trật tự, từ ổn định đến thịnh vượng.” Đó là mục tiêu của Tập Cận Bình đối với Hồng Kông. Kể từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra tại Hồng Kông vào năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố gắng tái thiết lập quyền kiểm soát của mình. Dưới nhiều góc độ, Tập Cận Bình đã thành công. Hồng Kông ngày nay ít hỗn loạn hơn so với trước đây. Đại dịch COVID-19, với việc Hồng Kông đóng cửa với thế giới, đã góp phần làm dịu đi những căng thẳng. Hai đạo luật an ninh quốc gia hà khắc – một được chính quyền trung ương áp đặt lên Hồng Kông vào năm 2020 và một được cơ quan lập pháp địa phương thông qua năm nay – cũng vậy. Nhưng những biện pháp đã mang trật tự đến Hồng Kông, bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi vào những người theo chủ nghĩa tự do, lại có nguy cơ khiến Hồng Kông đánh mất sự thịnh vượng của mình, biến nơi đây thành một môi trường sống và kinh doanh kém dễ chịu và khó đoán hơn. Continue reading “Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?”

Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “‘Smash iron woks’ – a Great Leap Forward idiom returns to China,” Nikkei Asia, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu thành ngữ yêu cầu mọi người phải hy sinh tất cả đã phản ánh hoàn cảnh khó khăn hiện tại ở Trung Quốc.

Gần đây, một thành ngữ cổ bất ngờ lan truyền trở lại trong giới chính trị và quan chức Trung Quốc. Tạp oa mại thiết – câu này có nghĩa là “đập tan tất cả nồi chảo trong nhà, rồi bán chúng như sắt vụn.”

Điều này cũng có nghĩa là phải hy sinh mọi thứ để vượt qua tình trạng khẩn cấp hiện tại. Đối với một số người, câu nói này gợi nhớ đến Đại Nhảy vọt cách đây hơn 60 năm. Continue reading “Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?”

Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu

Nguồn:  Liana Fix và Heidi Crebo-Rediker, “China’s Double Threat to Europe”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách Bắc Kinh ủng hộ Moscow, cùng với tham vọng thống trị thị trường xe điện, đang gây xói mòn an ninh của châu Âu.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bộ máy chiến tranh của Nga đã khiến Mỹ và NATO lo lắng. Bắc Kinh không chỉ giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Mà Trung Quốc còn, thông qua việc cung cấp hàng hóa lưỡng dụng như chip máy tính và phụ tùng máy móc, cung cấp một phần lớn nguồn lực đầu vào mà Putin cần để duy trì lực lượng của mình. Vào thời điểm Ukraine đang phải vật lộn để xây dựng nguồn lực quân sự của riêng mình, hoạt động thương mại này gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với các nước châu Âu kề cạnh Ukraine. Continue reading “Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu”

Trung Quốc dùng ‘quân bài Okinawa’ trước lập trường của Nhật về Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China moves to play ‘Okinawa card’ over Japan’s Taiwan stance,” Nikkei Asia, 12/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

‘Trung tâm nghiên cứu Lưu Cầu (Ryukyu)’ có thể đảo ngược quan điểm của Bắc Kinh kể từ thời Mao.

Liệu chiến lược của Trung Quốc đối với Nhật Bản sẽ thay đổi đáng kể? Mối lo này chắc chắn đã nảy sinh sau khi một máy bay thu thập thông tin tình báo Y-9 của quân đội Trung Quốc vi phạm không phận Nhật Bản ngoài khơi tỉnh Nagasaki hồi cuối tháng 8.

Đến đầu tháng này, Trung Quốc lại tiếp tục thực hiện một động thái chưa từng có khác. Continue reading “Trung Quốc dùng ‘quân bài Okinawa’ trước lập trường của Nhật về Đài Loan”

Chủ nghĩa tự do vẫn chưa chết ở Trung Quốc

Nguồn:Liberalism is far from dead in China, ” The Economist, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sự đàn áp mạnh mẽ, chủ nghĩa tự do vẫn có thêm nhiều người ủng hộ.

Khi bước vào Nhà sách Vạn Thánh (All Sages) ở phía tây bắc Bắc Kinh, bạn sẽ cảm thấy như đang bước vào một thế giới khác. Nơi này không có bộ sưu tập các bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình – hàng loạt bìa sách với cùng một khuôn mặt, cùng một nụ cười nhân hậu – chào đón du khách đến các hiệu sách nhà nước. Người sáng lập Vạn Thánh, Lưu Tô Lý, đã phải ngồi tù 20 tháng vì vai trò của mình trong các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Các kệ sách của ông chứa đầy các tác phẩm của những nhân vật có tư tưởng tự do: các nhà kinh tế và nhà khoa học chính trị, các sử gia và luật gia. Thị trường tiềm năng thậm chí còn lớn hơn so với thời kỳ chuẩn bị cho Thiên An Môn. Ông Lưu cho biết số lượng người theo chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc đang ngày càng tăng cao. Continue reading “Chủ nghĩa tự do vẫn chưa chết ở Trung Quốc”

Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

Chính quyền Trung Quốc đang che giấu thực trạng nền kinh tế

Nguồn:The Chinese authorities are concealing the state of the economy, ” The Economist, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng hệ thống thông tin nội bộ của Đảng Cộng sản cũng có thể bị lỗi.

Vào ngày 16 tháng 8 vừa qua, bài viết của Triệu Kiến xuất hiện trên mạng chỉ vài giờ trước khi bị kiểm duyệt xóa. Đối với độc giả phương Tây, nội dung bài viết có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đối với một quan chức Đảng Cộng sản, nó lại chứa đầy những ý tưởng nguy hiểm. Là một nhà kinh tế được kính trọng, Triệu nói rằng ông không thể hiểu tại sao chính phủ Trung Quốc lại không nỗ lực hơn nữa để kích thích nền kinh tế. Cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong một thế hệ đã khiến sự bất ổn về tương lai “quấn chặt lấy trái tim của người dân, ” ông viết. “Thị trường không thể hiểu được logic và những động lực của những người ra quyết định. ” Continue reading “Chính quyền Trung Quốc đang che giấu thực trạng nền kinh tế”

Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm

Nguồn:  M. Taylor Fravel, George Gilboy, và Eric Heginbotham, “China’s Defense Spending: The $700 Billion Distraction”, War on the Rock, 02/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đang khuếch đại những ước tính sai lệch về chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc, cho rằng con số này cao hơn nhiều so với thực tế. Trong những tính toán sai lầm này, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã đạt 700 tỷ USD, gần bằng mức ngân sách quốc phòng của Mỹ. Những ước tính phóng đại này đã thu hút sự chú ý ở Quốc hội, giới truyền thông và giới quốc phòng. Continue reading “Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm”