Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược

Tác giả: Ngô Di Lân

Liệu Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không nếu quân đội nước này không còn kiểm soát được vùng Donbas? Nếu có thì sẽ ở cấp độ chiến thuật hay chiến lược, nhằm vào ai?

Uy tín của Mỹ với các đồng minh sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu nước này công khai từ bỏ cam kết an ninh đối với Đài Loan?

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược” trong tương lai? Continue reading “Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược”

Tranh cãi về các mô hình trong kinh tế học

Spreadsheet

Nguồn: Dani Rodrik, “Economists vs. Economics”, Project Syndicate, 10/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuối thế kỷ 19, khi ngành kinh tế học ngày càng sử dụng nhiều toán học và thống kê hơn, đưa ra những tuyên bố rằng nó là một ngành khoa học, thì những người làm nghề đã bị cáo buộc hàng loạt tội danh. Các cáo buộc, bao gồm sự kiêu căng, thờ ơ với những mục tiêu xã hội ngoài thu nhập, quan tâm quá mức tới những kỹ thuật chính thống, và thiếu khả năng dự đoán những diễn biến kinh tế lớn như các cuộc khủng hoảng tài chính – thường đến từ những người ngoại đạo, hoặc từ những nhóm không chính thống bên lề. Nhưng gần đây dường như đến cả những cây đa cây đề của ngành này cũng không cảm thấy hài lòng.

Paul Krugman, một người được giải thưởng Nobel đồng thời phụ trách một mục báo (trên New York Times), đã hình thành thói quen đả kích gay gắt sự ra đời của các mô hình kinh tế vĩ mô mới nhất vì bỏ qua những sự thật lâu nay dựa trên quan điểm của Keynes. Paul Romer, một trong những nhà khởi lập thuyết tăng trưởng mới, đã buộc tội một số tên tuổi hàng đầu, bao gồm người đoạt giải Nobel Robert Lucas, về những điều mà ông gọi là “toán học hóa điên rồ” (“mathiness”) – sử dụng toán học để làm rắc rối thêm thay vì làm sáng tỏ vấn đề. Continue reading “Tranh cãi về các mô hình trong kinh tế học”

#208 – Các cấu trúc chính trị

4._equilibre_simplebig

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Political Structures” (Chapter 5) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 79-101.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics; So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Chúng ta đã thấy trong Chương 2, 3 và 4 là sự kiện chính trị quốc tế không thể giải thích theo cách giản lược. Chúng ta đã thấy trong Chương 3 rằng ngay cả lối tiếp cận hệ thống đã được thừa nhận vẫn nhầm lẫn giữa nguyên nhân cấp đơn vị với nguyên nhân cấp hệ thống. Sau khi xem xét các lý thuyết theo mô hình hệ thống phổ quát, chúng ta đi đến kết luận rằng mô hình này không đủ tương thích hoàn toàn với chính trị quốc tế để có thể trở nên hữu dụng và rằng cần phải nghiên cứu chính trị quốc tế bằng một dạng lý thuyết hệ thống khác. Để thành công, lý thuyết đó phải chỉ ra được cách mô tả chính trị quốc tế như một lĩnh vực tách bạch với kinh tế, xã hội và bất kỳ lĩnh vực quốc tế nào có thể tưởng tượng được. Continue reading “#208 – Các cấu trúc chính trị”

#204 – Phân tích chính sách đối ngoại

2013-09-12-BZSSR

Nguồn: Baris Kesgin, “Foreign Policy Analysis”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 336- 343.

Biên dịch: Đào Tuấn Ninh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các bài về phân tích chính sách đối ngoại

Trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế, nghiên cứu học thuật về chính sách đối ngoại đã xuất hiện từ những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Điều này có nghĩa là Phân tích chính sách đối ngoại vẫn còn là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành tương đối mới. Tuy nhiên, lượng văn liệu về lĩnh vực này lại đa dạng và phong phú. Như những gì sẽ được bàn luận ở các phần sau cho thấy, Phân tích chính sách đối ngoại đã phát triển qua những giai đoạn nhất định kể từ lúc xuất hiện Continue reading “#204 – Phân tích chính sách đối ngoại”

#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist and Systemic Theories” (Chapter 4) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 60-78.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Các Chương 23 ở trên mang tính phê phán rất cao. Nói gì thì nói, phê phán là một công việc mang tính tiêu cực nhưng nhằm đạt được kết quả tích cực sau này. Để có được những kết quả tích cực như vậy, trong chương này tôi sẽ suy xét lại các thiếu sót lý thuyết đã được chỉ ra ở các chương trước, sau đó chỉ ra một lý thuyết chính trị quốc tế mang tính hệ thống bao gồm những gì, cái gì một lý thuyết như vậy có thể mang lại và cái gì nó không thể. Continue reading “#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống”

#140 – Vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại quốc tế

Nguồn: Benjamin J.Cohen (1990). “Review: The Political Economy of International Trade”, International Organization, Vol. 44, No. 2, pp. 261-281.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phan Thị Ngọc Mai

Đối với các nhà kinh tế được đào tạo theo hướng tân cổ điển truyền thống, chủ đề thương mại quốc tế thường gây nhiều thất vọng. Một mặt, chúng ta có những lý thuyết từ thời Adam Smith và David Ricardo, trong đó nhấn mạnh tất cả các lợi ích của việc mở cửa thị trường và trao đổi không giới hạn giữa các quốc gia dựa trên sự khác biệt về lợi thế so sánh. Mặt khác, chúng ta có thế giới thực, nơi các thế lực của chủ nghĩa trọng thương và bảo hộ luôn phổ biến nếu không muốn nói là hoàn toàn chiếm ưu thế. Trong các lĩnh vực kinh tế Continue reading “#140 – Vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại quốc tế”

#134 – Cách tiếp cận hệ thống và các lý thuyết

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Systemic Approaches and Theories” (Chapter 3) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 38-59.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics 

Những nghi ngờ về các lí thuyết giản lược không cho chúng ta biết kiểu lí thuyết hệ thống nào sẽ tốt hơn. Giải thích chính trị quốc tế bằng các thuật ngữ phi chính trị không yêu cầu phải giản lược chính trị quốc tế xuống tầm chính trị quốc gia. Chúng ta phải phân biệt một cách kĩ lưỡng việc giản lược từ cấp độ hệ thống xuống cấp độ đơn vị với việc giải thích các sự kiện chính trị, dù ở tầm quốc gia hay quốc tế, bằng cách đối chiếu với một hệ thống khác. Karl Marx đã cố giải thích Continue reading “#134 – Cách tiếp cận hệ thống và các lý thuyết”

#113 – Lý thuyết giản lược

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist Theories” (Chapter 2) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 18-37.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Một trong những mặt đáng thất vọng của các nghiên cứu chính trị quốc tế là việc năng lực giải thích đạt được những tiến bộ rất ít ỏi bất chấp khối lượng công việc khổng lồ đã được thực hiện trong những thập niên gần đây. Không có gì tăng lên, kể cả là những lời phê bình. Thay vào đó, một vài kiểu tóm tắt, những lời phê bình hời hợt được lặp đi lặp lại, và cả những sai lầm cũng được lặp lại. Thay vì thêm vào hàng tá những nghiên cứu có sẵn, Continue reading “#113 – Lý thuyết giản lược”

#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực

european_union2

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Anarchic Orders and Balances of Power” (Chapter 6) in K. N. Waltz,Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 102-128.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chúng ta còn hai việc phải làm: một là nghiên cứu các đặc tính của vô chính phủ và các dự tính về kết cục của những thể chế vô chính phủ; hai là nghiên cứu xem những dự tính này thay đổi như thế nào khi cấu trúc của một hệ thống vô chính phủ thay đổi thông qua những thay đổi trong cán cân sức mạnh giữa các quốc gia. Nhiệm vụ thứ hai, mà tôi giải quyết ở chương 7, 8 và 9, đòi hỏi việc so sánh nhiều hệ thống quốc tế khác nhau. Nhiệm vụ thứ nhất, sẽ được tôi tập trung giải quyết ngay bây giờ, được thực hiện tốt nhất bằng cách so sánh giữa hành vi và kết quả trong các môi trường vô chính phủ và có thứ bậc. Continue reading “#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực”

#22 – Quy luật và Lý thuyết

IAPC_mainimg

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (1979). “Laws and Theories” (Chapter 1) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 1-17.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp, Nguyễn Võ Dân Sinh

Tôi viết cuốn sách này với ba mục tiêu: thứ nhất, khảo sát những lý thuyết chính trị quốc tế cùng với cách thức nghiên cứu các vấn đề liên quan vốn được cho là cơ bản và quan trọng về mặt lý thuyết; thứ hai, xây dựng một lý thuyết chính trị quốc tế nhằm sửa chữa và cải thiện những sai lầm trong các lý thuyết hiện tại; và thứ ba, đưa ra một số ứng dụng của lýthuyết vừa được đưa ra. Nhưng việc cần làm trước tiên để có được kết quả ấn tượng đó là chỉ ra lý thuyết là gì và đâu là các yêu cầu đối với việc kiểm chứng chúng. Continue reading “#22 – Quy luật và Lý thuyết”

#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế

0125-egypt-anniversary-revolution-protest_full_600

Nguồn: Dag Tanneberg, Christoph Stefes & Wolfgang Merkel (2013). “Hard times and regime failure: autocratic responses to economic downturns”, Contemporary Politics, 19:1, 115-129.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008.[1] Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích, Continue reading “#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế”