Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Dưới thời Vua Lê Hy Tông, mấy lần sai sứ thần sang nhà Thanh đòi trả lại một số đất tại 3 châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa bị phủ Khai Hóa chiếm; nhưng nhà Thanh vẫn không chịu trả. Tại miền Nam, vào tháng Giêng năm Quí Dậu [5/2-6/3/1693], bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Tháng 4 năm Mậu Dần [10/5-7/6/1698], Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định). Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản. Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến đánh; tháng 4 năm Canh Thìn [19/5-16/6/1700], Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Năm Nhâm Ngọ [1702], giặc biển người An Liệt [tức người Anh] có 8 chiếc thuyền đến ở đảo Côn Lôn. Năm sau Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan dùng mưu dẹp được, chiếm lại đảo. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)”

Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mùa xuân năm Đinh Tỵ [1677], nhà Lê đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Trước đây, Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, Kính Vũ theo giúp. Khi Tam Quế chết, triều đình nhân cơ hội tiến quân tiễu trừ bọn Kính Vũ, nhà Thanh ưng thuận, họ Mạc bị dẹp bỏ. Continue reading “Lê Hy Tông lên ngôi, tàn tích nhà Mạc bị dẹp bỏ”

Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 11 năm Cảnh Trị thứ nhất [19/12/1672-17/1/1673] tướng họ Trịnh dẫn quân tiến sát đến lũy Trấn Ninh, quân Nguyễn dựa vào nơi hiểm trở, chiến đấu rất hăng, quân Trịnh không thể chống được, rút về đóng ở châu Bắc Bố Chính; từ đấy ngừng việc binh đao. Tại miền Nam, vào tháng 2 năm Dương Đức thứ 3 [7/3-5/4/1674], người hoàng tộc là Nặc Ô Đài nước Chân Lạp mưu làm phản. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem quân cứu nước Chân Lạp thắng trận; cho Nặc Thu là dòng đích làm Vua chính, đóng ở thành Long Úc [U Đông]; Nặc Nộn làm vua thứ nhì, đóng ở thành Sài Gòn, cùng coi việc nước, hằng năm triều cống. Về việc giao thiệp với nhà Thanh, các sứ bộ Nguyễn Mậu Tài và Hồ Sĩ Dương sang tiến cống, tố cáo Mạc Nguyên Thanh trong văn tế cha, có lời lẽ xúc phạm triều Thanh, nên xin cho chiếm toàn bộ đất đai Cao Bằng; bản chất nhà Thanh, muốn chia cắt để làm suy yếu An Nam, nên viện lý do từ chối. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)”

Đại Việt dưới thời Lê Huyền Tông (1663-1671)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

An Nam tuy đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh, nhưng chưa chịu nạp sắc ấn thời Minh ban cho. Nhà Thanh vẫn tiếp tục đòi, cuối cùng phải nạp sắc và ấn vàng, phía Thanh bèn sai sứ đến phong Vua Lê Huyền Tông làm An Nam Quốc vương. Chúa Trịnh mang quân đánh đuổi Mạc Kính Vũ sang tận châu Trấn An [tây nam tỉnh Quảng Tây]; nhà Thanh can thiệp, cuối cùng phải trả lại cho họ Mạc bốn châu ở Cao Bằng. Tại miền Nam, Chúa Nguyễn Phúc Tần không chịu nạp cống, Chúa Trịnh lăm le mang quân Nam tiến, nhưng thấy thực lực ho Nguyễn mạnh, nên đành hủy bỏ.

Vua Lê Huyền Tông tên húy là Duy Vũ, con Vua Thần Tông, em Vua Chân Tông, ở ngôi 9 năm, năm 18 tuổi thì mất. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Huyền Tông (1663-1671)”

Vua Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ hai (1649-1662)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê, Chúa Trịnh buổi đầu ngầm giúp nhà Minh, nhưng khi quân Thanh chiếm Trung Quốc, đành phải liên lạc ngoại giao với nhà Thanh. Thanh Khang Hy với ý đồ chia rẽ An Nam, phong chức cho cả nhà Lê và Mạc. Tại miền Nam, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai tướng lấy đất Chiêm Thành từ đất Phú Yên đến sông Phan Rang, sau đó cho mang quân đánh Biên Hòa, bắt Vua nước Chân Lạp Nặc Ông Chân về, rồi cho làm phiên thần, hằng năm nộp cống. Phía bắc quân Nguyễn đánh úp quân Trịnh, ra đến bờ sông Lam, sau đó rút quân về mạn sông Gianh.

Tháng 10 năm Khánh Đức thứ 2 [25/10-23/11/1650], tức Minh Vĩnh Lịch năm thứ 4, Thanh Thuận Trị năm thứ 7, thi Hội các sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Khương Thế Hiền 8 người. Tháng 12 [21/1-19/21651], thi Đình, cho Khương Thế Hiền đỗ Tiến sĩ cập đệ tam danh, Nguyễn Văn Lễ đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Trịnh Cao Đệ 6 người đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân. Continue reading “Vua Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ hai (1649-1662)”

Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô

Tác giả: Hồ Sĩ Quý và Nguyễn Văn Hạ*

Được hình thành và phát triển khá sớm trong lịch sử quốc gia – dân tộc, Cần Thơ là nơi hội tụ của những nét đặc thù Nam Bộ: văn hoá vùng châu thổ sông nước điển hình, văn hoá miệt vườn nhiệt đới của lưu dân khai phá vùng đất mới, địa bàn cộng sinh của văn hoá các tộc người Kinh – Khmer – Hoa – Chăm…, nơi dung hợp của cả bốn loại hình tôn giáo – tín ngưỡng.

Những nhân tố địa lý tự nhiên, văn hoá và lịch sử của vùng đất này đã ghi dấu ấn trong con người Nam Bộ hôm nay, về thế giới quan và nhân sinh quan, cả trong đời sống vật chất và trong đời sống tinh thần… Continue reading “Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô”

Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?

Nguồn: Renaud Foucart, “Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A,”  The Conversation, 14/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giải Nobel Kinh tế năm nay đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson từ Viện Công nghệ Massachusetts, cùng James Robinson từ Đại học Chicago, nhờ công trình nghiên cứu giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Khi công bố giải thưởng, Jakob Svensson, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế, cho biết: “Giảm bớt sự chênh lệch lớn trong thu nhập giữa các quốc gia là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. “Nghiên cứu đột phá” của ba nhà kinh tế học đã mang lại cho chúng ta “một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những nguyên nhân gốc rễ của sự thành công hay thất bại của các quốc gia.” Continue reading “Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?”

Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay

Nguồn: Mục Hoành Yến, 穆宏燕:亲西方?被渗透?伊朗知识精英为何陷入痛苦的“心理撕裂”, Guancha, 18/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, bộ phim Trận chiến hồ Trường Tân phản ánh lịch sử chống lại quân Mỹ và giúp đỡ Triều Tiên của Trung Quốc đã được trình chiếu tại “Tuần lễ phim Trung Quốc” ở Iran và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân Iran. Sau khi bộ phim kết thúc, toàn bộ khán giả đã đứng lên bày tỏ sự tôn trọng, các phương tiện truyền thông Iran cũng đưa tin rất nhiều về việc này.

Nguyên nhân của sự nhiệt thành này trước hết liên quan mật thiết đến tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là khi Iran đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự trên quy mô lớn với Israel – quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, tình cảm dân tộc của Iran đang dâng cao; thứ hai, Iran trong lịch sử đã từng có cả những thắng lợi vẻ vang lẫn những thất bại thê thảm trong cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Những tình cảm dân tộc phức tạp được tạo ra trong sự đan xen giữa chiến thắng và thất bại đã khiến bộ phim Trung Quốc Trận chiến hồ Trường Tân chẳng khác nào một thước phim khơi dậy tinh thần và ý chí dân tộc đối với người dân Iran. Continue reading “Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay”

Đại Việt dưới thời Lê Thần Tông và Lê Chân Tông (1635-1649)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Thần Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Vua Chân Tông; trị vì 6 năm Vua Chân Tông mất, Thần Tông lại tiếp tục ngôi Vua. Trong thời gian này phe Trịnh, Nguyễn mấy lần tương tranh, quân Nguyễn tiến đến bờ sông Gianh, rồi tạm thời hòa hoãn. Tại Trung Quốc nhà Thanh diệt Minh, đòi Sứ thần ngoại quốc nạp sắc phong của nhà Minh.

Tháng 10 năm Đức Long thứ 7 [10/11-8/12/1635], tức Minh Sùng Trinh năm thứ 8, từ tháng 10, Vua Lê Thần Tông đổi niên hiệu là Dương Hoà năm thứ nhất, cho đại xá. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Thần Tông và Lê Chân Tông (1635-1649)”

Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn*

Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ 10, Việt Nam (tên cũ Đại Việt) thiết lập bang giao với Trung Hoa, dựa trên mối quan hệ “tông phiên”, trong đó Trung Hoa là “tông chủ”, Việt Nam là “phiên quốc”. Theo đó, Việt Nam, theo định kỳ, phải cử sứ thần mang cống phẩm sang tiến cống cho các triều đình Trung Hoa và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao khác. Hoạt động này diễn ra liên tục từ thế kỷ XI cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII trở đi), các sứ thần do Việt Nam cử sang Trung Hoa không chỉ đơn thuần vì nhiệm vụ ngoại giao, mà còn kiêm nhiệm các hoạt động thương mại do triều đình Việt Nam giao phó. Continue reading “Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX”

Bắt đầu thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tại miền Bắc sau cuộc nổi loạn của Xuân, con thứ Trịnh Tùng, Mạc Kính Khoan mang quân về vùng Gia Lâm, sát nách kinh đô. Chúa nối chức là Trịnh Tráng đích thân đem quân tiến phát, đuổi quân Mạc sang đến châu Qui Thuận, Quảng Tây, khiến nhà Minh phải báo động. Tại miền Nam, Đào Duy Từ dâng kế đắp lũy Trường Dục tại Quảng Bình, củng cố việc phòng thủ, ra mặt đối đầu với miền Bắc.

Vua Lê Thần Tông, tên húy là Duy Kỳ, con trưởng của Vua Kính Tông, mẹ là Đoan Từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của An bình vương Trịnh Tùng. Vua sinh vào ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức năm Hoằng Định thứ 9 [25/12/1608], ở ngôi 25 năm, nhường ngôi 6 năm, lại lên ngôi 13 năm, thọ 56 tuổi thì mất, chôn ở lăng Quần Ngọc. Continue reading “Bắt đầu thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh”

Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

Trịnh Tùng dẹp tàn quân nhà Mạc, Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi đến Phú Yên

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhân Kế quận công Phan Ngạn, Tráng quận công Ngô Đình Nga, Mỹ quận công Bùi Văn Khuê làm phản, Thái úy Nguyễn Hoàng giả vờ xin đem quân đuổi đánh, rồi trốn về Thuận Hoá; sự kiện manh nha đất nước chia đôi. Tại miền Bắc Tiết chế Trịnh Tùng dẹp xong loạn lớn, đuổi tàn dư nhà Mạc lên tận Cao Bằng, cuối đời bức Vua thắt cổ chết, lập con Vua lên thay. Tại miền Nam, Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi đến tận Phú Yên, lãnh thổ trù phú, cho xây chùa Thiên Mụ.

Vua Lê Kính Tông tên húy là Duy Tân, con thứ của Vua Thế Tông, lên ngôi vào ngày 27 tháng 8 năm Quang Hưng thứ 22 [15/10/1599], đổi niên hiệu là Thận Đức; ở ngôi 20 năm, thọ 32 tuổi. Continue reading “Trịnh Tùng dẹp tàn quân nhà Mạc, Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi đến Phú Yên”

Vua Lê Thế Tông mất, Tiết chế Trịnh Tùng mở phủ chúa

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tái lập ngoại giao với nhà Minh, Vua Minh ban sắc phong cho Vua Lê Thế Tông, nhưng vẫn cho tàn dư nhà Mạc chiếm giữ đất Cao Bằng. Riêng Tiết chế  Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, bắt đầu mở phủ chúa, đặt quan, quyết đoán mọi việc chính sự, Vua Lê Thế Tông chỉ tượng trưng  làm vì, sau đó Vua mất, con là Lê Duy Tân lên thay.

Ngày 19 tháng 2 năm Quang Hưng thứ 20 [5/41597], tức Minh Vạn Lịch năm thứ 25, sai bọn quan hầu mệnh Đỗ Uông và Nguyễn Văn Giai lại lên Trấn Nam Quan thăm dò tin tức nhà Minh. Sai tướng Bắc đạo Thuần quận công Trần Đức Huệ cùng với bọn Hội quận công, Hoành quận công đem quân hộ tống. Khi đến thành Lạng Sơn đóng dinh, thì bọn Phúc Vương và Cao quốc công nhà Mạc đem quân đến đánh, giết Hội quận công tại trận. Bọn Thuần quận công và Hoành quận công đem quân chạy thoát, khi trở về Kinh đều bị tước binh quyền. Riêng Đỗ Uông, Nguyễn Văn Giai vào chiếm giữ vách núi, thoát được. Continue reading “Vua Lê Thế Tông mất, Tiết chế Trịnh Tùng mở phủ chúa”

220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn

Tóm tắt: Năm 1804, vua Gia Long, người sáng lập ra vương triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam đã chọn hai chữ 越南 (Việt Nam) làm quốc hiệu. Tuy nhiên, trong thư tịch cổ Hán – Nôm của Việt Nam có nhiều tư liệu, văn bia, di vật ghi nhận hai chữ Việt Nam đã xuất hiện từ thế kỷ XIV và được sử dụng để chỉ lãnh thổ, cương vực của đất nước ta. Bài viết này dùng các nguồn sử liệu của triều Nguyễn (Việt Nam) và của nhà Thanh (Trung Hoa) để lý giải việc hai chữ 越南được chọn làm quốc hiệu vào năm 1804, đồng thời, dẫn ra những nguồn tư liệu Hán Nôm khác trong thư tịch cổ Việt Nam để giải thích vì sao hai chữ 越南đã xuất hiện từ trước năm 1804, và chúng được sử dụng với mục đích gì? Bài viết này cũng đặt ra giả thuyết việc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) sử dụng hai chữ 越南trong các thi phẩm do ông sáng tác hàm ý điều gì? Continue reading “220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận”

Nguồn gốc của Chủ nghĩa Cộng sản

Nguồn: What Are the Origins of Communism,” Council on Foreign Relations, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Khám phá các cách khác nhau mà Marx, Lenin, và Stalin đã diễn giải chủ nghĩa Cộng sản và đi sâu vào lịch sử của quá trình chuyển hóa một hệ tư tưởng thành chính sách.

Trong số những video TikTok phổ biến như các cụ ông cụ bà nhảy múa hay công thức làm món tráng miệng ngon mắt, một chủ đề khác gần đây đã thu hút hơn nửa tỷ lượt xem: #Chủ nghĩa Cộng sản.

Lướt qua hàng loạt video ngắn liên quan đến hashtag này sẽ thấy các đoạn clip tiểu sử về các nhà cách mạng cộng sản, video deepfake của Joseph Stalin hát nhép theo các bản hit nhạc pop, hay thậm chí cả các hướng dẫn trang điểm theo chủ đề búa liềm. Continue reading “Nguồn gốc của Chủ nghĩa Cộng sản”

Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Sau khi chiếm được thành Thăng Long, Tiết chế Trịnh Tùng tiếp tục điều động quan quân đánh dẹp tàn dư họ Mạc, cùng rước Vua ra Bắc. Từ Phú Xuân, Thái úy Nguyễn Hoàng mang quân ra Bắc, giúp đánh tan quân Mạc tại Sơn Nam, Hải Dương, rồi phò Vua Thế Tông lên ải Nam Quan để xin nhà Minh sách phong.

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi từ năm Đinh Hợi [1527], đặt niên hiệu là Minh Đức năm thứ nhất, truyền 5 đời, đến năm Nhâm Thìn [1592], Hồng Ninh năm thứ 3, Mạc Mậu Hợp bị bắt. Các sử gia xưa, với lối phân biệt “chính thống, ngụy triều”, chép năm đời họ Mạc phụ vào triều Lê. Continue reading “Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc”

Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan

Nguồn: Iskander Rehman, “Britain’s Strange Defeat: The 1941 Fall Of Crete And Its Lessons For Taiwan, War on the Rock, 28/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào những giờ đầu tiên ngày 20 tháng 5 năm 1941, từng phi đội tiêm kích Messerschmitts và Stukas của Đức bất ngờ xuất hiện trên bầu trời xanh biếc không một gợn mây trên đảo Crete. Chúng tàn phá các khẩu đội phòng không khi những người bảo vệ hòn đảo đang còn mơ ngủ bằng những cuộc oanh tạc và ném bom bổ nhào khốc liệt, theo sau là một đội hình ném bom Dornier 17 và Junker 88 lũ lượt kéo đến. Đằng sau đội hình này là một đội quân trên không thực sự – hơn 70 tàu lượn chở quân từ Trung đoàn Bão tố của Sư đoàn Dù số 7 và từng đợt Junker 52 chở đầy những lính nhảy dù trẻ tuổi đang lo lắng. Continue reading “Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tiết chế Trịnh Tùng hai lần mang quân tiến chiếm thành Đông Đô, cuối cùng Mạc Mậu Hợp bị giết, triều đình nhà Lê chuẩn bị trở về thành Đông Đô.

Tháng 2 năm Hưng Trị thứ 1 [26/2-25/3/1588], tức Lê Thế Tông năm Quang Hưng thứ 11, Minh Vạn Lịch năm thứ 16, nhà Mạc thấy quân nhà Lê mỗi ngày một mạnh, bèn định kế phòng thủ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đông Đô, bắt đầu từ phường Nhật Chiều [Nhật Tân, Hà Nội] vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa [phường Thịnh Quang, Hà Nội] đến cầu Dền [ô Cầu Dền, Hà Nội] suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long cũ đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)”

Từ vụ mưu sát Donald Trump nhìn lại lịch sử bạo lực chính trị Mỹ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “This Is America, Too,” Foreign Policy, 14/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ có nhiều đặc điểm tuyệt vời, nhưng nỗ lực ám sát Donald Trump là lời nhắc nhở rằng bạo lực vẫn ăn sâu vào văn hóa Mỹ.

Vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động trên khắp cả nước.

Khi đang phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, vào chiều thứ Bảy, ngày 13/07, một người đàn ông 20 tuổi đã nổ súng vào Trump. Một viên đạn dường như đã sượt qua tai Trump, khiến ông chảy máu, trước khi cựu tổng thống nấp xuống dưới bục phát biểu, được che chắn bởi các nhân viên mật vụ. Tuy nhiên, ông đã nhất quyết đứng lên trong lúc lực lượng an ninh che chắn cho mình, giơ nắm đấm lên trời và hét lên với đám đông: “Hãy chiến đấu!” Một lính cứu hỏa đến tham dự sự kiện tên là Corey Comperatore, người đã che chắn cho gia đình ông để bảo vệ họ khỏi làn đạn, đã không thể sống sót. Continue reading “Từ vụ mưu sát Donald Trump nhìn lại lịch sử bạo lực chính trị Mỹ”