Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản

_71892687_71892686

Nguồn: Christoper Hughes, “Chapter Four: Japan’s Military-Industrial Complex”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 67-78.

Biên dịch: Vũ Thị Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nền sản xuất quốc phòng của Nhật Bản và câu hỏi về sự trỗi dậy của một tổ hợp công nghiệp quân sự (military industrial complex – chỉ mối quan hệ về chính sách và tiền bạc giữa các chính trị gia, lực lượng quân đội và các nhà sản xuất vũ khí- NBT) ở nước này cần phải được nghiên cứu kỹ càng, bởi vì, như đã giới thiệu ở phần Mở đầu, đây được coi là những thành tố then chốt của quá trình tái quân sự hoá. Cụ thể hơn, trong thời kỳ hậu chiến, chính phủ Nhật Bản đã có thể chứng tỏ rằng quốc gia này không hề thiết lập lại các mối liên hệ quân sự và công nghiệp vốn dẫn đến quá trình tập trung quân sự như trong thời kỳ trước chiến tranh. Nhật Bản cũng có khả năng duy trì một quan điểm quốc phòng có giới hạn do tính chất hạn chế của các hợp tác quân sự quốc phòng với Hoa Kỳ, cũng như các quy định cấm xuất khẩu vũ khí trong các năm 1967 và 1976.1 Vì vậy, bất cứ thay đổi nào trong nội bộ cấu trúc của nền sản xuất quốc phòng và những mối liên kết bên ngoài liên quan tới chuyển giao công nghệ và vũ khí quân sự cũng sẽ là những chỉ dấu quan trọng về một quá trình tái quân sự dài hạn. Continue reading “Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản”