NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 9 replies, 3 voices, and was last updated 10 years, 6 months ago by vanthanhk56vp.
-
AuthorPosts
-
-
19/05/2014 at 00:39 #1664tiger95Participant
Mới đây, tại Bắc Kinh, một học giả Mỹ đã lên tiếng cảnh báo:
“Trung Quốc đang mất rất nhiều thứ do cách hành xử của nước này đối với láng giềng”.Việc Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương-981) trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ hai nước, tạo ra những phản ứng mạnh mẽ và kiên quyết từ phía Việt Nam.
Theo Wall Street Journal, đây chỉ là một minh chứng cho những xung đột lợi ích chồng lấn về các nguồn tài nguyên dưới biển và tuyến đường thương mại quan trọng ở Biển Đông.
Tờ Wall Street Journal cho rằng vấn đề nằm ở chỗ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “bản đồ đường 9 đoạn”[1], trong khi tính pháp lý của “đường 9 đoạn” này hoàn toàn không có căn cứ và không có bên tranh chấp liên quan nào thừa nhận nó.
Mặc dù trữ lượng dầu khí ở Biển Đông được cho là nhỏ hơn so với một số khu vực khác, chẳng hạn như Bắc Mỹ, thì nó vẫn có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Trung Đông và châu Phi nếu quốc gia này chiếm đoạt được.
Căng thẳng tại Biển Đông đã bùng phát vào đầu tháng này sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, huy động nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự, cố tình có những hành động khiêu khích các tàu công vụ của Việt Nam đang chấp pháp tại đây. Với những hành động mà giới chức Mỹ gọi là “khiêu khích” như vậy, Trung Quốc đang đi ngược lại dòng chủ lưu trong quan hệ với Việt Nam.
Sau hành động trên của Trung Quốc, Mỹ cảnh báo nước này sẽ bị cô lập trong bối cảnh các quốc gia Châu Á ngày càng quan ngại về cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Phát biểu tại một sự kiện ở Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice lưu ý Trung Quốc “đang ngày càng bị cô lập và trở thành một chủ thể gây lo ngại”.
Bà Rice nhấn mạnh: “Chúng tôi đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng rằng những hành động gây hấn và đe dọa, những bước đi gây ra những vụ việc trên thực địa mà làm phức tạp cho triển vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao là hoàn toàn không hữu ích” và hối thúc Trung Quốc giải quyết những tranh chấp hiện nay thông qua các cơ chế của luật pháp quốc tế.Theo Mỹ, những căng thẳng ở Biển Đông đang cản trở hoạt động thăm dò và khai thác của các công ty dầu khí nước ngoài. Cơ quan Thông tin Năng lượng của chính phủ Mỹ (EIA) cho biết trong một báo cáo năm ngoái rằng tranh chấp lãnh thổ đã cản trở hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực.
Nhưng ngoài tiềm năng dầu khí và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, Biển Đông cũng là tuyến đường hàng hải quan trọng nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, chiếm 1/4 lưu lượng thương mại biển toàn cầu, theo số liệu của Tập đoàn tư vấn Vận tải Drewry.
Cái giá mà Trung Quốc phải trả.
Biển Đông “là một trụ cột kinh tế quan trọng đối với tất cả các quốc gia thương mại lớn trên thế giới. Sự gián đoạn và bất ổn ở khu vực này khiến tất cả các bên phải trả giá” –Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy về Chính sách Quốc tế Australia cho biết.
Theo EIA, gần 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 số khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu đi qua Biển Đông và hầu hết trong số chúng hướng đến Trung Quốc và Đông Bắc Á. Hải quân Mỹ thường xuyên phái tàu chiến đến vùng biển quốc tế và duy trì một sự hiện diện ổn định xung quanh eo biển Malacca, gần Singapore nhằm bảo đảm an ninh tại cửa ngõ của Biển Đông.
Ngoài ra, rất nhiều tàu cá của ngư dân từ tất cả các bên tranh chấp trong khu vực hoạt động tại vùng biển này. Theo một báo cáo được công bố năm 2007 trong Dự án “Biển quanh ta” với sự hợp tác khoa học giữa trường Đại học Columbia (Anh) và Tổ chức Môi trường Pew, hàng năm, Biển Đông cung cấp khoảng 6% lượng cá trích, cá mòi, cá cơm và một số loại hải sản khác trên toàn thế giới, tương đương khoảng 6 triệu tấn.
Mới đây, Philippines đã bắt một số ngư dân Trung Quốc vì tội “xâm nhập trái phép” và “đánh bắt trộm động vật quý hiếm” ở vùng biển của Philippines. Bộ ngoại giao Trung Quốc đã hối thúc Philippines thả ngay tức thì các ngư dân Trung Quốc và tàu cá của họ. Phía Philippines không chấp nhận yêu cầu của Bắc Kinh và đưa các ngư dân tới thành phố Puerto Princesa trên đảo Palawan để xét xử. Tuy nhiên, ngày 14/5, những ngư dân này đã được phóng thích và trục xuất khỏi Philippines.
“Trung Quốc đang mất rất nhiều thứ do cách hành xử của nước này đối với láng giềng. Điều này gây thiệt hại to lớn cho Trung Quốc trong khu vực, trên thế giới và cả trong tòa án dư luận quốc tế”, ông David Shambaugh, chuyên gia an ninh về Trung Quốc tại Đại học George Washington, phát biểu trong một diễn đàn ở Bắc Kinh mới đây.
Đánh giá về hành động gây hấn trên của Trung Quốc thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng có một sự tập trung lợi ích đang ảnh hưởng đến thái độ của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. “Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tập trung chú ý vào hệ thống giám sát của Hải quân Mỹ. CNOOC muốn khai thác hydrocarbon. Chính quyền Bắc Kinh thì sử dụng chủ nghĩa dân tộc để tăng cường tính pháp lý trong nước. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao nước này cố gắng biện minh cho hành động sai trái trên biển của mình với thế giới bên ngoài”— Donald Emmerson, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Stanford (Mỹ) nói. -
21/05/2014 at 00:51 #1729trungmam93Participant
Chẳng phải vì kinh tế
HD-981 chỉ là một dàn khoan di động, Trung Quốc muốn đưa đi đâu thì đưa thôi, vì cũng chả có nước nào ngăn chặn được việc đó cả.
Rõ ràng, việc dàn khoan HD-981 không phải vì mục tiêu kinh tế, nó chỉ là cách để Bắc Kinh thể hiện sức mạnh và quyền lực nhằm doạ nạt các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Trung Quốc sẽ sớm rút giàn khoan này thôi. -
21/05/2014 at 23:19 #1738tiger95Participant
Cám ơn bạn trungnam93 :) Nhờ bạn mà mình hiểu được thêm một lý do, nguyên nhân trung quốc đặt dàn khoan HD-981!! Nhưng có điều mình không hiểu ở đây là nếu như chỉ muốn thể hiện sức mạnh kinh tế với các nước khác, nhất là những nước nhỏ và đang phát triển như chúng ta thì bạn giải thích như thế nào về những động thái trước đây của Trung Quốc đến chủ quyền hải đảo của chúng ta, tại sao Trung quốc phải quyết tâm dây dưa và giằng co trong một khoảng thời gian lâu dài như vậy??
Trung Quốc sẽ rút giàn khoan này sớm, nhưng là bao giờ và khi nào?
-
22/05/2014 at 02:13 #1740trungmam93Participant
Phía Mỹ cũng xác nhận rằng, khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan không có dầu mỏ, hoặc có rất ít. Rõ ràng, nó không thoả mãn yếu tố kinh tế như mọi người nhầm tưởng và như Bắc Kinh mong muốn.
Trung Quốc quậy ở biển Đông chỉ là để thể hiện một sức mạnh đang lên, muốn bành trướng thôi. Hơn nữa, Trung Quốc quậy là đề phản ứng trước việc Mỹ thiết lập tên lửa ở Nhật Bản (2006) và chuẩn bị lắp ở Philippin. Thêm vào đó, chính trị nội bộ Trung Quốc có nhiều bất ổn, Trung Quốc muốn hướng sự chú ý của dư luận ra ngoài biển Đông để rảnh tay xử lý các vấn đề trong nước. Bạn có thể thấy, trong thời gian Trung Quốc xử lý Bạc Hy Lai, biển Đông khá lặng sóng. Nhưng sau khi vụ Hy Lai xong, lập tức Trung Quốc thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” ở biển Hoa Đông và tuyên bố thiết lập ở biển Đông. Vừa rồi, sau khi các vụ khủng bố ở Tân Cương (các khu tự trị) xảy ra, Tập Cận Bình tới và tuyên bố sẽ thẳng tay đàn áp. Trung Quốc lập tức kéo HD-891 ra biển Đông.
Không thê tiên liệu được chính xác khi nào Trung QUốc sẽ đưa giàn khoan về. Nhưng có thể, sau khi dẹp xong ở Tân Cương, Trung Quốc sẽ đưa dàn khoan về. Hoặc, mùa mưa bão ở biển Đông sắp đến, nó cũng sẽ đưa về thôi. Không có chuyện nó cắm mũi khoan xuống biển đâu.
Còn nữa, đây là thời điểm cuối trong nhiệm kỳ của Obama, nên Trung Quốc sẽ tranh thủ quậy. Kỳ sau, nếu Đảng Cộng hoà lên cầm quyền ở Mỹ, Trung Quốc sẽ không dám làm gì đâu. -
28/05/2014 at 21:27 #1867vanthanhk56vpParticipant
Trước hết, đây không phải là một vấn đề toàn cầu nhé bạn. Bạn có thể đăng mục khác, các vấn đề toàn cầu có thể liệt kê như Đói nghèo, biến đổi khí hậu, tội phạm… Vấn đề HD – 981 chỉ là vấn đề 2 nước!
T2, bài đăng của bạn với mục đích thảo luận nhưng ko có ý kiến cá nhân, chỉ mang tính chất copy.
T3, mọi người đều trả lời cả rồi. Chắc chắn TQ sẽ phải rút giàn khoan, vấn đề là bao giờ thôi. Và, cũng chắc chắn rằng không phải là không có lợi ích kinh tế nhưng nó không cân xứng với những gì hiện tại mà TQ bỏ ra. Riêng việc huy động các tàu hàng ngày thì TQ cũng đã phải chi trả kha khá rồi. Có thể thấy, âm mưu xâm chiếm lãnh thổ biên giới và rồi gặm nhấm dần lãnh thổ ta của TQ đối với Việt Nam đã chỉ rõ cho Việt Nam thấy ý đồ từ lâu rồi,từ 1974, 1979 rồi 1988 và vụ đường 9 khúc TQ đưa ra LHQ năm 2009!.
-
28/05/2014 at 22:37 #1869tiger95Participant
Em rất cám ơn ý kiến đóng góp của anh!!
Quan điểm của anh không có gì sai khi nói biển đông không phải là vấn đề toàn cầu. Đúng, nó chỉ là vấn đề giữa hai nước, giữa ta và Trung Quốc. Nhưng theo hiểu biết cũng như ý kiến của cá nhân, em cho rằng một vấn đề toàn cầu, vấn đề thế giới là vấn đề đang được nhiều phía, nhiều đất nước, quốc gia quan tâm trên nhiều lĩnh vực… Bởi đây là một diễn đàn về quốc tế nên sẽ tập trung nhiều hơn vào các thông tin quốc tế, các khía cạnh xã hội chính trị, những vấn đề quốc tế nóng đang được quan tâm, mà vấn đề biển Đông là một trong số đó. Do vậy biển Đông cũng là một vấn đề toàn cầu mang nghĩa rộng và vấn đề giữa 2 nước theo nghĩa hẹp.Điểm thứ 2: Diễn đàn là nơi thảo luận, nhưng không phải là không có những quy tắc riêng, biển Đông là một vấn đề chính trị nhạy cảm mà em không phải là một phân tích gia, một chiến lược gia hay chính trị gia, em chưa có đủ kiến thức để đưa ra những quan điểm còn non nót của mình để đăng thành 1 bài phân tích hay đánh giá như anh nói. Do đó, em chỉ có thể tổng hợp, thu nhặt những bài phân tích, bài đánh giá hay đề chia sẻ là mọi người cùng đưa rồi những quan điểm riêng của mình, rồi cùng thảo luận. Mọi ý kiến cá nhân đều comment bên dưới.
Cuối cùng: Không có gì là chắc chắn hay tuyệt đối gì về những động thái sắp tới của Trung Quốc theo như tình trạng căng thẳng ngày một leo thang hiện nay.
Cũng như có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này, không phải tất cả đều đã đc trả lời. Vậy để xây dựng diễn đàn ngày một phát triển, rất mong chờ những câu hỏi, đóng góp của anh. :))
Thân ái:
Chúc anh một buổi tối tốt lành. -
28/05/2014 at 23:47 #1870vanthanhk56vpParticipant
Chấp nhận ý kiến của bạn :)
Tất nhiên mình sẽ không đưa ra một số ý kiến trên nếu như bạn không phải là mod, vì vai trò bạn là mod nên mình mới đưa ra ý kiến đó :)
Cái thứ 2, cần phải điều chỉnh bạn à, đúng hiểu theo 1 góc cạnh nào đó thì Biển Đông có rất nhiều sự quan tâm của nhiều quốc gia nhưng nó vẫn k phải là 1 vấn đề toàn cầu. Thế giới hơn 190 quốc gia, nhug có được 20 quốc gia ý kiến về vụ HD – 981 đâu bạn ? Đa số các nước lên tiếng là họ có lợi ích ở biển đông, có tranh chấp ở biển đông và 1 số quốc gia qhe lâu vs VN.
Lấy ví dụ, như biến đổi khí hậu chẳng hạn. Có thể thấy, cả thế giới chung 1 bầu khí quyển, do đó khí quyển ảnh hưởng thì vấn đề về khí hậu ảnh hưởng nặng, k chỉ 1 quốc gia mà tất cả các quốc gia, điển hình là sự nóng lên của Trái Đất, lợi ích của tất cả mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng. Do đó nó mang tính toàn cầu. -
29/05/2014 at 03:12 #1873trungmam93Participant
Nói chung là đăng ở đâu cũng không quan trọng. Nhưng, nếu có thể thì nên đăng ở mục An ninh châu Á – Thái Bình Dương, hoặc An ninh và xung đột.
Chào các bạn! -
29/05/2014 at 21:01 #1880vanthanhk56vpParticipant
<cite>@vanthanhk56vp said:</cite>
À, bài đăng này nên đăng ở mục luật pháp qte or các anh ninh & xung đột, còn trong mục các vde toàn cầu này, thì, thật ra cũng k thể nói bạn đăng ko đúng mục được vì vốn dĩ trong mục này cũng ko chỉ rõ gì cả!Đã có các mục cụ thể thì nên đăng đúng chủ đề để tránh bị loãng chứ :)
-
28/05/2014 at 23:50 #1871vanthanhk56vpParticipant
À, bài đăng này nên đăng ở mục luật pháp qte or các anh ninh & xung đột, còn trong mục các vde toàn cầu này, thì, thật ra cũng k thể nói bạn đăng ko đúng mục được vì vốn dĩ trong mục này cũng ko chỉ rõ gì cả!
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.