12 vị đoạt giải Nobel Hòa bình kêu gọi Tổng thống Obama tiết lộ đầy đủ chi tiết

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4496
      TQNam
      Moderator

      12 vị đoạt giải Nobel Hòa bình kêu gọi Tổng thống Obama tiết lộ đầy đủ chi tiết chương trình tra tấn của Mỹ và đóng của nhà tù Guantanamo

      Hôm qua (27 tháng 10), 12 vị đoạt giải Nobel Hòa bình, gồm cả Tổng Giám mục Desmond Tutu, đã gửi một lá thư mạnh mẽ và quan trọng cho Tổng thống Obama – bản thân tổng thống cũng đoạt giải thưởng – kêu gọi ông tiết lộ đầy đủ “qui mô và việc sử dụng tra tấn và hành hạ của binh lính, công nhân, và các nhà thầu Mỹ, cũng như cho sự phép tra tấn và hành hạ của các quan chức Mỹ”, và cung cấp “một kế hoạch rõ ràng và tiến hành đóng cửa nhà tù Guantanamo, chấm dứt việc giam giữ vô thời hạn vi phạm thủ tục tố tụng”.

      12 vị đoạt giải Nobel Hòa bình cũng kêu gọi xác minh việc tất cả “các vùng tối” ở nước ngoài đã bị đóng cửa, và cũng kêu gọi “chuẩn y chính sách bền vững, phúc thẩm và tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan đến sự xung đột, bao gồm Công ước Geneva và Công ước LHQ về chống Tra tấn, tái định chế đất nước cho phù hợp với các lý tưởng và niềm tin của các vị sáng lập – những lý tưởng đã biến Hoa Kỳ thành một chuẩn mực được ngưỡng mộ”.

      Đáng tiết là những yêu cầu này vẫn cần thiết – đó là, như các tác giả của bức thư giải thích, “Trong những thập kỷ gần đây, bằng cách chấp nhận việc tra tấn trắng trợn và các vi phạm pháp luật quốc tế khác khi nhân danh chống khủng bố, giới lãnh đạo Mỹ làm xói mòn rất nhiều quyền tự do và các quyền khác mà các thế hệ trẻ hiến dâng cuộc sống của mình để bảo vệ”.

      Ngay từ đầu, lá thư mà tôi đăng nguyên văn dưới đây, đánh động mọi thứ mà tôi và các nhà vận động khác – cho việc đóng cửa Guantanamo và cho những người có thẩm quyền và thực hiện chương trình tra tấn của Mỹ phải chịu trách nhiệm – đã nói trong nhiều năm dài. Những vị đoạt giải Nobel Hòa bình đề cập đến “lời thừa nhận công khai” quan trọng gần đây của Tổng thống Obama rằng Hoa Kỳ có thực hiện việc tra tấn – hồi tháng Tám, khi ông nói với một vẻ tự nhiện giả tạo, “Chúng ta có tra tấn một số người”, và tiếp tục đề cập đến trong các thảo luận của đảng Cộng hòa về vấn đề tra tấn – bản báo cáo 6.300 trang của Ủy ban Tình báo Thượng viện về chương trình tra tấn, được thông qua năm 2009 mà Ủy ban chấp thuận vào tháng Mười Hai năm 2012. Ý định cho công bố 480 trang tóm tắt, nhưng nó đã bị vướng vào tranh cãi với CIA, và còn chưa biết khi nào báo cáo sẽ được công bố – mặc dù các tác giả của bức thư nêu quan điểm điểm bày tỏ hy vọng rằng điều nầy sẽ được thực hiên.

      Tiếp đó các tác giả cho biết bản thân một số người trong họ từng bị tra tấn – một vấn đề lớn mà tổng thống Obama và người dân Mỹ không nên lãng quên – và thêm rằng họ “sát cánh với những người Mỹ đòi hỏi Hoa Kỳ đưa chuyện sử dụng tra tấn ra trước ánh sáng ban ngày, và đối với Hoa Kỳ là cần thực hiện các bước cần thiết để thoát khỏi thời kỳ đen tối của lịch sử đất nước mình, không bao giờ quay trở lại”.

      Tiếp sau, bức thư tiến hành phân tích xem việc tra tấn gây hại ra sao không chỉ cho người bị tra tấn, mà cả đám người tra tấn – một điểm thường không được thực hiện đầy đủ – và rồi giải thích vì sao chuyện nầy thật đáng thất vọng khi mà nước Mỹ vốn được thành lập trên nguyên tắc pháp luật lại sa vào vòng vô pháp “vùng tối” sau vụ tấn công 11/9.

      Tôi hy vọng quý vị bỏ thời gian đọc lá thư, và chia sẻ nếu quý vị thấy hữu ích.
      —————-
      Bức thư của 12 vị đoạt giải Nobel Hòa bình gửi Tổng thống Obama về tra tấn, hành hạ, giam giữ vô thời hạn và vấn đề luât định.:

      Ngày 27 tháng 10 năm 2014

      Kinh gửi Tổng thống Barack Obama
      Tòa Bạch Ốc
      1600 Pennsylvania Avenue NW
      Washington, DC 20500

      Kính thưa ngài Tổng thống,

      Sự thừa nhận công khai của Tổng thống Hoa Kỳ rằng nước này đã can dự vào việc tra tấn là bước đầu tiên đưa Mỹ vào một chương đầy sát khí trong lịch sử của mình. Bản công bố tiếp theo bản báo cáo tóm tắt của Ủy ban Thượng viện về tình báo tạo cơ hội cho đất nước và thế giới thấy, ít ra là một số chi tiết, mức độ mà chính phủ của họ và các đại diện có thẩm quyền, ra lệnh và tiến hành tra tấn trên thân thể đồng loại của mình.

      Chúng tôi được khuyến khích từ sự công nhận của Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein rằng “việc tạo ra ‘các vùng tối’ dài hạn, bí mật và việc sử dụng cái gọi là ‘kỹ thuật thẩm vấn tăng cường’ là sai lầm khủng khiếp”, cũng như sự nhấn mạnh của Ủy ban Thượng viện rằng báo cáo này là trung thực, không cần che đậy các sự kiện. Chúng là những lời nhắc nhở quan trọng rằng việc biện minh cho sự tra tấn một người khác không phải là một ý kiến thuận lòng ở Washington, hoặc giữa những người Mỹ như một toàn thể.

      Chúng tôi có lý do để xúc động mạnh mẽ về tra tấn. Nhiều người đoạt giải Nobel Hòa bình chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những ảnh hưởng của việc sử dụng tra tấn ở đất nước chúng ta. Bản thân một số người bị tra tấn còn sống. Nhiều người vẫn đang trong quá trình phục hồi, ra sức đưa đất nước chúng ta và người đồng cảnh ra khỏi bóng tối của cái thời kỳ xung đột và ngược đãi.

      Với kinh nghiệm này chúng tôi chung vai cùng những người Mỹ đòi hỏi Hoa Kỳ đưa chuyện sử dụng tra tấn ra trước ánh sáng ban ngày, và đối với Hoa Kỳ là cần thực hiện các bước cần thiết để thoát khỏi thời kỳ đen tối của lịch sử đất nước mình, không bao giờ quay trở lại.

      Các câu hỏi xung quanh việc sử dụng tra tấn không đơn giản như là cách ta nên đối xử ra sao với một nghi can khủng bố, hay chăng lời tuyên bố rất mơ hồ rằng sự tra tấn cho ra các thông tin “tốt hơn” cuộc thẩm vấn thong thường có thể biện minh cho thực tế. Tra tấn là, và luôn là, chính đáng nơi tâm trí của người ra lệnh.

      Nhưng những tổn hại do tra tấn gây ra cho một đồng loại không thể đơn giản đến vậy. Các tổn thương cũng chẳng là một chiều. Phải, các nạn nhân tổn thương nặng về thể chất và tinh thần, thậm chí ở một số trường hợp mất cả mạng sống. Nhưng những kẻ tra tấn, cũng như đám người ra lệnh, hầu như bị tha hóa không thể cứu vãng trên thực tế. Bởi sự tra tấn tiếp tục ám ảnh các nạn nhân từng giây phút một cả khi cuộc đấu đầu đã qua lâu rồi, do đó nó sẽ tiếp tục ám ảnh đám thủ ác .

      Khi các nhà lãnh đạo một quốc gia bỏ qua và thậm chí ra lệnh tra tấn, quốc gia đó đã đánh mất mình. Ta chỉ cần nhìn vào các chế độ, nơi mà sự tra tấn trở thành lệ thường có hệ thống – từ đế quốc Nhật và Đức Quốc xã cho người Pháp ở Algeria, Nam Việt Nam, Khmer Đỏ và những nơi khác – sẽ thấy định mệnh chung cuộc của chế độ giáng cách thật xa nhân giới của mình.

      Các hoạt động tra tấn, hành hạ và bỏ tù không đúng tố tụng của Hoa Kỳ có hệ lụy lớn hơn. Hoa Kỳ, quốc gia đề ra khái niệm quyền bình đẳng tất định của mọi người trước pháp luật, từ khi thành lập đã là một chuẩn mẫu mực cho các quốc gia và mọi nơi thế giới noi theo. Trong hơn hai thế kỷ, nó đã được những lý tưởng khai sáng của những người sáng lập nước Mỹ làm thay đổi nền văn minh trên trái đất tốt đẹp hơn, và làm cho Hoa Kỳ thành một người khổng lồ giữa các quốc gia.

      Việc Hoa Kỳ tiến hành điều trị cho các tù binh trong hai cuộc thế chiến đã nêu cao các nguyên lý của Công ước Geneva trong khi binh sĩ của mình chịu rất nhiều đau khổ do bàn tay vi phạm của kẻ thù, một lần nữa thiết lập một tiêu chuẩn điều trị cho tù nhân đã được các nước và khu vực khác mô phỏng. Người Mỹ chúng ta biết chuyện nầy. Và tin rằng hầu hết người Mỹ vẫn chia sẻ những lý tưởng nầy, đó là những người Mỹ chúng tôi nói chuyện với họ.

      Trong những thập kỷ gần đây, bằng cách chấp nhận việc tra tấn trắng trợn và các vi phạm pháp luật quốc tế khác khi nhân danh chống khủng bố, giới lãnh đạo Mỹ làm xói mòn rất nhiều quyền tự do và các quyền khác mà các thế hệ trẻ hiến dâng cuộc sống của mình để bảo vệ. Các hành vi nầy một lần nữa tạo ra một kiểu mẩu cho các nước khác làm theo; rồi bây giờ, đây là điều được các chế độ trên toàn thế giới dùng để biện minh cho việc tra tấn, kể cả chống lại binh lính Mỹ nơi đất khách. Cuốn theo vòng xoáy, họ gây cho chúng ta những tổn thương.

      Từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi sẽ theo dõi trong vài tuần tới việc công bố các phát hiện của Thượng viện về chương trình tra tấn của Hoa Kỳ đẩy đất nước đến một ngã tư. Vẫn còn phải chờ xem liệu Hoa Kỳ có nhắm mắt làm ngơ trước những ảnh hưởng của hành động của mình đối với người dân của mình và phần còn lại của thế giới, hay sẽ thực hiện các bước cần thiết để phục hồi các tiêu chuẩn mà theo đó đất nước được dựng nên, và một lần nữa tuân thủ các công ước quốc tế mà mình đã góp sức tạo dựng.

      Chúng tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ đi theo con đường thứ hai, và chúng tôi đồng cho rằng các bước sẽ bao gồm:

      a. Tiết lộ đầy đủ cho người dân Mỹ về qui mô và việc sử dụng tra tấn và hành hạ của binh lính, công nhân, và các nhà thầu Mỹ, cũng như sự cho phép tra tấn và hành hạ của các quan chức Mỹ.

      b. Xác minh đầy đủ việc đóng cửa và xóa bỏ các ‘các vùng đen’ ở nước ngoài phục vụ việc tra tấn và thẩm vấn.

      c. Lập kế hoạch rõ ràng và thực hiện việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, chấm dứt giam giữ vô thời hạn vi phạm thủ tục tố tụng.

      d. Chuẩn y chính sách bền vững, phúc thẩm và tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan đến sự xung đột, bao gồm Công ước Geneva và Công ước LHQ về chống Tra tấn, tái định chế đất nước cho phù hợp với các lý tưởng và niềm tin của các vị sáng lập – những lý tưởng đã biến Hoa Kỳ thành một chuẩn mực được ngưỡng mộ.

      Trân trọng,

      • Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu, Nam Phi, giải Nobel Hòa bình năm 1984
      • Tổng thống José Ramos-Horta, Timor-Leste, giải Nobel Hòa bình năm 1996
      • Mohammad ElBaradei, Ai Cập, giải Nobel Hòa bình năm 2005
      • Leymah Gbowee, Liberia, giải Nobel Hòa bình năm 2011
      • Muhammad Yunus, Bangladesh, giải Nobel Hòa bình năm 2006
      • Oscar Arias Sanchez, Costa Rica, giải Nobel Hòa bình năm 1987
      • John Hume, Bắc Ireland, giải Nobel Hòa bình năm 1998
      • FW De Klerk, Nam Phi, giải Nobel Hòa bình năm 1993
      • Jody Williams, Mỹ, giải Nobel Hòa bình năm 1997
      • Đức Giám Mục Carlos X. Belo, Timor-Leste, giải Nobel Hòa bình năm 1996
      • Betty Williams, Bắc Ireland, giải Nobel Hòa bình năm 1976
      • Adolfo Perez Esquivel, Argentina, giải Nobel Hòa bình năm 1980

      …………………….

      Andy Worthington là một nhà báo điều tra tự do, nhà hoạt động, tác giả, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim. Ông là đồng sáng lập chiến dịch “Đóng cửa nhà tù Guantanamo”, và tác giả của Hồ sơ Guantanamo: Chuyện của 774 người bị giam giữ tại nhà tù bất hợp pháp của Mỹ (do Pluto Press xuất bản, Macmillan phát hành ở Mỹ và có trên Amazon) và cùng hai cuốn sách khác: Stonehenge: Ca tụng và Suy đồi và Trận Beanfield. Ông cũng là đồng đạo diễn (với Polly Nash) của bộ phim tài liệu, “Ngoài vòng Luật pháp: Chuyện kể từ Guantanamo”.

      12 Nobel Peace Prize Winners Tell President Obama to Reveal Full Details of the US Torture Program and to Close Guantánamo

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.