NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 11 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
01/12/2014 at 20:57 #4708TQNamModerator
Bắc Kinh áp đặt điều kiện về Biển Đông
Đối đối mặt với các nước láng giềng trong khu vực Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, thì Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã phá vỡ hiện trạng biên giới biển của mình khi mạo xưng bằng cái gọi là quyền lịch sử, đã gây ra trong khu vực nghi ngờ về tính thực tế của “sự trỗi dây hòa bình của mình”.
Ngay cả khi các nhà lãnh đạo của họ không ngừng rao về mục tiêu hòa bình của mình, thì trong cuộc gặp song phương tại Hy Lạp Thủ tướng Lý Khắc Cường có các phát biểu kém là thân thiện. Chuyến thăm Hà Nội vào tuần trước, ủy viên Quốc vụ viên đối ngoại Trung Quốc Dương Kiết Trì đã cáo buộc Việt Nam “thổi phòng” các căng thẳng giữa hai nước.
Trung Quốc tiến hành cưỡng bức và răn đe ngay không chỉkhi họ độc quyền ngụy tín đối với các vấn đề phức tạp. Các động thái quá mức của họ qua việc tố cáo liên tục “trục châu Á” của Mỹ mà Washington nhắc lại trong những tháng gần đây để hỗ trợ các đồng minh Nhật Bản và Philippines – và khát vọng trở thành một cường quốc hàng hải của mình. Mục tiêu này là một trong những “nhiệm vụ trọng tâm” trong nhiệm kỳcủa Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản kể từ năm 2012.
“TRUNG QUỐC MỘNG” CỦA CUỘC “PHỤC HƯNG VĨ ĐẠI”
“Trung Quốc mộng” của cuộc “phục hưng vĩ đại” của ông ta nguyên xuất từ “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có ý định thu hồi “đường chín đoạn” nổi tiếng, cái lãnh hải rộng như cái lưỡi bò lớn này kéo dài đến tận các nước ở Biển Đông. Quốc dân đảng công bố nó vào năm 1947 sau đó được tái diễn trong mưu đồ của các đối thủ Cộng sản của họ, các yêu sách lãnh thổ bất dung hợp với Luật biển, nó nuôi dưỡng một sự mơ hồ độc hiểm: họ đẩy từng đối thủ không phải người Trung Quốc vào thế phản ứng cao độ vì sợ rằng sự nhượng bộ nhỏ trước Bắc Kinh là một bước hướng tới việc củng cố ao nhà (mare Nostrum – biển của chúng ta, tức Điạ trung hải – người La Mã) của người Trung Quốc.Theo một chuyên gia hải quân phương Tây, có bốn nhu cầu thúc đẩy sự tìm kiếm không gian hàng hải cốt tử nầy: sự tiếp cận với biển cả cho lực lượng hải quân và căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Hải Nam, phía nam nước nầy; bảo vệ các tuyến đường thương mại; đảm bảo nguồn thủy sản và tài nguyên thiên nhiên; thỏa mãn của dư luận để nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc.
Đối với Bắc Kinh, sự gia tăng thế lực này là hiển nhiên. “Trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là một thành viên mà quyền lợi bị coi thường nhất, nước nầy làm những gì trước đây mình đã không làm được”, nhà nghiên cứu Yang Danzhi, Trung tâm nghiên cứu về an ninh khu vực tại Viện Khoa học Xã hội, giải thích. Sự gia tăng nầy được ưu ái bởi những chiến lược được gọi là “một kỷ nguyên của các cơ hội chiến lược”, nghĩa là một môi trường kinh tế và địa chính trị thuận lợi cho sự trổi dậy của Trung Quốc. Bắc Kinh phải hành xử “để thay đổi sao cho có lợi cho mình trước hiện trạng của người Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng chỉ một mức độ nhất định chứ không đảo ngược hoàn toàn trật tự hiện có”, ông Yang nói.
“Ý đồ xâm lược”
Chắc chắn, Trung Quốc, các nhà ngoại giao nhấn mạnh, tỏ ra rất kềm chế. Họ không sử dụng hải quân, mà tung các lực lượng phi quân sự, như Cảnh sát biển ra tuyến đầu, để thực hiện mục tiêu đòi đất đai của mình. Nhưng giọng điệu nầy(của giới cầm quyền) không giảm đi như là một sự nhút nhát, và cũng không chỉ từ giới “diều hâu” của quân đội. “Khi nói đến bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không nên để cho mình bị mắc vào một ràng buộc quá cứng của khái niệm phát triển hòa bình”, Zhang Jiangang, giám đốc Trung tâm Chính sách hàng hải và nghiên cứu chiến lược hải dương học Trường Đại học Quảng Đông, gợi ý trên tờ Global Times số ra ngày 15 tháng 6. Ông Zhang đề nghị “sử dụng 10% vũ lực và 90% cho đàm phán để chấm dứt tranh chấp.”Theo nhà nghiên cứu Yun Sun, Trung tâm Think tank Stimson ở Washington, “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc thực hiện bằng “cưỡng bức và răn đe” (bằng đường vòng tăng cường khả năng quân sự). Theo bà, Bắc Kinh sẽ làm tất cả để “không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch ” (câu châm ngôn của Tôn Tử, tác giả cuốn Binh pháp) và “duy trì hòa bình bằng sức mạnh.” Nhưng “theo quan điểm của Tokyo, Manila và Hà Nội, quyết tâm của Bắc Kinh sử dụng toàn bộ sức mạnh quốc gia của mình và phương cách áp lực quân sự và kinh tế trong tranh chấp lãnh đã để lộ ý đồ xâm lược”, bà viết hồi tháng Tư.
Vậy nên, Bắc Kinh định sử dụng ưu thế quân sự để xúc tiếncác yêu sách của mình, khi đó lại đòi hỏi đối thủ của mình chia phần thịnh vượng. Cách tiếp cận này được thể hiện trong “khái niệm an ninh mới”, nó đã được Tập Cận Bình trình bày tại Thượng Hải vào ngày 21 trong một hội nghị thượng đỉnh cấp khu vực. Đó là, theo nhà nghiên cứu David Cohen, Jamestown Foundation, để thúc đẩy ý tưởng “phát triển và hợp tác” theo đó Trung Quốc là “nhà cung cấp hàng đầu” bên cạnh các nước láng giềng châu Á tạo nên “hình thức an ninh cao quý nhất”, đối lại những lệ thuộc vào trật tự của người Mỹ và các nguyên tắc đã lỗi thời về chủ quyền lãnh thổ. Không cần bàn gì nữa các nước láng giềng dân tộc chủ nghĩa nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ dính vào cái pax sinica (hòa bình kiểu Trung hoa) nầy.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.