NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 11 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
26/11/2014 at 19:59 #4575TQNamModerator
Bắc Kinh đi nước cờ của mình ở Biển Đông
Trung Quốc hiện đang xây dựng một đường băng trên rạn Chữ thập (Yongshu tiếng Trung Quốc) trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông. Thông tin này, theo bài báo ra ngày 20 tháng mười của tạp chí Nghiên cứu Quốc phòng Anh IHS Jane, như một bước tiến kế tiếp. Tuy nhiên, đây là một sự kiện quan trọng của “chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc” mà các nước láng giềng tố cáo, như Việt Nam chẳng hạn.
Quần thể các đảo, đảo nhỏ và rạn san hô Trường Sa, diện tích chỉ có 5 cây số vuông, nằm rải rác trên một khu vực 410.000 km vuông. Tuy nhiên, đây là một khu vực căng thẳng quốc tế dữ dội. Một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu cao cấp của Hải quân Pháp (CESM) nhấn mạnh các hòn đảo nầy “được coi là một trong những điểm nóng của thế giới, một khu vực có khả năng xung đột, (mặc dù) dư luận ít được biết đến”.
Cái gì đây?
Công trình bắt đầu cách đây ba tháng tại một trong những rạn lớn nhất Trường Sa. Rạn san hô này dài 3 km và rộng 200-300 mét, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane. “Đây là dự án thứ tư lọại nầy Trung Quốc thực hiện tại quần đảo Trường Sa trong vòng 12-18 tháng qua và là tham vọng ở xa nhất cho đến nay”, bài viết cho biết là dựa vào hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng Tám và tháng Mười Một. Các tàu tiến hành nạo vét tạo nên “một cảng phía đông rạn san hô có vẻ là đủ lớn để tiếp nhận tàu chở dầu và tàu chiến mặt nước.”Với Trung Quốc, dự án này “là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng”, tướng La Viện Quân đội Giải phóng Nhân dân cam đoan với tờ Global Times hôm Thứ hai 24.11. Bắc Kinh tuyên bố quyền lịch sử thực tế trên quần đảo Trường Sa, như ghi nhận của tổ chức CESM là: “Trung Quốc tuyên bố rằng các ngư dân Trung Quốc đã vãng lai Biển Đông từ các thời xa xưa như thời Tam Quốc (220-265). (…) Hẳn có nhiều khả năng Biển Đông đã được khám phá muộn vì phải đợi đến khi phát minh ra la bàn và cải thiện các kỹ thuật hàng hải cho phép tàu thám hiểm di chuyển giữa các rạn san hô mà không bi đe dọa làm vỡ tàu.”
Khó nói ai là người đầu tiên mạo hiểm vào khu vực nầy này. Không chỉ Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền về quần đảo Trường Sa. Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam đấu tranh đòi chủ quyền quần đảo này với Bắc Kinh.
Vì sao có những tuyên bố như vậy?
Biển Đông, con đường nối liền Đông Á, Ấn Độ Dương và châu Âu, là một trục chiến lược đối thương mại thế giới mà nền kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào. Hầu như (90%) ngoại thương của Trung Quốc và một phần ba thương mại thế giới đi qua khu vực này.Nhưng sự sở hữu lãnh thổ của một nước, thậm chí rất nhỏ, có giá trị xác nhận đặc quyền của mình trên một vùng lãnh hải nhất định và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc, hiện có một EEZ 880.000 km trên 3,5 triệu km vuông Biển Đông. Ngoài ra, quần đảo Trường Sa có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú: trữ lượng phân chim ước tính vài triệu tấn, thủy sản các loại và trữ lượng dầu khí đáng kể.
Cuối cùng, lợi ích chiến lược là: “Điều này đặc biệt đúng đối với Trung Quốc. Chỉ còn xem Trung Quốc tăng cường khả năng tàu ngầm trong khu vực ra sao, bao gồm việc lập một căn cứ tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa đạn đạo (SSBN) tại quân cảng Tam Á, phía nam đảo Hải Nam”, CESM giải thích.
Có đáng quan ngại?
Khu phức hợp rộng lớn rạn Chữ thập “dường như được thiết kế để ép buộc các bên khác từ bỏ yêu sách của mình hay ít nhất là tạo cho Trung Quốc một vị thế mạnh hơn hẳn nếu các cuộc đàm phán rơi vào tranh cải” về lãnh thổ, IHS Jane Defence đánh giá khi nhắc lại rằng “Trung Quốc cho thấy họ sẵn sàng đổ xương máu và tiền bạc để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.”
Năm 1988, một cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc gây thương vong cho 70 người và tổn thất ba tàu Việt Nam, nhưng vị thế của Trung Quốc tại Trường Sa mạnh lên qua việc mở rộng lối ra nầy.
Một tiền lệ đã xảy ra ở một quần đảo khác, quần đảo Hoàng Sa, nằm xa hơn về phía bắc. Năm 1974, lợi dụng sự yếu kém của Nam Việt Nam, Trung Quốc xâm chiếm Nhóm đảo Lưỡi Liềm, phía Tây Nam của quần đảo, khi đánh nhau đã giết chết 71 người. Vào năm tiếp sau, trong một cuộc đổ bộ, Hà Nội đã chiếm 7 trên 37 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Chánh sách Trung Quốc tiếp theo ra sao?
Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh mới đây cũng đã xây dựng một đường băng trên một hòn đảo Trung Quốc gọi là Yongxing mà Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng song phương đã tăng mạnh kể từ khi Bắc Kinh thông báo vào đầu tháng 5 năm 2014 triển khai một giàn khoan dầu nước sâu trong quần đảo, một hành động mà Mỹ mô tả là “thách thức”. Các cuộc biểu tình lớn chống Trung Quốc đã diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 5. Hà Nội cáo buộc tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam mà không cứu hộ – một tình tiết dấy lại các căng thẳng.
Với các ưu thế về chất lượng và số lượng của hải quân Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt vận hành một tàu sân bay, các quốc gia ven biển khác càng khó khẳng định quyền của mình hơn.
Các sự việc gần đây là nổ lực tăng cường hải quân của họ, đặc biệt là tàu ngầm, dẫn đến mối quan ngại một cuộc “chạy đua vũ trang” mới. Tuy nhiên, ngân sách quân sự các nước nầy quá yếu để chống lại sự càn phá của Trung Quốc, vốn chi USD150 tỷ trong chi tiêu quốc phòng.
Đối mặt với các mối đe dọa, một số quốc gia ven biển Đông tìm kiếm sự bảo vệ từ đồng minh như Ấn Độ với Việt Nam và Hoa Kỳ với Philippines.
Việc củng cố vị thế hàng hải và xây dựng một mạng các căn cứ hải quân là một phần của một chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm khẳng định ảnh hưởng quốc tế của mình. Đáng chú ý hơn, một nguồn thông tin khác được công bố trên báo chí Sri Lanka ngày 19 tháng 11 cho biết Bắc Kinh sẽ “thiết lập một căn cứ hải quân ở Sri Lanka trong khuôn khổ kế hoạch Trung Quốc thiết lập 18 căn cứ hải quân mới ở khu vực Ấn Độ Dương.”
Edouard Pflimlin
Nhà báo và giảng viên về quan hệ quốc tế
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.