- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 4 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
30/08/2015 at 15:55 #10212TQNamModerator
Đảng Cộng sản đang cưỡng đoạt lịch sử để biện minh cho tham vọng hiện nay của họ
Ngày 15 tháng 8 năm 2015
Đầu tháng 9 Tập Cận Bình sẽ duyệt cuộc diễu binh lớn ở Bắc Kinh. Đây sẽ là sự khẳng rõ rệt nhất về quyền lực kể từ khi ông ta chấp chính năm 2012: sự xuất hiện công khai đầu tiên của ông ta tại buổi trình diễn tên lửa, xe tăng và các hàng quân đều bước. Về chính thức, sự kiện này là đều về một quá khứ, nó kỷ niệm sự kết thúc Thế chiến II hồi năm 1945 và tưởng nhớ đến 15 triệu người dân Trung Hoa đã chết trong một chương đẫm máu nhất: cuộc xâm lược và chiếm đóng Trung Quốc của Nhật Bản 1937-1945.
Nó là một lời nhắc nhở về lòng dũng cảm của những người lính Trung Hoa và vai trò quan trọng của họ trong cuộc đối đầu với quyền lực đế quốc xâm lược của châu Á. Và đúng như vậy: sự hy sinh của người Trung Hoa trong cái thời gớm ghiếc đó xứng đáng được công nhận rộng rãi hơn. Giữa những năm 1937-1941, khi chiến tranh bùng nổ thực sự tại Trung Quốc, khi cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đưa Mỹ vào cuộc chiến, Trung Quốc đơn độc chiến đấu chống Nhật Bản. Đến khi kết thúc cuộc chiến họ mất nhiều người-binh lính và dân thường- hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Liên Xô.
Tuy nhiên, cuộc diễu hành vào tháng tới không chỉ là tưởng nhớ; nó còn là về tương lai nữa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tưởng niệm chiến tranh bằng một màn trình diễn quân sự chứ không chỉ là nghi lễ long trọng. Tính biểu tượng sẽ không bị xóa nhòa ở các lân bang. Và nó làm họ lo lắng, vì ở Đông Á hiện nay quyền lực phi dân chủ đang trỗi lên, gây rối chứ không còn là một chuỗi các đảo do một thánh đế trị vì. Là quốc gia đông dân nhất thế giới, do một người có tầm nhìn về tương lai (một nước giàu có hơn với quân bị mạnh hơn) lãnh đạo, nó nghe ra giống như một trong các khẩu hiệu của đế quốc Nhật Bản ngày trước. Sẽ sai lầm khi nhấn mạnh quá mức: Trung Quốc không sẳn sàng xâm lược các lân bang. Nhưng có lý do để lo lắng về cái cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc xem xét lịch sử và mân mê nó để biện minh cho tham vọng hiện tại của nó.
Lịch sử với đặc trưng Trung Quốc
Theo ông Tập, logic của lịch sử như cái gì đó tương tự vậy. Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng như vậy trong việc khắc chế chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản không chỉ làm cho nó xứng đáng được công nhận muộn màng với lòng dũng cảm và đau khổ trong quá khứ mà còn là một tiếng nói lớn hơn trong một châu Á ngày nay đang vận hành ra sao. Ngoài ra, Nhật Bản vẫn còn nguy hiểm. Nhà trường, viện bảo tàng và các chương trình truyền hình Trung Quốc không ngừng cảnh báo rằng tinh thần xâm lăng vẫn còn lởn vởn đây đó. Một nhà ngoại giao Trung Quốc ngụ ý rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một Voldemort mới, hình ảnh thu nhỏ của cái ác trong bộ phim “Harry Potter”. Vào bất cứ lúc nào Nhật Bản cũng có thể uy hiếp châu Á một lần nữa, báo chí của đảng cao giọng. Trung Quốc, một lần nữa, đương đàu với các mối đe dọa.Như tiểu luận trong tuần của chúng tôi về những bóng ma chiến tranh vốn kết thúc 70 năm trước đây giải thích, câu chuyện này đòi hỏi sự truy vấn tinh tế. Ở mặt nầy, không phải những người cộng sản Trung Quốc đứng mũi chịu sào trong cuộc chiến đấu chống Nhật Bản, mà là kẻ thù đương quyền của họ, những người quốc gia (hay Quốc Dân Đảng) dưới quyền Tưởng Giới Thạch. Ở mặt khác, Nhật Bản ngày nay chẳng giống chút gì một nước tàn sát người dân Nam Kinh, cưỡng bức phụ nữ Hàn Quốc và Trung Quốc vào nhà thổ quân đội hay thử nghiệm vũ khí sinh học trên thường dân.
Cứ cho là, Nhật Bản chẳng bao giờ ăn năn trước hồ sơ chiến tranh của mình trong toàn bộ như Đức đã làm. Ngay cả ngày nay, một nhóm nhỏ người Nhật dân tộc cực đoan nhưng lớn tiếng phủ nhận tội ác chiến tranh của nước họ, và ông Abe, đáng hổ thẹn, đôi khi cò mồi cho họ. Song, cái ý nghĩ Nhật Bản vẫn là một thế lực hiếu chiến là lố bịch. Từ năm 1945 binh sĩ của họ chẳng bắn một phát súng khiêu khích nào. Nền dân chủ của họ bám rễ chắc, sự tôn trọng nhân quyền của họ bền sâu. Đa số người Nhật thừa nhận tội lỗi chiến tranh của nước mình. Các chính phủ kế tiếp nhau đã xin lỗi, và ông Abe cũng dự kiến làm vậy. Ngày nay Nhật Bản đang già đi, co lại, hòa bình chủ nghĩa hẳn ra và, vì những chấn thương Hiroshima và Nagasaki, mãi không hề sở hữu vũ khí hạt nhân. Hay mối đe dọa chi đó.
Các mối nguy của sự ác quỷ hóa
Sự ác quỷ hóa Nhật Bản của Trung Quốc không chỉ là bất công mà còn nguy hiểm. Các chính phủ nung đúc lòng thù hận dân tộc thì không phải lúc nào cũng kiểm soát nó. Cho đến nay, màn diễn lớn của Trung Quốc thách thức quyền kiểm soát quần đảo Senkaku (hay Điếu Ngư) của Nhật Bản chỉ mới đe dọa binh đao chứ chưa là đổ máu. Nhưng nó luôn là mối nguy mà một tính toán sai lầm có thể dẫn đến điều tồi tệ hơn.Vết thương chiến tranh cũ của Đông Á chưa lành hẳn. Bán đảo Triều Tiên vẫn phân ly, Trung Quốc và Đài Loan còn tách biệt, và ngay cả Nhật Bản có thể nói là bị phân hóa, do từ năm 1945 Mỹ dùng các hòn đảo Okinawa phía nam như thành trì quân sự chính của họ ở tây Thái Bình Dương. Eo biển Đài Loan và ranh giới giữa Bắc và Nam Cao Ly tiếp tục là điểm nóng tiềm tàng; biết chăng vào một ngày họ chuyển sang bạo lực là phụ thuộc phần lớn vào hành vi của Trung Quốc, tốt hơn hay tệ hơn. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ luôn có thể điều tiết mọi thứ trên đời.
Ngược lại, nhiều người châu Á lo lắng rằng tham vọng của Trung Quốc tạo cho nước nầy một vòng xung đột với siêu cường và các quốc gia nhỏ hơn vốn ẩn mình dưới chiếc dù an ninh của siêu cường đó. Khi Trung Quốc chọn đánh nhau với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, hoặc xây dựng đường băng trên các bãi đá ngầm có tranh chấp về mặt lịch sử ở Biển Đông, họ dung dưỡng những âu lo. Nó cũng có nguy cơ cuốn Mỹ vào các tranh chấp lãnh thổ của họ và rốt cuộc làm tăng nguy cơ xung đột.
Một Đông Nam Á hậu chiến không giống Tây Âu. Không có cả NATO lẫn Liên minh châu Âu kết khối các cựu thù lại với nhau. Sự quả quyết của Pháp xúc tiến nền hòa bình lâu dài bằng cách hòa hợp trong một bộ quy tắc chung với Đức, kẻ xâm lược cũ của họ lại không có sự tương tự ở châu Á. Đông Á do vậy kém ổn định hơn Tây Âu: một hỗn dung cả nước giàu lẫn nước nghèo, dân chủ và độc tài, với ít nhiều thỏa thuận về giá trị phổ thông thậm chí nơi biên giới hợp lệ của họ. Một ngạc nhiên nhỏ là người châu Á hay lồng lên khi gã khổng lồ trong khu vực, vốn được một độc đảng cai trị, sắm vai nạn nhân lịch sử và có nhu cầu sửa sai lịch sử mà ngộ ra được đôi khác biệt giữa bản thân mình với dân tộc Trung Hoa.
Khi mà Trung Quốc mưu tìm bá đạo khu vực không phải trên cơ sở của quá khứ, thì việc ngầm hiểu hành vi của họ hôm nay ra sao là thật cần thiết. Nếu ông Tập có cam kết Trung Quốc nỗ lực đa phương để khích lệ sự ổn định khu vực thì ông ta phải cho thấy rằng mình đã thực sự học được những bài học lịch sử. Điều đó còn tốt, tốt hơn rất nhiều so với lải nhải cái bài học nầy.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.