NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 11 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
01/12/2014 at 20:12 #4705TQNamModerator
Chủ tịch Đế chế Trung Quốc, Tập Cận Bình nắm chặc cán dao
Elizabeth C. Economy – Ấn bản THÁNG 11 / 12 NĂM 2014Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ một tầm nhìn đơn giản nhưng mạnh mẽ: trẻ hóa dân tộc Trung Hoa. Đây là một lời hiệu triệu lòng yêu nước lấy cảm hứng từ quá khứ huy hoàng của đế quốc Trung Quốc và những lý tưởng CN xã hội hiện tại của mình để thúc đẩy sự thống nhất chính trị trong nước và ảnh hưởng ra nước ngoài. Chỉ hai năm tại chức, ông Tập hãnh tiến như một nhà lãnh đạo đổi mới khi thông qua một chương trình nghị sự đề xuất cải cách, nếu không phải là một cuộc cách mạng, các quan hệ chính trị và kinh tế không chỉ ở Trung Quốc mà còn với các phần còn lại của thế giới.
Tầm nhìn cơ bản của ông Tập là một ý thức ngày càng rõ về tính cấp bách. Ông Tập nắm quyền vào một thời điểm khi Trung Quốc, mặc dù thành công về kinh tế lại lênh đênh về chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc, chìm sâu trong tham nhũng và thiếu một hệ tư tưởng hấp dẫn, đang mất uy tín trong công chúng và bất ổn xã hội đang gia tăng. Nền kinh tế Trung Quốc, vẫn đang phát triển với một nhịp độ ấn tượng, bắt đầu cho thấy dấu hiệu căng thẳng và không chắc chắn. Còn trên mặt trận quốc tế, mặc dù vị thế nước nầy là một cường quốc kinh tế toàn cầu, Trung Quốc chìm đắm dưới trọng lượng của mình. Bắc Kinh đã thất bại trong phản ứng có hiệu quả trước các khủng hoảng tại Libya và Syria rồi đứng trân ra trước thay đổi chính trị làm rung chuyển hai đối tác gần gũi nhất của họ, Myanmar (còn được gọi là Miến Điện) và Bắc Triều Tiên. Đối với nhiều nhà quan sát, chuyện nầy xuất hiện cứ như Trung Quốc không có chiến lược đối ngoại tổng thể.
Ông Tập đã phản ứng lại cảm giác khó chịu này bằng sức mạnh – cho chính mình, cho Đảng Cộng sản và cho Trung Quốc. Ông ta khước từ truyền thống cộng sản tập thể lãnh đạo, thay vào đócủng cố bản thân như là vị lãnh đạo tối cao trong một hệ thống chính trị tập trung chặt chẽ. Trong nước, cải cách kinh tế mà ông đề xuất ủng hộ vai trò của thị trường song vẫn cho phép nhà nước nắm quyền kiểm soát đáng kể. Trên trường quốc tế, ông Tập tìm cách nâng cao vị thế Trung Quốc bằng cách mở rộng thương mại và đầu tư khi tạo ra các tổ chức quốc tế mới, và tăng cường sức mạnh quân đội. Nhãn quan của ông tiềm ẩn một nỗi sợ hãi: đó là việc cửa mở cho những ý tưởng chính trị và kinh tế phương Tây sẽ làm xói mòn sức mạnh của nhà nước Trung Quốc.
Nếu thành công, các cải cách của ông Tập có thể đem lại một nhà nước độc Đảng không tham nhũng, gắn kết chính trị và hùng mạnh về kinh tế trên phạm vi toàn cầu: một Singapore cường tráng. Nhưng không có gì đảm bảo rằng các cải cách sẽ như thay đổi như ông Tập hy vọng. Chính sách của ông đã tạo ra cơn lốc bất mãn trong nước và khơi nguồn sự phản ứng quốc tế dữ dội. Để bịt miệng các bất đồng chính kiến, ông Tập tung ra một chiến dịch đàn áp chính trị không nương tay khi làm nhiều công dân Trung Quốc tài năng và năng động xa lánh mà các cải cách của ông khơi gợi lên. Các bước đi về kinh tế có tính thăm dò của ông đặt ra câu hỏi về triển vọng tăng trưởng tiếp theo của nước nầy. Và cái tâm tính vượt lên mọi thách thức ở ông đang hủy hoại các nỗ lực để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu của ông.
Ông Tập đã khởi động – cho bản thân, cho Đảng Cộng sản và cho Trung Quốc. Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới không đủ khả năng chờ đợi và xem công cuộc cải cách của ông diễn ra thế nào. Hoa Kỳ cần phải sẵn sàng nắm lấy một số các sáng kiến của ông Tập như cơ hội hợp tác quốc tế trong khi ứng xử của các nước khác có xu hướng lo ngại là phải ngăn lại trước khi chúng được củng cố.
Sự đàn áp trong nước
Nhãn quan của ông Tập vềmột Trung Quốc trẻ hóa hoàn toàn dựa trên nhận thức đặc tính cuộc cải cách chính trị của ông: khi củng cố quyền lực cá nhân bằng cách dựng lên các thể chế mới, bịt miệng phe đối lập chính trị và hợp pháp hóa quyền lãnh đạo của ông và quyền lực của Đảng Cộng sản trong con mắt của người dân Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức, ông Tập nhanh tay tích lũy quyền lực chính trị và trở thành, trong giới lãnh đạo Trung Quốc, không phải trong nhóm chóp bu mà chính là ngôi thứ nhất. Ông là người đứng đầu của Đảng Cộng sản và Quân ủy Trung ương, hai trụ cột truyền thống của quyền lãnh đạo đảng Trung Quốc, cũng là người đứng đầu giới lãnh đạo chóp bu về kinh tế, cải cách quân sự, an ninh mạng, Đài Loan và đối ngoại rồi UB an ninh quốc gia. Không như các vị chủ tịch trước đâycho phép thủ tướng của mìnhhành động theothẩm quyền nhà nước về kinh tế, ông Tậplại cho rằng đó là việc của mình. Ông cũng đã thâu tóm quyền lực cá nhân đối với quân đội Trung Quốc: mùa xuân năm ngoái, ông đã nhận được lời tuyên bố trung thành công khai của 53 sĩ quan cấp cao. Theo một cựu tướng lãnh, kiểu cam kết như vậy chỉ diễn ra có ba lần trong lịch sử Trung Quốc trước kia.
Trong nỗ lực củng cố quyền lực của mình, ông Tập cũng đã tìm cách loại bỏ những tiếng nói chính trị khác, đặc biệt là trên Internet của Trung Quốc mà một thời rất sôi động. Chính phủ đã giam giữ, bắt, hoặc công khai làm nhục các blogger nổi tiếng như các doanh nhân tỷ phú Pan Shiyi và Charles Xue. Các bình luận viên kiểu vậy, với hàng chục triệu người theo dõi trên phương tiện truyền thông xã hội, thường xuyên thảo luận hàng loại vấn đề, từ ô nhiễm môi trường đến kiểm duyệt rồi nạn buôn bán trẻ em bất hợp pháp. Mặc dù họ không hoàn toàn im lặng, họ không lang thang vào lãnh địa chính trị nhạy cảm. Thật vậy, Pan, một nhân vật chủ chốt trong chiến dịch thuyết phục chính phủ Trung Quốc cải thiện chất lượng không khí Bắc Kinh, đã buộc phải chỉ trích bản thân trên truyền hình quốc gia vào năm 2013. Sau đó, ông đã để Weibo, một dịch vụ blog phổ cập của Trung Quốc, cảnh báo một người bạn tỷ phú bất động sản chỉ trích chống lại chương cải cách kinh tế của chánh phủ: “Cẩn trọng nào, hoặc huynh đài có thể bị bắt”.
Dưới thờiông Tập, Bắc Kinh cũng ban hành một loạt những quy định Internet mới. Một luật đe dọa trừng phạt đến ba năm tù vì đăng tải bất cứ điều gì mà chính quyền cho là một “tin đồn” khi bài viết được hoặc hơn 5.000 người đọc hoặc chuyển tiếp hơn 500 lần. Theo các luật mới nghiêm ngặt nầy, các công dân Trung Quốc đã bị bắt vì đăng tải các giả thuyết về sự biến mất của máy bay Malaysia Airlines chuyến số 370. Qua thời gian hơn bốn tháng, Bắc Kinh treo, xóa, hoặc phạt hơn 100.000 tài khoản trên Weibo vì vi phạm một trong bảy định nghĩa rộng “các dòng ghi chú cuối trang” qui định các giới hạn một bài tỏđược phép. Những hạn chế nầy đã làm tụt giảm 70 phần trăm trong bài viết trên Weibo từ Tháng Ba 2012 đến tháng 12 năm 2013, theo một nghiên cứu trên 1,6 triệu người sử dụng Weibo do tờ The Telegraph ủy quyền. Và khi cư dân mạng Trung Quốc tìm cách giao tiếp thay thế, ví dụ, bằng cách sử dụng các nhóm tin nhắn tức thời trên nền WeChat, các nhân viên kiểm duyệt của chính phủ theo dõi họ. Vào tháng Tám năm 2014, Bắc Kinh đã ban hành quy định tin nhắn tức thời mới yêu cầu người sử dụng đăng ký tên thật của mình, hạn chế việc chia sẻ tin tức chính trị, và tuân thủcác quy tắc ứng xử. Chẳng ngạc nhiên gì, trong bảng xếp hạng năm 2013 về tự do Internet trên toàn thế giới, tổ chức phi lợi nhuận Freedom House Mỹ đã xếp Trung Quốc hạng 58 trên 60 quốc gia – bằng với Cuba. Mỗi Iran có thứ hạng thấp hơn.
Trong nỗ lực thúc đẩy sự thống nhất tư tưởng, ông Tập cũng gán cho quan điểm ngoại bang rằng việc thách thức hệ thống chính trị Trung Quốc là không yêu nước và thậm chí nguy hiểm. Theo đường hướng nầy, Bắc Kinh cấm nghiên cứu và giảng dạy bảy chủ đề: các giá trị phổ quát, xã hội dân sự, quyền công dân, tự do báo chí, những sai lầm của Đảng Cộng sản, quyền ngôn luận của chủ nghĩa tư bản và tính độc lập của ngành tư pháp. Mùa hè rồi, một quan chức đảng công khai tấn công Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một viện nghiên cứu của chính phủ, về cái gọi là”bị các lực lượng ngoại bang xâm nhập”. Cuộc tấn công này gặp phải sự nhạo báng trong giới trí thức Trung Quốc nổi tiếng bên ngoài học viện, bao gồm cả kinh tế gia Mao Yushi, giáo sư luật Ông Duy Phường và nhà văn Liu Yiming. Tuy nhiên, những cáo buộc có thể sẽ gây ảnh hưởng đáng ngại đến nghiên cứu học thuật và hợp tác quốc tế.
Cuộc đàn áp này có thể phá hoại ngầm sự cố kết đầy tính chính trị màông Tập đang tìm kiếm. Dân chúng Hồng Kông và Macao, vốn được hưởng tự do chính trị bấy lâu nay nhiều hơn người đại lục, đã theo dõi các bước đi của ông Tập mà ngày càng khó chịu; nhiều người đã kêu gọi cải cách dân chủ. Ở một Đài Loan dân chủ phập phều, xu hướng đàn áp của ông Tập không có khả năng giúp thúc đẩy sự thống nhất với đại lục. Và vùng tự trị Tân Cương, chính sách hạn chế về chính trị và văn hóa của Bắc Kinh đã dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực.
Ngay cả trong tầng lớp thượng lưu chính trị và kinh tế của Trung Quốc, nhiều người đã bày tỏ lo ngại trước sự thắt chặt chính trị của ông Tập và đang tìm kiếm một chỗ đứng ở nước ngoài. Theo Bản báo cáo của tổ chức Hurun có trụ sở tại Trung Quốc, 85 phần trăm những người có tài sản trên $1triệu muốn con cái mình được đào tạo ở nước ngoài, và hơn 65 phần trăm công dân Trung Quốc với tài sản $1,6 triệu trở lên di cư hoặc dự tính như vậy . Các chuyến bay của giới tinh hoa của Trung Quốc không chỉ trở thành một sự bối rối chính trị mà còn là một trở ngại đáng kể cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thu hút các nhà khoa học và các học giả hàng đầu về nước, những người đã ra nước ngoài trong các thập kỷ trước.
Một uy quyền tinh thần?
Trung tâm cải cách chính trị của ông Tập là nỗ lực khôi phục lại uy quyền tinh thần của Đảng Cộng sản. Ông lập luận rằng sự thất bại trước nạn tham nhũng của các đảng bộ có thể dẫn đến sự sụp đổ không chỉ của đảng mà còn của nhà nước Trung Quốc. Dưới sự giám sát chặt chẽ của Vương Kỳ Sơn, một ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, việc chống tham nhũng chính thức đã trở thành sự ký thác của ông Tập. Các nhà lãnh đạo trước đây của Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch chống tham nhũng, nhưng ông Tậpđã mang lại năng lượng mới và tính chất hệ trọng bởi với cáclý do: giới hạn chế chi tiêu cho các bữa tiệc chính thức, xe hơi và ăn uống; truy nã các nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông, chính phủ, quân đội và khu vực tư nhân; và số lượng các vụ tham nhũng đem ra xem xét chính thức gia tăng ngoạn mục. Năm 2013, đảng trừng phạt hơn 182.000 quan chức tham nhũng, cao hơn mức trung bình hàng năm trong năm năm trước đó 50.000 người. Hai vụ bê bối bị đem ra ánh sang hồi mùa xuân rồi cho thấy quy mô của chiến dịch. Lần đầu tiên, chính quyền trung ương bắt giữ một trung tướng trong quân đội Trung Quốc đã bán hàng trăm chức tước trong lực lượng vũ trang, đôi khi với giá cao lạ kỳ; giá cho một thiếu tướng, ví dụ, là $4,8 triệu. Vụ thứ hai, Bắc Kinh bắt đầu điều tra hơn 500 vị quan chức địa phương tỉnh Hồ Nam can dự vào một cuộc mua phiếu bầu cử giá$18 triệu.
Việc xem Trung Quốc như một kẻ thù là chứng lý cho chiêu bài chống phương Tây của ông Tập, điều nầy làm suy yếu những ai ở Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa.
Cuộc thập tự chinh chống tham nhũng của ông Tập cho thấy đó chỉ là một phần của kế hoạch lớn của ông để lấy lại uy quyền tinh thần của Đảng CS. Ông cũng công bố cuộc cải cách nhắm tới một số quan tâm cấp bách nhất của xã hội Trung Quốc. Dưới sự lèo lái của ông Tập, giới lãnh đạo Trung Quốc tung ra một chiến dịch để cải thiện chất lượng không khí của đất nước; cải tổ chánh sách một con;xem xét lại chính sách đăng ký hộ khẩu qua cấp phép cư trú vốn ràng buộc nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục của công dân vào nơi cư trú chính thức của họ và có xu hướng thiên vị thị dân hơn dân nông thôn; và bỏ hệ thống trại “cải tạo qua lao động” mà chúng cho phép chính phủ giam giữ người không cần lý do pháp lý. Chính phủ cũng công bố kế hoạch tạo hệ thống pháp luật minh bạch hơn và không bị sự can thiệp của các quan chức địa phương.
Bất chấp nhịp độ ấn tượng và phạm vi các sáng kiến cải cách của ông Tập, hiện vẫn chưa rõ liệu chúng có tỏ ra một khởi đầu của sự thay đổi dài hạn, hay chúng chỉ đơn thuần là các biện pháp bề ngoài được thiết kế để mua lấy thiện chí ngắn hạn của người dân. Dù là gì đi nữa, một số cải cách của ông xốc lên sự phản đối gay gắt. Theo Financial Times, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào,cả hai đã cảnh báo ông Tập kiềm chế trong chiến dịch chống tham nhũng của mình, và bản thân ông Tập đã thừa nhận rằng nỗ lực của ông đã bị kháng cự nghiêm trọng. Chiến dịch này cũng đã trả giávề kinh tế thực sự. Theo một báo cáo của Bank of America Merrill Lynch, GDP của Trung Quốc có thể giảm trong năm nay độ hơn 1,5 phần tram bởi giảm doanh số hàng hóa và dịch vụ sang trọng do các quan chức đang ngày càng lo ngại trước tiệc tùng xa hoa, mua bán sư ủng hộ chính trị và mua hàng đắt tiền sẽ khơi gợi sự chú ý không mong muốn. (Tất nhiên, nhiều người Trung Quốc vẫn mua mà chỉ làm như vậy ở nước ngoài). Và ngay cả những người hỗ trợ mục tiêu chống tham nhũng cũng đặt câu hỏi về phương pháp của ông Tập. Thủ tướng Lý Khắc Cường, ví dụ, kêu gọi sự minh bạch và trách nhiệm giải trình công khai chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ vào đầu năm 2014; tuy nhiên, phát biểu của ông ta đã nhanh chóng bị xóa trên trang web.
Lập trường của ông Tập về tham nhũng cũng có thể gây nguy hiểm cho vị thế cá nhân và chính trị của ông ta: gia đình ông nằm trong danh sách giàu nhất trong giới lãnh đạo Trung Quốc, và theo The New York Times, ông Tập đã nói với người thân giấu tài sản của họ để giảm mối nguy của mình trước các cuộc tấn công. Hơn thế, ông đã chống lại lời kêu gọi minh bạch hơn khi bắt giữ các nhà hoạt động vận động các quan chức công khai tài sản của họ và trừng phạt phương tiện truyền thông phương Tây truy tìm sự thật về các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT
Trong khi ông Tập cố gắng củng cố quyền kiểm soát chính trị và khôi phục tính hợp pháp của Đảng Cộng sản, ông ta cũng phải tìm cách để khuấy động sự tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc hơn nữa. Nói chung, mục tiêu của ông ta bao gồm chuyển Trung Quốc từ trung tâm sản xuất của thế giới thành đầu mối đổi mới, tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc bằng cách ưu tiên tiêu dùng hơn đầu tư và mở rộng không gian cho doanh nghiệp tư nhân. Kế hoạch của ông Tập bao gồm cả hai cải cách thể chế và chính sách. Ví dụ, Ông đánh mạnh vào hệ thống thuế qua một cuộc xem xét toàn bộ quan trọng: doanh thu địa phương sẽ đến từ một các loại thuế thay vì chủ yếu từ bán đất vốn dẫn đến tham nhũng và bất ổn xã hội. Ngoài ra, chính quyền trung ương, mà theo truyền thống đã khoán thu khoảng một nửa số thu thuế quốc gia trong khi chỉ chi một phần ba các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội, sẽ làm tăng tài trợ cung cấp cho các dịch vụ xã hội, việc nầy làm giảm một số gánh nặng cho chính quyền địa phương. Các hành động ghi điểm là các sáng kiến chính sách bổ sung cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm, bao gồm khuyến khích đầu tư tư nhân vào các doanh nghiệp nhà nước và làm an lòng các ban điều hành xí nghiệp, thành lập ngân hàng tư nhân để đưa vốn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và rút ngắn thời gian phê duyệt hành chính đối với các doanh nghiệp mới.
Tuy nhiên, chi tiết kế hoạch kinh tế của ông Tập vạch ra, rõ ràng là mặc dù nhấn mạnh vào các thị trường tự do, nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát phần lớn nền kinh tế. Đổi mới cách thức doanh nghiệp nhà nước thống trị sẽ không làm suy yếu vai trò chi phối của Đảng Cộng sản trong việc ra quyết định của các công ty; ông Tâp dương ra các rào cản quan trọng đối với đầu tư nước ngoài; và ngay cả khi chính phủ cam kết một sự thay đổi từ tăng trưởng lấy đầu tư làm chính, việc duy trì các nỗ lực kích thích kinh tế đã góp phần vào mức tăng dư nợ địa phương ngày càng cao. Thật vậy, theo Global Times, một tờ báo Trung Quốc, mức gia tăng trị giá nợ xấu đang tồn động trong sáu tháng đầu năm 2014 vượt quá giá trị của khoản nợ xấu mới của cả năm 2013.
Hơn nữa, ông Tập truyền cảm hứng về chương trình nghị sự kinh tế của mình cho cả những người dân tộc CN – thậm chí là bài ngoại – một tình cảm thấm đẫm trong chương trình nghị sự chính trị của ông. Chiến dịch chống tham nhũng và chống độc quyền hung hăng của ông ta nhắm vào mục tiêu các tập đoàn đa quốc gia làm ra sản phẩm, bao gồm sữa bột, vật tư y tế, dược phẩm và phụ tùng thiết bị tự động. Vào tháng Bảy năm 2013, trên thực tế, Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia của Trung Quốc hạ nhục đại diện của 30 công ty đa quốc gia trong một nỗ lực để buộc họ phải thừa nhận hành vi sai trái. Đôi khi, Bắc Kinh dường như cố tình ngầm phá hoại hàng hóa và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát chú tâm rất nhiều vào việc cáo buộc hành vi sai trái ở các công ty đa quốc gia trong khi vẫn khá im tiếng về vấn đề tương tự tại các công ty Trung Quốc.
Giống như chiến dịch chống tham nhũng của mình, điều tra của ông Tập đối với các công ty nước ngoài chú vào câu hỏi về mục đích cơ bản. Trong một cuộc tranh luận công bố rộng rãi trên sóng đài truyền hình nhà nước Trung Quốc giữa người đứng đầu Phòng Thương mại Liên minh châu Âu ở Trung Quốc và một quan chức Ủy ban Cải cách và Phát triển và Quốc gia, quan chức châu Âu buộc người đồng nhiệm Trung Quốc phải ra mặt bào chữa sự phân biệt đối xử giữa công ty nước ngoài và trong nước của chính phủ Trung Quốc. Cuối cùng, vị quan chức Trung Quốc tỏ ra chịu thua khi nói rằng thủ tục chống độc quyền của Trung Quốc là một thủ tục “đặc sắc Trung Quốc.”
Lời hứa ban đầu về cải tổ lớn của ông Tập như vậy vẫn chưa thành hiệnthực. Một bảng điểm 31 trang về cải cách kinh tế của Trung Quốc được Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung công bố trong tháng 6 năm 2014 chứa cả chục nhiệm vụ chưa hoàn thành. Chỉ đúng có ba sáng kiến chính sách của ông Tập là thành công: giảm thời gian cần thiết để đăng ký kinh doanh mới, cho phép các tập đoàn đa quốc gia sử dụng đồng tiền Trung Quốc để mở rộng kinh doanh và cải cách hệ thống hộ khẩu. Tuy nhiên, khi tìm cách giải quyết vấn đề cải cách sâu sắc hơn có thể đòi hỏi một cú sốc cho hệ thống, chẳng hạn như sự sụp đổ của thị trường nhà ở. Hiện nay, ông Tập cũng có thể là kẻ thù tệ hại nhất của chính mình: các yêu cầu tự do thị trường không khớp với ý muốn nắm quyền kiểm soát kinh tế của ông ta.
Đánh thức sư tử
Nỗ lực của ộng Tập trong chuyển đổi chính trị và kinh tế trong nước được kết hợp với các động thái khá kịch tính nhằm tạo lập Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu. Các cội rễ chính sách đối ngoại của ông Tập, tuy nhiên, có trước cái chức chủ tịch của ông ta. Ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu công khai thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu một sự suy tàn không tránh khỏi sẽ nhường cho Trung Quốc vị trí đỉnh cao của trật tự toàn cầu. Trong một bài phát biểu tại Paris tháng 3 năm 2014, ông Tập nhớ lại suy ngẫm của Napoleon về Trung Quốc: “Napoléon nói rằng Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và một khi nó tỉnh dậy, thế giới sẽ rung chuyển”. Con sư tử Trung Quốc, ông Tập đảm bảo với các thính giả của mình, “đã thức dậy, nhưng đây là một con sư tử ôn hòa, thân mật và văn minh”. Tuy nhiên, một số hành động của ông Tập ngược lại các trấn an của ông. Ông đã thay thế câu thần chú cũ nhiều thập niên trước của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình – “ẩn mình chờ thời” – bằng một chính sách đối ngoại bành trướng xa hơn và cục súc hơn.
Đối với ông Tập, mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, nghĩa bóng và nghĩa đen. Ông ta làm sống lại khái niệm cổ xưa Con đường tơ lụa kết nối đế chế Trung Quốc với Trung Á, Trung Đông, và thậm chí cả Châu Âu bằng cách đề xuất một mạng lưới rộng lớn của các tuyến đường sắt, đường ống dẫn, đường cao tốc, và kênh đào dọc theo tuyến đường cũ. Cơ sở hạ tầng, theo đó ông Tập hy vọng các ngân hàng và các công ty Trung Quốc sẽ tài trợ và xây dựng, sẽ cho phép thương mại giữa Trung Quốc và nhiều phần còn lại của thế giới tăng lên. Bắc Kinh cũng xem xét xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc xuyên lục địa khoảng 8.100 dậm sẽ kết nối Trung Quốc đến Canada, Nga, và Hoa Kỳ thông qua eo biển Bering. Ngay cả Bắc Cực cũng trở thành sân sau của Trung Quốc: các học giả Trung Quốc mô tả đất nước của họ như là một đất nước “gần Bắc Cực”.
Cùng với cơ sở hạ tầng mới, ông Tập cũng muốn thành lập các tổ chức mới để hỗ trợ vị trí của Trung Quốc như một nhà lãnh đạo khu vực và toàn cầu. Ông giúp thành lập một ngân hàng phát triển mới, do các nước BRIC vận hành – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – để thách thức địa vị đứng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Và ông đi đầu trong việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu có thể cho phép Trung Quốc trở thành nhà tài chánh hàng đầu về phát triển khu vực. Hai nỗ lực nầy báo hiệu lòng thèm muốn của ông Tập tận dụng sự thất vọng trước sự thiếu thiện chí của Hoa Kỳ giúp cho các tổ chức kinh tế quốc tế đại diện cho các nước đang phát triển nhiều hơn.
Ông Tập cũng đã thực hiện các sáng kiến an ninh khu vực mới. Ngoài Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã tồn tại, một tổ chức an ninh do Trung Quốc dẫn đầu có Nga và bốn quốc gia Trung Á, ông Tập muốn xây dựng một cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương mới có thể loại trừ Hoa Kỳ. Phát biểu tại một hội nghị hồi tháng 5 năm 2014, ông Tập nhấn mạnh quan điểm: “Cấu trúc nầy là người dân châu Á điều hành công việc châu Á, nó giải quyết các vấn đề của châu Á, và duy trì an ninh của châu Á.”
Sự háo hức của ông Tập về một chính sách khu vực cục súc trở nên hiển hiện trước cả nhiệm kỳ chủ tịch của mình. Năm 2010, ông Tập chủ trì các tập đoàn hàng đầu chịu trách nhiệm về chính sách Biển Đông của Trung Quốc trong mở rộng định nghĩa về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc gồm cả tuyên bố mở rộng lãnh hải ở biển Đông. Kể từ đó, ông ta sử dụng tất cả mọi thứ từ hải quân Trung Quốc cho tới tàu thuyền đánh cá để cố gắng bảo toàn các tuyên bố nầy – tuyên bố tranh chấp của các quốc gia ven biển khác. Vào tháng 5 năm 2014, xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra khi Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào khu vực tranh chấp ở Biển Đông; căng thẳng vẫn ở mức cao cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan về vào giữa tháng 7. Để hổ trợ thực thi các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Hoa đông, ông Tập tuyên bố một “vùng nhận dạng phòng không” ở một phần vùng biển nầy, chồng lên những xác lập của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông cũng đã công bố các quy định về đánh bắt cá trong khu vực. Không nước nào trong số các lân bang của Trung Quốc công nhận bất kỳ động thái nào nầy là hợp pháp. Song Bắc Kinh thậm chí còn vẽ lại bản đồ của Trung Quốc, cho dập nổi hình trên hộ chiếu Trung Quốc,khi gom cả khu vực đang có tranh chấp với Ấn Độ cũng như với các nước trong khu vực Đông Nam Á làm thổi bùng lên cơn giông bão chính trị.
Những cuộc diễn tập quân sựdấy lên tình cảm dân tộc CN trong nước và CN dân tộc hiểm độc cảở nước ngoài. Cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo dân tộc CN tương tự như ở Ấn Độ và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại trước chính sách của ông Tập và thực hiện các biện pháp để tăng cường an ninh của chính nước mình. Thật vậy, trong chiến dịch vận động tranh cử chức thủ tướng Ấn Độ hồi đầu năm 2014, Narendra Modi chỉ trích khuynh hướng bành trướng của Trung Quốc, rồi ông và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nâng cấp quan hệ quốc phòng và an ninh của hai nước. Một số nỗ lực an ninh khu vực mới đang được tiến hành mà không có Bắc Kinh (cũng như Washington). Ví dụ, Ấn Độ đang đào tạo hải quân cho một số nước Đông Nam Á, bao gồm Myanmar và Việt Nam, và quân đội nhiều nước trong khu vực – bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, và Hàn Quốc –có kế hoạch diễn tập phòng thủ chung.
Một phản ứng mạnh mẽ
Đối với Hoa Kỳ và nhiều nước còn lại của thế giới, sự thức giấc của Trung Quốc dưới trào ông Tập kích động hai phản ứng khác nhau: một mặt, khơi gợi đạt được một nước Trung Quốc mạnh hơn, ít tham nhũng hơn.Mặt khác là sự quan ngại đáng kể trước những thách thức đối với Mỹ về một nước Trung Quốc độc tài, quân phiệt trong việc lập lại một trật tự tự do.
Cộng với những điều trên, kế hoạch trục huyết mạch Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh đối với sự ổn định chính trị ở Trung Đông.Việc nầy có thể tạo cho Bắc Kinh một khích lệ để bắt tay với Washington trong bảo đảm hòa bình trong khu vực. Tương tự, lợi ích ngày càng lớn các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài có thể tạo cho Washington đòn bẩy lớn hơn tiến tới một hiệp ước đầu tư song phương với Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng nên khuyến khích sự tham gia của Trung Quốc vào Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận tự do thương mại khu vực lớn còn đang đàm phán. Giống như các cuộc đàm phán của Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào những năm 1990 đã thúc đẩy các nhà cải cách kinh tế của Trung Quốc đề xuất sự thay đổi trong nước, thì việc đàm phán gia nhập TPP ngày nay cũng có thể y vậy.
Ngoài ra, mặc dù Trung Quốc đã có phần đáng kể của mình trong hệ thống quốc tế, Hoa Kỳ phải làm sao để giữ cho Trung Quốc đồng bè với mọi người. Ví dụ, Quốc hội Mỹ cần phê chuẩn những thay đổi được đề xuất về hệ thống bỏ phiếu nội bộ Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ cho phép Trung Quốc và các nước đang phát triển khác có tiếng nói lớn hơn trong việc quản trị quỹ và do đó làm giảm quyết tâm của Bắc Kinh trong thành lập các thể chế cạnh tranh.
Về khía cạnh tiêu cực, cái ngôn phong dân tộc CN và dáng điệu quân sự quyết đoán của ông Tập là một thách thức trực tiếp đến lợi ích của Mỹ trong khu vực và khơi gợi một phản ứng mạnh mẽ. Các khái niệm “Xoay trục” hay “Tái cân bằng”của Washington tại châu Á chỉ đơn giản thể hiện một phản ứng trước hành vi quyết đoán hơn của Trung Quốc. Việc nầy cũng phản ánh các giá trị chính sách đối ngoại kiên định nhất của Hoa Kỳ: tự do trên biển, không trung và không gian; thương mại tự do, các quy định của pháp luật; và nhân quyền cơ bản. Nếu không có một trục mạnh mẽ, vai trò của Hoa Kỳ như là một cường quốc khu vực sẽ giảm, và Washington sẽ bị mất quyền tham gia sâu hơn vào nhiều nền kinh tế năng động nhất thế giới. Do đó, Hoa Kỳ cần phải hổ trợ cho trục của mình qua sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương để ngăn cản hay chống lại sự gây hấn của Trung Quốc; đạt được sự đồng tâm rồi sau đó phê chuẩn TPP; và thúc đẩy chương trình hỗ trợ các tổ chức dân chủ và xã hội dân sự ở các nơi như Campuchia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam, những nước có nền dân chủ non trẻ nhưng đang phát triển.
Đồng thời, Washington nên nhận thức là ông Tập có thể bất thành trong việc chuyển đổi Trung Quốc đúng như cách ông xác quyết. Ông đề ra quan điểm của mình, song các áp lực từ cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc sẽ định hướng con đường đất nước nầy đi về phía trước theo những cách bất ngờ. Một số quốc gia có nhiều hàng hóa đang nản lòng thương thảo với các công ty Trung Quốc, họ gặp rắc rối vì thiếu các xác nhận về trách nhiệm xã hội, việc nầy buộc Bắc Kinh khai phá những cách thức mới trong kinh doanh. Các lân bang của Trung Quốc, lo sợ trước sự vênh váo của Bắc Kinh, đã bắt đầu hình thành các mối quan hệ an ninh mới. Thậm chí chuyên gia chính sách đối ngoại có tiếng tại Trung Quốc, như Wang Jisi ở Đại học Bắc Kinh và đại sứ về hưu Wu Jianmin, phát biểu về những hạn chế trong phương hướng chung trong chính sách đối ngoại của ông Tập.
Cuối cùng, mặc dù ít nhiều chánh sách đối nội hay đối ngoại của ông Tập tỏ ra chào mời sự tham gia nhiều hơn với Hoa Kỳ, Washington không nên đóng khung mối quan hệ với Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh. Ứng xử với Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh hay kẻ thù chỉ tạo cớ chống phương Tây cho ông Tập, làm suy yếu những người ở Trung Quốc thúc đẩy việc hiện đại hóa và có phần thúc đẩy sự hợp tác song phương hơn là giảm tầm vóc của Hoa Kỳ. Thay vào đó, Nhà Trắng cần đặc biệt chú ý đến sự tiến triển các chính sách của ông Tập khi tận dụng lợi thế của những nước có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và đẩy lùi những ai làm suy yếu lợi ích của Mỹ. Đối mặt với sự không chắc chắn về tương lai của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn phải linh hoạt và nhanh chân.
http://www.foreignaffairs.com/articles/142201/elizabeth-c-economy/chinas-imperial-president
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.