Đường ống dẫn khí đốt qua biển Baltic vẫn có thể dừng lại?

  • This topic is empty.
Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #33125
      NCQT
      Keymaster

      Đường ống dẫn khí đốt qua biển Baltic vẫn có thể dừng lại?

      Tác giả: Johann Stephanowitz | Vũ Ngọc Chi dịch

      Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký biện pháp trừng phạt đối với việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở biển Baltic sau khi Quốc hội phê chuẩn. Công ty Allseas của Thụy Sĩ sau đó đã ngưng công việc của mình tại đường ống gần như đã hoàn thành cho đến khi có thông báo mới và muốn chờ thêm chỉ thị từ các cơ quan có trách nhiệm của Hoa Kỳ. Bây giờ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Có phải Nord Stream 2 vì đó sẽ thất bại ngay trước khi hoàn thành? Chúng tôi trả lời các câu hỏi quan trọng nhất.

      Các lệnh trừng phạt bao gồm chính xác những gì?

      Với “Luật bảo vệ an ninh năng lượng của châu Âu”, Tổng thống Mỹ muốn ngưng việc xây dựng Nord Stream 2 ngay trước khi nó hoàn thành. Cụ thể, các biện pháp trừng phạt được chỉ đạo chống lại các công ty điều hành, các hãng đặt các đường ống dẫn khí ở biển Baltic với các tàu chuyên dụng cao. Donald Trump muốn các công ty này rút ra khỏi dự án. Với mục đích này, Ngoại trưởng Mike Pompeo, cùng với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, sẽ báo cáo trước Quốc hội những con tàu nào được sử dụng để xây dựng đường ống và công ty nào vận hành chúng. Các nhà quản lý của các công ty này và các cổ đông chính của họ sau đó có thể bị cấm vào Hoa Kỳ. Giao dịch của những người này,  liên quan đến đến tài sản hoặc lợi ích kinh doanh của họ ở Hoa Kỳ cũng có thể bị ngăn chặn.

      Tại sao Donald Trump áp đặt các lệnh trừng phạt?

      Giống như người tiền nhiệm Barack Obama, Trump chống lại việc xây dựng Nord Stream 2. Hoa Kỳ lo ngại rằng đường ống dẫn khí  sẽ khiến Đức phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Luật này quy định rằng quan hệ với châu Âu và Đức rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Do đó, bất kỳ nỗ lực làm suy yếu các mối quan hệ này nên được ngăn chặn. Các biện pháp này không chỉ nhằm vào Nord Stream 2, mà còn cả đường ống ở Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ.

      Việc xây dựng đường ống sẽ bị ngưng ngay bây giờ?

      Đường ống hiện đang được xây dựng là đường ống khí đốt thứ hai để vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga đến Đức không đi qua Ukraine và Ba Lan mà qua biển Baltic. Điểm xuất phát là bờ biển Baltic của Nga phía tây St. Petersburg, điểm đến là Lubmin gần Greifswald, Đức. Xây dựng bắt đầu vào năm 2018 và hiện đang trong giai đoạn cuối cùng.

      Foto: Bernd Wüstneck/dpa Một con tàu đang đặt đường ống tại biển Baltic.

      Ngay cả khi công ty Allseas của Thụy Sĩ với các tàu đặc biệt của mình đã ngừng đặt ống, lệnh trừng phạt của Mỹ không có nghĩa là Nord Stream 2 chấm dứt – bởi vì các lệnh trừng phạt sẽ chỉ có hiệu lực sau thời gian chuyển tiếp 30 ngày. Trên thực tế, chỉ còn thiếu khoảng 300 km đường ống khí đốt tự nhiên. Khoảng năm km đường ống hiện đang được đặt mỗi ngày. “Hai tàu vẫn cần khoảng 20 ngày”, Mikhail Krutikhin từ công ty tư vấn độc lập RusEnergy nói. Ngoài ra, công ty Gazprom của Nga đã định vị tàu Fortuna của Nga tại cảng Sassnitz trên Rügen. Tàu này ít nhất có thể xử lý phần cuối cùng. “Ngay cả khi các lệnh trừng phạt được thực thi nhanh chóng, việc hoàn thành hiện vẫn được đảm bảo”, Krutikhin, một trong những nhà phê bình chính của đường ống nói.

      Liên đoàn (Nordstream AG ) đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục xây dựng nhanh nhất có thể bất chấp các lệnh trừng phạt. “Hoàn thành dự án là điều cần thiết cho an ninh nguồn cung của châu Âu. Cùng với các công ty liên quan, chúng tôi sẽ làm việc để hoàn thành đường ống nhanh nhất có thể”, tập đoàn nói.

      Lợi ích kinh tế có vai trò trong các lệnh trừng phạt?

      Các nhà phê bình chỉ ra rằng một lý do cho các lệnh trừng phạt cũng có thể là Mỹ muốn bán khí đốt hóa lỏng của riêng mình ở châu Âu. Nó đắt hơn so với khí đốt đường ống của Nga. Các biện pháp trừng phạt được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz và đồng nghiệp dân chủ Jeanne Shaheen. Cruz đến từ Texas, nơi dầu khí là ngành công nghiệp hàng đầu. Các công ty này cũng là các nhà tài trợ chính cho vị Thượng nghị sĩ này. Mối quan tâm của Shaheen là sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ, cũng đưa bà tới gần với các công ty năng lượng của Mỹ. Một lá thư của Cruz và đồng nghiệp Cộng hòa của ông tại Thượng viện, Ron Johnson, gửi cho người đứng đầu Allseas, nói: “Chúng tôi hiểu rằng chính phủ Nga đang trả cho Allseas một số tiền rất đáng kể để hoàn thành đường ống Nord Stream 2”. Nếu công ty tiếp tục làm việc “dù chỉ một ngày” sau khi ký Đạo luật trừng phạt của Hoa Kỳ, công ty có thể phải đối mặt với “các biện pháp trừng phạt kinh tế và pháp lý có thể gây tổn hại”.

      Nga phản ứng như thế nào?

      Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt. Hoa Kỳ cố gắng đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng châu Âu như một đối thủ cạnh tranh để cho các công ty Mỹ nhảy vào, nghị sĩ Nga Dmitry Novikov của cơ quan Interfax cho biết. Mục đích là để buộc người châu Âu mua khí đốt hóa lỏng đắt tiền từ Hoa Kỳ, mặc dù nó phi kinh tế.

      Chính phủ ở Moscow cũng nhận thấy đây là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. “Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ được hoàn thành,” phát ngôn viên của Kremlin, Dmitri Peskow cho biết hôm thứ Tư. Theo Peskow, các lệnh trừng phạt là một ví dụ về “lợi ích cá nhân vô đạo đức” của Hoa Kỳ. Điều này sẽ buộc châu Âu phải mua khí đắt tiền hơn của họ. Peskow coi điều này là vi phạm luật pháp quốc tế.

      Còn chính phủ Đức?

      Trong một phản ứng đầu tiên, chính phủ Liên bang Đức đã lên án các biện pháp trừng phạt là “can thiệp”. “Chính phủ liên bang bác bỏ các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ như vậy”, phó phát ngôn viên chính phủ Ulrike Demmer nói. “Chúng nhắm vào các công ty Đức và châu Âu và như vậy là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi,” Demmer nói.

      Các biện pháp trừng phạt của Mỹ là “đặc biệt khó hiểu”, nhất là khi nhìn vào thỏa thuận đạt được tại Berlin hôm thứ Năm liên quan đến hợp đồng vận chuyển khí đốt mới giữa Nga và Ukraine, “ông Demmer nói. Theo điều phối viên xuyên Đại Tây Dương Peter Beyer, Chính phủ Liên bang sẽ không đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng các biện pháp đối phó.

      Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Olaf Scholz (SPD) cũng chỉ trích các biện pháp của Hoa Kỳ. “Các biện pháp trừng phạt như vậy là một sự xâm phạm nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Đức và châu Âu và chủ quyền của chính họ”, ông nói với văn phòng ở thủ đô của đài ARD. “Chúng tôi mạnh mẽ không chấp nhận điều đó.” Một điều như thế không nên xảy ra giữa những người bạn cùng liên kết với nhau trong NATO.

      Giống như Điều phối viên xuyên Đại Tây Dương Beyer, Scholz chống lại các biện pháp đối phó ngay lập tức. “Bây giờ tùy thuộc vào công ty và các công ty liên quan đến việc xây dựng đường ống để đưa ra quyết định tiếp theo”, ông nói. “Rõ ràng đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ không chấp nhận một hình phạt như vậy sẽ được áp dụng.” Chính phủ Liên bang sẽ nói rõ điều này với chính phủ Mỹ trong tất cả các cuộc thảo luận và trong tất cả các dịp.

      Đức được coi là nước hỗ trợ chính cho Nord Stream 2. Ví dụ, nó đã giúp nhà điều hành Nga, Nordstream AG, luồn lách  các nguyên tắc chung về khí đốt của châu Âu, theo đó từ năm nay nhà cung cấp khí đốt và chủ sở hữu đường ống phải tách biệt ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của Nord Stream 2 thì không phải như vậy.

      Quan điểm của EU về tranh chấp này là gì?

      Đối với Ủy ban EU, dự án này  gây khó xử. Trong khi Đức đứng đằng sau việc xây dựng đường ống, nhiều thành viên EU khác không chấp nhận. Do đó, Ủy ban đã thúc đẩy việc cải cách các nguyên tắc chung về khí đốt, đó là chịu sự quản lý của các quy tắc của EU. Ủy ban đã phản ứng thận trọng với các lệnh trừng phạt. Chính quyền Brussels hiện đang kiểm tra các tác động có thể có đối với các công ty châu Âu. “Về nguyên tắc, EU bác bỏ các lệnh trừng phạt đối với các công ty EU làm kinh doanh hợp pháp”, người phát ngôn nói. Mục tiêu của Ủy ban luôn là Nord Stream 2 phải được vận hành một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và chịu sự giám sát đầy đủ. Với nguyên tắc chung về Khí đốt của EU, có hiệu lực vào năm 2019, hiện đã có các quy tắc rõ ràng cho tất cả các đường ống từ các nước thứ ba trong thị trường khí đốt châu Âu.

      Ukraine liên quan đến cuộc xung đột trên Nord Stream 2 như thế nào?

      Khí đốt tự nhiên của Nga được vận chuyển đến Đức không chỉ qua biển Baltic mà còn qua các nước Đông Âu như Ukraine. Ukraine nhận tiền từ Nga cho việc này, nhưng hợp đồng tương ứng sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Do căng thẳng chính trị giữa hai nước, từ lâu vẫn chưa rõ liệu có đạt được thỏa thuận mới hay không. Nhưng bây giờ cả hai nước đã đạt được thỏa thuận sau khi đàm phán ở Berlin và ở Minsk, Belarus. Cả hai bên đã ký một giao thức cho một thỏa thuận, qua đó gia hạn vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến châu Âu, người phát ngôn của công ty năng lượng Nga Gazprom cho biết hôm thứ Sáu. Văn phòng Tổng thống Ukraine đã xác nhận điều này trên Facebook.

      Ukraine bác bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Đức. “Đây là những người bạn của chúng tôi, những người ủng hộ chúng tôi”, Ngoại trưởng Ukraine, ông Vadim Prystajko, nói hôm thứ Sáu sau cuộc gặp với người đồng cấp Heiko Maas (SPD) tại Berlin. Tuy nhiên, chính phủ ở Kiev vẫn chống lại Nord Stream 2. Họ lo ngại cho vị thế quốc gia trung chuyển quan trọng của mình.

      Bản gốc tiếng Đức: Kann die Ostseepipeline noch gestoppt werden?

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.