Giàn khoan dầu của Trung Quốc rút đi và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4576
      TQNam
      Moderator

      Giàn khoan dầu của Trung Quốc rút đi và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)

      Gregory B. Poling – 24 tháng 7 2014

      Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã đưa ra một thông báo bất ngờ vào ngày 16: họ đã quyết định rút giàn khoan khỏi vùng nước thuộc chủ quyền Việt Nam ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Giàn khoan trị giá $1 tỷ đã được đặt trong vùng tranh chấp hồi hai tháng trước với sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, và Bắc Kinh dự định có thể giàn được giữ tại chổ cho đến giữa tháng Tám để tiến hành khoan thăm dò. Việc đột ngột rút về chỉ vài tuần trước khi Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)diễn ra đã để lại cho Washington và các đối tác của mình nhiều câu hỏi hơn là lời giải đáp.
      Các câu hỏi trực tiếp nhất tiếp sau việc giàn khoan rút lui rõ ràng là vì sao vậy? CNPC cho biết là giàn khoan, sau khi khoan hai giếng khoan thăm dò, đã hoàn tất công việc của mình sớm hơn dự kiến.Các mẫu sẽ được phân tích, công ty nầy cho biết, và sau khoảng thời gian không được tiết lộ,giai đoạn thăm dò tiếp theo có thể được tiếp tục. Lời giải thích này là có thể, nhưng thiếu thuyết phục. Trước tiên, giả sử rằng bản chất của hoạt động của giàn khoan ở những vùng biển tranh chấp nầy chủ yếu là thương mại; thì là không. Thứ hai, giả định rằng giàn khoan hoàn tất công việc của mình trước thời hạn cả tháng ngay cả sau những chậm trể đáng kể do các nỗ lực của tàu Việt Nam đã ngăn trở các hoạt động của nó.

      Cách giải thích thứ hai, cũng được truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa ra, rằng giàn khoan được rút ra phần lớn là do hướng di chuyển của cơn bão Rammasun, nó đã đổ bộ vào Philippines một ngày trước đó. Không nghi ngờ gì là cơn bão đã làm ảnh hưởng đến thời điểm triệt thoái. Như Carl Thayer đã chỉ ra, giàn khoan được xây dựng chịu được cơn bão, nhưng hơn 100 tàu của Trung Quốc theo bảo vệ nó thì không. Nhưng lại rút giàn khoan về vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam, như CNPC tuyên bố, là không cần thiết mấy và cũng không an toàn hơn bao nhiêu. Đó là nơi mà Rammasun sẽ đổ bộ. Thay vào đó, Trung Quốc có thể dễ dàng kéo giàn khoan đến quần đảo Hoàng Sa để bảo vệ.

      Lời giải thích khả dĩ nhất là cơn bão ập đến đã tạo cớ cho chính quyền Trung Quốc thông báo triệt thoái mà vẫn thuận mồm. Giàn khoan được rút khỏi vùng biển tranh chấp vào một thời điểm phải lúc, chỉ vài tuần trước ngày khai mạc ARF 10 tháng 8. Diễn đàn năm nay là, và vẫn là, hình thức quan trọng nhất đối với Trung Quốc, và có vẻ hình như Bắc Kinh hy vọng tẩy rữa ít nhất một số sỉ nhục nào đó. Ta hiểu ra điều nầy là nhở vào việc Trung Quốc đồng thời thả hai nhóm ngư dân Việt Nam bị bắt giữ tại vùng biển tranh chấp.

      Trong thời gian họp ARF và kèm theo đó là Hội nghị Bộ trưởng ASEAN 2012 (AMM), Trung Quốc có thể chia rẽ sự đồng lòng của ASEAN về Biển Đông bằng cách sử dụng ảnh hưởng đáng kể của mình lên vị chủ tịch Campuchia khi đó. Điều này đã được thực hiện dễ dàng hơn bởi thực tế mà nguồn gốc chính của căng thẳng sau đó chính là Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines-một hành vi đã đạt được một số thành công khi người ta đổ lỗi cho sai lầm của Philippines. Năm 2013, một số thành viên ASEAN đã do dự trong việc định lỗi hoàn toàn cho Bắc Kinh đối với các căng thẳng khi tin rằng Manila đã quá đà với quyết định đem chuyện chống Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.
      Nhưng rõ ràng là Trung Quốc đã quá lố vào năm 2014. Sự kháng cự mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc bố trí giàn khoan làm giới cầm quyền Trung Quốc bất ngờ. Tệ hơn nữa, theo quan điểm của Bắc Kinh, là vụ rắc rối đã đẩy Hà Nội tiếp sau Manila lao vào con đường trọng tài quốc tế. Nhiều quan chức Việt Nam, gồm cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã nói rằng đất nước đang xem xét các phương thức khác nhau tự mình kiện Trung Quốc hoặc tham gia đồng kiện với Philippines như một bên có liên quan.

      Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã tuột xuống mức thấp mới, Bắc Kinh tiếp tục căng thẳng với Philippines bằng cách phong tỏa quân đội Philippines đóng tại đảo Thomas Shoal II hồi tháng Ba, và sau đó tung ra các hoạt động cải tạo ở các bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa đẩy Philippines nộp đơn kiện lên trọng tài quốc tế. Thậm chí Malaysia đã tả ra lo lắng sau khi tàu Trung Quốc tuần tra đảo James Shoal-một bãi ngầm ngoài khơi bờ biển của Malaysia trong tháng Giêng và thề sẽ bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc tại đảo nầy.

      Hậu quả của tất cả các sự cố nầy, cộng với những vụ khác, đã đẩy nhận thức các nước trong khu vực về của mối đe dọa từ Trung Quốc lên tầm cao mới. Malaysia, Philippines, và Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp bộ ba đồng tranh chấp chưa từng có. Các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần đầu tiên ban hành một tuyên bố đơn phương trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo của tổ chức vào Tháng Năm bày tỏ lo ngại về những căng thẳng do giàn khoan gây ra. Và thậm chí sau cuộc đảo chính ở Thái Lan, nước đã tìm cách sử dụng mối quan hệ tốt với Trung Quốc như một bức tường thành chống lại sự cô lập quốc tế, ngày 17 tháng bảy đã lên tiếng ủng hộ quyền viện đến trọng tài quốc tế của Philippines.

      Điều có thể xem là hợp lý rằng Bắc Kinh đã quyết định tái điều chỉnh trước ARF. Các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã bàn thảo miệng trướclà sẽ ra tuyên bố chung sau Hội nghị AMM, trong đó kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tránh các hành động khiêu khích đơn phương. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng đã nói rằng họ sẽ trình bày một tài liệu đồng soạnvề các bước đi kế tiếp trong Biển Đông để các vị đồng cấp của họ trong ASEAN xem xét. Họ đang xem xét cả việc đóng băng hoàn toàn về xây dựng và các hoạt động khác trong vùng biển tranh chấp -một ý tưởng đã trở nên phổ biến sau khi Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs đề xuất nó trong hội nghị thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)về Biển Đông vào ngày 11 tháng 7.

      Điều quan trọng cần nhận ra là, tuy vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan của mình không tượng trưng cho một sự thay đổi chiến lược trong cách tiếp cận Biển Đông. Đây là một sách lượchạ bớt căng thẳng tốt nhất, không phải là một sự xuống thang vĩnh viễn. Sau rốt, Bắc Kinh đã không đưa ra một dấu hiệu nào để hy vọng sẽ giảm bớt căng thẳng với Philippines hay với Việt Nam, hoặc họ dễ dàng tiếp nhận những lời kêu gọi của quốc tế trong việc làm rõ các yêu sách của mình thỏa theo luật pháp quốc tế hoặc từ bỏ việc sử dụng sự áp chế.

      Đối với Hoa Kỳ và các đối tác, điều này có nghĩa rằng ARF cần được tiếp cận trên hai mặt trận. Ngoại trưởng John Kerry có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các hỗ trợ cho Bộ trưởng ASEAN -làm chân trụ về mặt tinh thần – trong một tập thể vững chắc kháng lại các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Quan trọng nhất, ông có thể tập hợp sự bảo lãnh quốc tế cho bất kỳ lập trường đồng thuận nào có thể có, đặc biệt là nếu nó bao gồm việc đóng băng các hoạt động trong vùng biển tranh chấp và xác nhận quyền của tất cả các bên được viện đến trọng tài.

      Đồng thời, Bộ trưởng Kerry không nên đẩy ARF vào cuộc vào cuộc vật lộn với Trung Quốc như là một kẻ thất phu. Việc rútgiàn khoan mở ra một khung sổ thực sự đầu tiên trong năm 2014, trong lúc đó Bắc Kinh có thể được khen vì đã tiến một bước xây dựng để xuống thang tình hình, ngay cả khi mà hai bên đều biết đó chỉ là một mẹo về sách lược. Các ngày 09-10 tháng 7 là Đối thoại Chiến lược và Kinh tế ở Bắc Kinh rồisựtham gia tiếp theo của Trung Quốc trong Diễn tập hải quân ở Thái Bình Dương tạo một số động lực tích cực bổ sung cho sự ràng buộc Mỹ-Trung. Sự tham gia của Trung Quốc vào ARF có thể sẽ không đề ra bất kỳ nhượng bộ nào về Biển Đông, bao gồm việc đóng băng các hoạt động đơn phương, nhưng điều đó không có nghĩa là cái nền tảng nầy không hẳn không dẫn đến một kết quả có tính xây dựng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á vào tháng Mười. Thậm chí nếu đó là một khả năng xa xôi, cũng không nên để vuột khỏi tầm tay.

      http://csis.org/publication/chinas-oil-rig-removal-and-asean-regional-forum

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.