Học thuyết biển của Tổng thống Jokowi

Tagged: 

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4543
      NCQT
      Keymaster

      Với vai trò là một quốc gia biển, Indonesia cần phải khẳng định vị thế của mình như một trục biển của thế giới. Vị trí này sẽ mở ra cơ hội giúp Indonesia phát triển hợp tác khu vực và quốc tế hướng tới sự thịnh vượng của người dân.

      Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo (giữa)

      Trong bối cảnh sự cạnh tranh gia tăng và một loạt các căng thẳng trong khu vực, Tổng thống IndonesiaJoko “Jokowi” Widodo đã trình bày trước các nhà lãnh đạo của khu vực Đông Á và một số cường quốc khác về học thuyết sẽ định hình các chính sách dưới chính quyền của Tổng thống trong 5 năm tới – Học thuyết “Trục Biển” (Maritime Axis Doctrine).

      Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) hôm thứ 5 (13/11), được tổ chức tại thủ đô mới của Myanmar, Naypyitaw, Tổng thống Jokowi giới thiệu tới khán giả một bài trình bày chi tiết về học thuyết chính sách đối ngoại của mình: Indonesia sẽ đóng vai trò là một điểm tựa trên biển, một cường quốc giữa hai đại dương.

      Với nhận thức rõ ràng về sự chuyển dịch lớn đang diễn ra từ phương Tây sang khu vực Đông Á trong thế kỷ 21, Tổng thống Jokowi nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của Indonesia với vai trò là một quốc gia nằm ở trung tâm của những thay đổi địa lý, kinh tế và chính trị đang diễn ra một cách sâu rộng trên toàn cầu.

      Trong bài phát biểu kéo dài 5 phút, Tổng thống cũng cho biết: “Như vậy, với vai trò là một quốc gia biển, Indonesia cần phải khẳng định vị thế của mình như một trục biển của thế giới. Vị trí này sẽ mở ra cơ hộigiúp Indonesia phát triển hợp tác khu vực và quốc tế hướng tới sự thịnh vượng của người dân.”

      Tổng thống cũng giải thích rằng, với vai trò là một trục biển của thế giới, Indonesia chắc chắn muốn tham gia trong việc xác định tương lai của khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

      Tổng thống Jokowi cũng khẳng định: “Chúng tôi muốn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thay vì trở thành đấu trường giành giật nguồn tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ và vị thế bá quyền trên biển, sẽ vẫn giữ vai trò là khu vực hòa bình và an toàn cho hoạt động thương mại của thế giới.”

      Tổng thống Jokowi nói rằng học thuyết này dựa vào năm trụ cột hành động để đảm bảo an ninh khu vực.

      “Indonesia phải xây dựng sức mạnh phòng thủ trên biển của mình. Nhiệm vụ này là vô cùng cần thiết không chỉ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền và kinh tế biển, mà nó còn giúp đảm bảo an toàn hàng hải và an ninh biển.”

      Ông Andi Widjajanto, Chánh văn phòng nội các, cho biết dựa trên trụ cột đó Indonesia sẽ phải chuyểnhướng ưu tiên quốc phòng ra biển.

      Cũng là một người được đào tạo chuyên sâu về quốc phòng và an ninh, ông Andi cho biết: “Quốc phòngtrên biển sẽ là sự kết hợp của Cảnh sát biển và Hải quân, để từ đó, với vị thế là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới chúng tôi sẽ tăng thêm đáng kể số lượng các tàu tuần tra và tàu chiến”.

      Ông Rizal Sukma, quan sát viên các vấn đề nước ngoài của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia cho rằng học thuyết chính sách đối ngoại của ông Jokowi, trong đó đặt vị trí Indonesia như một điểm tựa trên biển,cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của ông về vị trí địa chính trị của Indonesia, về bản sắc của một quốc gia biển và những mục tiêu phát triển của nước này.

      Ông Rizal, cố vấn cho Tổng Jokowi trong chuyến ngoại giao con thoi 9 ngày của ông tới các nước Trung Quốc, Myanmar và Úc cho biết: “Điều này cũng có nghĩa nguyên tắc tự do và chủ động của ngoại giaoIndonesia đã có một diện mạo mới trong một bối cảnh chiến lược mới khi quan hệ giữa các quốc giatại khu vực và trên thế giới đang thay đổi.”

      Ông Rizal cho biết thêm “Indonesia sẽ đối mặt với những thách thức to lớn để có thể tuân thủ đúng theo nguyên tắc tự do và chủ động của mình.”

      Tổng thống Jokowi chọn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) để giới thiệu học thuyết trục biển của mình bởi diễn đàn đóng một vai trò quan trọng trong an ninh khu vực, ổn định và thịnh vượng kinh tế.

      Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã quy tụ các nhà lãnh đạo từ 10 quốc gia thành viên ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các Tổng thổng Mỹ và Hàn Quốc và các Thủ tướng Trung Quốc, Nga , Úc, Ấn Độ, New Zealand và Nhật Bản tham dự.

      18 nước thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đại diện cho 55% dân số thế giới và chiếm khoảng 56% GDP toàn cầu. Hội nghị Thượng đỉnh cho ra một tuyên bố chung về nhiều vấn đề khác nhau, từ kêu gọi ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria cho đến sự bùng nổ virus chết người Ebola.

      Năm trụ cột của học thuyết Trục Biển của Indonesia

      • Xây dựng lại nền văn hoá biển của Indonesia. Là một quốc gia được tạo thành từ 17.000 hòn đảo, Indonesia phải nhận ra rằng tương lai của mình phần lớn được quyết định bởi cách mà nước này quản lý các đại dương.
      • Indonesia sẽ duy trì và quản lý tài nguyên biển trong đó tập trung vào việc thiết lập chủ quyền đối với các thực phẩm có xuất xứ từ biển.
      • Indonesia sẽ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối trên biển bằng cách xây dựng các trạm thu phí trên biển và cảng biển nước sâu, đồng thời cải thiện ngành công nghiệp vận chuyển, hậu cần và du lịch biển.
      • Thông qua ngoại giao biển, Indonesia phải giải quyết các nguyên nhân gây nên xung đột trên biển, chẳng hạn như đánh bắt cá trái phép, xâm phạm chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ, cướp biển và ô nhiễm.
      • Là một quốc gia với vai trò là cầu nối giữa hai đại dương, Indonesia phải xây dựng sức mạnh quốc phòng trên biển của mình.

      Bài viết được đăng lần đầu tiên trên trang The Jakarta Post.

      Người dịch: Quang Tiệp | Hiệu đính: Minh Ngọc
      Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.