NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 8 years, 2 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
21/08/2016 at 11:03 #17675NCQTKeymaster
Hồi ký của Viktor Maslov,con rể cố TBT Lê Duẩn
Dịch giả: Phan Độc Lập
“Tôi mơ thấy một luồng sáng: người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm heparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn …
Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam”.
Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viktor Maslov, con rể cố TBT Lê Duẩn.
Dịch từ nguyên bản tiếng NgaI.
Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn.
Ảnh: RIA Novosti/ tư liệu gia đình của V. MaslovCó lẽ mọi chuyện đã không trở nên quá phức tạp, nếu như tôi biết được ngay từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được làm sáng tỏ thì đã muộn quá rồi. Tôi đã yêu, yêu đến phát điên đến nỗi không còn biết mình là ai nữa và không thể từ chối được mối tình đó nữa rồi.
Chúng tôi gặp nhau ở khoa Vật lý của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU), nơi Lê Vũ Anh đang theo học. Tại thời điểm làm quen với nhau tôi đã là giáo sư tiến sỹ toán-lý và là tác giả của một lý thuyết, mà ở nước ngoài người ta gọi là lý thuyết chỉ số nhóm Maslov (Maslov-type index theory). Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng, cũng như trong cơ học lượng tử, hóa học lượng tử và quang học. Chỗ làm việc chính của tôi là ở Trường đại học chế tạo máy điện tử Moskva (МИЭМ), nhưng khoa Vật lý của MGU lại từng là ngôi nhà thân yêu, nơi tôi đã từng học tập và giảng dạy ở đó.
Bao nhiêu năm đã trôi qua, cả một cuộc đời. Rất nhiểu sự kiện và ấn tượng đã mờ dần trong trí nhớ, nhưng hình ảnh cố công chúa xinh đẹp, chói sáng vào một ngày đang đứng nơi cuối hành lang cho đến tận bây giờ vẫn luôn hiện về trước mắt tôi. Cô gái không quen biết đang di chuyển bằng các động tác với vẻ duyên dáng và kiều diễm không thể tả, tôi bước theo nàng như một kẻ si mê. Đến gần cửa phòng thí nghiệm nàng dừng lại và quay mặt lại. Nàng thoáng nhìn tôi một giây từ đôi mắt đen huyền, mỉm cười và ẩn mình vào trong phòng thí nghiệm. Cô gái ngoại quốc, tôi chợt nhận ra và nghĩ rằng, nàng đến từ Ấn Độ.
Thành thật mà nói, tôi thường thích phụ nữ phương đông. Một trong những nhà vật lý học bạn tôi nói đùa ”Maslov của chúng ta là nhà đông phương học lớn”. Trong MGU có rất nhiều sinh viên từ các nước châu Á theo học, trong đó có sinh viên từ Việt Nam, đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Tất cả họ đều luôn nhận được thiện cảm và sự cảm thông từ mọi người. Ở khoa Vật lý cũng có nhiều sinh viên Việt Nam, tôi nhanh chóng kết bạn với họ, đặc biệt là với hai cô gái Phúc và Tình. Phúc là con gái của nhà quân sự-chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, còn Tình là con gái của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Cả hai cô gái đều giấu giếm bố mình là ai, cũng như các sinh viên Việt Nam khác xuất thân từ giới quý tộc Việt Nam, họ đề phòng lộ diện để tránh các mưu đồ và hành động khiêu khích chính trị từ chính quyền Xô viết.
Thực tế là như thế này, quan hệ giữa hai nước chúng ta, bất chấp việc đảm bảo tình hữu nghị mãi mãi bền vững, nhưng vẫn có thể xảy ra bất đồng, xuất phát từ phía này hoặc phía kia. Liên Xô vốn quan tâm đến việc mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Á, trong hoàn cảnh đang gia tăng bất đồng với Trung Quốc, buộc phải hào phóng viện trợ giúp đỡ “người em” Việt Nam. Việt Nam hài lòng làm bạn với người anh lớn nhưng không sẵn sàng hy sinh những lợi ích chính đáng của mình mà trở thành nước lệ thuộc. Các nhà lãnh đạo tận dụng cơ hội để con cái của họ có được sự giáo dục có chất lượng ở Liên Xô nhưng họ sợ con cái họ có thể bị bắt cóc để tống tiền hoặc tạo áp lực chính trị lên bố, mẹ chúng nên yêu cầu giữ bí mật. Có lẽ, đây là những nguyên nhân chính, nhưng theo cảm nhận của tôi thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quá lo xa một cách vô ích. Thật ra thì KGB, với khả năng của mình, họ thừa biết được hết con cái của những lãnh đạo nào.
Tôi thích Phúc, tôi giúp đỡ cô ấy học tốt môn Toán, tôi không chỉ một lần mời cô ấy đến nhà chơi, lúc thì một mình, lúc thì với các bạn, nhưng giữa chúng tôi không có chuyện gì cả, dù chỉ là một chút lãng mạn. Cô gái Việt Nam dễ thương tránh tôi chỗ đông người như tránh lửa vậy.
Có một lần tôi dẫn Phúc đến gặp và làm quen với nhân viên đánh máy để giúp cô nhân bản báo cáo khoa học, sau đó cả hai cùng nhau ra về. Đi cùng tôi trên đường phố Moskva nhộn nhịp, cô thể hiện mình như một nữ du kích trong hậu phương của địch: tỏ vẻ sợ sệt và suốt thời gian luôn cảnh giác quan sát tứ phía. Đặc biệt giao thông công cộng làm cô mất bình tĩnh. Chẳng hạn tại bến đỗ, xe buýt hoặc xe buýt điện vừa đến, cô đã nhanh chóng ẩn mình vào trong xe ngay.
– Chuyện gì xảy ra vậy- tôi hỏi –em sợ gì chứ?
– Anh nhìn xem, đằng kia hình như có người Việt Nam.
– Có gì đáng sợ ở đây?
– Nếu họ nhìn thấy em đi với người Nga, em sẽ gặp rắc rối lớn.
Tôi bèn bắt đầu đặt câu hỏi với Phúc. Thì ra là người Việt Nam bị cấm giao tiếp với người châu Âu, hay nói chung là với “ Tây mũi lõ” như trong dân gian vẫn gọi. Từ thời xa xưa, mối quan hệ với họ sẽ bị lên án và được xem là sự phản bội. Một cô gái đi trên phố cùng với một ông “Tây mũi lõ” sẽ bị kỳ thị hoặc thậm chí bị ném đá. Những người cộng sản, sau khi giành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thật không may, vẫn giữ lại truyền thống phong kiến đó. Vi phạm điều cấm giao tiếp với người nước ngoài có thể bị lên án, đấu tố trong các cuộc họp đảng, đoàn thể hoặc có thể bị đưa vào trại cải tạo. Ở nước ngoài, các công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đã được chấp nhận trong nước. Thậm chí múa bale cổ điển cũng bị xem là hình thức khiêu dâm. Sau này có một lần Vũ Anh nói với tôi, các nhà ngoại giao Việt Nam khi xem kịch múa bale trong nhà hát lớn ở Moskva đã phải nhắm mắt vì sợ bị “khiêu dâm” bởi các vũ công mặc đồ bó sát người như không mặc gì.
Các bạn Việt Nam đã giúp tôi gặp lại và làm quen với cô gái xinh đẹp nhất đã làm rung động trái tim tôi, nàng là đồng hương của họ. Lê Vũ Anh quan tâm đến toán học và muốn được nghiên cứu sâu thêm về môn học này. Tất nhiên, tôi đồng ý giúp đỡ nàng. Nàng đã cuốn hút tôi ngay lập tức từ cái nhìn đầu tiên, nàng thực sự trẻ trung và hấp dẫn, không giống như những người phụ nữ Việt Nam điển hình khác: nàng đủ cao, da trắng, với đôi mắt luôn nhìn thẳng. Nàng giữ mình như một phụ nữ hoàng gia – đơn giản, nhưng với những phẩm giá không bình thường. Ở Việt Nam, tôi nghĩ nàng phải được xem như là một trong những người con gái đầu tiên đẹp nhất. Ở trường tôi, những người trẻ tuổi luôn để ý quan tâm đến nàng.
Sau này tôi được biết, dòng máu đang chảy trong cơ thể nàng không chỉ có dòng máu Việt Nam, mà một phần trong đó có dòng máu Trung Hoa. Mẹ nàng, bà Bảy Vân mang trong người một phần tư dòng máu Trung Hoa. Ở Việt Nam, không ai biết về điều này, gia đình đã giấu kín “mối quan hệ huyết thống” với người Trung Hoa của mẹ nàng. Sự thật là nàng khi còn nhỏ đã sống nhiều năm ở Trung quốc. Bạn thân của nàng là con gái của Đặng Tiểu Bình, người đã từng là bạn của bố nàng và là người số 2 dưới bầu trời Trung Quốc sau Mao. Với người cầm lái vĩ đại, nàng cũng quá quen thuộc. Nàng đã cho tôi xem một bức ảnh nàng đang ngồi trên đùi của Mao Trạch Đông.
Thời tuổi trẻ của mình, mẹ nàng, bà Bảy Vân cũng khá đẹp. Lê Duẩn vì bà mà ly hôn với người vợ đầu tiên, người vợ mà bố, mẹ ông đã cưới hỏi cho ông khi còn nhỏ. Người vợ thứ hai của ông xuất thân từ một gia đình có học, nhưng, như tôi đã đề cập, ông không thể tự hào về một nguồn gốc “tinh khiết”. Vũ Anh là con gái đầu tiên của họ. Ngoài nàng ra, Lê Duẩn còn có hai con gái từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mình và hai con trai cùng với bà Bảy Vân. Hai người con của ông, con trai tên Thành và con gái đầu tên Muội, tại thời điểm đó, sống và học tập ở Moskva. Muội lớn tuổi hơn nàng nhiều và chịu trách nhiệm chăm sóc em gái của mình. Chị tốt nghiệp trường đại học ở Liên Xô và là một nhà sinh vật học. Chị đã sống một số năm tại Moskva cùng với chồng và con gái. Nhưng tất cả điều này mãi sau tôi mới được biết …
Vì nàng, tôi đã nhận tiến hành các buổi dạy thêm không bắt buộc về toán học tại khoa Vật lý. Ban đầu nhiều sinh viên đến nghe tôi giảng. Được một thời gian, sinh viên bỏ học dần dần, cuối cùng chỉ còn mỗi một mình nàng. Nàng đã rất cố gằng, nàng có năng lực và chăm chỉ học tập. Cuối cùng chúng tôi không cưỡng lại được tình cảm của mình. Chúng tôi bắt đầu hò hẹn, lúc thì ở căn hộ riêng, lúc thì ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi. Chúng tôi nghiên cứu, cùng nghe nhạc và nói chuyện với nhau về các chủ đề khác nhau. Nàng giữ cho mình được tự do hơn hẳn các bạn gái của mình và không còn sợ bất cứ điều gì nữa.
II.
Mẹ tôi nhanh chóng thích nàng. Nhìn chung, bà tôn trọng mọi đam mê của con trai. Đã từ lâu bà mong ước cưới được vợ cho người con trai duy nhất của mình.
Cuộc sống riêng tư của tôi đầy bão tố và thậm chí của cả những bạn trẻ liên quan đến tôi. Một trong số đó là Sergay Mazarop, đã xảy ra thảm kịch, mà tôi được chứng kiến. Về cái chết của cậu ấy, theo tôi, báo chí đã viết nhiều. Sergay di cư cùng với bố mẹ mình sang phương Tây từ đầu những năm 1980. Định cư ở Pari, học đại học, mở công ty và hoạt động trong lĩnh vực tin học. Ban đầu việc kinh doanh của Sergay không được tốt lắm, nhưng sau khi ở Liên Xô tiến hành cải cách đổi mới (perestroika), do Sergay hiểu rõ được những vấn đề về kinh tế ở đó nên Sergay đã trở thành một giám đốc tài giỏi. Sau một số phi vụ lớn thành công, Sergay trở thành triệu phú. Sergay sở hữu các bất động sản có giá trị, thậm chí có hẳn một tiệm thời trang riêng. Sergay sống với một phong cách phóng khoáng rộng rãi riêng biệt với người vợ – con gái nhà văn Anatoly Gladilin, người đã sinh cho Sergay hai đứa con. Sergay đối xử rất dịu dàng với các con tôi. Một thời gian ngắn trước khi chết, Sergei đã trở thành nhà sản xuất của bộ phim “The Limit” (giới hạn) của Denis Evstigneev. Ngày 22 tháng 11 năm 1994, Sergei bị bắn chết từ một khẩu súng máy qua cánh cửa ra vào bọc thép tại căn hộ của mình ở trung tâm thành phố Paris. Cảnh sát Pháp coi đó là vấn đề có bàn tay của mafia Nga. Theo như tôi biết, cho đến nay tội phạm chưa tìm ra được và vẫn còn nhởn nhơ ngoài pháp luật …
Trước khi gặp Vũ Anh, tôi không có ý định tiến tới một mối quan hệ nghiêm túc nào cả, dường như đang cố gắng chờ đợi một điều gì đó. Và rồi tôi đã chờ đợi được. Những người phụ nữ tôi đã từng gặp và quen biết không thể nào làm cho tôi có được một cảm xúc mãnh liệt, lạ lùng như khi tôi gặp và tiếp xúc với nàng. Nàng ở độ tuổi đáng ra phải là con gái tôi – nàng kém tôi chẵn đúng 20 tuổi – nhưng giữa chúng tôi thật sự có cảm giác như không hề tồn tại khoảng cách chênh lệch về tuổi tác. Nàng giới thiệu rất ít về tiểu sử của mình: nàng đến từ miền Nam Việt Nam (Nàng thuộc danh sách lưu học sinh bí mật không thuộc sự quản lý của đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lúc này Việt Nam chưa thống nhất thành một quốc gia riêng). Nàng đã sống trong vùng nông thôn có các hoạt động du kích. 17 tuổi nàng gia nhập Đảng Cộng sản. Tôi sau này có nói đùa “Vợ của tôi là đảng viên cộng sản từ năm 17 tuổi đấy”. Nói thật, điều này làm tôi rất ngạc nhiên. Theo tôi biết, ở Việt Nam vào Đảng ở độ tuổi quá trẻ như vậy rất hiếm, chỉ dành cho những thanh niên có những cống hiến đặc biệt mà thôi.
Nhưng không chừng, nàng đã giúp đỡ du kích và lập được chiến công hiển hách nào đó. Khi tôi hỏi về vấn đề này, nàng im lặng. Cũng tương tự như vậy khi tôi hỏi về các thành viên gia đình của nàng. Chỉ có một lần khi đã sống cùng nhau, nàng cởi mở một chút khi thổ lộ với tôi:
“Ông nội em làm thợ mộc”.
Nàng nói tiếng Nga tồi tệ khá buồn cười. Khi tôi chê, nàng cười lớn “Ở Liên Xô, em càng nói tiếng Nga tồi bao nhiêu thì em càng được đối xử tốt bấy nhiêu”.
Khó khăn lớn nhất ở nàng là khi phải nói họ và tên của người Nga. Tôi nhớ, có lần y tá chăm sóc sức khỏe hỏi nàng về họ, tên và tên lót của con gái, nàng thản nhiên một cách tuyệt đối, nghiêm túc trả lời:
“Tôi còn chưa học thuộc được tên cháu”.
Nhưng tôi một lần nữa dự đoán trước được điều này…
Khi nàng ở lại một mình với tôi, nàng luôn khiêm tốn, giữ khoảng cách và giữ mình rất đúng mực, nhưng tôi có cảm giác nàng đang phải đấu tranh dữ lắm với những cảm xúc của mình. Có một lần trong buổi hẹn hò định kỳ ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi, suýt chút nữa thì nàng đã không thể làm chủ được mình.
Tôi không thể biết được, kết quả sau đó sẽ ra sao khi chúng tôi quấn chặt lấy nhau với những nụ hôn sâu đắm nồng nàn nếu như không có tiếng chuông gọi cửa bất ngờ vang lên của người hàng xóm. Tôi ra và nói chuyện ngoài cổng với người hàng xóm chỉ khoảng 5 phút không hơn, lúc quay lại thì phòng trống không. Nàng đã vọt ra ngoài qua cửa sổ, thức tỉnh từ sự quyến rũ của tình yêu và bỏ chạy về nhà.
Tôi hiểu, nàng đã phải trải qua thử thách quá lớn như thế nào khi tìm và đạt bằng được tình yêu của mình với một người đàn ông châu Âu. Nhưng tôi không thể nhận thức được phạm vi và mức độ các vấn đề đặt ra trước mặt nàng, trong đó có các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống kéo dài hàng thế kỷ, kỷ luật nội bộ trong Đảng và còn liên quan đến các quan hệ quốc tế khó hiểu. Lúc bấy giờ, tôi thậm chí còn không thể ngờ rằng mình lại đang yêu con gái của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Xác định theo họ và tên của nàng là điều không thể, họ Lê của người Việt quá nhiều. Sau này tôi mới phát hiện ra khi sự việc của chúng tôi vỡ lở, ở khoa Vật lý, ngoài một số sinh viên đồng hương thân thiết của nàng, biết nàng là con của lãnh tụ Việt Nam có một người duy nhất là Trưởng khoa công tác sinh viên nước ngoài.
Tình yêu của chúng tôi có thể làm tổn thương đến ba của nàng, trở thành con át chủ bài của các đối thủ trong cuộc đấu đá quyền lực. Phía sau lưng ông là Trường Chinh, đối thủ chính trị cạnh tranh đã từng là Tổng bí thư trước ông. Lê Duẩn định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo mô hình Liên Xô, còn Trường Chinh muốn theo mô hình của Trung Quốc. Nàng tính toán rằng, Việt Nam sẽ sụp đổ nếu đối thủ của ba nàng giành được quyền lực. Và Liên Xô cũng đặc biệt không mong muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên thực tế, sau cái chết của ba nàng, Trường Chinh lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, những điều tồi tệ nàng nghĩ tới đã không xảy ra.
Cô gái khốn khổ đã không thể tự nghĩ ra, mình cần phải làm gì. Để cố quên tôi, nàng bắt đầu hẹn hò với một chàng trai đồng hương học ở khoa cơ học (tôi sẽ gọi tên cậu ấy là Văn), nàng không hiểu rằng điều đó không những không ngăn cản được tình cảm mà chỉ làm tăng thêm những cảm xúc trong lòng nàng đối với tôi.
Cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, trong một lần gặp gỡ, chúng tôi đã gần gũi nhau. Ngay lập tức, tôi đề nghị nàng cưới tôi làm chồng:
– Điều này là không thể được – Nàng buồn rầu trả trả lời – Giữa hai nước chúng ta đã có thỏa thuận ngầm không chính thức là cấm công dân Xô Viết và Việt Nam kết hôn với nhau.
– Anh nghĩ rằng, chúng ta sẽ vượt qua được sự ngăn cấm này.
– Không, không thể được.
– Tại sao?
– Tại vì em không yêu anh!
Nhưng qua ánh mắt của nàng, tôi hiểu nàng đang nói dối, nàng nói vậy nhưng không phải là vậy. Tôi quyết định không vội vã ép nàng đẩy nhanh sự việc, cho nàng thời gian để nàng suy nghĩ, để nàng tự giải quyết những cảm xúc, tình cảm của mình. Và rồi nàng biến mất. Trước đây điều này cũng đã xảy ra khi nàng tự cho phép mình làm một cái gì đó “thêm” vượt quá giới hạn như nàng thường nghĩ khi ở bên tôi và nàng cảm thấy ăn năn về hành động này. Sau đó tất cả mọi thứ trở lại bình thường. Nhưng lần này khác hẳn, tôi không thể tìm thấy nàng. Kỳ nghỉ hè bắt đầu. Các sinh viên phân tán khắp nơi, nên tôi không biết có thể hỏi ai về nàng. Tôi thật khó khăn khi nóng lòng chờ đợi năm học mới, nhưng nàng đã không xuất hiện ở MGU, ngay cả sau ngày 1 tháng Chín.
Tôi không thể chịu đựng được nữa và quyết định gọi điện thoại tới bà Trưởng khoa quản lý sinh viên nước ngoài:
– Bà có thể cho tôi biết sinh viên Lê Vũ Anh hiện đang ở đâu không ạ? Cô ấy học ở Khoa chúng tôi và cô ấy đã đạt được nhiều kết quả tốt.
– Vũ Anh đã lấy chồng là đồng hương, cậu ấy cũng là sinh viên của trường ta, cô ấy đã về nước. Tên cậu sinh viên ấy là Văn. Họ sẽ trở lại vào cuối tháng này cùng với ba của cô ấy. Ông ấy sẽ gặp Breznhep – Bà trưởng khoa khẽ nói trả lời.
Tôi gần như ngã quy khi nghe điều này. Gặp gỡ với Breznhep cuối tháng này ư, chắc chắn phải là Lê Duẩn. Thời khắc đột nhiên trở nên phức tạp, nhưng dễ dàng để lý giải rõ ràng những điểm kỳ quặc trong các câu chuyện và hành vi của người tôi yêu khi chúng tôi ở bên nhau. Vũ Anh của tôi – con gái của lãnh đạo cao nhất của những người cộng sản Việt Nam! Nhưng làm thế nào nàng có thể phản bội lại tình yêu của chúng tôi cơ chứ.
Sau này Vũ Anh đã giải thích tất cả mọi thứ với tôi. Khi chúng tôi trở nên thân thiết và gần gũi với nhau, tôi đã giang tay và nguyện hiến trái tim của mình cầu hôn nàng, điều này làm cho nàng phải trải qua những giây phút căng thẳng lớn, nàng cảm thấy hoang mang. Nàng thú nhận với người bạn trai là Văn. Nàng nói rằng nàng chỉ muốn quan hệ với tôi trên tinh thần bạn bè: nhưng rồi, vâng – chuyện đó đã xảy ra ngược với ý chí của mình và nàng cảm thấy hối tiếc về điều này. Văn yêu nàng, bỏ qua chuyện nàng đã gần gũi với tôi và đề nghị kết hôn ngay lập tức. Dẫu sao thì nàng đã từng có hẹn hò gần đây với Văn khi nàng muốn quên tôi nên nàng đồng ý, nàng nói rằng nàng sẽ cố gắng để yêu Văn nhiều hơn. (Nàng nói như thế này: “Em sẽ cố gắng để yêu anh nhiều hơn.”)
III.
Cuộc hôn nhân này là một đòn giáng mạnh vào Lê Duẩn, có khả năng, ông đã nghĩ đến việc có được một chàng rể vừa có lợi cho Đảng nhưng lại phù hợp hơn cho con gái yêu quý của mình. Vũ Anh đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của một số “hoàng tử” từ các nước láng giềng.
Văn là một chàng trai thông minh, một nhà toán học tài năng, nhưng không đáp ứng yêu cầu môn đăng hộ đối với nàng và gia đình. Về phía nàng, nàng muốn quên hẳn tôi nên muốn ở lại Việt Nam và cố gắng yêu Văn để có thể tiếp tục sống tốt cùng với Văn. Lê Duẩn đã tha thứ cho con gái về hôn nhân không tương xứng, nhưng phản đối mạnh mẽ mong muốn của nàng ở lại Việt Nam. Nàng cần phải học tiếp để có được bằng tốt nghiệp của trường Đại học Tổng hợp Moskva. Kết thúc năm học vừa rồi ở Khoa Vật lý, nàng chỉ cần ở lại thêm một năm là tốt nghiệp. Trong khi đó, Văn cũng muốn đi học sau đại học ở Moskva ngay tại MGU. Nàng đã buộc phải tuân theo lời ba mình, trong lòng hy vọng cuộc hôn nhân của mình sẽ có thể thay đổi tất cả mọi thứ và giúp cho nàng không thể tiếp tục mối tình lãng mạn của mình với tôi.
Sau một số ngày khi nàng quay trở lại Moskva, tôi đã thuyết phục được nàng đến nhà nghỉ ngoại ô của tôi cùng với Phúc. Nàng không thể từ chối, nhưng vẫn giữ thái độ ngại ngùng và cư xử kiềm chế miễn cưỡng. Tôi đã cố gắng để xoa dịu tình hình. Tôi bông đùa bằng các câu chuyện tiếu lâm, nói cười thật thoải mái, và sau đó mời các cô gái dạo hồ trên một chiếc thuyền, mặc dù thời tiết không phải là thật tốt – lúc này đang là cuối thu. Khi chúng tôi đang tiến gần đến bờ, Phúc không chèo thuyền thành công để quay trở lại và rơi tõm xuống nước. Tôi vội nhảy xuống hồ kéo cô ấy lên và bế chạy đến ngôi nhà gần nhất để thay quần áo ấm. Chủ nhà đưa cho chúng tôi một cặp áo khoác, chúng tôi thay quần áo đã ướt và khoác áo khô vào người Phúc. Tôi và nàng đưa Phúc về nhà nghỉ của tôi, xức cồn và xoa bóp bằng rượu cho ấm người. Được một lát thì Phúc cảm thấy buồn ngủ và cô ấy vào giường nằm nghỉ.
Lúc này trong phòng khách chỉ còn lại tôi và nàng tâm sự với nhau. Nàng thú nhận rằng trong mấy tháng qua, nàng đã sai lầm khi nghĩ rằng cứ lấy chồng thì nàng có thể quên được tôi. Nhưng đời thật trớ trêu, trái tim nàng đã không hề muốn tuân thủ lý trí của nàng. Hàng đêm nằm bên chồng mà nàng luôn nghĩ về tôi. Nàng thổn thức, vừa muốn ở lại Việt Nam để lẩn tránh tôi, lại muốn bay sang ngay Moskva để được gặp tôi, được nằm gọn trong vòng tay vững chắc và thưởng thức nụ hôn cháy bỏng của tôi. Trong đầu nàng luôn tái hiện lại hình ảnh và những cảm giác lần đầu tiên gần gũi với tôi, đã trao trinh tiết quý giá của người con gái cho người mà nàng yêu quý nhất. Nàng bảo với tôi, con gái Việt Nam coi trọng điều này lắm, bởi họ quan niệm trong truyền thống từ cả ngàn năm là nó rất thiêng liêng trong tình yêu, nó thể hiện lòng chung thủy. Nàng cảm thấy có lỗi với Văn, dù thật ra nàng đã không lừa dối anh ấy, nàng đã tâm sự, thổ lộ hết với Văn và Văn đã chấp nhận vì hiểu được hoàn cảnh éo le từ mối tình lãng mạn không có hồi kết của nàng và tôi. Đặt chân xuống sân bay ở Moskva, những kỷ niệm với tôi lại ùa đến khiến nàng không thể cưỡng lại được tình cảm của mình và ngọn lửa tình yêu trong tim nàng với tôi lại được dịp bùng lên dữ dội. Bây giờ gặp lại tôi, nàng thừa nhận rằng nàng muốn được chung sống mãi mãi với tôi, làm một người vợ hiền chăm sóc cho tôi, nhưng nàng lại không dám tin vào một khả năng có thể dẫn đến hiện thực như vậy, nàng nói:
– Vài năm trước, chính quyền không cho phép con gái của một bộ trưởng nước em kết hôn với con trai của thủ tướng một nước châu Âu. Đôi trai gái yêu nhau này đã chấm dứt cuộc sống và mối tình lãng mạn của mình bằng cách cùng nhau tự tử. Trường hợp như vậy ở Việt Nam nhiều lắm khi các đôi trai gái vì quá yêu nhau nhưng bị ngăn cản bởi gia đình mà tìm đến cái chết. Anh không thể tưởng tượng được đâu, rằng đã có bao nhiêu người chết vì truyền thống này!
– Thôi mà em, rồi tất cả sẽ tốt đẹp với chúng ta! Em hãy ly dị chồng và chúng ta sẽ cố gắng đấu tranh để được kết hôn! Anh có niềm tin vững chắc vào điều đó.
Tôi an ủi xoa dịu nàng, rồi nhẹ nhàng ôm nàng vào người thật chặt, đặt lên đôi môi hé mở của nàng một nụ hôn ngọt ngào, say đắm. Nàng nhắm mắt, người nàng mềm nhũn và run nhẹ. Bỗng nàng chợt bất ngờ xô tôi ra, thảng thốt:
– Ôi, anh và em đã làm gì thế này, em là gái có chồng rồi mà. Thôi anh, nhỡ Phúc tỉnh dậy nhìn thấy thì không hay.
Lê Duẩn và con gái Lê Vũ Anh.
Ảnh: tư liệu gia đình của V. MaslovThời gian tiếp sau, do không kiềm chế được, tôi và nàng vẫn tìm cách bí mật để gặp được nhau.
Nàng quyết định ly thân với Văn, nói thẳng với Văn là nàng đã cố gắng nhiều nhưng không thể nào yêu được Văn. Nàng có nằm bên cạnh Văn thì cũng chỉ hờ hững mà không thể, không một chút cảm xúc. Cuối cùng thì Văn cũng phải chịu, vì dù sao nàng là con gái Lê Duẩn nên không thể ép gì được nàng, để kệ cho nàng được tự do, muốn làm gì thì làm. Văn tập trung vùi đầu hết thời gian vào việc làm luận án tiến sỹ cho quên đi mọi chuyện.
Tất nhiên, chúng tôi không quảng bá mối quan hệ của chúng tôi cho bất cứ ai, bởi nó không phù hợp với truyền thống đạo đức vì dù sao thì nàng cũng là người đã có chồng, chưa kể đến việc đây mối quan hệ với người nước ngoài. Để có được mỗi lần gặp nhau, chúng tôi phải dàn dựng công phu, giấu kín không bị lộ. Chúng tôi phải rất thận trọng để không dẫn đến hậu quả tệ hại là buộc nàng bị trục xuất về nước. Thông thường, các mối tình lãng mạn Xô-Việt nếu có sẽ khá nhanh chóng được đại sứ quán biết đến. Những người đang yêu nhau đó sẽ được “chấn chỉnh” bởi sự cảnh báo của những công dân ưu tú luôn cảnh giác với tình yêu.
Cứ thế chúng tôi vụng trộm trong bí mật như vậy được gần một năm. Điều gì có thể chứng minh chúng tôi ngoại tình: Nàng chỉ nhìn như một đứa trẻ, mà việc giám sát “trẻ em” Việt Nam không hề tồn tại, ít nhất mọi thứ đều nguyên trạng. Sau đó, nàng đã mang thai và không hiểu vì sao đó mà nàng đã giấu điều đó với tôi. Do không giữ gìn cẩn thận và tự thương lấy mình nên nàng đã bị sẩy thai. Tôi đã vào thăm nàng trong bệnh viện và đã rất lo sợ rằng tất cả mọi thứ bị phát hiện và người ta sẽ mang nàng đi mất. Nhưng tôi còn sợ hãi hơn cho sức khỏe của nàng. Bởi vậy nên tôi nghĩ, người ta có thể mang nàng đi, miễn là tất cả đều phải tốt đẹp cho nàng. Và rồi thời điểm đó đã đến.
Sau khi điều trị ở bệnh viện, người ta gửi nàng đến thành phố Pushkino, vào Viện an dưỡng chính trị cao cấp. Tại đây nàng được xem như một yếu nhân có một vị trí đặc biệt, tất nhiên, nàng được đăng ký ăn ở phòng ăn dành cho những người có đặc quyền. Những người khách nghỉ bình thường ở đây thường muốn ngó xem trong khay đựng thức ăn gồm những gì được mang đến cho cô công chúa Việt Nam khi các cô phục vụ bê mang ngang qua phòng sinh hoạt chung. Nàng khó chịu với đặc ân này của chế độ Xô viết, nhưng nàng bắt buộc phải chung sống hòa bình với điều này.
Ở Pushkino vài ngày nàng đã thấy buồn chán, nàng gọi điện đề nghị tôi đến thăm nàng. Một hồi lâu tôi từ chối, nói rằng chúng tôi có thể bị bắt, nhưng cuối cùng tôi đầu hàng và chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng. Tôi đến với một con chó – chó săn chồn, và tìm nhà nghỉ trong khu nghỉ mát gần Viện an dưỡng của nàng. Khỏi phải nói, chúng tôi mừng rỡ khi gặp được nhau, ôm hôn nhau nồng thắm như thể chưa bao giờ đã từng như vậy. Rồi một lần chúng tôi gặp nhau trong rừng đã bị một nhân viên an ninh bắt gặp! Ông ấy đang ngồi nấp trong bụi cây theo dõi chúng tôi thì bất ngờ bị con chó của tôi phát hiện ông ta ở đó.
– Này anh, anh theo dõi tất cả mọi người hay là chỉ riêng chúng tôi?
– Theo dõi tất cả- Tay nhân viên an ninh trấn an chúng tôi- Chúng tôi ở đây là Gestapo.
Tất cả bí mật giữa chúng tôi nhanh chóng bị bại lộ, một cách hoàn toàn tình cờ. Cơ quan an ninh xác định rõ được ngay tôi là ai và nhanh chóng thông báo cho Lê Duẩn, rằng có mối tình lãng mạn giữa con gái ông với một nhà vật lý Xô Viết. Vậy là có một cuộc họp gia đình, trong đó mọi người cùng thảo luận về hành vi ngoại tình của nàng. Nhưng những người thân trong gia đình sợ nàng bởi cá tính quá táo bạo và độc lập. Nàng có thể phê bình, chỉ trích mạnh mẽ ngay cả ba mình. Trong tim tôi, nàng là một người cộng sản lớn hơn cả Lê Duẩn.
Để ngăn chặn hành động ngoại tình của con gái mình, Lê Duẩn cử một đặc phái viên – một người bạn của gia đình, người đang làm việc ở Moskva giúp đỡ giải quyết vấn đề này. Ông này mời nàng đi xem vở kịch ballet “Anna Karenina” ở Nhà hát lớn Moskva. Buổi đi xem thưởng thức biểu diễn nghệ thuật này rõ ràng không phải là tình cờ. Khi xem xong quay ra, ông ấy nhắc nhở nàng về trách nhiệm của gia đình, “Đại sứ thiện chí” gợi nàng nhớ đến số phận bi thảm của nhân vật nữ chính Anna của Tolstoy:
“Cháu thấy không, cuộc sống của người phụ nữ trong tác phẩm kịch đã kết thúc với bi kịch ra sao nếu phản bội, thay đổi chồng mình?”.
Nàng đã phải khó khăn lắm mới nhịn được cười.
Trên cương vị của mình, để giữ uy tín Lê Duẩn đã không thể sử dụng bạo lực và trục xuất cô con gái yêu. Giải pháp cuối cùng là phải để nàng ly hôn, cô sẽ kết hôn với tôi và ở lại cùng chồng ở Moskva. Qua một thời gian, tất cả mọi việc đã lắng dịu xuống, nhưng không thể trì hoãn thêm, chúng tôi cần thiết phải tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức hôn lễ càng sớm càng tốt để cuộc sống chúng tôi sớm ổn định.
Mặc dù đã ly thân, nhưng Văn không muốn ly hôn với nàng. Tôi nghĩ đó không chỉ do cảm xúc của Văn, mà còn vì lợi ích riêng của người cha, sự nghiệp của ông ta đã đi lên cao sau khi con trai ông kết hôn với nàng. Tôi đề nghị nàng thể hiện sự thông minh và tài ngoại giao của mình để cố gắng đạt được một thỏa thuận với chồng, nhưng nàng không muốn tỏ ra nhẫn tâm như vậy. Nàng không muốn có thêm lỗi với Văn, mà muốn để Văn tự quyết định trước thực tế tình cảm của vợ mình. Lỗi là tại nàng, vì nàng đã lợi dụng Văn để làm cớ quên được tôi trong cuộc đấu tranh với chính bản thân mình, từ đó mới xuất hiện mối quan hệ không đáng có của nàng với Văn. Nhưng khi nàng đã có thai lần nữa, câu hỏi nảy sinh về nhiều khía cạnh. Nàng phải hành động để không phải rơi vào tình trạng không rõ ràng: nếu nàng trên danh nghĩa vẫn là vợ Văn tại thời điểm ra đời đứa con của chúng tôi, phía Việt Nam về mặt luật pháp có thể xem Văn là cha của đứa bé.
Nàng hứa với Văn rằng, sẽ không để ai biết việc ly hôn của họ ở Việt Nam:
“Em sẽ giữ bí mật, và chúng ta sẽ vẫn là bạn bè thân thiết của nhau như trước. Anh biết rồi đó, ngay từ đầu em đã không có tình cảm với anh. Anh nói rằng anh yêu thương em, vậy thì anh nên chấp nhận thỉnh cầu của em. Anh có muốn em ghét bỏ anh không?”.
Cuối cùng thì anh chàng đã phải chấp nhận từ bỏ nàng. Văn vẫn còn yêu đơn phương nàng. Họ đã cùng đến một văn phòng đăng ký ly hôn tại Moskva dành cho người nước ngoài, vậy là họ đã ly dị mà tất cả người Việt Nam và Lê Duẩn đã không được biết bất cứ điều gì. Cũng không có ai thông báo điều này cho Đại sứ quán Việt Nam. Văn tỏ ra rất khó chịu, buồn bực bởi việc này, bị khủng hoảng tinh thần đến mức phải nhờ phòng khám thần kinh chữa trị.
Chúng tôi giấu việc nàng mang thai con đầu lòng, vì chúng tôi không muốn ai đó quấy rầy nàng sinh con và đăng ký khai sinh cho con ở Liên Xô. Tại trường đại học, tôi đã bố trí cho nàng một “chuyến công tác” trong vài tháng ở một trường đại học ở Kiev và giúp đỡ cho nàng thỉnh thoảng gọi “từ Kiev” cho chị Muội (nàng vẫn giữ liên lạc với gia đình thông qua chị), đồng thời nàng gửi thư cho người thân với tem đóng dấu từ Kiev để họ yên tâm đúng là nàng đang ở đó. Trong toàn bộ thời gian mang thai, nàng đã sống ở trong nhà nghỉ ngoại ô của tôi và trốn kín, nếu một người nào đó bất chợt đến thăm tôi.
Trong thời kỳ trì trệ của Liên Xô, những cuộc hôn nhân của cư dân Vùng Moskva (bao gồm thành phố Moscow) với công dân nước ngoài chỉ được tiến hành đăng ký tại hai văn phòng – một ở Moscow và một ở Zagorsk – Việc này cho phép Ủy ban an ninh quốc gia (KGB ) kiểm tra, kiểm soát dễ dàng hơn. Tại hai Văn phòng này, chúng tôi không thể đăng ký được vì nếu an ninh biết thì Lê Duẩn chắc chắn cũng sẽ được thông báo ngay. Nhưng thời kỳ đó pháp luật cũng quy định, ở những nơi nào không có văn phòng đăng ký kết hôn cho người nước ngoài, các cuộc hôn nhân với người nước ngoài có thể đăng ký và được thành viên của Hội đồng đại biểu nhân dân địa phương chứng nhận. Tôi quyết định phải tận dụng lợi thế này và đăng ký kết hôn của nàng với tôi tại thành phố Troitsk. Ở thị trấn Akademgorodok ngoại ô Moskva, tôi có rất nhiều bạn bè ở tất cả các Viện nghiên cứu, họ sẵn sàng giúp đỡ tôi. Tất nhiên, nếu họ biết cô dâu của tôi là ai, thì chắc chắn không ai mạo hiểm dám giúp tôi để có đăng ký kết hôn với nàng được. Tôi đã phải né tránh, lừa dối và thậm chí tạo ra một giấy phép giả cho nàng từ Đại sứ quán Việt Nam. Và quan trọng nhất – tôi phải có đăng ký cư trú chính thức ở thành phố Troitsk. Mặc dù pháp luật quy định về hôn nhân yêu cầu không nhất thiết phải như vậy.
IV.
Thời gian đó tôi đã xây một nhà để xe tại nhà nghỉ ngoại ô – gọi là nhà chứa xe nhưng trông khá “hoành tráng” với việc mở rộng thêm một phòng ngủ lớn. Một trong những bức tường của nó được xây hình bán nguyệt. Các cửa sổ được xây dài và hẹp như kẽ hở lớn, tôi củng cố chúng bằng các song sắt. Trong căn phòng với những “kẽ hở” như vậy còn có thêm một cánh cửa bằng thép. Kết quả xây dựng giống như một pháo đài thật sự mà sau này sẽ đáp ứng đúng vai trò của nó cho việc giải tỏa nỗi sợ hãi của nàng về mối đe dọa bị bắt đưa về nước.
Nhà để xe theo pháp luật của Liên Xô chỉ có thể được hợp pháp hóa tại nơi cư trú của mình. Tôi đã đến gặp cảnh sát trưởng thành phố Troitsk:
– Tôi muốn được đăng ký tạm trú tại nhà nghỉ ngoại ô để chính thức hóa nhà để xe. Liệu có thể được không đồng chí?
– Không có vấn đề! Đồng chí hãy đến Sở Cư trú Moskva xác nhận và sau đó đến văn phòng hộ chiếu của chúng tôi.
Tôi đã đăng ký xác nhận ở Sở Cư trú Moskva, nhưng người đứng đầu văn phòng hộ chiếu lại yêu cầu cần sự cho phép đăng ký tạm trú của chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Troitsk, người mà tôi đã có mối quan hệ thân mật nhất. Tôi đến gặp đúng thời điểm bà chủ tịch sắp đi nghỉ phép, vì vậy bà ấy dễ dàng ký ngay quyết định theo đơn trình của tôi. Tôi bày tỏ ngay nguyện vọng xin phép kết hôn khẩn cấp tại nơi cư trú mới, “chúng tôi không thể chờ đợi lâu được. Cô dâu sắp sinh con. Có giấy chứng nhận của phòng khám thai đây ạ”.
Bà chủ tịch đã viết tay và ký tên vào một mảnh giấy:
“Tôi yêu cầu khẩn trương cấp giấy đăng ký kết hôn cho GSTS Maslov ngay sau khi có quyết định của Ủy ban Hành chính thành phố về việc cấp giấy phép cư trú”.
Và bà ấy lên đường đi nghỉ phép.
Với mảnh giấy này tôi đã đi đến gặp ông ủy viên Ủy ban hành chính, người có trách nhiệm xử lý việc đăng ký kết hôn (ông là một người quen của tôi), và thú nhận rằng, muốn kết hôn với một cô gái nước ngoài, nhưng tôi phải giấu kín, không để chuyện này bay ra ngoài khỏi Viện nghiên cứu khoa học của tôi. Ông hứa rằng mọi việc sẽ được giải quyết kín đáo, ông sẽ giữ bí mật tuyệt đối và sẽ trực tiếp trao đổi với thư ký của Ủy ban hành chính – một người phụ nữ trung niên dễ thương.
Tôi đã rất vui mừng, nhưng chưa kịp thực hiện thì có chuyện thay đổi nhân sự xảy ra bất ngờ. Vài ngày trước khi đăng ký, người phụ nữ trung niên đã được chuyển công tác và thay vào vị trí đó một nhân viên đã từng là cán bộ Đoàn thanh niên từ thành phố Podolsk mới chuyển đến. Nghe nói cô gái này là một công chức mẫn cán, tích cực và rất nguyên tắc. Tôi sợ rằng cô ta sẽ phá vỡ “âm mưu” đăng ký kết hôn với nàng của mình.
Tôi quay sang nhờ một người bạn tìm cách vô hiệu hóa cô gái này. Bạn tôi sẽ tìm một thanh niên đẹp trai nào đó có khả năng tán giỏi, quyến rũ mời bằng được cô gái đến gặp, đi dạo chơi suốt trong ngày nào đó, làm sao để cô gái chuyển trách nhiệm giải quyết vụ việc của tôi cho ông ủy viên mà tôi quen biết. Tại sao ư, tất nhiên, tôi đã không nói. Một trong những nhà khoa học trẻ – một người đàn ông đẹp trai và đầy hấp dẫn, hợp gu yêu thích của phụ nữ – đã giúp đỡ. Ngày hôm sau cậu ấy gọi cho tôi:
“Ngày thứ bảy cô ấy sẽ không có mặt tại cơ quan, cô ấy đã xin nghỉ phép. Chỉ cố gắng kiếm cho chúng tôi một cặp vé xem bất kỳ buổi biểu diễn nghệ thuật tuyệt vời nào đó”.
Tôi gửi cho cậu ta cặp vé đi nghe nhạc jazz Đức.
Vị ủy viên đáng kính đã không làm tôi thất vọng, ông đã giúp chúng tôi kết hôn như đã hứa một cách hoàn hảo – “Không một tiếng ồn và dính tý bụi nào”. Cho đến những giây phút cuối cùng tôi vẫn còn lo sợ những bất lợi không mong muốn bất ngờ ập đến có thể ngăn cản mối tình của chúng tôi. Bạn thân của tôi, Bulat Okudzhava đề nghị:
“Nếu có bất kỳ trở ngại nào, hãy gọi cho tôi. Tôi sẽ đưa các nhà báo nước ngoài đến, chúng tôi sẽ làm um lên để họ không thể ngờ hậu quả lại như vậy!”.
Tôi biết Okudzhava từ khi còn nhỏ. Các bà mẹ của chúng tôi thân nhau như là chị em ruột. Hồi bé tôi đã sống trong gia đình Bulat sáu tháng tại căn hộ của họ ở phố Arbat. Tại sao ư? Tôi không hề biết được. Trong thời kỳ ảm đạm của năm 1937, nhiều người dân khi đó vì nhiều lý do, buộc phải thay đổi chuyển nơi ở, họ đã cố gắng trốn tránh để thoát khỏi bị bắt. Người ta đã bắt giam cha của Bulat – ông Shaliko. Mẹ tôi ly dị với cha tôi và sau đó kết hôn với Boris Fedorovich Piston, một nhà sử học và triết học nổi tiếng. Cha dượng đã đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của tôi. Tôi yêu ông rất nhiều. Mẹ của Bulat là bà Ashkhen Stepanovna và bà nội Maria Vartanovna đã nuôi nấng, chăm sóc tôi một thời gian. Bà Ashkhen sau đó vẫn luôn luôn giúp đỡ tôi. Bà cũng đã đến dự góp vui trong ngày cưới của tôi với Vũ Anh.
Chúng tôi tổ chức đám cưới ở nhà nghỉ ngoại ô. Chúng tôi chỉ mời bạn bè thân thiết gần gũi nhất và những người thân trong họ hàng. Mẹ tôi đã cho con dâu của mình một chiếc vòng cổ bằng vàng nạm kim cương. Một chiếc vòng cổ rất thanh lịch, “sang trọng”, nhưng nàng xấu hổ khi đeo nó. Nàng là một cô gái khiêm tốn. Mẹ tôi còn tặng thêm cho nàng một chuỗi vòng cổ với các hạt ngọc trai lớn hình dạng không đồng đều – nàng luôn đeo nó ẩn dưới lớp dưới áo ngoài.
Hôn nhân của chúng tôi được tiến hành nhanh chóng một cách kỳ lạ nhưng đầy trắc trở, đặc biệt là tờ giấy phép cư trú gắn liền với toàn bộ một câu chuyện ly kỳ, mạo hiểm. Đầu tiên là sự ngại ngần, lưỡng lự của bà trưởng văn phòng hộ chiếu thành phố Troitsk. Bà nói rằng việc đăng ký tạm trú không cho quyền cư trú, cũng như việc cho phép của chủ tịch Ủy ban hành chính Troitsk là không đủ thẩm quyền, và gửi hồ sơ xin cư trú của tôi đến Cục Nội vụ Vùng Moskva. Ở đó, tôi bắt buộc phải chạy khắp nơi đúng một vòng tròn. Phải công nhận tôi là một người đã rất kiên trì khi đến quấy rầy một loạt các bộ phận chức năng liên quan, và rồi cũng đạt được kết quả như ý. Người em họ của bạn tôi là Okudzhava đã giúp đỡ. Người phụ nữ tuyệt vời này, tôi đã thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy, là bạn học với phó cục trưởng cục Nội vụ Vùng Moskva. Cuối cùng nhờ anh ấy mà chúng tôi cũng đã nhận được giấy phép cư trú tại vùng ngoại ô Moskva.
Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả mọi thứ có thể đạt được bởi sự quen biết. Tôi đưa nàng vào nằm ở một bệnh viện phụ sản vừa mới được khai trương ở Moskva nhờ sự giới thiệu của bạn bè mà không cần có giấy tờ. Bác sĩ, người trực tiếp chăm sóc nàng, một bác sĩ phẫu thuật tuyệt vời, không biết cô ấy là ai. Tôi nói với bác sỹ rằng, nàng là tình nhân của tôi, chúng tôi yêu nhau và có thai, chúng tôi muốn lừa dối người chồng rất hay ghen, nàng đã phản bội chồng, bây giờ anh ta đang bận công tác trong một chuyến đi dài ngày. Bảy tháng trước, chồng nàng đã về Moskva vào dịp nghỉ phép, sau đó lại đi tiếp. Do đó, chúng tôi cần một giấy chứng nhận rằng đứa trẻ được sinh non bảy tháng.
Trong thực tế, tờ giấy chứng nhận này chỉ nhằm mục đích để phòng chống lại tuyên bố có thể có của phía Việt Nam. Nàng ly hôn vào tháng thứ hai của thai kỳ, và nếu muốn người ta có thể nói Văn là cha đứa bé. Thời đó khoa học chưa có phân tích ADN. Bác sĩ phụ khoa cấp ngay chứng chỉ cần thiết mà không yêu cầu bất kỳ vấn đề gì. Ông đã bị cuốn hút bởi nàng. Và, tất nhiên, tôi rất biết ơn ông.
Ngày 31 tháng 10 năm 1977, nàng đã sinh hạ một bé gái, chúng tôi đặt tên bé là Elena, dựa vào tên của người bạn gái thân của nàng là Liên, con gái của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, người đã giúp chúng tôi bằng nhiều cách, đặc biệt là một giấy phép kết hôn giả của Đại sứ quán Việt Nam mà tôi đã đề cập. Tôi ngay lập tức đăng ký khai sinh cho đứa trẻ ở Troitsk, và đến giây phút này có thể nói rằng “chương trình tối thiểu” đã được thực thi.
Một thời gian ngắn trước khi nàng sinh, Lê Duẩn đã đến Moskva. Ông đã không thể gặp được nàng ngay. Điều này làm cho ông tức tối lên cơn giận dữ. Con gái tôi đâu? Ông hỏi đại diện phía Liên Xô. Thông thường, các chuyên viên của Ban đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ đón và đưa nàng đến gặp ông ngay trong ngày khi ông vừa bay đến Moskva. Nhưng lần này họ không thể tìm thấy nàng – không ở Kiev, nơi nàng chính thức được cử đi công tác, cũng như không tìm thấy bất cứ chỗ nào ở Moskva. Những người phụ trách an ninh giải thích rằng, có thể nàng đang ở nơi nào đó với Maslov. Sau một tuần, nàng và con gái đã được xuất viện, nàng ngay lập tức tự mình đến gặp Lê Duẩn, nàng sẽ kể hết toàn bộ câu chuyện. Tôi đã cố gắng để ngăn cản nàng, nhưng nàng không chịu nghe.
Nàng gặp cha mình tại nhà khách chính phủ trên đồi Lenin. Lê Duẩn đã cố gắng thuyết phục con gái về Việt nam để làm thủ tục ly hôn với Văn, điều mà nàng đã từng yêu cầu trước đây. Nàng cho biết nàng đã chính thức ly hôn Văn và kết hôn với tôi. Lê Duẩn tím mặt với cơn giận dữ và bắt đầu la hét, mắng nàng thậm tệ, đổ lỗi nàng hư hỏng vì mang một phần dòng máu xấu Trung Hoa, mà nàng được thừa hưởng từ mẹ nàng. Nàng cảm thấy phẫn nộ kinh khủng, nàng không thể chấp nhận chủ nghĩa dân tộc của ba mình. Nhưng nàng không muốn tranh luận với Lê Duẩn nữa. Nàng xin phép ba quay về và bỏ đi thật nhanh.
V.
Khi nàng đi ra ngoài để đến điểm dừng xe buýt, một chiếc xe “Volga” màu đen chầm chậm chạy theo nàng, rồi dừng lại cách nàng một khoảng không xa. Nàng bước thêm vài bước, người lái xe ngay lập tức nhấn ga. Cô vội chạy nhanh thì chiếc “Volga” cũng tăng tốc thêm. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu nàng không kịp chạy đến bến và lên kịp chiếc xe buýt chạy điện vừa dừng. Về đến nhà, nàng xuất hiện trước mặt tôi với nước mắt lưng tròng. Nàng kể lại với tôi nàng đã sợ hãi như thế nào khi bắt đầu thấy chiếc xe đuổi theo nàng:
– Bây giờ em đã tin chắc rằng, họ muốn bắt và đưa em về Việt Nam!
– Sao em bảo rằng ba mình sẽ không làm điều đó.
– Như sự việc xảy ra hôm nay, em đã nhận ra rằng ba em đã sẵn sàng đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Điều này có nghĩa, em sẽ phải cam chịu số phận thôi.
Tôi an ủi, vỗ về động viên nàng, còn nàng vừa khóc, vừa liên tục lắp bắp nói:
“Em đã chết! em đã chết!”
Ngày hôm sau, nàng gọi điện thoại cho chị Muội. Chị nàng nói rằng ba đã bị sốc và rất lo lắng vì chuyện của nàng đã xảy ra như vậy. Cả đêm ông đã không thể ngủ được và muốn làm lành, tha thứ cho nàng. Nàng kiên quyết trả lời chị:
“Tốt hơn hết là ba, má và chị nên chúc mừng chúng em. Chúng em đã có một cô con gái mới sinh”.
Chị gái nàng không tin thực tế đó, cho rằng nàng bịa ra chuyện để gây sức ép cho ba phải thừa nhận hôn nhân của nàng với tôi. Nàng và chị Muội đã thỏa thuận gặp nhau tại nhà nghỉ ngoại ô của chúng tôi và cả hai sẽ cùng đi đến gặp Lê Duẩn. Khi đến nhà tôi, trông thấy Lena, Muội đã bật khóc và đề nghị nàng nên ở nhà, chị sẽ đến gặp ba một mình. Chị sẽ kể tất cả mọi chuyện cho Lê Duẩn. Lê Duẩn một lần nữa lại bị sốc khi biết về sự ra đời cháu gái ngoại của ông.
Trong một thời gian dài sau này, Lê Duẩn không thể chấp nhận sự thật, rằng con gái mình đã không vâng lời, vi phạm luật pháp và kết hôn với người nước ngoài. Ông thỉnh cầu Suslov, người gần gũi quen biết nhất của ông trong Đảng Cộng sản Liên Xô với một yêu cầu giúp tìm ra quan hệ thực chất của nàng với tôi – mối tình thoảng qua theo cảm xúc nhất thời hay tình yêu thực sự. Sau đó, KGB đã cử một “chuyên gia về tình yêu” tiếp cận chúng tôi. Ông đã bí mật đi lang thang xung quanh nhà, nơi chúng tôi sống, quan sát, nghe trộm, thu thập thông tin, và đã buộc phải thừa nhận: đó là tình yêu thực sự.
Mặc dù biết chúng tôi yêu nhau thật sự, nhưng Lê Duẩn vẫn không tha thứ cho con gái mình. Tôi đã nghe nói rằng, trong gia đình, Lê Duẩn đã cấm không cho ai được nói chuyện về nàng, thậm chí chỉ là nhắc đến tên nàng. Nhưng tất cả quà tặng thủa bé của nàng đều được ông sắp xếp, giữ gìn cẩn thận trên bàn làm việc của mình. Khi một trong số những món quà đó bị ai đó lấy mất, Lê Duẩn đã làm ầm ỹ cả nhà, tạo nên một scandal nho nhỏ. Điều này có nghĩa là trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn rất yêu quý nàng, thương nàng như xưa mà không hề chối bỏ nàng…
Nàng đã thay đổi rất nhiều sau sự ra đời của bé Lena. Trước đó nàng luôn tỏ ra can đảm, độc lập, còn bây giờ nàng không ngừng run lên vì sợ hãi. Lúc nào nàng cũng có cảm giác như đang trong tình trạng chờ đợi các cuộc tấn công, bắt cóc, nàng sợ những chiếc xe màu đen và thậm chí nàng sợ cả các đồng hương của mình. Nàng cho biết, với họ tốt hơn hết là không nên gặp mặt, không để bị lôi kéo vào cuộc tụ họp, để dành thời gian tập trung vào làm việc, nghiên cứu. Một thời gian ngắn, người thân của nàng xa lánh, tẩy chay nàng, gọi nàng là kẻ phản bội. Họ thường xuyên gọi điện thoại và gửi thư với thái độ giận dữ. Nàng đã phải chịu áp lực lớn, nàng tin rằng, nàng đã gây ra một tội lỗi khủng khiếp, và nàng sẽ bị trừng phạt.
Trước đây nàng không thực sự muốn ở trong căn phòng với những khe hở lớn như pháo đài tôi đã xây, còn bây giờ nàng lại luôn yêu cầu tôi khóa chặt cửa và nàng ở trong phòng cùng với Lena suốt cả thời gian khi tôi đi vắng vì công việc ở Moscova. Nàng luôn giữ bên mình khẩu súng săn của tôi. Nàng nói rằng căn phòng này là nơi an toàn nhất trong cả nước. Nàng không còn sợ bị đuổi bắt từ các đường phố, từ bên trong phòng này nàng có thể thoải mái để bắn ra ngoài. Rõ ràng, nàng có thể đang hồi tưởng về tuổi trẻ du kích của mình.
Có một lần nàng làm tôi hoảng sợ suýt chết. Nàng biến mất cùng với Lena. Tôi lái xe về đến nhà nghỉ, thấy vắng tanh không có ai ở đó cả. Tôi thiếu chút nữa thì lên một cơn đau tim, nghĩ rằng họ đã bị bắt cóc. Rồi nàng bất chợt hiện ra và nở một nụ cười rõ tươi.
Tôi đã có cuộc trò chuyện với một người lính từ một tiểu đoàn xây dựng. Cậu ấy muốn bán cho tôi một khẩu súng lục bắn bê tông, từ đó có thể chụp chốt vào tường bê tông. Tôi hỏi khoảng cách bắn được bao xa. Người lính nghe tôi nói vậy thì tỏ ra sốt sắng:
“Bác cần súng bắn được với khoảng cách xa à? Tôi có thể bán cho bác súng trường tự động kèm với đạn”.
Tất nhiên, tôi từ chối cậu lính. Khi tôi vừa cười vừa nói với nàng về cuộc trò chuyện đó với người lính, nàng đột nhiên nhận thấy tiếc rẻ về cơ hội hiếm có đó:
– Sao vậy, anh phải mua chứ.
– Có mà điên? Để cho người ta bắt vào tù à.
– Nhưng có nó em sẽ bình tĩnh hơn. Anh không hiểu à, Ba em sẽ làm mọi chuyện có thể. Cuộc hôn nhân của chúng ta làm suy yếu quyền lực của ông ấy trong Đảng, tiếp tay cho các đối thủ chính trị của ông. Nếu họ hạ bệ ba em, đất nước sẽ bị sụp đổ.
– Ba em yêu thương em và sẽ không bao giờ phá hoại hạnh phúc của em đâu.
– Ba yêu thương em, em cũng yêu ba em nhiều. Nhưng điều quan trọng nhất đối với ba em là lợi ích của đất nước. Em luôn biết em phải đi đến điểm dừng nào. Trước đây khi chưa có Lena, em không sợ gì cả, nhưng bây giờ em luôn sợ hãi. Nếu người ta bắt em đi, một mình anh sẽ không thể chăm sóc tốt cho con.
Ngay sau đó bé Lêna đã bị ốm, phải nhập viện. Trước khi vào bệnh viện cùng nằm để chăm sóc bé, nàng đã viết cho tôi một bản tuyên bố chính thức:
“Nếu tôi bị bắt mang đi một mình hoặc cùng con gái và đưa đến Đại sứ quán Việt Nam, mọi người cần phải biết, điều này được thực hiện bằng vũ lực, trái với ý muốn của tôi, bất cứ điều gì do người thân trong gia đình tôi hoặc đại sứ quán phát ngôn đều không có giá trị. Tôi muốn sống với chồng Viktor Maslov ở Liên Xô, và tôi muốn chồng tôi nuôi dưỡng con gái của chúng tôi trưởng thành và thấm nhuần nền văn hóa Nga “.
Tôi cho cất giữ tờ giấy này vào một nơi an toàn.
Phần lớn thời gian chúng tôi sống trong nhà nghỉ ngoại ô và hầu như lúc nào cũng ở bên nhau. Tôi bắt đầu tham gia giảng dạy ít hơn, cố gắng dành thời gian nghiên cứu, làm việc tại nhà. Vào ban đêm, đôi khi tôi ngắm nhìn nàng ngủ và tôi tự nhủ, “Lạy Chúa, tại sao tôi hạnh phúc thế này? Tôi thật không xứng đáng”. Cũng giống như tôi luôn cảm thấy có quá ít thời gian được ở bên nàng…
Ban đầu, tôi sợ rằng nàng buồn vì nhớ gia đình và quê hương. Một lần bạn tôi là Viện sĩ Mishchenko đã hỏi cô về điều đó. “Em chỉ nhớ khi có khách đến nhà chơi” – với sự thẳng tính của mình nàng trả lời. Nàng không thích các nhóm bạn ồn ào, những cuộc tranh luận vô bổ. Tôi cảm nhận được nàng khó chịu khi nhìn thấy cảnh bạn bè tôi say rượu vui vẻ, mặc dù nàng không thể hiện ra ngoài sự không hài lòng, nếu có ai mời uống rượu thì nàng nhẹ nhàng từ chối. Nói chung là nàng không thích uống rượu.
Cùng sống với nàng tôi đã tự nhận thấy mình thay đổi nhiều, trẻ hơn, dễ chừng phải đến 15 tuổi.
Chưa bao giờ tôi lại làm việc đạt hiệu quả lớn như lúc này. Chúng tôi hầu như không bao giờ đi đến nơi nào khác (Các nhân viên Ban quốc tế của Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô đã khuyến cáo chúng tôi không nên xuất hiện ở những nơi công cộng), nhưng không cảm thấy mình có gì đó sai trái. Các bạn gái và em trai thường vẫn đến thăm nàng. Nàng vẫn đến trường Đại học Tổng hợp Moscova, cố gắng hoàn thành chương trình nghiên cứu sau đại học. Nàng có khả năng làm việc tốt hơn nhiều so với tôi, và nếu nàng tham gia vào nghiên cứu khoa học, tất cả mọi thứ hóa ra không đến nỗi quá phức tạp như tôi tưởng. Nàng đã bảo vệ luận án thành công và trở thành phó tiến sỹ khoa học vật lý và toán học.
Một lần, tôi nhớ, chúng tôi đã đến dự xem buổi hòa nhạc của Vladimir Vysotsky, được tổ chức trong trường Đại học chế tạo máy điện tử Moscova (МИЭМ). Chúng tôi ở xa, không ngồi ở hàng ghế đầu, nhưng sau khi biểu diễn xong ca sỹ ngay lập tức đã đi tới gần nàng. Vysotsky thấy nàng khi anh hát và suốt thời gian biểu diễn chỉ nhìn nàng. Nàng ngạc nhiên và nghĩ rằng, có lẽ ca sĩ nhầm lẫn với ai đó. Và Vysotsky giãi bày tâm sự khi khen nàng dễ thương, dạt dào tình cảm, và muốn được liên lạc sau buổi biểu diễn này, nói ngắn gọn, ca sỹ cư xử như thể không có tôi ngồi bên cạnh nàng. Tôi đã cố gắng để giải vây cho nàng. Khi ca sỹ hỏi nàng có hiểu hết tất cả nội dung trong bài hát của mình không, tôi trả lời thay cho nàng:
– Vâng, tôi là chồng đang ngồi cùng với cô ấy. Tôi có thể giải thích cho vợ tôi hiểu. Một cách ngẫu nhiên, chúng tôi với gia đình anh thực tế là láng giềng của nhau tại khu nhà nghỉ ngoại ô đấy. Hãy đến thăm vợ chồng tôi, chúng tôi sẽ rất vui mừng được chào đón.
– Tôi đến đó rất thường xuyên, – Vysotsky ngượng ngùng – đó là Marina thích nhà nghỉ ngoại ô, còn tôi không thực sự thích lắm. Vâng và không bao giờ.
VI.
Sau khi hòa giải với gia đình, Vũ Anh quyết định giới thiệu cháu gái lớn với cha. Khi Lê Duẩn đến Moskva lần sau đó, nàng đem theo Lena đến gặp ông. Ông ngay lập tức yêu mến cháu. Ông đề nghị để Vũ Anh và cháu ở lại cùng ông cho đến khi ông về nước. Lúc đầu cháu bé còn lạ, nhưng dần dần quyến luyến với ông ngoại. Ông chủ ý giấu tất cả chuối trong nhà để tự mình đãi Lena – mong chiếm được cảm tình của đứa cháu.
Lê Duẩn luôn yêu cầu đưa Lena đến gặp ông mỗi lần đến Moskva. Còn gặp tôi thì dứt khoát không muốn. Còn nhớ tôi đưa Vũ Anh và con gái đến thăm mẹ vợ ở cái đatra cũ của Khrusov ở Rublebka và phải đợi trong xe, trong khi các cháu đang ở bên ông. Lê Duẩn đưa Lena và Vũ Anh đi xem xiếc rồi đưa họ đi theo dự lễ khai mạc Olympic Moskva. Con bé lên cơn đỏng đảnh đúng lúc long trọng nhất, kêu to:
“Mẹ ơi, con muốn đi đái!”
Lần khác trong lúc ăn trưa ngồi cạnh Lê Duẩn, đúng lúc đang nói chuyện về bắt đầu chiến tranh chống chế độ Khmer đỏ ở Campuchia, Lena bỗng nhiên hỏi:
“Ông ơi, thế ông không bị gãy răng chứ?”
Không biết có sự liên tưởng nào xuất hiện trong đầu con bé, để đúng lúc nói chuyện gay cấn nhất lại hỏi như vậy? Ở nhà chúng tôi cũng trao đổi về cuộc chiến tranh với chế độ Polpot – Ieng Sari. Có thể Lena nhớ lại câu mà tôi đã nói khi nào đó? Vũ Anh có suy nghĩ khá tốt về Ieng Sary, nhân vật thứ hai của chế độ ở Campuchia. Có thể trong cuộc nói chuyện ở buổi tiếp khách Việt Nam đó đã vang lên cái tên này, và gợi lại sự liên tưởng nơi con bé? Người phiên dịch hiểu câu hỏi theo nghĩa bóng, nín lặng, nhưng cố gắng truyền đạt tối đa ý nghĩa của câu hỏi. Lê Duẩn không hề bối rối. Ông cắn chặt hàm răng chắc khỏe của mình và nhe ra với Lena. Tình huống được giải tỏa.
Vũ Anh cũng rất trực tính và tiết lộ các “bí mật” xô-viết cho cha một cách đơn giản. Hơn nữa, ông ấy cũng biết cách để hỏi. Một hôm người cha nói rằng theo lời Brejnev đất nước vừa thu hoạch một vụ bông kỷ lục.
“Vậy mà vải trải giường nhà con thủng hết rồi”, Vũ Anh nhận xét.
Ngay ngày hôm sau cán bộ phân ban Việt Nam trong Ban quốc tế của BCH TW ĐCSLX dẫn Vũ Anh đến gian hàng số 200 nổi tiếng của GUM, nơi chỉ bán cho các khách hàng chọn lọc. Thế là chúng tôi có đồ trải giường mới.
Vũ Anh không muốn lợi dụng sự ưu đãi, nhưng dù sao vẫn mua đồ ở gian hàng cấm này của GUM, và tôi thường nhận được các đơn hàng mà nàng đặt. Nàng không nhận của cha dù một xu nhỏ, ngay cả khi học ở MGU. Chính quyền chúng ta đề nghị cấp cho nàng một căn hộ rộng rãi ngay trung tâm Moskva, nhưng nàng từ chối. Chỉ nhận một căn hộ ba phòng bình thường trong một tòa nhà lắp ghép ở Beliaevo. Để phòng khi nhỡ có việc chúng tôi đột ngột phải chia tay, thì vẫn có chỗ ở và làm việc.
Nhưng chúng tôi sống hòa thuận cùng nhau. Trong suốt thời gian chung sống chỉ cãi nhau vài lần, đấy là Vũ Anh cho rằng thế. Lần đầu tiên là khi Vũ Anh giận dữ vì tôi chở trên xe hai cô gái, cho dù trong xóm chúng tôi ở việc cho đi nhờ vẫn hay xảy ra. Nhưng Vũ Anh lại tức giận.
Lần thứ hai thì xảy ra một chuyện nói chung là ngớ ngẩn. Buổi chiều tôi nghe “đài địch”. Vũ Anh ngồi cùng tôi, nhưng nàng không hiểu tiếng Anh, do vậy nhanh chóng đứng dậy và đi vào phòng trẻ con. Tôi nghĩ lũ trẻ đã đi ngủ, và khép cửa thật chặt để khỏi đánh thức chúng. Sau đó tôi cũng thiếp đi. Vũ Anh ra khỏi phòng trẻ, kéo cửa, nhưng không mở được. Nàng cho rằng tôi không muốn gặp nàng, lấy làm khó chịu và sáng hôm sau bỏ đi đến nhà chị Muội. Đến chiều Vũ Anh trở về, và chúng tôi làm lành. Nàng không thể sống trong tình trạng xung đột với tôi.
Mẹ nàng, bà Bảy Vân, cố gắng làm cho con gái chống lại tôi, có lần nói ra sự không hài lòng với việc chúng tôi sống tằn tiện. Vũ Anh giải thích cho mẹ:
“Bao nhiêu tiền anh ấy gần như dành cho đatra. Luôn cứ phải mua hay sửa cái gì đó. Con không thể từ chối anh ấy trong chuyện này. Những người đàn ông khác họ uống rượu hết tiền, còn anh ấy thì xây dựng”.
Vũ Anh giành lấy việc chăm sóc cho mẹ tôi, khi bà bị đột quỵ, và nàng rất biết cách chăm sóc. Có lẽ nàng đã từng làm y tá trong thời gian chiến tranh.
Mùa thu năm 1980 Vũ Anh lại mang thai, tôi vốn mong có một gia đình lớn. Vào tháng năm năm 1981 mẹ tôi khá hơn, người ta cho bà ra viện. Chúng tôi chuyển ra đatra. Tôi thuê một cô y tá, cô ấy ngủ bên cạnh người ốm và giúp bà đi lại và nói năng. Trẻ con thì có bảo mẫu, được đưa từ Việt Nam sang theo yêu cầu của Vũ Anh, để lũ trẻ có thể nói chuyện với chị bằng tiếng mẹ đẻ.
Lê Duẩn chuyển cho nàng một món quà – một con đồi mồi. Vũ Anh rất hoảng hốt khi nhìn thấy món quà cha tặng:
– Đồi mồi này người ta tặng cả đôi. Đây là biểu tượng của tình yêu và cuộc sống gia đình hạnh phúc. Một con đồi mồi – đây là dấu hiệu xấu. Làm sao mà cha lại không nghĩ đến điều ấy.
– Ông ấy không cần nghĩ đến những thứ ngu ngốc ấy. Cha em là người cộng sản.
– Vâng nhưng ông tôn trọng truyền thống và biết rằng đây là dấu hiệu của cái chết. Đã xảy ra chuyện gì rồi …
Kết quả siêu âm cho biết lần này chúng tôi sẽ có con trai. Vũ Anh cảm thấy người không khỏe, tôi đặt trước chỗ cho nàng ở nhà hộ sinh “kremlin” của Cục 4 trên phố Vesnina. Vũ Anh đã sinh Tania ở đó và nói chung thấy hài lòng chỗ này. Hồi ấy Vũ Anh có phòng riêng, có TV và điện thoại, nàng có thể bình tĩnh viết báo khoa học. Bác sĩ hồi ấy đã sửng sốt:
“Một phụ nữ tuyệt làm sao! Nằm nhà hộ sinh còn làm khoa học!”
Nhưng nàng không muốn nằm tại bênh viện này, sợ hãi điều gì đó. Một lần nàng nói sẽ chết khi sinh nở:
– Ở Việt Nam sắp có bầu cử. Để bầu cha em, họ sẽ làm tất cả.
– “Họ” là ai?
– Là những người luôn can thiệp vào tình yêu của chúng ta.
Tôi không tin vào linh cảm, cho rằng đó là những lo lắng của các phụ nữ mang thai.
Đêm mùng sáu sang ngày mùng bảy tháng sáu Vũ Anh bắt đầu đau. Để an tâm tôi gọi liền hai xe cấp cứu, từ Troitsk và từ Moskva – phòng khi bỗng nhiên có việc gì trục trặc. Xe từ Troitsk lao đến trước, nhưng nó chỉ chở được Vũ Anh đến Podolsk. Tôi đề nghị họ chở nàng vào Moskva, đến nhà hộ sinh số 25, gần nhà chúng tôi trên phố Dmitri Ulianov. Khi đến nơi mới rõ ra một nửa tòa nhà đang phải sửa chữa.
Người trực nhận giấy tờ của Vũ Anh, nhìn thấy nàng đăng ký ở Cục 4, liền gọi ngay xe cấp cứu từ đó. Vậy là người ta vẫn chở Vũ Anh đến phố Vesnina. Ở đấy, các bác sĩ lập tức khám và nói, tất cả đều ổn, quá trình sinh nở bình thường. Tôi chuẩn bị ngồi chờ ở phòng tiếp nhận thì sực nhớ mẹ tôi hầu như đang ở ngoài đatra có một mình. Cô y tá chúng tôi đã cho nghỉ hè, còn chị bảo mẫu người Việt không nói được tiếng Nga. Tôi liền lao về đó. Tại đatra mọi việc đều bình thường, nhưng mẹ nói rằng xe cấp cứu từ Moskva không tới. Thật lạ lùng.
Vào 7 giờ sáng Vũ Anh sinh bé trai. Người ta gọi điện cho tôi từ nhà hộ sinh thông báo điều đó, tôi hỏi tình trạng của người mẹ ra sao, đầu dây bên kia im lặng. Sau một khoảng im lặng dài, họ đề nghị tôi tới và nói chuyện với bác sĩ. Ở Moskva tôi được biết rằng Vũ Anh bị chảy máu rất nhiều, chưa cầm được.
“Chúng tôi làm tất cả những gì có thể – Bác sĩ nói – Sắp tới họ sẽ chuyển máu tới. Ông tốt nhất nên quay về nhà. Đợi ở đây là vô nghĩa”.
Tôi chạy đến các bác sĩ quen để hỏi ý kiến. Họ không vui, nói rằng trong những trường hợp như vậy phải lập tức cắt bỏ tử cung. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ lãnh về mình trách nhiệm đó, bệnh nhân không phải nhân vật bình thường.
Tôi quay trở về nhà hộ sinh. Lúc ấy người ta đã phẫu thuật cho Vũ Anh. Bác sĩ phẫu thuật chính của Cục 4 được mời đến xử lý cho nàng. Khi ông vừa ra khỏi phòng mổ, tôi lao đến:
– Cô ấy sẽ không chết?
– Cơ thể trẻ trung. Chúng ta hi vọng vào điều tốt nhất …
Vài tiếng sau đó Vũ Anh qua đời. Người ta cho phép tôi vào phòng bệnh. Vũ Anh nằm trên giường, phủ tấm ra – trông nàng xinh đẹp làm sao, như đang ngủ. Một cục gì chẹn lấy cuống họng tôi, tôi quỳ xuống hôn tay người tôi yêu dấu. Tấm ra phủ di chuyển, hé lộ thân thể vợ tôi, phủ đầy các vết xanh – đỏ. Tôi kêu lên vì sợ hãi. Mọi người chạy đến bên, đỡ lấy tôi và đưa ra hành lang …
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Vũ Anh là ở chỗ hỏa táng – mười ngày sau đó. Quyết định hỏa táng không phải do tôi đưa ra. Nói chung không ai hỏi ý kiến tôi muốn an táng vợ mình ra sao. Tại sao phải đợi lâu thế vẫn mãi là câu hỏi. Có thể Lê Duẩn đã bí mật đến Moskva. Tôi không gặp ông, còn bà mẹ thì bay sang ngay. Tro cốt của Vũ Anh được đưa về Việt Nam, bình tro được giữ ở nhà bà Bảy Vân, trong một căn phòng riêng.
Sau cái chết của Vũ Anh các cháu được bà cụ mẹ của Bulat, bà Askhen Stepanova yêu quý, đã rất già yếu chăm sóc. Bà cụ ở lại cùng chúng tôi ba tuần. Còn tôi trong thời gian đầu rơi vào một trạng thái quên lãng, mù mờ sao đó. Trí nhớ của tôi từ chối tin vào những gì vừa xẩy ra. Một lần tôi tỉnh dậy giữa đêm trong hoảng hốt. Trái tim bóp nghẹt trong lồng ngực. Tôi mơ thấy một luồng sáng: người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm heparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn …
Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam.
“Không đời nào!” – tôi trả lời. Tôi biếu bà chuỗi hạt đã từng giữ hơi ấm cơ thể của Vũ Anh. Bà ấy nhận nó, là để sau này sẽ trao cho vợ của cháu trai, khi nó lớn lên và cưới vợ.
Tôi che giấu cái chết của Vũ Anh không nói cho những người thân biết. Mẹ tôi rất đau ốm, còn các cháu gái thì quá bé. Mẹ tôi có lẽ cảm thấy điều gì đó, bà bị đột quỵ lần hai, và lần này thì điều trị không lại được. Tôi nói với Lena là Vũ Anh ở trong bệnh viện, và sau đó – rằng mẹ đã đi có việc, nhưng con bé cũng hiểu hết. Một lần nó kéo tôi ra bên và thì thầm hỏi tôi:
“Bố ơi, người ta chôn mẹ rồi phải không?”.
Lena luôn than thở về nỗi buồn vắng mẹ, nó khóc:
“Bố, hãy đi Việt Nam, mua mẹ cho con!”
Bảy Vân quyết định ở lại Moskva ít lâu. Bà ấy yêu cầu dẫn Tania đến thăm, nói rằng sẽ đưa trả con bé và cô bảo mẫu về nhà vào hôm sau. Nhưng đã không cho về. Hai ngày liền tôi gọi cho mẹ vợ, nhưng người ta không gọi bà ấy nghe điện, viện cớ có công việc quốc gia quan trọng nào đó. Ban đầu tôi không cảm thấy lo lắng đặc biệt, nhưng sau đó hiểu ra rằng bà đang cố thực hiện ý định của mình – lấy lũ trẻ khỏi tay tôi. Tôi tìm được địa chỉ của bà với không ít khó khăn, đem theo một đồng nghiệp biết tiếng Pháp để hỗ trợ và làm phiên dịch, lên đường đòi lại con gái. Bảy Vân không muốn trả lại Tania, ngay cả khi tôi nói rằng mẹ tôi sắp mất và bà cụ muốn vĩnh biệt cháu gái. Tôi buộc phải hứa rằng họ sẽ gặp lại nhau trong lúc chuẩn bị cho tang lễ.
Mẹ tôi mất ngay ngày hôm sau. Mẹ vợ chạy đến ngay:
“Các cháu sẽ ở với tôi!”.
Tôi phải giải thích rằng các cháu còn đang ốm. Tania thực sự đang bị sốt. Bảy Vân đề nghị thu xếp chữa cho cháu tại căn hộ của mình, nhưng tôi không đồng ý.
Tôi biết rằng bà ta sẽ lại xuất hiện ở đatra vào ngày cử hành tang lễ, lúc tôi không ở nhà, do vậy đã gửi Lena đến chỗ người quen, còn Tania tôi khóa cùng với người cháu của tôi trong căn phòng có các lỗ châu mai, và dặn không được mở cửa cho bất cứ ai, đặc biệt cho bà ngoại nó. Bà bảo mẫu được dặn phải nói là cả hai cháu đang ở nhà các bạn của tôi. Ngay khi tôi vừa rời đến chỗ hỏa táng, Bảy Vân đã xuất hiện ở đatra. Không tìm thấy lũ trẻ, bà ta ra về trong sự tức giận khủng khiếp.
Với đứa con trai, tôi đặt tên nó là Anton, tình hình phức tạp hơn nhiều. Ở nhà hộ sinh họ không trao cháu cho tôi. Họ thông báo rằng do tình trạng sức khỏe của cháu bé, cháu cần ở lại bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc. Tôi chỉ làm được giấy chứng sinh cho cháu, và lập tức tiến hành các biện pháp. Tại bệnh viên của BCH trung ương, nơi cháu được chuyển đến từ nhà hộ sinh, cháu đã nhập viện với tên là Anton Maslov: các bạn của tôi đã giám sát tại lối vào bệnh viện để cháu được đăng ký đúng như đã định. Đây là một thắng lợi, không lớn nhưng dầu sao cũng là thắng lợi. Bây giờ đưa con trai tôi ra khỏi biên giới sẽ khó khăn hơn nhiều.
Họ cho phép tôi vào bệnh viện, đi dạo cùng con trai, nhưng bên cạnh luôn có người của BCH TW. Một thời gian tôi đã muốn ăn cắp Anton và giấu cháu trong gia đình chị bạn người Triều Tiên và giả như đó là con của chị. Còn tôi sẽ đưa về nhà một cháu bé có bề ngoài đông phương khác trong trường hợp Lê Duẩn quyết định đưa cháu trai ra mà không có sự đồng ý của tôi. Nghĩ ra đủ phương án, nhưng không thực hiện được. Và lạy Chúa – tôi sợ trò phiêu lưu này sẽ làm tôi nguy đến tính mạng.
Vị cán bộ từ BCH TW, người đảm nhận liên lạc giữa tôi và gia đình Vũ Anh, đề xuất một giải pháp thỏa hiệp – tôi giữ các cháu gái cho mình, còn trao đứa cháu trai cho ông nó:
“Cứ để nó sống ở Việt Nam vài năm, khi cháu lớn lên, họ sẽ trả cháu về. Ông lúc nào cũng có thể đến thăm người thân của vợ và gặp Anton”.
Cuộc bầu cử mà Vũ Anh lo sợ đang sắp diễn ra. Xem ra nhóm thân Trung Quốc loan tin rằng không nên tin tưởng vào Lê Duẩn. Ông ấy không thể theo đường lối độc lập nếu cháu trai ông ấy đang bị Kremli giữ làm con tin. Trong cơn sóng gió trước bầu cử người của ta có thể bắt đi tất cả các đứa con của tôi, chỉ để giúp Lê Duẩn còn giữ được quyền lực. Tôi hứa sẽ suy nghĩ, cố kéo dài thời gian. Nhưng áp lực ngày một gia tăng. Họ đe dọa tôi bằng những điều bất tiện trong công tác. Người cán bộ nói anh ta đã biết “phương án Triều Tiên” – tức phương án bắt cóc con trai tôi với sự giúp đỡ của chị bạn người Triều Tiên. Tình thế trở nên nghiêm trọng. Bà ngoại Bảy Vân một lần đã nói thẳng:
“Không muốn tốt – cũng chẳng cần”.
Chống đối tiếp tục đã thành vô nghĩa, và tôi quyết định phải có sự đảm bảo – soạn một tuyên bố chính thức về việc cho phép đưa con đi trong hai năm. Ở sân bay tôi đã khôn khéo lấy hộ chiếu của Anton từ nhân viên an ninh cửa khẩu, chụp ảnh tất cả các trang và đút trả lại. Bạn của tôi chụp ảnh ghi lại cuộc ra đi của thằng bé. Vào đúng ngày hôm ấy Lê Duẩn đến Moskva. Ông đã gặp Brejnev. Vì cuộc hội kiến này (có vẻ rất quan trọng) nên mới có sự vội vã như vậy.
Chẳng bao lâu tôi lăn ra ốm. Ban đầu là viêm phổi, sau đó phát hiện có một khối u. Nghi ngờ đến khả năng xấu nhất, nhưng rồi mọi việc cũng qua – khối u hóa ra lành tính. Tôi nằm viện khá lâu, Muội có đến thăm tôi. Chị chắc có nói chuyện với bác sĩ, biết về các chẩn đoán của tôi và kể cho những người thân biết. Những người này lập tức chạy vạy – nhờ cậy những người bạn xô viết nhờ nhận lại các cháu gái từ người cha “đang sắp chết”.
Nghĩ lại thấy thật đáng sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không xuất viện đúng một ngày trước khi các thanh tra về công việc với vị thành niên đến nhà tôi. Một bà mặc sắc phục đại úy cảnh sát đến nhà với yêu cầu chính thức từ Ủy ban vùng – xem xét khả năng xác nhận đưa Elena và Tatiana Maslovye vào cơ sở nuôi dạy trẻ. Tôi không thể nói với bà ta toàn bộ sự thật, nhưng cho bà ta hiểu rằng trong câu chuyện này mọi việc không đơn giản, khuyên ta bà đừng vội vã.
Sau hai năm người ta vẫn không đưa Anton trở lại. Tối đấu tranh thêm hai năm nữa để họ cuối cùng đưa cháu trở lại Moskva. Tôi yêu cầu việc này với tất cả người thân của Vũ Anh. Cuối cùng Thành, em trai nàng bay sang Moskva. Chúng tôi gặp nhau và đã tìm được tiếng nói chung. Thành nói chuyện với Lê Duẩn, và ông ta quyết định đưa cháu trai về với cha nó và các chị. Nhưng con trai tôi trở về đã không phải với tên là Anton Maslov, mà là công dân Việt Nam Nguyễn An Hoàn và hộ chiếu Việt Nam. Lê Duẩn không có ý định trao cháu cho tôi. Ngược lại – ông hy vọng sẽ mang luôn cả các cháu gái về.
Con trai không nói được tiếng Nga, nó lạ tôi và không rời bà bảo mẫu người Việt đã nuôi cháu từ trứng nước. Ở Việt Nam Anton thực sự là hoàng tử: nó được ở cả một tầng nhà.
Tôi hi vọng sẽ thu xếp được với con trai, nhưng người bà Việt Nam bay sang, sau khi quyết định đi nghỉ lại Krưm tuyên bố rằng ở Moskva không tốt cho thằng bé. Sau kỳ nghỉ bà ta sẽ đưa cháu trở lại Việt Nam, còn tạm thời cần đưa cháu vào một nhà trẻ tốt trong suốt mùa hè. Bà ta sẽ cho phép tôi và các cháu gái tới đó. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi có mặt một cán bộ khá cao cấp của Ban quốc tế BCH TƯ, làm nhiệm vụ phiên dịch. Ông đã thấy tôi giận dữ như thế nào, và khuyên tôi đừng nổi cáu, cố gắng đạt được thỏa thuận với người bà quyền lực. Bắt cóc Anton thật vô nghĩa: cháu là công dân Việt Nam và họ sẽ ngay lập tức đưa cháu đi khỏi nhà tôi.
Nhưng tôi không có ý định đầu hàng. Bây giờ đã là thời khác, lãnh đạo đất nước Liên Xô không còn là Brejnev, mà là Gorbachev. Hơn nữa sau những năm tháng ấy tôi đã kịp trở thành Viện sỹ hàn lâm và được trao Giải thưởng Lenin. Tôi viết đơn yêu cầu trả lại con trai và đi khắp các cửa, còn thiếu đâu nữa: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, BCH TƯ ĐCS LX.
Khắp nơi người ta thông cảm với tôi, nhưng giúp đỡ thì đều từ chối. Họ nói rằng việc đó ngoài khả năng của mình. Một lần tôi chia sẻ với một chị bạn tốt – thư ký của Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học. Chị ấy khuyên tôi nên cầu cứu Anatolia Gromưco – con trai Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Andrei Andreievich Gromưco, một người thân cận với Gorbachev, và chị ấy sẽ giúp thu xếp cuộc gặp này.
Gromưco-con là giám đốc Viện Phi châu thuộc Viện HL KH LX. Tôi kể cho anh nghe về câu chuyện của tôi và Anh, đưa cho anh xem các bức ảnh chụp cùng vợ con. Anatolia Andreevich tỏ ra cảm động. Anh nói:“Anh hãy viết đơn gửi cho chính Gorbachev. Tôi hứa rằng ông ấy sẽ nhận được và sẽ đọc. Nhớ kèm theo cả những bức ảnh, đặc biệt bức chụp cùng bọn trẻ này. Nó mạnh hơn bất kỳ bức thư nào”.
Tôi làm theo những gì anh chỉ dẫn, và cùng với các bức ảnh tôi còn để cả bản tuyên bố của Vũ Anh viết năm 1978. Vài hôm sau không chờ được, tôi gọi điện cho Gromưco. Anh nói:
“Họ đã biết quan điểm của anh”.
Tất cả chỉ có thế. Tôi không biết sẽ phải nghĩ gì và hành động ra sao.
Để bà ngoại yên tâm, tôi thu xếp gửi Anton vào nhà trẻ của Cục bốn, khá xa đatra của tôi. Tôi thỏa thuận với bà giám đốc rằng bà không được giao đứa bé cho ai, trừ tôi. Những người bảo vệ hứa sẽ gọi điện nếu thấy xuất hiện những “kẻ đột nhập” vào khu vực nhà trẻ. Tôi dúi cho họ 4 chai vodka Smirnov, hồi đó chỉ bán theo chỉ thị của nhà thờ, và họ nóng lòng chờ sự xuất hiện của “kẻ đột nhập Việt Nam”. Chẳng bao lâu sau kẻ đột nhập xuất hiện thật. Bảy Vân nhận được sự từ chối thẳng thừng và buộc phải rút lui. Nhưng giám đốc nhà trẻ nài nỉ tôi phải đưa Anton đi:
“Tôi sẽ không chịu đựng được cuộc tấn công sau đâu. Anh không tưởng tượng được là chúng tôi đã căng thẳng ra sao đâu”.
Tôi nói chuyện với bạn bè, và họ tìm được cho chúng tôi một ngôi nhà ở Belorussia – ở tít tận xó rừng sâu Belovejskaia Pusia. Tròng vòng bán kính 5 km quanh đó không có ai cả. Chúng tôi ở đó chừng vài tháng – Lena, Tania, Anton, bà bảo mẫu của chúng, và tôi. Pusia quả thật là một chốn thiên đường. Lũ trẻ đến giờ còn nhớ khu rừng nguyên thủy, những bãi cỏ đầy nấm và quả rừng, có thể sờ tay vào lũ thú rừng và chim chóc. Lũ hươu kéo đến tận nhà, làm bà bảo mẫu sợ chết khiếp. Lũ bò rừng nhởn nhơ đi lại đằng xa. Anton trở thành một đứa trẻ khác hẳn khi ở Belorussia, chơi với các chị và bắt đầu nói một ít tiếng Nga.
Tôi không nhận được tin tức gì từ Moskva, nhưng hi vọng vào những điều tốt. Tôi nghĩ rằng Gorbachev không muốn có một Sakharov – viện sĩ – nhà bất đồng chính kiến thứ hai. Để giành lại các con, tôi sẵn sàng làm tất cả, kể cả một scandal quốc tế. Mấy tháng trôi qua tôi biết được từ một người bạn Việt Nam, gần gũi với gia đình của Vũ Anh, rằng Lê Duẩn đã từ bỏ ý định bắt cháu về. Ông nói:
“Nếu cha chúng nó yêu chúng như vậy, thì cứ để chúng sống với anh ta”.
Có vẻ hai nước đã đi đến một nhận thức chung về chuyện này, Gorbachev và Lê Duẩn đã thỏa thuận để gia đình chúng tôi được yên. Sự đau khổ của tôi kết thúc. Mấy năm sau Lê Duẩn từ trần.
Vào cuối những năm 80 – 90 tôi có dịp đi khắp thế giới. Với tư cách là giáo sư mời tôi đã giảng bài ở Mỹ, Anh, Pháp. Đất nước tôi hồi đó ở trong giai đoạn không dễ dàng gì. Khoa học thoi thóp, các nhà bác học được trả bằng xu, mà trong tay tôi – ba đứa trẻ. Cần phải kiếm tiền bằng cách nào đó.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ ở lại sống ở nước ngoài. Bọn trẻ luôn đi cùng với tôi, cũng như người vợ sau Irina. Chúng tôi cưới nhau năm 1991. Tôi quen Ira đã lâu, từ khi Vũ Anh còn sống. Cô ấy cùng tuổi với Vũ Anh. Ira là nhà ngôn ngữ, phó tiến sỹ khoa học. Sau khi Vũ Anh mất, giống như nhiều bạn bè và người thân của tôi, cô ấy đã giúp tôi trông nom bọn trẻ. Đối với tôi mối quan hệ của cô với chúng cũng quan trọng không kém tình cảm giữa chúng tôi.
Ira là một phụ nữ đáng kinh ngạc. Sau khi cưới, cô ấy quyết định không sinh thêm một đứa con nữa, đứa con chung của chúng tôi, để không phải làm dì ghẻ, mà hoàn toàn thay Vũ Anh làm mẹ của Lena, Tania và Anton.
Các con tôi hiện sống ở nước ngoài, dù khi còn trẻ không dự định việc này và chúng đều vào học tại MGU mà không phải một trường đại học tây phương nào đó. Nhưng về sau những dòng người có vẻ ngoài châu Á tràn vào Moskva. Và bắt đầu nảy sinh các vấn đề. Thí dụ đã xảy ra một chuyện không dễ chịu với Tania ở đatra. Một nhân viên cảnh sát đến vì một chuyện hoàn toàn khác, tình cờ nhìn thấy cháu và cho rằng đấy là một người di cư bất hợp pháp từ Trung Á, và suýt nữa tôi bị cáo buộc vào tội “che dấu”.
Những tình huống như vậy khá nhiều, và không hề dễ chịu. Chúng tôi họp gia đình và quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu đưa lũ trẻ sang châu Âu, ở đó đã quen với việc có nhiều sắc tộc. Kết quả là Tania và Anton sang sống ở Anh, còn chị cả Lena – ở Hà Lan. Cháu lấy chồng là người Hà Lan xuất thân từ một gia đình quý tộc tỉnh lẻ lâu đời. Chồng cháu là một người làm phân tích nghiệp vụ và có thời gian là khách hàng của một hãng máy tính của Anh, nơi Lena làm việc. Mối tình bắt đầu ở nước Anh.
Sau khi cưới, đôi trẻ chuyển sang sống ở Hà Lan, trong một thị trấn nhỏ cách Amsterdam chừng một giờ đi xe. Lena là kiến trúc sư – lập trình, đã đạt được đỉnh cao nhất trong nghề. Cháu là một chuyên gia độc nhất, được đánh giá cao ở hãng, được tạo các điều kiện làm việc thuận lợi nhất.
Lena có một con nhỏ – cháu sinh con gái Anna năm ngoái. Còn Tania năm nay sinh được cậu con trai Oskar. Tania tốt nghiệp MGU ở Moskva chuyên ngành “ngôn ngữ”, khi sang Anh thì chuyển nghề và, giống như Lena, làm về lập trình. Sống với chồng là người Anh ở thị trấn ngoại ô Bristol. Tania từ bé đã yêu súc vật và đem theo cùng mình đến Anh hai con chó và một con mèo. Anton tốt nghiệp MVK – khoa toán học tính toán và điều khiển học MGU. Cháu cũng làm việc liên quan đến máy tính và ở không xa chị gái. Cậu chàng chưa cưới vợ, và tôi sợ sẽ còn lâu. Có vẻ cháu giống tính tôi.
Tất nhiên tôi sẽ vui mừng nếu có các con ở bên, chứ không phải cách xa hàng ngàn cây số. Nhưng cuộc sống là như vậy. Tôi vẫn trò chuyên với các con hàng tuần, qua Skype. Mùa hè nào chúng cũng trở về Nga và về ở Selinger, nơi chúng tôi có một căn nhà ngoại ô. Tôi và Ira sống phần lớn thời gian ở đatra. Ở đấy nghỉ ngơi và làm việc đều tốt. Tôi tiếp tục làm khoa học, điều đem lại cho tôi niềm vui lớn, tôi còn có nhiều công trình dở dang.
Tôi vẫn là nhân viên toàn thời gian của MIEM. Học viện đã được củng cố đáng kể, trở thành một phần của Trường đại học – nghiên cứu “Trường kinh tế cao cấp”. Điều này hoàn toàn trùng hợp với các kế hoạch khoa học của tôi và cổ vũ trong tôi niềm say mê sáng tạo. Ngoài ra tôi còn là cộng tác viên khoa học của Viện các vấn đề cơ học – RAN và chủ nhiệm bộ môn thống kê lượng tử và lý thuyết trường tại khoa lý của trường MGU ruột thịt. Năm 2013 tôi nhận giải thưởng nhà nước lần thứ 3 do những đóng góp vào việc xây dựng cơ sở toán học cho ngành nhiệt động học hiện đại.
Khi làm việc, tôi luôn cảm thấy Vũ Anh đang nhìn mình. Trong phòng làm việc đã nhiều năm vẫn treo bức ảnh chân dung lớn của nàng. Tôi cảm thấy Vũ Anh hài lòng về cuộc sống của các con chúng tôi. Tuy rằng cái nhìn của nàng nghiêm nghị, nhưng theo tôi, có nét tán đồng. Tôi thường mơ thấy nàng, trẻ trung và hạnh phúc.Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng Vũ Anh không chết, nàng chỉ đang đi đâu đó. Có thời gian tôi đã nghĩ đến việc làm gì đó để vinh danh vợ: đến “với nàng” tại Việt Nam. Vào cuối những năm 90 tôi được mời dạy ở Hong Kong. Khoảng cách từ đó đến TP Hồ Chí Minh, nơi bà Bảy Vân sống, không quá xa. Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi đã từ chối. Đối với bọn trẻ, việc di chuyển đến Hong Kong có thể tạo nên stress lớn, cần phải thích nghi với khí hậu, nước uống, đồ ăn hoàn toàn khác biệt. Tôi sợ chúng sẽ bị ốm.
Về sau, khi đã trưởng thành, Lena, Tania và Anton đã hai lần về Việt Nam để gặp những người ruột thịt. Chúng được đón tiếp như các vương tôn công tử. Ở đất nước này người ta vẫn còn lưu giữ ký ức thiêng liêng về Lê Duẩn, giống như trong thời xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhớ về Lenin. Trong mỗi thành phố đều có các con phố hay quảng trường mang tên ông. Và các cháu của lãnh tụ được đối xử một cách trọng thị. Bảy Vân, bà vợ góa của ông vẫn còn sống. Bà nay đã gần chín mươi tuổi.
Vũ Anh giao phó cho tôi các con của chúng tôi. Nàng mong muốn các cháu sống ở Liên Xô và được giáo dục theo các truyền thống văn hóa Nga. Không có Ira tôi không thể thực hiện được sự ủy thác của nàng. Cái chính là bọn trẻ không lúc nào cảm thấy chúng là trẻ mồ côi. Và nếu không có Ira chúng không thể thấm nhuần văn hóa và tâm hồn của chúng ta. Do vậy chúng vẫn là những người Nga, cho dù sống ở đâu.
Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viktor Maslov, con rể cố TBT Lê Duẩn.
Dịch giả: Phan Độc Lập
17-5-2016
Nguồn: Đông tác Giao lưu
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.