Khảo sát của CSIS về quyền lực và trật tự tại Châu Á

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 1 reply thread
  • Author
    Posts
    • #1851
      NCQT
      Keymaster

      Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS – Washington D.C.) vừa tiến hành khảo sát 400 chuyên gia chính sách đối ngoại về quyền lực và trật tự tương lai tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sau đây là tóm lược 9 kết quả chính của cuộc khảo sát:

      1. Quyền lực sẽ chuyển dịch về phía Trung Quốc
      (53% số người trả lời tin rằng TQ sẽ là cường quốc hàng đầu Đông Á trong 10 năm tới, tiếp sau là Mỹ)
      2. Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ vẫn sẽ được duy trì mạnh mẽ
      3. Đa số ủng hộ chính sách tái cân bằng của Mỹ, nhưng lo ngại về cách triển khai
      4. Tranh chấp lãnh thổ là trở ngại lớn nhất đối với việc xây dựng cộng đồng ở khu vực
      5. Đông Á sẽ tiếp tục vật lộn với di sản của lịch sử
      6. Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực được coi là thách thức lớn nhất tới an ninh quốc gia
      7.Hiệp định TPP nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ
      8. Các giá trị dân chủ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, nhưng giờ đây các chuyên gia của Hoa Kỳ lại nghi ngờ hơn về điều này
      9. Hòa bình ở eo biển Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với toàn khu vực.

      Bản tóm tắt của kết quả khảo sát có tại ĐÂY.

    • #1874
      trungmam93
      Participant

      Mình vẫn thiên về ý kiến rằng, thế kỷ này vẫn là thể kỷ của Mỹ. Một nước như Mỹ – dù vẫn kiếm lợi trên đầu thế giới – vẫn đáng để lãnh đạo thế giới hơn là Trung Quốc. Trung Quốc còn lâu mới đạt được đến tầm cỡ của Mỹ.
      Chỉ có điều, thoả thuận tay đôi về lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến Washington để cho Bắc Kinh tung hoành, chỉ khổ cho mấy anh láng giềng nhỏ bé trong khu vực Đông Á. Các nước nhỏ ở Đông Á cần phải cho Mỹ nhìn thấy nhiều hơn nữa lợi ích thì may ra họ mới có thể tạm yên tâm trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Ở đây không hẳn là mang tính “cân bằng quyền lực” như ta thường thấy, mà chủ yếu là “cân bằng lợi ích” hay cuộc chơi lợi ích mà thôi.

Viewing 1 reply thread
  • You must be logged in to reply to this topic.