NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 2 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
27/08/2015 at 19:44 #10148TQNamModerator
Đảng Cộng sản quay về nương tựa nền triết học cổ đại.
25 Tháng 7 2015
Có hai sự sùng bái đang nổi lên hiển hiện ở Khúc Phụ, một thị xã ở miền đông Trung Quốc, nơi Khổng Tử ra đời. Một thì quanh vị hiền triết cổ đại. Tại một ngôi miếu tôn vinh ông, du khách chờ tới lượt mình vào phủ phục và bái lại trước một bức tượng Khổng Tử to lớn ngự trên ngai. Cứ mỗi lần bái, vị chủ tế xướng lên một điều ước, ví như “khảo thí thành công” hay “quốc thái dân an”. Ở đầu kia của thành phố có lăng của Khổng Tử là cảnh tôn thờ tương tự – hoa hòe tô điểm cứ như ông ta là một người thân yêu vừa qua đời vậy.
Cái sự sùng bái khác ở Khúc Phụ là quanh vị chủ tịch nước, Tập Cận Bình. Mọi người vẫn nhớ trong phấn khích cái chuyến thăm thành phố hồi năm 2013 của ông ta. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh tụ Đảng Cộng sản trong hơn hai thập kỷ; trên thực tế, mặc dù ông Tập thăm Khúc Phụ, khi trở thành lãnh tụ Trung Quốc, ông không đến viếng Thiều Sơn tỉnh Hồ Nam, sinh quán của Mao Trạch Đông. Ngày nay, những chiếc đĩa sơn mài trang trí hình ông Tập được bán trong các tiệm mỹ nghệ ở Khúc Phụ. Khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của ông được phô bày ở các tấm biển lớn bên ngoài Viện nghiên cứu Khổng Tử, cùng trích dẫn lời của người hiền hiện đại: “Với sự lan truyền của Nho giáo ra khắp thế giới, Trung Quốc phải bảo vệ toàn quyền cất tiếng nói”, nó khai từ vậy đó.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, ông Tập tìm cách đề cao Khổng Tử, vốn bị Mao phỉ báng, như một tiên tổ vĩ đại của nền văn hóa Trung Quốc. Ông ta không quá đà tỏ bày tôn kính tại Miếu Khổng Tử ở Khúc Phụ, nơi đám Hồng vệ binh của Mao ra tay tàn phá (một trong những khẩu hiệu của chúng “Cách mạng vô tội, tạo phản hữu lý” (革命无罪造反有理) vẫn còn vẽ lem nhem trên một phiến đá). Có không ít nhận xét được phổ biến của ông, bao gồm lời khen ngợi rõ ràng về triết lý Nho giáo, lớn tiếng trong đảng nhắm tới việc coi các triết lý nầy như trụ đỡ của luật lệ “phong kiến” ở nước Trung Hoa tiền hiện đại.
Đối với các vị hoàng đế thường viếng Khúc Phụ thì Nho giáo trên thực tế là một quốc giáo. “Bác Tập”, với mọi điều tôn kính bao quanh ông ta, không mong muốn được xem như là một vị hoàng đế quá lứa lỡ thì. Như giới lãnh đạo thủ cựu, ông ta hiển nhiên xem Nho giáo như một công cụ ý thức hệ hữu hiệu, với hệ thống tôn ti, trật tự và trách nhiệm đối với quan chi phụ mẫu và gia đình. Không như các giáo điều Mác-xít nhập khẩu, khó tiêu hóa của đảng, Khổng giáo có lợi thế là là hàng nội. Nó cuốn hút khát vọng về giá trị cổ xưa giữa những bất ổn do tốc độ thay đổi nhanh mà không bền của Trung Quốc.
Mặc dù đã đôi lần đảng lặng lẽ phục hồi Khổng Tử, thì thời ông Tập nhịp độ nhanh hẳn. Hồi tháng 2 năm 2014, ông triệu tập một phiên họp “nghiên cứu” về sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, tại đó ông nói rằng nền văn hóa truyền thống đóng vai trò “suối nguồn” nuôi dưỡng các giá trị của đảng. Các thông báo chính thức của phiên họp không nhắc đến Khổng Tử, song các tài liệu của đảng cho thấy rõ các giá trị mà ông Tập nói đến, chẳng hạn như nhân, liêm, chính, mà triết gia nầy chủ trương. Vào tháng Chín, ông Tập trở thành lãnh đạo cao nhất của đảng tham dự buổi lễ kỷ niệm sinh nhật của Khổng Tử (lần thứ 2.565). Ông ta nói hầu hết các học giả khắp nơi trên thế giới thừa nhận, Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình, rằng điều nầy có “nguồn gốc sâu xa trong tư duy Nho gia”. Hồi tháng 5 truyền thông nhà nước có bài về mối liên hệ giữa chủ nghĩa Mác và Nho giáo mà một số người may ra có thể nhận thấy nó hẳn mong manh, lại là “đề tài sốt dẽo” trong nghiên cứu khoa học nhân văn năm 2014.
Thêm nhiều nhà hiền triết
Thời ông Tập, đảng tô vẽ các câu thần chú ý thức hệ nghe ra Nho giáo hơn. Tại đại hội đảng năm 2012 đánh dấu việc ông Tập nắm quyền, khẩu hiệu “các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi” cô lại thành 12 từ (1) mỗi từ gồm 2 Hán tự và được vẽ dán khắp Bắc Kinh và các thành phố khác. Một mớ hổ lốn các tư tưởng. Một số là Tây phương chính hiệu, như dân chủ, tự do và bình đẳng. Có một số thì đích thực chủ nghĩa xã hội, như “cống hiến cho sự nghiệp”. Những cái khác, như là sự hài hòa và thành tín, hẳn rõ Nho giáo. Trương Di Vũ thuộc Đại học Bắc Kinh nhận thấy một sự tương đồng với “các giá trị chung” (shared values) được chính phủ Singapore thông qua năm 1991. Một Singapore độc đoán, ở đó các quan chức đề cao Khổng giáo, đã truyền cảm hứng cho Trung Quốc, ông Trương nói.Chắc chắn có một cuộc đua tranh mến chuộng của đảng đối với các bậc hiền triết. Bao quanh Trung Quốc là các nước tự cho mình thuộc Khổng giáo, gồm cả Nhật Bản mà Trung Quốc xem là một đối thủ, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Một thập kỷ trước, khi Trung Quốc Bắt đầu lập các trường dạy ngôn ngữ ở nước ngoài để tăng cường quyền lực mềm, chúng được gọi là các Viện Khổng Tử. Đó có phần là một nỗ lực để thủ đắc việc kiểm soát nhãn hiệu Nho giáo (và một phần vì “Viện Mao” sẽ chẳng thể nào lôi cuốn). Hiện nay có 475 viện nầy ở 120 quốc gia.
Một vài học giả còn muốn ông Tập tiến xa hơn nữa bằng việc thiết lập một dạng thức chính phủ mới dựa trên Nho giáo. Nổi bật trong phe này là Tưởng Khánh, người điều hành Viện Khổng Tử tại thành phố phía tây nam tỉnh Quý Dương. Trong một bài đồng tác giả đăng trên New York Times vào năm 2012, ông Tưởng đề xuất Trung Quốc thành lập một quốc hội tam viện (Tricameral parliament). Một trong các viện nầy do một hậu duệ của Khổng Tử đứng đầu. (Đám nầy thì đầy ra, chiếm khoảng một phần tư dân số Khúc Phụ. Tài xế taxi của người viết bài nầy khoe ông ta là hậu duệ đời thứ 77). Một viện khác được lập nên gồm “những người gương mẫu” do các học giả uyên bác kinh điển Nho giáo chỉ định.
Ông Tập, người bảo vệ trung thành quyền lực độc đảng, sẽ không bao giờ đồng ý với kế hoạch của ông Giang. Tuy nhiên, có một giọng điệu mở cho một khẩu hiệu khác hiện được treo trên các cây cầu ở Bắc Kinh: “Quốc dân có niềm tin, dân tộc có hy vọng và đất nước hùng cường”. Tin cái gì thì không nói, nhưng, ta có thể đoán được, Nho giáo sẽ có phước lành từ đảng. Hai sự sùng bái đan vào nhau.
Chú thích của người dịch:
(1) 富强、民主、文明、和谐,自由、平等、公正、法治,爱国、敬业、诚信、友: phú cường, dân chủ, văn minh, hòa hài, tự do, bình đẳng, công chính, pháp trị, ái quốc, kính nghiệp, thành tín, hữu thiện
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.