NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 2 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
30/08/2015 at 15:50 #10211TQNamModerator
Ký ức về Thế chiến II của Trung Quốc là ví dụ mới nhất của một CN dân tộc Trung Hoa “mới” do ĐCSTQ đề ra.
Alexandre Dor, 15.08. 2015
Trong 25 năm gần đây, chủ nghĩa dân tộc tỏ ra là hệ tư tưởng được ưa chuộng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thời Tập Cận Bình sự cam kết của Đảng về chuyện ái quốc chỉ có tăng lên mà thôi.
Năm ngoái ông Tập tuyên bố tổ chức ba ngày lễ mới, hai trong số đó sặc mùi bài Nhật. Lễ thứ nhất, vào ngày 03 tháng 9, được gọi là “Ngày chiến thắng cuộc kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc” và đánh dấu sự kết thúc cuộc “Thế chiến kháng phát xít” (1). Lễ thứ hai, ngày 13 tháng 12, là quốc lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh.
Trước đây, khi Trung Quốc chỉ có bảy ngày lễ chính thức, ý nghĩa của việc lồng tình cảm bài Nhật vào việc minh định dân tộc Trung Hoa “là gì” thì không thể phủ nhận. Tuy nhiên, về mặt lịch sử mà nói thì xu hướng nầy là một diễn biến mới đây, cái ý niệm “bách niên quốc sĩ” không có mặt trong sách giáo khoa Trung Quốc cho đến năm 1990. Việc đánh dấu sự mở đầu và dẫn tới một (về lịch sử mà nói) chủ nghĩa dân tộc mới của Trung Quốc chính là cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp gây ra do sự thay đổi trật tự toàn cầu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
Chiến dịch giáo dục lòng ái quốc
Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn và sự sụp đổ của Liên Xô gây sốc cho giới lãnh đạo ĐCSTQ, và đánh dấu sự kết thúc chủ nghĩa cộng sản Maoist như một ý thức hệ chính trị được hợp pháp hóa. Suy nghỉ về gốc rễ của cuộc khủng hoảng, Đặng Tiểu Bình kết luận sai lầm lớn nhất của ĐCSTQ trong nhiều năm dẫn đến sự kiện Thiên An Môn là một thiếu chú ý đến giáo dục tư tưởng:Tôi có nói với khách nước ngoài là trong mười năm qua sai lầm lớn nhất của chúng ta là phạm phải trong lĩnh vực giáo dục, chủ yếu trong giáo dục tư tưởng và chính trị – không chỉ với học sinh mà cả với người dân nói chung. Chúng ta không nói cho họ đầy đủ về sự cần thiết phải đấu tranh gian khó, về Trung Quốc hôm qua là nước nào và đất nước ta phải là đất nước nào. Đó là một lỗi nghiêm trọng thuộc trách nhiệm của chúng ta.
Từ đó, hình thành ký ức lịch sử “Trung Quốc hôm qua là nước nào” trong tâm thức dân chúng trở thành điểm then chốt của chiến dịch giáo dục lòng ái quốc của ĐCSTQ. Nhấn mạnh những huyền thoại sáng lập (“quá khứ của đảng”), kẻ thù lịch sử (kháng Nhật), và ta thán lịch sử (ngoại xâm), chiến dịch nhấn mạnh vai trò của ĐCSTQ trong cuộc đấu tranh lịch sử Trung Quốc vì độc lập dân tộc trước lũ ngoại xâm. Hổ lốn hóa của các thông điệp nầy là có ý truyền đạt liên tục một “chân lý cơ bản” trong tâm trí của người dân; ĐCSTQ là đội cận vệ và vị cứu tinh của dân tộc Trung Hoa.
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân tộc của Mao với tân chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là một biến đổi trong tự nhận thức dân tộc, từ đó chiến thắng để vượt lên, như Zheng Wang nhận xét trong cuốn sách Nỗi quốc sĩ không được quên: Ký ức lịch sử về chính sách và quan hệ đối ngoại của Trung Hoa. Trong khi chủ nghĩa dân tộc của Mao tôn vinh cuộc cách mạng chiến thắng Quốc Dân Đảng và phiến loạn Đài Loan, chủ nghĩa dân tộc mới của Trung Quốc tập trung vào bách niên quốc sĩ (百年 国耻) do bàn tay của ngoại nhân và vai trò của hợp tác Quốc-Cộng (biệt ngữ của ĐCSTQ) trong việc chấm dứt nỗi sĩ nhục nầy.
Cả hai quan điểm là chính thống hóa quyền lực chính trị của Đảng. Trong thời đại của Mao, hệ tư tưởng lai tạp chủ nghĩa Mác-Lênin-Mao về đấu tranh giai cấp đã tạo lý do tồn tại cho cách mạng; phiên bản hiện đại nhấn mạnh ĐCSTQ là vị cứu tinh của dân tộc Trung Hoa. Trong việc nhấn mạnh đến dân tộc thời hậu Thiên An Môn, ĐCSTQ chuyển hướng sự tức giận và vỡ mộng cùa thanh niên từ các thất bại quốc nội sang vấn đề ngoại bang.
Một sự khác biệt đáng chú ý là lôi cả Quốc Dân Đảng vào câu chuyện của ĐCSTQ. Do cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996 chứng minh sức mạnh quân sự không phải là một phương tiện khả thi để đạt một trong những mục tiêu áp chót cho việc thống nhất, ĐCSTQ đã cố gắng dụ dỗ Đài Loan thông qua các phương tiện kinh tế-chính trị thay thế. Bằng cách tích cực lôi cả Quốc Dân Đảng vào việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nó tìm cách bám chặc lần nữa vào tâm trạng “chúng ta chống chúng” một nước Trung Quốc chống Đài Loan/THDQ chống CHNDTH/ĐCSTQ chống Quốc Dân Đảng sang một Trung Quốc thống nhất chống thế giới.
Ký ức lịch sử và chủ nghĩa dân tộc
Điều cần thiết là lưu ý các mắc xích giữa ký ức lịch sử với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Chỉ thông qua các huyền thoại sáng lập, những kỷ niệm được chia sẻ, truyền thống văn hóa, và biểu tượng của di sản mà chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy. Có hằng hà nhận thức về thực tế đó, BCH Trung ương ĐCSTQ đề ra trong năm 1994 “Dự thảo về tiến hành Giáo dục lòng ái quốc”:
Nếu chúng ta muốn làm cho tư tưởng ái quốc thành chủ đề cốt lõi của xã hội chúng ta, một bầu không khí ái quốc cao độ phải được tạo nên sao cho mọi người có thể thấm nhuần và được giáo dục bởi những tư tưởng và tinh thần ái quốc ở mọi lúc và mọi nơi trong cuộc sống thường nhật của họ. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của nghành báo chí và xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình ở mọi cấp nhằm sử dụng công nghệ truyền thông tiên tiến tiến hành giáo dục lòng ái quốc cho quần chúng.Ngoài ra, hầu hết trường học ở Trung Quốc từ mẫu giáo đến đại học là dưới sự kiểm soát của Nhà nước, do đó chắc chắn gần như toàn bộ nhân viên nhà trường được các đơn vị điều hành sợ tại thuộc Bộ Giáo dục thuyển chọn. Không khó khăn để thấy vì sao sau giáo dục, thanh niên Trung Quốc “thuộc lớp người ái quốc nhất, những người hậu bị vững vàng mà ta có thể bắt gặp.” Không nghi ngờ gì, chiến dịch giáo dục lòng ái quốc của ĐCSTQ thành công vang dội, nhưng nó cũng có những hạn chế.
Một nghiên cứu của Andrew Chubb thuộc University of Western Australia’s Perth USAsia Centre lưu ý rằng thế hệ “hậu 90” yêu nước hơn khi bàn đến các tranh chấp về yêu sách hàng hải, nhưng không mấy sẵn lòng sử dụng quân sự đối với các yêu sách mạnh mẽ nầy. “Quý vị có thể cho là thế hệ trẻ dân tộc chủ nghĩa rồi từ đó quý vị cho là nhiều khả năng họ nhìn thế giới qua lăng kính quá khứ”, Chubb viết. “Nhưng họ không dân tộc chủ nghĩa lắm nếu chúng ta nói theo nghĩa tiến đến chiến tranh. Về bản chất, nó cho thấy rằng quý cần phải đánh đu đôi bờ”
Suy giảm gấp đôi về Giáo dục lòng ái quốc
Tháng trước đánh dấu cú khai mào lòng ái quốc tiến tới cuộc diễu binh 03 tháng 9 với việc khai mạc triễn lãm “Đại thắng và lịch sử đóng góp” tại Bảo tàng Kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược của nhân dân Trung Quốc. Cuộc triển lãm đã được khai mạc vào ngày 07 Tháng 7, ngày kỷ niệm lần thứ 78 Lư Câu kiều sự biến năm 1937, được coi là trận đánh đầu tiên của chiến tranh Trung-Nhật lần II.Cây cầu này cũng đã được chọn làm khu vực diễu binh 03 tháng 9 bỏ qua Quảng trường Thiên An Môn, nơi thường diễn ra các cuộc diễu binh. “Điều đó là một cách cho thấy là họ hoàn toàn không quan tâm đến việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản,” Robert Dujarric, giám đốc Institute of Contemporary Asian Studies at Temple University Japan Campus, nhận xét. “Thay vì biểu trưng hóa sự thất bại của phe phát xít, phe Trục, buổi diễu binh kỷ niệm chiến thắng Nhật Bản vì Lư Cầu kiều có can hệ chi đến Fuhrer (Lãnh tụ, tức Hitler) hay Mussolini”.
Ngày 07 tháng 7, ông Tập và tất cả các thành viên khác của ban Thường vụ Bộ Chính trị bảy người của Trung Quốc đã đến dự và đặt vòng hoa tại cuộc triển lãm, không còn nghi ngờ gì nữa lập trường chính thức của Đảng. Một trong bảy người, trưởng Ban tuyên giáo ĐCSTQ Lưu Vân Sơn (Liu Yushan – 刘云山), nhận xét về việc sử dụng cuộc triển lãm để tưởng nhớ “các liệt sĩ, để trân trọng hòa bình và nhìn hướng đến tương lai” cũng như phục vụ “một nền tảng tuyệt vời cho giáo dục lòng ái quốc”
Để khuấy động hơn nữa lòng yêu nước tiến ngày 03 tháng 9, Bắc Kinh tuyên bố sẽ dàn dựng 183 đề tài chiến tranh trên sân khấu, phim truyện mới, phim tài liệu, phim truyền hình, và thậm chí cả phim hoạt hình, tất cả nhằm mục đích ” tăng lòng ái quốc”.
Chúng ta không nên kỳ vọng xu hướng chủ nghĩa dân tộc từ trên xuống (gọi là chủ nghĩa dân tộc nhà nước) giảm đi. Trung Quốc đang ở đỉnh điểm lịch sử quyền lực của mình, và chủ nghĩa dân tộc cùng với tăng trưởng kinh tế tiếp tục cung cấp cho ĐCSTQ một giải pháp đắc dụng (silver bullet) để giải quyết mối lo ngại sâu sắc quanh sự toàn vẹn lãnh hải, ổn định xã hội và tính hợp pháp chính trị. Mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một con dao hai lưỡi, đe dọa chủ nhân của nó bao nhiều thì cũng bảo vệ bấy nhiêu (như Jessica Chen Weiss đã chỉ rõ), ĐCSTQ chứng tỏ là một học trò thông minh. Khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục từng bước một thay đổi, chúng ta hãy hy vọng ĐCSTQ có các công cụ khác ngoài chiến tranh thêm một lần nữa tái hợp pháp hóa sự ngự trị của mình.
Alexandre Dor là một trợ lý biên tập tờ The Diplomat
Nguồn: http://thediplomat.com/2015/08/chinas-ww2-remembrance-patriotic-education-in-action/
—————–
Chú thích của người dịch:
(1) 世界反法西斯战争 thế giới phản pháp tây tư chiến tranh
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.