NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 3 months ago by tanhvn.
-
AuthorPosts
-
-
01/08/2015 at 22:01 #9583tanhvnParticipant
Nguồn: Jonathan D. Pollack & Philippe Le Corre, Why China goes to Europe, Brookings Institution, 29/07/2015.
Biên dịch: Trần Tuấn AnhSự chú ý gần đây của thế giới tập trung vào những hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam nước này (Biển Đông), tuy nhiên sự phát triển kinh tế đang diễn ra giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại và đầu tư chính ở châu Âu lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác, tinh tế hơn nhiều. Chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào tháng 6 và 7 vừa qua là một lời nhắc nhở cho cả thế giới – và đặc biệt là với Mỹ – rằng Trung Quốc hiện có nhiều con đường để đạt được các lợi ích của nó hơn là chỉ khơi mào những cuộc khủng hoảng an ninh ở khu vực của mình. Tại Brussels, lời kêu gọi của ông Lý về việc Hy Lạp nên tiếp tục ở lại khu vực đồng euro đã chứng minh rằng Trung Quốc giờ đây đã sẵn sàng đưa ra giải pháp cho các vấn đề kinh tế ờ các vùng ngoại vi. Nước này hiễu rõ những hiểm họa tiềm ẩn đằng sau nếu như cuộc khủng hoảng Hy Lạp làm giảm đi vị thế của EU trong giao thương và tài chính quốc tế.
Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Âu đã bắt đầu gia tăng từ những năm đầu thế kỷ 20, rồi bứt tốc rõ rệt sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Trung Quốc cũng đã bắt đầu đa dạng hóa danh mục đầu tư trái phiếu của mình bằng cách mua thêm trái phiếu của châu Âu thay vì chỉ tập trung hoàn toàn vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc cũng đã thắng thầu một hợp đồng nhượng quyền khai thác hai bến tàu của Cảng Piraeus ở Athen, và do đó trở thành một nhà đầu tư chủ chốt ở Hy Lạp. Như Lý Khắc Cường đã giải thích thì Trung Quốc xem mối quan hệ của nó với Liên minh châu Âu là tối quan trọng cho những lợi ích dài hạn của nước này, nhưng là chỉ trên bình diện kinh tế mà thôi. Trung Quốc nhìn nhận mối ràng buộc đang lớn dần với châu Âu như là một lựa chọn thay thế khác cho sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Nước này cũng tìm cách chuyển tải đến những quốc gia châu Âu về những tiềm năng cho một mối liên kết sâu sắc hơn nữa giữa EU và một Trung Quốc đang trỗi dậy về mặt kinh tế.
Rủi ro và sự hứa hẹn trong giao thương với Trung Quốc
Thủ Tướng Lý tới Brussels để dự Hội nghị thường niên EU-Trung Quốc và cũng để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao EU-Trung Quốc. Thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu giờ đây vượt mức 1 tỷ euro mỗi ngày. Nhưng châu Âu nên theo đuổi những cơ hội kiểu này như thế nào cho đúng? Một vấn đề chiến lược mà tất cả các quốc gia thành viên phải đối mặt là đảm bảo mối quan hệ EU-Trung Quốc phải hoàn toàn dựa trên những quy tắc và tiêu chuẩn hành động chung mà châu Âu đã từ lâu nuôi dưỡng. Bất kể sự hấp dẫn tiềm tàng của mối quan hệ Trung Quốc–EU mà Bắc Kinh muốn truyền tải có lớn đến đâu đi chăng nữa thì một tương lai kinh tế sẽ không đủ để khiến cho những quy chuẩn hiện hành không được đem ra thương lượng.
Hiện tại, những vấn đề đang được xem xét giữa Trung Quốc và EU bao gồm sự bảo hộ mức độ cao dành cho quyền sở hữu tài sản trí tuệ, một thỏa thuận về khoa học và công nghệ, một hiệp ước nhận dạng hải quan, và một tuyên bố chung về biến đổi khí hậu đang chờ đợi phía trước thềm Hội nghị Paris tổ chức vào tháng 10 tới. Những cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và EU về Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu (EFSI) trị giá 315 tỷ euro là một trong những tranh luận chính sách quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hợp tác lâu dài. Trung Quốc nhận thấy sự bổ sung cho kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn của mình (“Một vành đai, một con đường”), thứ mà để gắn chặt sự phát triển trong tương lai của khu vực Trung, Nam và Đông Nam, với sự gia tăng về thương mại và đầu tư của người Trung Quốc ở châu ÂU. Nhưng sự khó chịu của EU trước sáng kiến “16+1” của Bắc Kinh nhằm mở rộng sự hợp tác của nước này với các nền kinh tế ở Trung Và Đông Âu sẽ tiếp tục đặt ra những giới hạn cho sự chấp thuận của Liên minh này với chiến lược lớn hơn của Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng sẽ tiếp tục làm rõ trong các cuộc thảo luận chi tiết về những vấn đề mà người Trung Quốc cảm thấy đặc biệt nhạy cảm, thứ mà các nhà làm chính sách của EU nhận ra là cuối cùng sẽ không thể bị lờ đi. Vấn đề nhân quyền, áp lực gia tăng (của chính quyền) đối với các hoạt động của những tổ chức phi chính phủ phương Tây ở Trung Quốc, và vấn đề an ninh mạng đã không được đề cập chính thức trong các cuộc hội đàm mới nhất ở Brussels. Tuy nhiên, Hội đồng châu Âu đã thực hiện được hơn 60 cuộc đối thoại song phương với phía Trung Quốc ở những cấp thấp hơn, trong đó tập trung vào một vài trong số những vấn đề thậm chí còn gây chia rẽ hơn nữa.
Ở vùng biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông), nơi mà vẫn tồn tại sự quan ngại an ninh đầy tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ thì Đức và Pháp đã phản ứng bằng cách dựa trên những phát biểu hiếm hoi từ Brussels: (tuy rằng) Hội đồng Châu Âu EC chỉ mới có ban hành có hai tài liệu về những tranh chấp biển gia tăng trong vòng hai năm qua. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu thực tế rất coi trọng Luật về biển. Các tiêu chuẩn bị xói mòn (trong tranh chấp) ờ vùng biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông) có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với (các tranh chấp) ở Bắc Cực hay thậm chí là ở Địa Trung Hải, và do đó càng nhấn mạnh (tầm quan trọng của) sự phản đối từ phía châu Âu đối với các hành động đơn phương gây thay đổi hiện trạng.
Trái ngược với sự ràng buộc gần gũi về mặt kinh tế với Trung Quốc của các quốc gia châu Âu, thì những nước này lại thể hiện một vai trò nhỏ trên vũ đài an ninh châu Á. Không giống như Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu chỉ duy trì một sự hiện diện quân sự ở mức độ nhỏ trong khu vực châu Á. Cùng lúc đó thì Trung Quốc lại tỏ ra đặc biệt lão luyện trong việc chia rẽ các thủ đô ở châu Âu bằng những đề xuất đầu tư và hợp tác kinh tế phù hợp với nhu cầu của từng quốc gia thành viên EU riêng lẻ. Qua một chiến lược tương tự như thế thì Đức, Anh và cả Pháp đều đã phải gánh chịu những hậu quả kinh tế sau các cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo đáng kính của các nước này với Đạt-lai Lạt-ma. Và sau quyết định trao giải thường của Hội đồng xét duyện giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba thì Trung Quốc đã tìm cách để trừng phạt Na-uy, dù rằng Hội đồng xét duyện rõ ràng là không phụ thuộc vào chính quyền Na-Uy (và bản thân nước này cũng không là thành viên của Liên minh châu Âu).
Cùng chung một giọng điệu
Vị thế kinh tế và chính trị đang gia tăng của Trung Quốc ở châu Âu do đó đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên EU, để có thể đảm bảo rằng những nước này sẽ cùng hòa chung một giọng điệu. Cũng có một nhu cầu quan trọng tương tự như thế cho những cuộc trao đổi sâu rộng hơn giữa Washington và EU. Mặc cho có sự đồng cảm ở phần lớn các thủ đô của châu Âu thì những lợi ích quốc gia riêng lẻ đã cho phía Trung Quốc những cơ hội dễ dàng để khai thác hiệu quả sự khác nhau trong lợi ích của các quốc gia thành viên EU. Lấy ví dụ như việc Budapest đã vội vàng ngỏ ý muốn trở thành chặng cuối của “Con đường tơ lụa” mới ở châu Âu. Tương tư thì London cũng đang tập trung cho cuộc tiếp đón trọng thị dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước dự kiến diễn ra vào tháng 10.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hiểu rằng việc đối phó một cách riêng lẻ với một Trung Quốc mạnh hơn sẽ làm suy yếu đi sức mạnh của cả Liên minh. Bằng cách liên kết dự án “Con đường tơ lụa” mới với những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của châu Âu thì Trung Quốc hiện đang tìm cách để đạt được một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như nâng cao vị thế của nó ở trong EU. Nhưng những nguyên tắc chính cho tương lai của trật tự thương mại toàn cầu cũng rất mờ mịt, khiến việc châu Âu cần phải hành động đầy cân nhắc trước những hiểm họa tiềm tàng trở nên cấp bách.
Do đó, châu Âu phải tăng cường tham vấn nội bộ về việc sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào trước dự định rõ ràng của nước này về một vị thế kinh tế nhiều tham vọng hơn nữa. Trung Quốc ngộ nhận rằng luật chơi sẽ phản ánh vị thế kinh tế đang lên của mình, nhưng châu Âu cần phải ra hiệu rõ ràng rằng trật tự kinh tế trong tương lại vẫn phải được dựa trên luật lệ và những nguyên tắc hợp tác đã định. Những tham vấn gần gũi hơn với Hoa Kỳ cũng sẽ cần thiết để truyền tải thông điệp này một cách hiệu quả. Trên hết thảy, châu Âu cần chứng minh sự sẵn sàng của mình cho những hành động tập thể nhằm đảm bảo cho các lợi ích của cả châu Âu và đồng thời cho phía Trung Quốc những động lực để gia cố những tiêu chuẩn hành động quốc tế mà sẽ có lợi cho cả khu vực và toàn thế giới
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.