Ngô Đình Nhu (1910-1963): Một nhà chiến lược

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #10340
      NCQT
      Keymaster

      Ngô Đình Nhu (1910-1963): Một nhà chiến lược

      Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm

      XEM SÁCH pdf  :   Chính Đề Việt Nam –  Tùng Phong Ngô Đình Nhu

      I. Thân Thế Ngô Đình Nhu

      Thời Thơ Ấu Và Thanh Niên, 1910-1955

      Ông Ngô Đình Nhu (1910- 1963), sinh ngày 3 tháng 10 năm 1910 (có tài liệu ghi 1911 ở Huế) tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Binh, lúc nhỏ đi tu tại Tiểu Chủng viện An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị được một thời gian thì hồi tục. Khác với nhiều người trong gia đình theo ngành học có xu hướng cựu học, cậu Nhu cùng với cậu Luyện, được gia đình cho đi du học Pháp theo Tây học khoảng đầu thập niên 1930.

      Trong những năm 1935-38, các thanh niên sinh viên Trần Văn Chương, Trần Đức Thảo, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Mạnh Tường đang theo học bên Trường Luật và Văn Khoa tại Viện Đại Học Sorbonne, Paris, thì sinh viên Ngô Đình Nhu theo học Trường Quốc Gia Cổ Điến Học (Ecole Nationale des Chartes)

      Điều kiện nhập học là ứng sinh phải có Văn Bằng Tú Tài Toàn Phần theo chương trình Pháp. Mỗi khóa học kéo dài trong 4 năm, khi đó thường chỉ nhận 20 tuyển sinh. Trong các sinh viên Việt Nam, chỉ một mình cậu Ngô Đình Nhu trúng tuyển. Sau Nhu, có sinh viên Nguyễn Thiệu Lâu, nhưng Lâu chỉ học được một năm, thì phải bỏ dở vì lý do sức khỏe tâm lý. Anh Ngô Đình Nhu có trí khôn thông minh sắc bén và thâm trầm, ít nói và thường chìm đắm trong suy tư, có xu hướng tích cực tham gia đời sống trí thức xã hội.

      Sinh viên Ngô Đình Nhu làm tiểu luận kết thúc khóa học với nhan đề là: “Les Moeurs Et Les Coutumes Des Annamites Du Tonkin Au XVIIe Siècle. (Phong Tục Tập Quán Của Người An Nam ở Bắc Kỳ vào thế kỷ XVII)

      Trong danh sách các thí sinh tốt nghiệp năm 1938, sinh viên Nhu được xếp cuối cùng ba trong số mười ba sinh viên trình luận văn tốt nghiệp, nhưng không theo thứ tự ABC.

      Nhưng trong một bài viết của Nguyễn Lý Tưởng không biết dựa vào nguồn tư liệu nào, tác giả đã ghi Ngô Đình Nhu làm đề tài có tên khác

      Anh Nhu tốt nghiệp Khoa Cổ Điển Học năm 1938 [có học giả ghi là những năm 1930]. Văn bằng tốt nghiệp này tương đương Văn Bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp.

      Lập Gia Đình Với Cô Trần Lệ Xuân

      1. Tân khoa Ngô Đình Nhu về nước được bổ trước hết làm Quản Thủ Văn khố Toà Khâm Sứ Huế (1943) sau ra Hà Nội làm việc tại Thư Viện Trường Viễn Đông Bác Cổ và Tổng Văn Khố Quốc Gia (1945, thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim), tức Giám Đốc Quản Thủ Thư Viện Trung Ương Đông Dương tại Hà Nội. Vào thời gian ấy, anh thanh niên Ngô Đình Nhu năng tham gia tích cực những lớp huấn luyện thanh niên Công giáo về xã hội. Đúng như hồi ức hiếm có của một chứng nhân tuổi nhỏ khi đó ở Hà Nội:

      “…Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó.

      Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội.

      Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường Dòng Chúa Cứu Thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học.

      Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu. Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người

      “…Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.

      Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm.

      Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc”

      She was 32 years old then and her husband 46.

      2. Sau biến cố chính trị tháng 8/1945, Ngô Đình Nhu tiếp tục làm ở Văn Khố theo bổ nhiệm của Bộ Trưởng Võ Nguyên Giáp. E. Miller có nói “dường như” Ngô Đình Nhu vẫn giữ công việc của mình tại Thư viện Quốc gia trong suốt quãng thời gian Hà Nội nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh theo các điều hiểu biết của tác giả bài viết “Lịch sử đầy đủ về gia đình Cụ Ngô-Đ.-Diệm”, trong báo Saigon Mới, ngày 23 tháng 6 năm 1954. Nhưng với các chứng liệu người viết đã thu thập, thì việc ông Nhu ở lại Hà Nội làm việc sau biến cố Mùa Thu 1945 là chắc chắn. Điều này chứng tỏ tinh thần ái quốc và dân tộc tích cực của Ngô Đình Nhu rất cao trong luồng diễn biến chung các sự kiện lịch sử của cả nước lúc đó

      Sau hai thanh niên sinh viên Nhu và Lâu, thì mãi đến năm 1966, mới có một nữ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp khoa này là cô Đặng Phương Nghi. Cô Nghi sau về nước làm Giám Đốc Thư Viện Trung Ương VNCH I ở Sàigòn.

      Chính thời gian học ở Paris, Pháp, hai gia đình và hai thanh niên Ngô Đình Nhu và Trần Văn Chương đã có cơ hội quen biết nhau.

      Mme Ngo Dinh Nhu

      Khi làm Quản Thủ Thư Viện Trung Ương tại Hà Nội, Ngô Đình Nhu hơn cô nữ sinh Trần Lệ Xuân 15 tuổi. Năm 1943, Xuân đậu Tú Tài I Pháp, dự định thi xong Tú Tài 2 sẽ học ngành Luật theo gương cha. Nhưng do mối quan hệ từ lâu giữa hai gia đình Trần Ngô, nên hai danh tộc sớm chuẩn bị gả con cho nhau và ưng thuận trở thành Thông Gia

      3. Từ lúc còn ở trung học, một người tên là Hoàng Việt có một thời được giới thiệu làm gia sư, phụ giáo cho Trần Lệ Xuân khi cô mới được 17 tuổi, để học ăn học nói xõi tiếng Việt và cách cư xử khi ra trường đời theo thói quen của nhiều danh gia vọng tộc quyền quí thời đó. Sự chênh lệch về tuổi tác ngay lúc đó ở Hà Nội giữa hai người gây nhiều dư luận xôn xao, nhất là sau chính biến 1/11/1963, trong tương lai.

      Để có thể tiến hành việc hôn nhân, theo tinh thần Công giáo, Cô Trần Lệ Xuân ưng thuận từ bỏ Phật Giáo, chấp nhận đức tin mới, tự nguyện xin gia nhập Công giáo và chịu phép Thánh Tẩy theo nghi thức Công giáo ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội, do chính Giám mục Ngô Đình Thục chủ lễ với nhiều quan chức đạo đời tham dự. Khi đó là năm 1943.

      Chỉ khoảng gần nửa tháng sau là cô Xuân rửa tội, hai họ Ngô Trần tổ chức ngay Hôn Lễ. Thánh Lễ Hôn Phối được tổ chức trọng thể tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội vẫn do Giám Mục Ngô Đình Thục làm chủ tế, có Giám Mục F. Chaize Thịnh, quản nhiệm Địa Phận Hà Nội, cùng tham dự, với đông đảo Linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân Pháp, Nam và nhiều quí khách, thân hữu ngoài đời thường của hai họ Ngô, Trần.

      Về phía họ nhà gái, nhiều thân chủ sang trọng của gia đình Luật Sư Trần Văn Chương, có nhiều nhân vật quốc tế trong giới ngoại kiều như Pháp, Nhật, Hoa, các quan lại Nam triều. Đám cưới diễn ra trong khi người Nhật vẫn còn đang chiếm đóng Đông Dương, đang tranh chấp gay go với phe đồng minh, tuy thế thắng đang nghiêng dần ngày càng rõ rệt về phía Mỹ ở chiến trường Á Đông Thái Bình Dương.

      Chiến trường Việt Nam đang chịu nhiều áp lực của quân đội Đồng Minh, mà chủ yếu là những cuộc không tạc chiến lược của quân đội Hoa Kỳ trên khăp các vùng có quân Nhật chiếm đóng. Dù tình hình căng thẳng như thế, vẫn có đến mấy chục xe hơi của quí khách và thân nhân tham dự đậu dài bên đường Gambetta Hà Nội, nơi cư ngụ của gia đình họ Trần cùng với văn phòng làm việc của Luật Sư Trần Văn Chương.

      Đến tham dự thánh lễ hôn phối, người ta thấy cô dâu Trần Lệ Xuân đẹp đẽ, duyên dáng, e ấp trong bộ đồ cưới trắng toát, có dát kim tuyến óng ánh vương giả, theo sau có hai cháu bé tay nâng đuôi áo cưới, tay cầm cành thiên tuế. Sau Thánh lễ hôn phối theo nghi thức Công giáo, cô dâu vào bên trong nhà mặc áo, thay bộ quốc phục quần trắng áo dài gấm đỏ tha thướt, thêu vàng, đầu đội khăn màu thiên thanh, quấn nhiễu vàng gần giống lễ phục vương giả của Bà Nam Phương trong ngày lễ thành hôn với Vua Bảo Đại. Pháo hồng tươi nổ dòn dã kéo dài khét lẹt trước dãy phố có tòa biệt thự của gia đình Luật Sư Trần Văn Chương. Xác pháo bây giờ trải đầy xác pháo hồng trên đường, ngập đến hết bàn chân của nhiều khách bộ hành đi qua lại trên mặt phố.

      Đám rước dâu bên nhà trai đi đón dâu với tốp hai trẻ, tốp thứ nhất cầm hai đèn lồng đi trước, theo sau là tốp hai trẻ khác cầm hai nhành thiên tuế, nối tiếp với một đám tùy tùng đông đảo các trẻ em ôm hai con ngỗng trắng, câu án có bốn lọng đỏ, cau lồng, rượu ché, heo đóng cũi, bò đeo bông, … kiểu truyền thống vọng tộc đất Thần Kinh xứ Huế. Cô dâu được rước về quê nhà họ Ngô ở Phú Cam, Huế theo lễ nghi trang trọng.

      Mme Nhu & Her Daughter Ngo Dinh Le Thuy

      DẤN THÂN VÀO HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ

      Đôi trai tài gái sắc thành hôn chỉ được khoảng hai năm sau, thì hàng loạt chính biến tháng 8 và 9 năm 1945 lần lượt diễn ra trên cả nước từ Bắc Trung Nam. Kỷ niệm đau lòng đối với những người kháng chiến quốc gia khi ấy là lực lượng Việt Minh đã lợi dụng tình thế truy lùng và sát hại rất nhiều nhân vật và cơ sở của các đảng viên và chính đảng không có xu hướng Cộng Sản, dường như muốn giành lấy hết công lao và vinh dự của một mình phong trào Việt Minh lãnh đạo kháng chiến giành độc lập cho dân tộc.

      Vì thế, lúc đó khi được tin người anh là ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt giữ, Ngô Đình Nhu đang làm việc tại Thư Viện Đông Dương, và đang tham gia vào kế hoạch cải tổ cho nền giáo dục toàn quốc. Theo một nguồn tin có chứng liệu, ông Nhu là 1 trong 14 thành viên trong Ban Cải Cách Giáo Dục, phụ trách Chương Trình Trung Học, do Bộ Trưởng Giáo Dục Hoàng Xuân Hãn lãnh đạo.Nhà sử học cần mẫn của Mỹ đã nghiên cứu tỉ mỉ vào những hoạt động của Ngô Đình Nhu có nhận xét ông này có cá tính riêng biệt. Nhưng chắc các biến cố, có thể nguy hiểm cho bản thân và gia đình, cùng mưu tính hoạt động chính trị ái quốc không theo kiểu Cộng Sàn, đã khiến ông phải vội bỏ nhiệm sở, tìm đường chạy vào tá túc ở Thanh Hóa, Phát Diệm, còn Bà Trần Lệ Xuân một mình vội tìm đường chạythoát về Phú Cam. Có lẽ sau ngày 19/12/1946, ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp do phong trào Việt Minh phát động, thì Ông Nhu mới chạy vào khu Tư ở vùng Thanh Nghệ, có lần thám sát vùng biên giới Lào Việt ở khu vực đó. Cuộc đời và sinh hoạt của gia đình Ngô tộc không tách rời với bối cảnh liên hệ chung của những thành phần khác. Ông Nhu cùng với nhóm anh em đồng chí hướng âm thầm nhưng tích cực chuẩn bị cho kế hoạch lên nắm quyên của ông Ngô Đình Diệm.

      Biến Cố Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân và Phạm Quỳnh (28/8/1945)

      Trong lúc biến cố diễn ra, sau khi Nhật đầu hàng, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, có lẽ ông Ngô Đình Khôi khuyên vua Bảo Đại đừng trao chính quyền cho Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông đã tương kế tựu kế xử dụng người Nhật một cách khôn khéo cầm cự với phong trào Việt Minh… Có thể vì lý do đó, ngày 28-08-1945, ông Ngô Đình Khôi (1891?-1945) bị Việt Minh dẫn đi và thủ tiêu cùng với con trai ông là Ngô Đình Huân và Phạm Quỳnh (Thượng Thư Bộ Lại, thời Bảo Đại).

      Giới chức CSVN sau khi cưỡng chiếm cả nước mới tiết lộ và nhìn nhận sự thật phũ phàng này. Việc bắt giết đó nhằm mục đích trả thù cá nhân dưới mỹ từ đẹp đẽ nhưng sắt máu “đấu tranh giai cấp”, kiểu “đấu tố địa chủ cường hào”. Cách hành động này không xét xử và tuyên án công khai, được nhập khẩu và chỉ đạo từ Trung Quốc Cộng Sản diễn ra trên khắp phần đât do CSVN kiểm soát, nhất là trong những năm 1950-1955.

      Ông Ngô Đình Khôi (1895 ?-1945): tốt nghiệp trường Quốc Tử Giám ở Huế, năm 1910, bắt đầu làm việc ở Bộ Binh dưới quyền Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài và cưới cô Nguyễn Thị Giang, con gái Ông Nguyễn Hữu Bài làm vợ. Dần dần Ông lên đến Tổng Đốc Nam-Ngãi (1930) rồi Tổng Kinh Lược các tỉnh miền Nam Trung Kỳ (1933). Năm 1943 ông hoạt động công khai, ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lúc đó đang tá túc ở Nhật, nên ông phải từ bỏ các nhiệm vụ ở Nam triều do người Pháp kiểm soát.

      Ông Ngô Đình Khôi cai quản trên đất Quảng Nam và ông Ngô Đình Huân làm thanh tra lao động. Tài liệu CS sau này có nói Ngô Đình Huân làm Hiến Binh (?) cho quân đội Nhật với dụng ý lên án cha con ông làm tay sai cho Nhật, nhưng thực ra việc làm của họ đều gây khó khăn nhất định cho các hoạt động khuấy đảo tàn bạo của Cộng Sản Việt Nam trên đất Quảng Nam.

      Hai cha con đều bị tay chân Việt Minh ở địa phương sát hại ban đêm tại Hát Phú, cách Huế 20 cây số. Ngày 28 Tết năm 1958, gia đình họ Ngô mới tìm thấy hài cốt cha con cùng chôn một hố chôn chung với thượng thư Phạm Quỳnh. Tử thi của cả ba người đều được thân nhân nhận diện và cải táng. Sau đó di cốt của hai cha con ông Khôi được chôn lại trong nghĩa trang gia đình tại Phú Cam, Huế.

      Nhóm Hoạt Động Xã Hội Cần Lao

      1. Trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ vào cuối năm 1946, thì người ta mới phát hiện ông Ngô Đình Nhu thoát khỏi Hà Nội. Trước khi đến Thanh Hóa, Ngô Đình Nhu cùng với Hoàng Bá Vinh và một số thân hữu nòng cốt về Phát Diệm lập khu an toàn. Chính thời gian này ông Nhu manh nha thành lập cùng với nhiều người đồng chí hướng, tổ chức Liên Đoàn Kháng Chiến Cần Lao Việt Nam.

      Khi Việt Minh bị quân Việt-Pháp đánh bật khỏi Hà Nội, thì ông Nhu trở lại Hà Nội, với một Linh Mục mà tài liệu Cộng Sản Việt Nam gọi tên là Trọng, đem theo một cán bộ quốc gia có bản lĩnh, nói là ở Điền Hộ, từ Hà Trung mới ra. Nhân vật này, người nhỏ bé, xuất thân từ chủng viện Thanh Hóa, tính tình thông minh điềm đạm. Theo Lương Khải Minh ghi lại, đó là một thanh niên tự xưng là Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, sau này cầm đầu ngành tình báo một thời trong chế độ Ngô Đình Diệm:

      Chính tại Thanh Hóa Phát Diệm, ông Nhu cùng một số nhân sĩ trí thức đã chuẩn bị cơ cấu ban đầu nhân sự và tổ chức, thành lập Đảng Cần Lao sau này làm nòng cốt cho tổ chức chính trị của chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ 1954-1963. Nhưng đồng chí nòng cốt đầu tiên là: LS Lê Quang Luật, Hoàng Bá Vinh, Trần Kim Tuyến, Đái Đức Tuấn, tức Mai Nguyệt, Tchya, với tên gọi ban đầu là Nhóm Xã Hội Công Giáo (1946-1954) là nhóm cột trụ sau này của Đảng Cần Lao Nhân Vị.

      Về tới Hà Nội, ông Nhu mới hay biết vợ ông vẫn sống bình an và còn ở Huế. Nhưng sau đó ông lại được tin vợ ông đã về Đà Lạt với gia đình người chị là Lệ Chi (1947-1951). Dần dần ông Nhu bắt lại liên lạc với Giám Mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long, và ông Ngô Đình Luyện ở Sàigòn. Sau chính biến Tháng Tám 1945, ông Ngô Đình Diệm bị CS bắt giữ (như đã nói trên), rồi giải giam tại Việt Bắc, nhưng với sự can thiệp của Giám Mục Lê Hữu Từ, cùng vì nhiều áp lực từ tình hình chính trị phức tạp trong nước và quốc tế, Hồ Chí Minh phải trả tự do cho Ngô Đình Diệm đầu năm 1946, như một chiến lược tương kế tựu kế, thu phục nhân tâm nhân sĩ và quan lại của cựu trào.

      2. Ở Hà Nội, theo một số tài liệu, ông Ngô Đình Diệm tá túc tại Dòng Chúa Cứu Thế ở khu tu viện Nhà Thờ Nam Đồng ở Thái Hà Ấp.

      Chính từ đây ông Ngô Đình Diệm dần dần mở rộng liên lạc lại được với các nơi. Thời kỳ này ông Ngô Đình Diệm đã tiếp xúc với Linh Mục Nguyễn Văn Thính. Từ Nhà thờ Nam Đồng, mấy cán bộ thân tín, như Nguyễn Văn Châu (sau này làm đại tá, Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng, Việt Nam Cộng Hòa), Đỗ Mậu (sau này làm đại tá An Ninh Quân Đội) sang Phúc Xá liên lạc với Linh Mục Bằng. Khi Linh Mục Bằng bị bắt giết, ông Ngô Đình Diệm vào Sàigòn tá túc tại nhà ông Ngô Đình Luyện (ở số 2, Đường Armand Rousseau (tức số 8 Đường Nguyễn Văn Tráng sau này). Nơi này về sau chính là cơ sở Trường Y Khoa thuộc Viện Đại Học Minh Đức

      Khi nghe tin vợ đang ở Đà Lạt, ông Nhu liền tìm lên theo. Trong cảnh nhiễu nhương bấp bênh, cặp vợ chồng trẻ sống chật vật nhưng can đảm và hết tình trong cảnh thắt lưng buộc bụng thiếu thốn đạm bạc. Bà Nhu lo cho chồng từng bao thuốc lá Bastos Xanh, mà ông say mê và suốt ngày chỉ vùi đầu miệt mài với sách vở. Có lúc bà phải đích thân ra chợ mua từng bó rau lạng thịt về chung nhau ăn từng bữa. Có khi bà phải đem bán cả vòng xuyến vàng đeo cổ kỷ niệm ngày cưới đế có tiền sinh sống qua ngày. Ông Nhu can trường chịu dựng với bộ quần áo sơmi cụt tay và chiêc quần gabardine. Cảnh sống khem khổ ấy chứng tỏ hai ông bà luôn luôn đằm thắmnhẫn nại trong tính nghĩa vợ chồng, dù trong những phút khó khăn. Nhưng lý tưởng xây dựng một xã hội Việt Nam nhân bản không rời xa những câu chuyện bàn bạc của ông thật say sưa và nhiều mưu lược với bạn bè. Có lúc dường như đam mê chính trị và lý tưởng xã hội lấn át cả những tình cảm và bổn phận gia đình. Đúng là tác phong quên mình của một người có dầu óc chiến lược và t2âm nhìn xa trông rộng. Từ khi lựa chọn sinh viên của École des Chartes, câu Nhu đã bộc lộ một trí thông minh sắc sảo, một con người có óc tổ chức khiến nhiều người phát ghen, nhưng lại nể phục!

      Sau khi ông Ngô Đình Diệm qua Mỹ (1950), ông Ngô Đình Nhu về Sài Gòn liên lạc với các tôn giáo, đảng phái, xuất bản Nguyệt San Xã Hội, phổ biến tư tưởng chính trị của ông. Tháng 09-1953, ông tham gia Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hoà Bình với tư cách đại diện Công Giáo. Phong Trào này họp tại Sài Gòn ngày 6-09-1953 qui tụ các đại biểu Công Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và một số nhân sĩ, trí thức Trung, Nam, Bắc…tất cả 65 đại biểu.

      Năm 1954, trước tình hình nghiêm trọng có thể xoay chuyển số phận đất nước, sau khi căn cứ Điện Biên Phủ của Pháp bị thất thủ ( 07-05-1954), Quốc Trưởng Bảo Đại đã cử Ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng (toàn quyền): ngày 07-07-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trình diện Tân Chính phủ tại Sài Gòn, Ông Ngô Đình Nhu làm Cố Vấn Chính Trị cho Ông Diệm, một chức vụ mà không bao giờ được bổ nhiệm chính thức đến khi ông bị sát hại ở độ tuổi đang sung sức, ít ra về nhận thức và kinh nghiệm chính trị.

      Ông Nhu là một lý thuyết gia cừ khôi xây dựng chủ nghĩa Nhân Vị và là một nhà chiến lược chính trị sâu sắc đến độ đam mê. Như một cặp bài trùng, đã hết sức giúp ông Diệm ổn định tình hình, đối phó với các tổ chức chính trị đối lập tại miền Nam, có cả hoạt động bí mật của Cộng Sản ở miền Nam trong lúc các sinh hoạt của Cộn Sản Việt Nam đều công khai ở miền Bắc…

      Ông thành lập đảng chính trị Cần Lao, dựa vào một chủ thuyết về cơ bản do ông khởi xướng là Học Thuyết Cần Lao – Nhân Vị để hỗ trợ chính quyền của người anh ông. Một phần nào vận dụng viện trợ của người Mỹ, đảng Cần Lao phát triển lên nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Đồng thời, ông cũng cho thành lập tổ chức “Thanh Niên Cộng Hòa” nhằm qui tu và huấn luyện theo mô hình chặt chẽ và hoạt động tích cực, có hiệu quả do ông làm Tổng thủ lãnh. Một tổ chức khác cũng được thành lập với mục đích như trên, dành cho giới nữ lấy tên là “Phụ Nữ Liên Đới” do vợ ông, Bà Trần Lệ Xuân, làm Tổng thủ lãnh. Hai tổ chức này là hai cánh tay nối dài của Đảng Cần Lao Nhân Vị, kiểu như các đoàn thể trong tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc của Cộng Sản, nhưng theo mục đí khác biệt nếu không phải là đối lập. Sau khi chế độ suy tàn biết bao xích bác, lời khen tiếng chê đủ điều được dịp nói đến bà, từ phía những người Cộng Sản cùng phên dậu của họ và nhiều cá nhân và đảng phái quốc gia không có thiện cảm hay không đồng ý với cá nhân bà và gia đình họ Ngô Đình.

      Trên danh nghĩa là một cố vấn chính trị, nhưng hầu như nhiều nhà chiến lược và nhiều tài liệu đều ghi nhận, ngoài ông Ngô Đình Diệm, ông Nhu mới là kiến trúc sư xây dựng rường cột của chế độ. Ông hoạch định tư tưởng và xây dựng các cấu trúc từ thượng tầng ở trung ương đến hạ tầng ở địa phương, nông sơn thôn của chế độ. Ông Nhu là người khởi xướng chính yếu mọi chủ trương chính sách của nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông cũng cho lập và trực tiếp điều phối nhiều cơ quan tình báo và mật vụ ( có tới 13 cơ quan) với những quyền lực to lớn như có thể bắt giam người không cần xét xử trước.NgoDinhNhu1a

      Trong cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963 do phe quân nhân chủ động ông Nhu đã bị thảm sát cùng một lần với Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02-11-1963 theo lệnh của Mỹ.

      Một Hình Ảnh Về Cuộc Đời Của Hai Anh Em Diệm Nhu

      Thay cho lời kết luận, người viết chỉ ghi lại một lời chứng của một quân y sĩ VNCH có ý nghĩa “novissima verba” đối với người đã chết và những thương tiếc bản thân chế độ, đất nước mà hai ông hết lòng phục vụ, vì lợi ích của cộng đồng dân tộc và nhân dân cho đến chết:

      Phục Vụ Đất Nước Đến Chết

      “….tôi (tức ông Đôn) quả quyết rằng: “Không có lời phát biểu công khai nào của tướng tá lúc đó đòi phải xử tử hai ông Diệm và Nhu…” người ta không khỏi phì cười và chê là lý luận quá ngây thơ (không “công khai” tức là phải hiểu “bí mật” chăng?)

      Để làm sáng tỏ vấn đề hơn, về điểm này, LM Cao Văn Luận đã viết như sau: “Khi xác chết anh em ông Diệm được đưa vào nhà thương Saint-Paul thì giây trói quật cánh khuỷu hai người vẫn còn nguyên.

      “Trên ngực ông Nhu có nhiều vết thương do dao đâm vào và một vết đạn súng lục trên đầu. Trên thân thể ông Diệm chỉ có một vết thương ở đầu.

      “Một người lính thiết giáp kể rằng ông Nhung (thiếu tá) (lúc đang nói ở đây ông Nhung chưa được thăng thiếu tá – lời ghi chú thêm của người viết) vốn có một người bà con theo đảng Đại Việt bị bắt và xử tử hay thủ tiêu trong thời kỳ cực thịnh của chế độ họ Ngô, đã cãi vả mắng chửi ông Nhu.

      “Ông Nhu nhìn ông Nhung cách lạnh lùng, khinh bỉ, và nói vài tiếng tỏ vẻ khinh miệt.

      “Ông Nhung đã giật súng có gắn lưỡi lê của một người lính thiết giáp đâm ông Nhu nhiều lát sau lưng, rồi ông Nhu ngã gục, nhưng vẫn chưa chết ngay, thì ông Nhung bắn một phát đạn súng lục vào đầu. Các cuộc khám nghiệm sau đó, và các phóng ảnh cho thấy ông Nhu bị nhiều vết thương do vật bén nhọn đâm từ lưng chổ ra bụng, và một vết đạn ở đầu.

      “Sau khi ông Nhu bị đâm nhiều lát, ông Nhung đã bắn một phát súng lục vào đầu ông Diệm, và phát đạn này kết liễu cuộc đời ông Diệm ngay lập tức (những tấm hình này, trong cuộc họp báo ngày 5.11.63 tại bộ TTM, Đỗ Mậu đã trưng ra như một bằng chứng cụ thể xác nhận anh em cố TT Diệm đã chết thật, vì lúc đó còn rất nhiều người hoài nghi hai ông chưa chết. (lời ghi chú thêm của người viết (Phụng Hồng)).

      ” Một người khác kể thêm rằng, khi bắt được hai anh em ông Diệm trói quật cánh khuỷu, dẫn từ nhà thờ ra xe thiết giáp, tướng Mai Hữu Xuân đã đánh điện về các tướng lãnh tại bộ tổng tham mưu chỉ huy cuộc đảo chánh xin chỉ thị, sau một lúc bàn cãi, các tướng lãnh đã bỏ phiếu với đa số quyết định phải thủ tiêu ông Diệm gấp, vì lo sợ nếu để ông Diệm sống sót, thì một số đơn vị quân đội có thể ủng hộ ông chống lại phe đảo chánh” (7)

      Trích dẫn đoạn trên của cha Luận (cũng là một nhân chứng!), tôi (người viết Phụng Hồng) muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng vụ mưu sát hai anh em cố TT Diệm là một dự mưu đã được tính toán trước bởi một số tướng lãnh phản bội toa rập với đề nghị của ngoại bang (vì nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ không ủng hộ cuộc đảo chánh thì sức mấy mà thành công!).

      Tiếc thay, ông Đôn đã cố tình miêu tả một cách hời hợt, như ngầm đổ lỗi cho đại úy Nhung, sĩ quan cận vệ tay chân của ông Minh, tự ý giết (trang 238), và mình không có trách nhiệm gì. Tuy nhiên, ta vẫn thấy ở một trang khác, tác giả đã để lộ ý định cho rằng giết TT Diệm là đúng (tr. 250). Chính trong cuốn “Our Endless War” (8), ông Đôn đã viết chương “Diem Must Go” và đã biện minh cho việc giết TT Diệm là hợp lý. Đọc đến đây, người ta băn khoăn tự hỏi nếu ông Đôn chối bỏ hành động cố sát TT Diệm thì tại sao lại ngụy biện vậy? Thật là mâu thuẫn không thể hiểu được! Đó là một sai lầm lớn.”NgoDinhNhuMurdered

      Nếu Hai Ông Không Bị Sát Hại, Số Phận Đất Nước Có Thể Chuyển Biến Tích Cực Khác

      Muốn mượn lời người khác, ng ười viết dẫn chứng tác giả Phụng Hồng làm rõ thêm luồng tư tưởng này như sau:

      “…tôi (người viết Phụng Hồng) muốn mời bạn đọc tìm hiểu thêm một ý kiến khách quan của một người ngoại cuộc, ông Von Wenland, Đại Sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Việt Nam. Ông này đã tâm tình với cha Luận rất lâu sau ngày đảo chánh. Cha Luận đã viết:

      Trước hết tôi đến gặp Đại Sứ Đức là ông Von Wenland. Ông này phàn nàn về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Tuy nhiên ông biết ông Diệm và chế độ của ông không tránh khỏi một vài tiếng khiếm khuyết nhưng không ai có thể phủ nhận những thiện chí của ông Diệm đối với Quốc Gia.”

      “Cái chết của ông Diệm làm cho tương lai Việt Nam trở nên đen tối hơn. Tôi còn nhớ một đoạn trong câu chuyện của ông Đại Sứ Đức:

      “Tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi tin rằng giờ đây linh hồn ông Diệm sẽ phảng phất nơi đây và sẽ gieo nhiều tai họa cho xứ sở mình.

      “Mặt ông đượm buồn, và giọng ông hết sức chua chát. Ông cho biết ông đã đệ đơn từ chức và sẽ rời Việt Nam trong ít lâu.” (9)

      Và sự thật cũng đã chứng minh một ách hùng hồn như chúng ta đã từng là Nhân Chứng từ 1975 đến nay. Vậy ta có thể kết luận một cách đau lòng rằng “Cuộc Đảo Chánh 1.11.63 đã làm cho Việt Nam mất vào tay giặc cộng sản Bắc Việt”

      Bạn có đồng ý với tôi [Phụng Hồng] không? Nếu bạn không đồng ý, xin mời bạn hãy đọc tiếp đoạn này:

      “….Cái chết của ông Diệm và ông Nhu đã làm cho một số người Mỹ xúc động và quay trở lại có cảm tình với ông Diệm hơn trước. Bộ mặt của những người thay thế ông Diệm cũng dần dần hiện rõ và người Mỹ thấy bộ mặt đó chẳng đẹp đẽ gì hơn.

      Những người Mỹ trong đó có cựu đại sứ Nolting, tướng Harkins, ông Richardson, giám đốc trung ương Tình Báo Mỹ (CIA) tại Việt Nam lên tiếng cảnh cáo rằng cuộc cách mạng 1.11 chẳng những sẽ không cải thiện được tình hình quân sự và chính trị tại Việt Nam như nhiều người Mỹ mong cầu, mà trái lại sẽ làm cho tình hình chung tồi tệ hơn. Những hỗn loạn chính trị đã bắt đầu diễn ra và về mặt quân sự, Quân Đội Việt Nam mải lo canh gác Sài Gòn và các đô thị lớn để đề phòng phe ông Diệm đã gần như bỏ trống các vùng nông thôn cho Việt cộng.” (10) (sự bãi bỏ quốc sách Ấp Chiến Lược mà Việt cộng từng ghê sợ nhất, là một thí dụ điển hình-lời ghi chú thêm của người viết [Phụng Hồng]).

      Đây là một bằng chứng hùng hồn nhất, một bài học lịch sử đau đớn nhất cho những ai từng tự vỗ ngực huênh hoang cho mình là “người hùng cách mạng“, và tự đeo lon to nhất để suy gẫm lấy. Và tôi [Phụng Hồng] cũng muốn những người đã “bái lạy tướng to lon” để mưu đồ đảo chánh, phản bội chủ mình hãy tự kiểm điểm lại hành động mình mà ăn năn hối lỗi. Nhưng chậm quá rồi! Lịch sử và những vượt biên trên biển cả, những hồn thiêng trong Tết Mậu Thân, trong “lò luộc người cải tạo” chắc chắn không bao giờ tha thứ bọn người này! Đó là một sự thật cay đắng mà ai nấy đều đã thấm thía khi phải “tha phương cầu thực“.

      Và sau cùng, tôi [Phụng Hồng] muốn nhân dịp này nhắc lại câu nói để đời của William Colby, cựu Giám Đốc Trung Ương Tình Báo đã từng hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, và là người am hiểu tình hình chính trị Sài Gòn hơn ai hết, khi hối tiếc về cái chết của TT Diệm trong cuốn sách mới nhất của ông (11): “Nếu ông Diệm còn, chưa chắc miền Nam mất.”

      Những Dư Luận Thóa Mạ Chống Đối

      Sau khi chế độ sụp đổ thì không biết bao nhiêu lời thóa mạ được nói đến gia đình họ Ngô, nhưng mấy người được tiếp xúc và có nhận xét nghiêm chỉnh quân bình về những con người đó.

      Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lục đã tổng hợp đứng đắn những diều được nhiều người phát biểu:

      Nhiều đàm tiếu diễn ra sau 1963, về gia đình ông Nhu, những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân…Chỉ nhắc lại một lần cuối.

      Trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63”, ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, ỡm ờ nửa hư, nửa thực như sau:

      “Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy”

      Về nhóm sinh viên nằm vùng tranh đấu, Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp:

      “Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v…

      Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi.”

      Một Số Nhân Chứng Trực Tiếp

      Dù có những dư luận kiểu đó, ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho ông Nguyễn Văn Lục hay:

      “Phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ. Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác.”

      Chi tiết được ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, và đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng đồng loã.

      Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhiều ấn tượng còn được ghi khắc trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho Nguyễn Văn Lục hay biết:

      là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thày cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thày của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy.

      Còn cụ Đoàn Thêm có những nhận xét:

      “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.”

      Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu. Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng.”

      Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Ông Nguyễn Văn Lục nghe biết câu chuyện này, khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư. Nói xấu một người thì dễ hơn là kính trọng người ta, vì người ta thường thấy cái tiêu cực trong người khác hơn là thấy nết xấu ở nơi mìn. “Chân mình thì lấm mê mê, Lại cầm bó đuốc mà rê chân người”, đấy là cái thói ở đời ben Đông cũng như bên Tây.

      Sau gần 10 năm, tác giả Nguyễn Văn Lục lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, anh còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Ông Lục nhớ lại:

      “Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời.”

      Cụ Đoàn Thêm nói tiếp về con người ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”

      Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không.

      Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ, thái độ của mấy ông này.

      Ông không phải là loại người của đám đông.

      Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng.

      Không. Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống.”

      Căn cứ vào các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Ông Lục không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy?

      Cụ Đoàn Thêm viết về ông Nhu đã sống như thế nào:

      “Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn. Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh … Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.”

      Vẫn theo lời kể của cụ Đoàn Thêm:

      “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).

      Ai đã từng đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Như thế những nhận xét của cụ nên coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn xuyên tạc hay xưng tụng quá đáng.

      Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, thì chắc người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người biết “liệu cơm gắp mắm”

      Tư cách trí thức biết điều là ở chỗ ấy. Người ta nhìn lại, những người thay thế ông sau này. Một khi có quyền bính  trong tay, họ đã hành xử thế nào? Như ông Đỗ Mậu làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn?

      Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm?

      Người ta chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu làm người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác? .

      Vận Động Chính Trị ở Hải Ngoại: ông Ngô Đình Diệm

      Trở lại cuộc vận động hải ngoại cho ông Ngô Đình Diệm, thì thực ra, theo GS Tôn Thất Thiện, cuối năm 1949, Cụ Diệm khước từ lời của Cựu Hoàng Bảo Đại mời ông làm Thủ Tướng vì cho rằng Hiệp Định Cựu Hoàng vừa ký với Pháp (Hiệp Định Elysées) không mang lại độc lập thực sự cho Việt Nam, nhất là về ngoại giao. Sau đó, ông nhận lời cùng với Giám Mục Thục đi một vòng thế giới nhân dịp GM Thục đi tham dự một hội nghị các giám mục của Giáo hội Công giáo ở La Mã. Hai ông đi Nhật Bản, rồi từ đó sang Hoa Kỳ. Sau mấy tuần ở Hoa Kỳ, hai ông sang La Mã. Mỗi người sinh hoạt theo kế hoạch riêng biệt. Sau khi tham dự hội nghị giám mục tại Rôma, Đức cha Thục đi hành hương ở Tây Ban Nha, rồi về Việt Nam, còn ông Diệm thì đi Thụy sỹ và Pháp.
      Trong thời gian ở Paris ông Diệm gặp lại người em Ngô Đình Luyện và gia đình ông này. Ông gặp lại Võ Văn Hải, một người hăng say sát cánh bên ông trong những năm 1945-1949. Ngoài ra, ông có sở thích đi bộ quan sát Paris, và viếng các nhà thờ lớn. Ông đi bộ nhiều đến nỗi viên mật thám có nhiệm vụ trông coi ông phải than trời “ông này điên rồi! ông muốn thăm hết Paris, mà toàn đi bộ!”. Tất nhiên cũng có nhiều người tìm gặp ông. Vì vậy mà nhà chức trách Pháp muốn ông ra khỏi đất Pháp.

      Đúng lúc đó có tin Tu viện Maryknoll ở New York mời ông sang với tư cách làm nhân viên giảng dạy đặc biệt, nên ông Diệm đi lại Hoa Kỳ. Giữa năm 1953, ông lại đi Âu Châu, trú tại Tu viện Biển Đức Thánh Anrê (Couvent Bénédictine de Saint André) ở Bruges, Bỉ (Belgique). Thường những quyết định lớn về Việt Nam diễn ra ở Paris, nhưng lại hay gây ồn ào, và bị mật thám Pháp rình mò, nên ông chọn qua Bỉ gần Paris, mà tránh được cả hai thứ phiền phức trên.

      Mùa Thu năm 1953 tình hình Việt Nam sôi động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị Pháp với viễn ảnh điều đình lập lại hoà hình ở Đông Dương. Đặc biệt trong trường hợp ấy, có tiếng đồn Ông Ngô Đình Diệm sẽ là Thủ Tướng Việt Nam. Thật ra, đây chính là thời gian Cựu Hoàng Bảo Đại bắt đầu tìm liên lạc với Ông Ngô Đình Luyện để “nối lại tình xưa”, vì hồi nhỏ, trước Thế Chiến II, hai ông là bạn chơi với nhau ở Paris. Nhưng Ông Luyện thừa hiểu nguời Cựu Hoàng muốn móc nối không phải là ông mà là ông Diệm.

      Để nắm tình hình rõ hơn, ông Diệm sang Paris, nơi có nhiều chính khách Việt Nam, và quyết định về Việt Nam – vẫn đang bị Pháp chi phối. Muốn kín đáo hơn, ông không ở với Ông Luyện, trong vùng Choisy, ngoại ô Paris, mà ở với ông Tôn Thất Cẩn, trong vùng Gentilly, ngay sau khu Học Xá Đại Học Paris. Ông Cẩn là con của Quận Vương Tôn Thất Hân, từng làm Phụ Chính, kết thân với bản thân ông Ngô Đình Khả. Ông Hân đã lén giúp ông Ngô Đình Khả trong thời gian ông này khốn đốn vì bị tước hết chức vụ, mất hết bổng lộc, vì không chịu ký kiến nghị truất phế Vua Thành Thái. Chính ở đây mà ông Tôn Thất Thiện, em ruột ông Cẩn, hội kiến ông Diệm lần đầu qua trung gian ông Thuyên, người phụ giáo cho gia đình ông Hân.

      Ông Diệm tiếp ông Thiện khoảng một giờ. Ông trình bày tình hình quốc tế, và nói: mình may mắn hơn Tàu, vì người Trung Hoa ở Đài Loan không có hy vọng lấy lại được Lục Địa, còn Việt Nam có nhiều may mắn hơn. Ông cũng kể về những năm phải nghỉ việc, dành thì giờ nghiên cứu thuyết cộng sản, đọc sách, trồng hoa, nhất là Hoa Hồng. Ông muốn một thể chế tối thiểu ngang với “Dominion” như các Dominion Anh. “Dominion” là danh từ chính ông dùng. Ông không nói gì về thể chế Việt Nam tương lai, nhưng căn cứ trên lý lịch và nếp sống gia đình, và cách ông cư xử với Cựu Hoàng Bảo Đại, có thể chế độ ông thích là quân chủ lập hiến.

      Lúc ông được bổ nhiệm làm Thủ Tướng, rất ít người hiểu rõ về ông. Tôn Thất Thiện nhờ các chi tiết ông cung cấp để viết bài gởi về Việt Nam qua đại diện Việt Tấn Xã ở Paris, với tựa đề: “Ông Ngô Đình Diệm là ai?”. Đó là tài liệu trung thực đầu tiên nói về ông mà báo chí phổ biến rộng rãi. Tôn Thất Thiện hỏi Ông khuyên những người trẻ phải làm gì. Ông nói: “Các anh nên vô làm việc trong các cơ quan đi, để lấy kinh nghiệm sau ni mà làm việc”. Tuy thấy đây là một lời khuyên hơi lạ, vì thanh niên lúc đó có xu hướng “chờ thời” giữa hai bên là làm việc với một Chính phủ thì Chính phủ Bảo Đại (mang tiếng “theo Pháp”) hay Chính phủ Hồ Chí Minh (đang ở trong rừng, nhưng Cộng sản).

      Thực sự suy nghĩ cho cùng, thì muốn làm được việc, phải có kinh nghiệm về hành chánh quản lý công việc, tổ chức guồng máy và nhân sự cùng vận động quần chúng; mà  muốn có kinh nghiệm đó, thì con đường tốt nhất là phải làm việc trong các cơ quan chánh phủ. Trả lời phỏng vấn, lúc đó một chính khách cộng sản Pháp nói: “Nên tham gia chính phủ, vì ở trong chính phủ mới được đọc được hồ sơ và hiểu rõ tình hình.” Chính ông ta biết như vậy nhờ tham gia Chính phủ Liên hịệp của de Gaulle lúc de Gaulle cầm quyền sau Thế Chiến II. Điều này giải thích tại sao ông Diệm lại tin dùng những người như ông Nguyễn Ngọc Thơ và công chức cao cấp các thời trước, kể cả thời Pháp. Những ý nghĩ và kiến thức cùng kinh nghiệm làm việc đã chinh phục thiện cảm và tin tưởng hơn vào ông Diệm trong giới thanh niên.

      Tài liệu CS và một số thành phần không ưa ông Diệm, đã ghi lại một số tình tiết với thâm ý làm sai lạc sự thật là gán ghép Mỹ và Công Giáo chủ mưu đưa Ông Ngô Đình Diệm và phe cánh của ông lên nắm quyền. Tài liệu tiêu biểu mới đây là một điều sai sự thực, trong lúc chính quyền CS bề ngoài nói là muốn xóa bỏ quá khứ để xây dựng đoàn kết dân tộc. Tài liệu “Trần Lệ Xuân: Giấc Mộng Chính Trường” và nhiều tài liệu khác xuất bản vào giai đoạn này do Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân có ý nghĩa gì, khi chủ tình nói sai sự thật và chỉ theo quan điểm Cộng Sản.

      Thực ra, năm 1950 ở Roma có hội nghị các giám mục trên thế giới, Giám Mục Ngô Đình Thục được mời tham dự. Nhân dịp này ông Diệm xin đi theo. Trên đường đi, hai người ghé lại Nhật Bản xin gặp một số chính khách Nhật và Việt xem họ có giúp được gì không. Sau đó tại Rôma, ông Diệm được Giám Mục Thục giới thiệu với Hồng Y Giáo Chủ Spellman là giáo chủ của Mỹ để xin giúp đỡ cho Diệm. Spellman đồng ý.

      Năm 1951, Diệm bay sang Mỹ và được Hồng Y Spellman đỡ đầu cho vào ở trong tu viện Maryknoll tại Lakewool thuộc bang New Jersey, Diệm ở đây hai năm. Thơi gian này ở Đông Dương, Pháp đang bị Việt Minh đánh tơi tả. Pháp cầu cứu Mỹ giúp khí giới, nhưng Mỹ lừng khừng vì thâm ý của Mỹ là muốn cho Pháp bại trận, để sau đó nhảy vào giành phần.

      Ông Diệm rời Mỹ vào tháng 3.1953, ở Paris ít lâu rồi sang Bỉ lưu trú tại Tu Viện Bénédictine. Một năm sau, ông Diệm lại trở về Paris để nghe ngóng tình hình Đông Dương.

      Các con bài của Nguyễn Văn Tâm rồi hoàng thân Bửu Lộc do Bảo Đại chỉ định làm thủ tướng theo chỉ thị 24 của Pháp không tạo được hậu quả nào, trong khi đó Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ chỉ còn là vấn đề thời gian. Đến lúc này Mỹ thực sự nhảy vào cuộc, đề nghị Pháp dùng lá bài Ngô Đình Diệm. Nhưng Bảo Đại không chấp thuận ông Diệm thay ông Bửu Lộc vì Bảo Đại vẫn còn căm hận ông Diệm đã bỏ Bảo Đại để rút lui về vườn. Thêm một lý do nữa vì lúc ấy Bảo Đại đang chịu sự chi phối của Bình Xuyên do Bảy Viễn cầm đầu về vấn đề tài chính.

      Một mặt Mỹ ép Pháp thay đổi chính phủ tại Việt Nam bằng cách dùng lá bài Ngô Đình Diệm do Mỹ đưa ra; mặt khác Ngô Đình Thục tích cực vận động giới Công giáo La Mã, Pháp và nhất là Mỹ phải đưa Ngô Đình Diệm ra gấp thì mới hy vọng cứu Việt Nam khỏi bị Việt Minh thống trị! Đồng thời Ngô Đình Luyện cũng gặp Bảo đại để dàn xếp cho Diệm về nước lập chính phủ vì từ lâu Luyện rất thân với gia đình Bảo Đại…“(t. 23, sđd.)

      Thời gian 1953-54, Pháp bị tấn công mạnh ở Việt Nam, khi có thêm hậu thuẫn từ Trung Quốc Cộng Sản, sau khi toàn thể lãnh thổ bị Cộng Sản Trung Hoa chiếm quyền thống trị.

      Tóm Thuật Hoạt Động Thực Tế Phức Tạp Khi Nắm Chính Quyền

      Khi lên nắm chính quyền, chế độ mới do hai ông Diệm Nhu hoạch định thựa hiện phải đối phó với nhiều vấn đề nhiêu khê, có thể làm nguy ngập đến thể thống đất nước. Một cách tổng lược, ngưới ta có thể đưa ra một hình ảnh vắn tắt như sau

      Những Việc Cụ Thể Chế Độ VNCH I Đã Thực Hiện:

      1. Tổ chức việc tiếp chuyển, định cư di dân từ miền Bắc vào miền Nam và bố trí trại định cư theo địa điểm chiến lược, hình thảnh cấu trúc ban đầu cho một mạng lưới Ấp Chiến Lược, giải quyết vấn đề dân sinh và an dân chống lại họat động của Cộng Sản từ miền Bắc xâm nhập miền Nam qua đường rừng núi chủ yếu bên Lảo và đường thủy (sông rạch và biển cả)

      2. Đoàn kết các đảng phái chính trị, lực lượng quân sự, chủ yếu dựa trên tôn giáo hay địa phương:  các tổ chức Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công giáo, Tin Lành, các lực lượng chính đảng khác như Đại Việt, phe Bảo Hoàng, lực lượng ủng hộ quyền lợi thực dân Pháp, trong một mặt trận thống nhất dựa trên một ý thức hệ và hoạt động Chủ Nghĩa Nhân Vị, đối lập với ý thức hệ và hoạt động chủ nghĩa Cộng Sản.

      3. Tổ Chức Quân Đội Quốc Gia Độc Lập từ cơ sở những lực lượng trong quân đội Pháp: Địa Phương Quân, Bảo Chính Đoàn, thành một lực lược chính quy, hiện đại có kỷ luật, có tổ chức, có huấn luyện, đủ khả năng phòng vệ và tác chiến hữu hiệu với doanh trại, quân trang, quân dụng, vũ khí, từ cá nhân binh sĩ ở các cấp tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu doàn, trung đoàn, sư đoàn, các lực lượng lên đến quân đoàn vùng chiến thuật I, II, III, IV với yểm trợ cần thiết ban đầu của nhiều nước, nhất là Mỹ.

      4. Xây dựng Lực Lượng Cảnh Sát Công An từ các bộ phận còn manh mún phục vụ cục bộ của nhiều nhóm, nhất là của Bình Xuyên, thành một Đơn Vị Cảnh Sát Công An Quốc Gia Độc Lập thống nhất. Hình thành mạng lưới an ninh duy trì cảnh vệ trậ tự các cơ sở hành chính quan yếu của quốc gia.

      5. Tổ chức chính trị nòng cốt là thành lập chính đảng Cần Lao Nhân Vi tôn trọng nhân vị và yêu mến cần lao để kiến thiết bản thân và đất nước, chống lại chủ nghĩa và hoạt động phá hoại của Cộng Sản. Ngoại vi của lực lượng Cần Lao Nhân Vị là qui tụ động viên thành phần chủ yếu là thanh niên vào hai tổ chức chính: Thanh Niên Cộng Hòa và Phụ Nữ Liên Đới.

      Từ chính đảng nòng cốt này có thể vận động thanh niên nam nữ và nhiều thành phần nhân dân vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước chống lại hoạt động theo xu hướng của chủ nghĩa Cộng sản. Tạo thành một phong trào Cách Mạng Quốc Gia, ây dựng đ1ât nước, nhất tâm đối phó với Cộng Sản

      6. Tổ Chức hệ thống chính trị dân chủ với ba lãnh vực Hành Pháp (Tổng Thống), Lập Pháp (Quốc Hội) Tư Pháp (Hệ Thống Tòa Án), với bầu cử dân chủ chọn người làm việc từ trong các thành phần giáo phái chính đảng quốc gia trong tình trạng đối phó với hoạt động xâm nhập, phá hoại dưới nhiều hình thức của Cộng Sản, cụ thể là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.

      7. Một Giài pháp chính trị chiến lược thực tế đa hiệu, chống lại Cộng sản là chính sách Ấp Chiến Lược. Ý nghĩa chính thức của tổ chức này là kêu gọi tổ chức nhân dân tập trung vào các ấp chiến lược, nhất là tại những vùng dễ xâm nhập hoạt động của cộng sản, nhưng có lợi điểm cư trú và hoạt động kinh tế nông nghiệp, kỹ nghệ, lâm ngư nghiệp, giáo dục của nhân dân.

      Khi dân chúng tự nguyện tự giác vào sinh cư tập trung gọn gàng và kỷ luật trong các ấp này, thì tất cả những thành phần còn lại bên ngoài các ấp (khu trù Mật và Dinh Điền) là Công Sản hay hoạt động đi theo ủng hộ Cộng Sản. Du kích Cộng Sản sẽ lần lượt bị ngăn chặn, tiêu diệt vì không còn chỗ dung thân và sinh sống.Tổ chức này hữu hiệu làm nguy ngập cho tổ chức hoạt động của Cộng sản, nên CSVN mới phản tuyên truyền, xuyên tạc là bắt gom dân vào Ấn Chiến Lược, và thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam

      Nhưng Kế Hoạch Do Chế Độ Xây Dựng Có Những Khuyết Điểm Sau:

      1. Quyền lợi, nhận thức cá nhân và đoàn thể khác nhau về tôn giáo và chính trị xã hội muốn xây dựng dân chủ tự do vội vã đốt giai đoạn, đã cản trợ hoạt động phát triển dân chủ thống nhất của nhà nước, trong tình thế phải đối phó với các hình thức xân nhập và hoạt động của Cộng Sản.

      2. Hoạt động tuyên truyền, đồng khởi, phá hoại của Cộng sản đánh phá nhiều mắt xích trong hệ thống hành chính địa phương và trong hệ thống Ấp Chiến Lược ở các vùng sâu vùng xa, và các điạ điểm chiến lược, khi tổ chức chiêu hồi và ấp chiến lược tỏ ra nhiều thiệt hại bất lợi cho Cộng Sản.

      3. Hệ thống quản lý đất nước bị lạm dụng, nên có xu hướng thiên về gia đình trị, công giáo trị gây hoài nghi cho nhiều thành phần nhất là Phật Giáo, trong việc kết nạp vào Đảng Cần Lao Nhân Vị và nhiều hoạt động khác như tố chức an ninh (mật vụ, tình báo, cảnh sát, thanh niên, quân đội).

      4. Sự can thiệp xen lấn lộ liễu mạnh bạo của Mỹ từ yểm trợ nhẹ nhà đến hoạt động hành quân của cả một lực lượng lớn trên lãnh thổ một đất nước độc lập có chủ quyền với nhiều phương tiện doanh trại, tổ chứng nhân vật lực phức tạp.

      Điều này tạo cơ hội cho tuyên truyền Cộng Sản về nhiều mặt. Khi các cảnh chiến tranh tàn bạo được chiếu trực tiếp trên truyền hình các gia đình Mỹ hằng ngày đêm đã dần dần tạo nên phong trào phản chiến, đòi chính quyền Mỹ phải rút về mau lẹ, tạo một khoảng trống cho quân đội còn dòn mỏng của VNCH, chưa kịp tổ chức xây dựng, bổ sung về quân số và huấn luyện và thiếu vũ khí tối tân, so với lực lượng võ khí và mưu lược dối trá của Cộng Sản,

      5. Phong trào Đồng khởi  từ Bến Tre và Biến Cố Tổng Công Kích Tết Mậu Thân trên lãnh thổ VNCH II là một hoạt động liều lĩnh của Cộng Sản khi hệ thống Ấp Chiến Lược đã chứng tỏ có hiệu quả đã đẩy CSVN đến chỗ phải hành động để sống còn. Sự tàn bạo và dối trá của Cộng Sản trước Việt Nam toa rập với ý chí chủ bại và phản bội của Mỹ đã đưa đến thằng lợi trước mắt của CSVN ngày 30/4/1975. Việc hủy bỏ hệ thống Ấp Chiến Lược sau khi lật đổ chế độ VNCH I là một hành động phá hoại chiến lược, chuẩn bị xa nhưng mau hơn cho sự chiến bại của miền Nam

      Gia Đình Bên Ông Ngô Đình Nhu

      Gia đình họ Ngô Đình, nguyên quán ở đất Quảng Bình, ông cố tổ là dân bần hàn sống nghề chài lưới. Khi đạo Công giáo truyền đến vùng này từ thế kỷ 17, thì tổ tiên của dòng họ Ngô Đình đã tin đạo. Đời ông Ngô Đình Khả đức tin đó vẫn được củng cố và phát triển. Là một thanh niên chăm chỉ đạo dức mà lại thông minh, cậu được theo học cả chữ hán lẫn chữ Pháp. Cậu được gửi du học ở trường chủng viện Thánh Giuse ở Penang (Mã Lai), cùng vớiNguyễn Hữu Bài, với ý định được huấn luyện để trở thành Linh Mục. Nhưng vì không được ơn gọi làm Linh Mục, cả hai cậu Khả và Bài đều trở về Việt Nam và sau này trở thành thông gia, vì có một quá trình dài học tập và hiểu biết lẫn nhau.

      Về nước, vì giỏi về ngoại ngữ, ông Khả và ông Bài đều được tuyển làm thông dịch viên. Làm việc xuất sắc có nhiều kết quả, Khả được trọng dụng và thăng chức rất nhanh. Khi vua Thành Thái mất chức, thì Khả cũng mất chức Phụ Đạo Nam Triều. Gia đình Ngô Đình Khả cư ngụ tại Phú Cam, nơi có một xứ đạo kiên trung của đất Huế.

      Ông Ngô Đình Khả có tất cả:

      Con cả là Ngô Đình Khôi (1885?-1945) lập gia đình với người con gái của Nguyễn Hữu Bài.

      Con thứ hai là Ngô Đình Thục (1897-1985) từng du học tại Rôma năm. Từ 1919-1927 du học Roma: Tiến sĩ Triết học (1922), Tiến sĩ Thần học (1926), Tiến sĩ Giáo luật (1927). Qua Pháp học Đại Học Công Giáo Paris: Cử nhân Triết học (1929). Khi về nước giữ nhiều chức vụ trước khi làm Giám Mục Vĩnh Long, rồi Tổng Giám Mục Huế.

      Con thứ ba là Ngô Đình Diệm (1901-1963), từng làm Tuần Vũ Bình Thuận, rồi Thượng Thư Bộ Lại triều Bảo Đại (1932).

      Năm 1918 thi vào trường Hậu Bổ, sau 03 năm tốt nghiệp, lần lượt giữ các chức vụ từ Tri huyện Hương Thủy (1922), Tri huyện Quảng Điền (1923), Tri phủ Hải lăng (1925), Quản đạo Ninh Thuận (1927), Tuần vũ Bình Thuận (1930), Thượng Thư Bộ Lại (1933) được hơn 02 tháng thì từ chức…Năm 1945 bị Việt Minh bắt sau nhờ Đức Giám Mục Lê Hữu Từ can thiệp, được trả tự do. Năm 1950 qua Roma rồi qua Hoa Kỳ. Ngày 07-07-1954 về nước chấp chánh giữ chức Thủ Tướng toàn quyền do Quốc Trưởng Bảo Đại chỉ định.

      Sau cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 10-1955, dược dân bầu lên làm Quốc Trưởng rồi Tổng Thống tại Miền Nam VN đối lập với chế độ Cộng Sản tại Hà Nội do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông có công ổn định tình hình, thống nhất quân đội, phát triển kinh tế, mở mang giáo dục, xây dựng dân chủ, v.v…Rất tiếc, ngày 01 tháng 11 năm 1963 ông bị phe quân nhân (theo lệnh Mỹ) làm đảo chính lật đổ và bị thảm sát ngày 02 tháng 11 năm 1963. Biến cố 01-11- 1963 đã dẫn đến sự sụp đổ  của Việt Nam Cộng Hòa ngày 30-04-1975, đưa đất nước vào tay Cộng Sản độc tài!

      Con trai thứ tư là Ngô Đình Nhu (1910- 1963).

      Con trai thứ năm là Ngô Đình Cẩn (1912- 1964)

      Con trai út là Ngô Đình Luyện (1914- 1990), tốt nghiệp kỹ sư công chánh ở Pháp và Anh. Nhiều nhà nghiên cứu lầm lẫn Ngô Đình Cẩn là con trai út

      Ông Bà Ngô Đình Khả còn có ba con gái là:

      Ngô Thị Giáo, chết sớm năm 1944,

      Ngô thị Hoàng, thường gọi là bà Cả Lễ, vì lập gia đình với ông Nguyễn Văn Lễ,

      Ngô Thị Hiệp, lập gia đình với ông Nguyễn Văn Ấm, thân phụ của Hy TGM FX Nguyễn Văn Thuận. TGM NVT làm Bộ Trưởng Bộ Công Lý và Hòa Bình tại TT Vatican trước khi tạ thế ngày 16/9/2002, tại Rôma.

      Hai gia đình Trần Ngô cũng là thông gia môn đăng hộ đối theo Nho giáo cổ truyền.

      Gia Đình họ Trần bên Bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân)

      1. Bà Ngô đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, sinh tại Hà Nội này 24/8/1924, con gái thứ hai của Ông Trần Văn Chương (Luật Sư) và Bà Thân Thị Nam Trân. Ông Bà Trần Văn Chương có ba người con. Con đầu là Trần Thị Lệ Chi. Con thứ ba là Trần Văn Khiêm.

      Lệ Chi lập gia đình với ông Nguyễn Hữu Châu (Luật Sư, Tiến Sĩ Luật ở Pháp). Ông này gốc người Gò Công có họ hàng với ông Nguyễn Hữu Hào, thân sinh ra bà Nguyễn Hữu Thị Lan, tức hoàng hậu Nam Phương, kết duyên với vua Bảo Đại. Khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống năm 1956, thì Ông Nguyễn Hữu Châu được bổ nhiệm Bộ Trưởng tại Phủ Tổng Thống. Chỉ mấy tháng sau, chính ông Châu xin từ nhiệm.

      Gia đình ông Trần Văn Chương vốn theo Đạo Phật, nhưng từ nhỏ Cô Trần Lệ Xuân đã được gửi học nội trú ở Trường Dòng Nữ Thánh ÂuCơTinh, quen gọi là Couvent des Oiseaux. Một thời gian cô nữ sinh Trần Lệ Xuân có theo học Trường Albert Sarraut ở Hà Nội trong thời gian ông Trần Văn Chương hành nghề Luật Sư ở Hà Nội. Chính mấy năm cuối cùng ở trường này, Trần Lệ Xuân đã phát triển các quan hệ thân tình cụ thể hơn với Ông Ngô Đình Nhu. Sau chính biến 1/11/1963, vô số lời đàm tiếu đổ dồn vào bà Ngô Đình Nhu.

      2. Sau này, tại California, Ông Nguyễn Văn Lục lại nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục.

      Tác giả đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không.

      Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng.

      Ông Lê Châu Lộc đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.

      Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào.

      Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan, thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu.

      Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.

      Chứng nhân thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh.

      Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm.

      Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà. Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v…

      Theo lời kể của Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Bà không phải loại người bờm xơm, chớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý.

      Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.

      Ông Nguyễn Văn Lục muốn viết về vợ chồng ông Nhu, vì ông bà là bị nhiều người hiểu lầm và bực ghét, nhất là bà Ngô Đình Nhu. Nhiều người không ưa bà, khinh ghét bà nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Nhiều người biết rõ và khó quên câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu.

      Theo ông, khi người ta đã trót quý mến ai rồi, thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, có người đã trót quý mến và kính trọng Nam Phương Hoàng Hậu và nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi…

      Khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là nguyên nhân gây nên những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.

      GiadinhNDN

      Thực ra ít người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu biết và kính trọng nhân cách bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh.

      Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu. Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm.

      Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì quá nhiều. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Đến nỗi người ta cố moi ra sự việc từ những năm 1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Vì thế dưới mắt của quần chúng nói chung, thí bà Nhu là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng hầu như giới nữ sinh hay các mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó.

      Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Dù sau cũng chết, chỉ vì bà là một người đàn bà. Bà lại nay nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm, lập trường, không nhường nhịn ai, lại có vè “đành hanh” khiến giới mày râu không chịu được.

      Có lẽ người ta phải cầu cứu đến những lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu.

      Cụ Đoàn Thêm cho rằng, dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền. Việc bà tham gia vào chính trường, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị, hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.

      Vẫn theo cụ Đoàn Thêm, nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, gây thêm nhiều ác cảm với bà là do bà đã xinh đẹp, mà lại muốn tỏ ra cứng cỏi và đánh hanh nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Người ta có thể nhẫn nhịn chờ đợi ông Nhu, nhưng đối với bà, bà chỉ xuất đầu lộ diện, thì cũng không được tán thành hay dung thứ.

      Nên dù trái hay phải, người đàn bà VN muốn vội sống theo gương người đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, kiểu chủ nghĩa nữ quyền, là chưa thể yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những người phụ nữ nhu Võ Hậu hay Từ Hy.

      Tâm lý quần chúng như vậy nên nhiều con mắt dễ chú ý đến những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều có nguy cơ trở thành những cơ hội cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt.

      Bi kịch của chế độ khởi đầu từ đó. Người ghét cứ ghét, mỗi ngày mỗi đông thêm, như đòn hội chợ do thể chế tam đầu, lại có thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu.

      Khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia IV. Nơi lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn. ( Nguồn: Kho tàng mộc bản trong biệt thự Trần Lệ Xuân/my.opera.com)

      Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những gì Nguyễn Đắc Xuân dựng lên bôi nhọ bà Nhu. Chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai.Dĩ nhiên là không dám nói sai, ma nói đúng thì đồng lõa bôi nhọ. Thực  ra họ không biết để ma nhớ, mà nói đúng hay sai.

      Người ta phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân?

      Người ta có thể tạm quên đi những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì, nói gì, viết gì, thanh minh cho việc mình làm và đã sống như thế nào?

      Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói, không thanh minh, Cắt đứt mọi giao tiếp với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc, Trương Phú Thứ đều nhận thấy bà sống ẩn dật, im lặng với quá khứ, lo việc từ thiện. Chắc là tâm trạng và nỗi niềm của bà gần 50 năm này đã diễn ra thật phức tạp, đa đoan, nhưng chỉ tập trung vào gia đình và niềm tin phú thác?

      Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ? Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà?

      Thực ra bà đã chết cùng với hai anh ông Diệm Nhu, chôn vùi quá khứ, cuộc sống đã sang một trang mới: im lặng Điều ấy mang nhiều ý nghĩa: vửa cay đằng, tủi hận vừa sám hối trong tâm tình của một tín đồ.

      Những ai từng kết án bà, thì khó thấy bà là loại người tham tiền cố vị, vô tư cách hay thậm chí trăng hoa, mất nết… Người ta phải thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.

      Nhưng những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được chứng cớ nhỏ nhoi nào, bôi nhọ bà.

      Bà sống ẩn dật một thời ở Ý rồi sang Pháp, mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài, ngày ngày đi lễ nhà thờ, lchuyên chú làm việc từ thiện, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.

      Một con người như thế, chịu đựng biết bao điều sỉ nhục, tệ bạc, phản trắc, hờn ghét của thế thái nhân tình, khi không còn thời để lợi dụng.

      Không phải là dễ mà ai cũng bộ lộ nhân cách ấy, chọn lựa lối sống ấy. Mấy ai đã làm được như bà trong những tháng ngày sau 1963, nếu bắt buộc phải sống như vậy?

      Người ta nghĩ bà đang viết nhật ký, nhưng có lẽ chỉ là những tâm sự về đạo nghĩa Những điều Trương Phú Thứ đã viết thật là hiếm hoi và phản ảnh cuộc đời im lặng hơn là bận rộn chuyện phù hoa thế sự. Theo ông Lê Châu Lộc bà viết nhiều lắm, nhưng không ai biết gì.

      Trong cuộc đời này, suốt những năm làm vợ ông Nhu và nhất là từ khi ông bị ám sát, có thể cùng với lời cố vấn khuyên giải nào đo, bà đã chủ động chỉ lo cho gia đình êm ấm và dồn vào sống ẩn dật trong niềm tin Công giáo.

      Ông đã chết từ 02/11/1963 và từ ngày ấy ba cũng chết như một góa phụ. Theo kiểu nói của ông Lục, bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính mình, cho cuộc sống hiện nay.

      Nói đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, người đời không khỏi cám cảnh ngậm ngùi, thương cho hai kiếp người “hồng nhan bạc phận”

      Trong niềm giận ghét, ác cảm không tránh được của nhiều người, vẫn có nhiều người trân trọng quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và cám cảnh thương mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu. (Tham khảo Website T.S.C.N.  Nguyễn Văn Lục đã dẫn trên)

      Ảnh được Bettmann chụp ngày 21/10/1963 tại Washington DC – Mỹ, khi bà Trần Lệ Xuân sang Mỹ và có họp báo với báo giới, truyền hình.

      3. Tiếp theo liên hệ đến Trần Lệ Xuân, ông cụ nội tam đại, tính từ bản thân, là cụ Trần Văn Thông, cựu Tổng Đốc tỉnh Nam Định, tuy nguyên quán ở Biên Hòa, đất Gia Định.

      Cậu Thông sinh 1875.Cậu Thông thuở nhỏ theo học Trường Chasseloup Laubat, một trường trung học Pháp đầu tiên do người Pháp thiết lập ở Sàigòn. Chính Hoàng Thân Sihanouk của Nam Vang cũng theo học trường này.

      Là Bachelier (Tốt nghiệp Trung Học Tú Tài Pháp) Ban Văn Chương cổ điển 1894. Năm 1907-1911, anh làm công chức trong chính quyền Pháp tại Đông Dương, sau ra Hà Nội ông làm Giám Đốc Trường Hành Chính tập sự (Ecoles de Stagiaires) tại Hà Nội. Chỉ ít lâu sau, ông Trần Văn Thông làm Tổng Đốc tỉnh Nam Định (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) cho đến 1945. ông Trần Văn Thông còn làm hội viên Hội Đồng Tư Vấn Đông Dương, Hội Đồng Bảo Hộ Bắc Kỳ, được thăng chức Đông Các Đại Học Sĩ Nam Triều.

      Ông Bà Trần Văn Thông sinh Trần Văn Chương năm Mậu Tuất (1898). Cậu Chương từ nhỏ theo học bậc tiểu học tại Hà Nội, rồi gia đình cho đi du học 10 năm ở Algérie. Sinh viên Chương được học bổng theo học Trường Luật ở Paris, đậu Tiến Sĩ Luật năm 1922. Năm 1925, Ông Trần Văn Chương trở về Việt Nam, làm việc với tính cách trạng sự tại Tòa Thượng Thẩm Sàigòn đến 1935.

      Năm 1938, Luật Sư Trần Văn Chương tham gia Hội Đồng Lý Tài Đông Dương, soạn thảo các Luật dân sự Trung Kỳ lên tới Phó Chủ Tịch Hội Đồng Lý Tài Đông Dương.

      Trong thời gian tùng sự tại Huế, Luật Sư Trần Văn Chương lập gia đình với cô Thân Thị Nam Trân, con gái của Đông Các Đại Học Sĩ Thân Trọng Huề.

      Làm quan dưới triều vua Khải Định, người vợ kế của Thân Trọng Huề là Công Chúa, con gái của Kiến Thái Vương. Như thế Mẹ của bà Nam Trân là em gái vua Hàm Nghi và Đồng Khánh. Trần Văn Chương trở thành cháu rể vua Hàm Nghi. Hai họ Trần Thông đều môn đăng hộ đối theo nếp nho giáo cổ truyền.

      Năm 1940, Luật Sư Trần Văn Chương mở Văn phòng Luật sư tại 71, đại lộ Gambetta Hà Nội. Khi mới về nước, trạng sư (thầy cãi) Trần Văn Chương mở Văn Phòng ở Bạc Liêu, rồi chuyển lên Sàigòn trước khi ra Hà Nội. LS TVChương nổi tiếng nhất về vụ kiện cô Cúc giết Huyện Trương, vì bạc tình. Nhờ LS Chương, cô Cúc chỉ bị án ba năm rồi được trả tự do.

      Thời CP Trần Trọng Kim sau ngày Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, LS Chương làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Kiêm Phó Tổng Trưởng Nội Các. Khi CP TTK tan ra, thì ông TVChương sống ẩn dật tại Hà Nội, rồi đem gia đình vào Sài gòn. Sau Hiệp Định Genève 20/7/1954, miền Nam Việt Nam do Bảo Đại nắm quyền, Ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng, thì LS TVC được bổ nhiệm chức Quốc Vụ Khanh Phủ Thủ Tướng. Năm 1956, khi ông Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại, rồi lên thay Bảo Đại làm Tổng Thống VNCH, thì LS TVC được bổ nhiệm Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ cho đến khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963. Trong khi TVC làm đại sứ, thì Bà Thân Thị Nam Trân làm quan sát viên VNCH tại LHQ.

      Nhiều người nghĩ rằng ảnh hưởng gia đình trị khá mạnh, cộng với những biện pháp mạnh bạo – vì chưa hiểu và chưa muôn hy sinh trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa Công Sản – đối với những người bất đồng chính kiến dẫn đến việc ông bị xem là có phần nào trách nhiệm trong sự sụp đổ của nền Đệ nhất cộng hòa. Nhưng việc chính quyền Mỹ nhu nhược dựa trên phản ứng của dân chúng Mỹ cùng với hoạt động tình báo của Cộng Sản Việt Nam và quốc tế yểm trợ kích động thêm Đặc biệt là những biện pháp được thực hiện trong vụ đàn áp Phật giáo năm 1963 chủ yếu do tình báo chính quyền Mỹ dàn dựng đã dẫn đến một chuỗi dây chuyền phản ứng dữ dội.

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh với yểm trợ mua chuộc của Mỹ đã thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Nhu và người anh phải chạy trốn vào nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn. Sauk hi đã liên lạc dàn xếp với phe đảo chính, vào ngày 2 tháng 11 năm 1963,hai an hem ông Diệm và ông Nhu bước lên xe tank trong đoàn xe quân sự đến đón hai anh em ông về Bộ Tổng tham mưu. Nhưng chính vì tin tưởng vào lời nới của các tướng lĩnh, khi chiếc thiết giáp M 113 chở hai anh em ông về đến nơi thì phát hiện thi thể của hai anh em ông với nhiều vết dao và dấu đạn trên người. Người ta về sau tìm thấy bằng chứng là chính Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh sát hại hai anh em ong Diệm và Nhu.

      II. Sự Nghiệp Chính Trị Của Ông Ngô Đình Nhu

      Những người làm việc và tìm hiểu kỹ lưỡng về ông Ngô Đình Nhu đều nhận thấy một điểm son trong cuộc đời chính trị của ông là tuy ông không hể nắm giữ một chức vụ quan trọng của quốc gia, nhưng hầu như cương lĩnh và tồ chức chính trị cơ bản của chế độ Việt Nam Cộng Hòa I (1954-1963) đều chủ yếu do ông dàn dựng ở cương vị làm cố vấn chính trị cho Thủ Tướng rồi Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vì thế tìm hiều sự nghiệp của ông, người ta chú trọng nhiều đến những thành tựu chính trị hạ tầng trong việc hình thành các cấu trúc quốc gia của Việt Nam Cộng Hòa I: chủ nghĩa nhân vị, chính đảng cần lao nhân vị và chính sách ấp chiến lược (khu trù mật, dinh diền, …).

      Theo ý kiến ông Minh Võ, ông Cao Xuân Vĩ, dầu sao Võ Nguyên Giáp không thể sánh được với Ngô Đình Nhu. Còn Phạm Văn Đồng thì không đáng là học trò Ngô Đình Nhu.

      Ông Cao Xuân Vĩ cho biết liền khi cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946. Lúc ấy ông Hồ và đại bộ phận Việt Minh chạy lên Việt Bắc kháng chiến thì nhóm ông gồm 36 trí thức và thanh niên sinh viên tranh đấu chạy vào khu Tư, vùng Thanh Nghê Tĩnh, để cùng với một số Việt Minh ôn hòa lập một phòng tuyến mới phi cộng sản chống thực dân và giúp dân mở mang về kinh tế và văn hóa. Có thể nói Liên Khu Tư lúc ấy như là một khu tự trị.

      Mãi cuối năm 1953, Cao Xuân Vĩ vào Sài Gòn mới gặp lại Trần Chánh Thành và Ông Thành giới thiệu Cao Xuân Vĩ với ông Nhu. Ông Thành vào Sài Gòn năm 1952 cùng một lượt với phần lớn trong số 36 trí thức đã vào Liên Khu Tư để kháng chiến chống Pháp nhưng bất hợp tác với Việt Minh. Lúc gặp lại Cao Xuân Vĩ, thì ông Thành đang làm cho tờ báo Xã Hội của ông Nhu, đồng thời tập sự luật sư với Luật Sư Trương Đình Du

      Khi làm Cố Vấn, Ông Ngô Đình Nhu chỉ có một mình thiếu tá Phạm Thu Đường làm chánh văn phòng, thường được gọi là chánh văn phòng ông Cố Vấn. Và dưới quyền thiếu tá Đường chỉ có 5 nhân viên, hầu hết tự túc. Không có ngân khỏan nào dành cho ông Cố Vấn.

      Và phải nói thực khó hiểu là chính chức Cố Vấn này cũng chẳng được một văn kiện nào bổ nhiệm hay quy định nhiệm vụ. Thực tế ông Nhu chỉ giúp việc cho riêng ông Diệm với tư cách là phụ tá cho Tổng Thống. Người ta thấy việc ông làm thì gọi ông là Cố Vấn vậy thôi. Vì thế ông không có quyền hạn và nhiệm vụ gì chính thức.

       Mộ Ông Ngô Đình Nhu

      Chủ Nghĩa Nhân Vị Thời Việt Nam Cộng Hòa I (1954-1963)

      1. Theo GS Tôn Thất Thiện, những khảo sát bổ sung, công phu và nghiêm chỉnh về sau của Ông Nguyễn Ngọc Tấn góp phần làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian ông Diệm cầm quyền. Những khảo sát này làm rõ những điểm cơ bản của Chủ Nghĩa Nhân Vị Việt Nam Công Hòa I. Trong 40 năm qua, có những tác giả viết về Chủ Nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh khoa học, nhưng có lẽ chưa đánh giá về tầm quan trọng của nó như là một chủ thuyết chính trị, dù chủ thuyết này trong thực tế đã khai sanh ra chế độ Việt Nam Cộng Hòa I. Đây quả đúng là một vấn đề lịch sử chưa được trình bày một cách có hệ thống trong thế kỷ qua. Chủ thuyết ấy cần được khảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng, phê phán công bình, khách quan và bình thản, xác định những tiêu cực và tích cực trong quá trình thực hành để trả lại sự thật chính xác của giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, nhưng oanh liệt của dân tộc Việt Nam, nhất là nhân dân sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa I (1954-1963).

      2. Người ta có thể đặt ra mấy vấn đề chính là:

      – Mục đích của Chủ Nghĩa Nhân Vị

      – Bản chất Chủ Nghĩa Nhân Vị được hiểu thế nào?

      – Chủ Nghĩa Nhân Vị được quan niệm làm cương lĩnh cách mạng quốc gia thế nào và thể hiện bằng các đường lối chính sách nào?

      – Về triết học Chủ Nghĩa Nhân Vị có phải là một thuyết ngoại lai hay thế hiện đặc tính văn hoá Việt Nam?

      Trả lời các câu hỏi trên là đặt nền tảng để thẩm định phẩm chất lãnh đạo và những đóng góp lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền…. Chương khảo luận của tác giả Hoàng Ngọc Tấn “Chủ Nghĩa Nhân Vị, Con Đường Mới, Con Đường Của Tiến Bộ” có nhiều dữ kiện, suy đoán, và phân tích tỉ mỉ, khiến người đọc phải đọc kỹ và nghiền ngẫm, khảo chứng từng chi tiết. Luận đề này đề cập đến một số khía cạnh độc giả cần đặc biệt quan tâm.

      Mục Đích Của Chủ Nghĩa Nhân Vị

      Trong tình hình chia cắt hai miền Bắc Nam dưới hai chế độ khác nhau vì ý thức hệ khác nhau. Miền Bắc theo ý thức hệ chù nghĩa Cộng Sản, nên miền nam muốn được đầu với chế độ chủ trương đâu tranh giai cấp theo chủ nghĩa Cộng sản, thì miền Nam cũng phải xây dựng xã hội theo một ý thức hệ ưu việt để đối kháng lại. Theo tác giả Nguyễn Đức Cung[23]

      Ngày 8/1/1963, trong cuộc nói chuyện với học giới gồm nhiều học giả trí thức, giáo sư đại học, giáo sư trung học và cán bộ tại Trung Tâm Thị Nghè, Ông Ngô Đình Nhu xác định:

      “… mình đánh nhau với Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý thức hệ, mà chúng ta không có một ý thức hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí chúng ta để đối lại, để có lẽ sống mà đáng Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc…

      Ông nói tiếp:

      Muốn phục vụ con người trong xã hội, thì con người đó phải tiến, xã hội đó phải tiến. Nhưng xã hội chỉ tiến được với nhữhng con người ý thức nhiệm vụ. Cho nên, trên nguyên tắc, chúng ta phải nhìn nhận rằng cần phải có một ý thức hệ tiến bộ. Ý thức hệ chúng tôi chủ trương là ý thức hệ Nhân Vị.” (Nguyễn Văn Minh, sđd., t. 421).

      Bản Chất Đích Thực Của Chủ Nghĩa Nhân Vị

      1. Về bản chất Nhân Vị, theo chính tài liệu ông Diệm giải thích: Về Nhân Vị là gì: Nhân và Vị là hai học thuyết Nho giáo. Nhân 仁 do chữ Nhân 人 và chữ Nhị 二 hợp thành (仁) có nghĩa là lòng thương người, đạo lý làm người; Vị 位 do chữ Nhân 人 và chữ Lập 立 hợp thành (位) có nghĩa là người có cái vị trí của họ, đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Hai chữ này kết hợp lại, diễn đạt ý tưởng nói về phẩm giá cao quí của con người và vị trí của con người trong cộng đồng nhân loại và trong vũ trụ. Đó là tương quan chặt chẽ của ba yếu tố vũ trụ (Thiên Địa Nhân) trong triết lý Tam Tài truyền thống của Phương Đông.

      Một cách giải thích khác tương tự như trên về Chủ Nghĩa Nhân Vị theo lối phân tích của Lm Bửu Dưỡng:

      Nhân là người. Vị là thứ bậc. Nhân Vị là tính cách con người sống đầy đủ con người theo thứ bậc của mình. Theo nghĩa đó hai chữ nhân vị đầy đủ hơn chữ personne humaine của Pháp ngữ, vì hai chữ personne humaine nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ nhân mà ít chú trọng tới vị. Cần phải hiểu ý nghĩa đày đủ của hai chữ. Nhân là sống đầy đủ con người. Vị là sống đúng theo thứ bậc của mình trong những tương quan với người khác và vạn vật. Như vậy thì quan niệm về nhân vị tùy thuộc quan niệm về con người và quan niệm các tương quan.”

      Theo cách nói của LM Nguyễn Thái, đúng là phải trải qua kinh nghiệm ngàn năm dựng nước, giữ nước và cứu quốc, ông bà tổ tiên Việt Nam mới để lại cho con cháu cái bí quyết thành công qua thành ngữ “Thiên thời địa lợi nhân hòa”. Thành ngữ này dựa trên quan niệm của Khổng Tử lấy ra từ Kinh Dịch diễn tả tương quan hòa đồng biện chứng giữa Trời, Đất và Người, qua lý tưởng Thái Hòa. Được giáo dục bởi nền văn hóa Nho Giáo, hai anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã hệ thống hóa tư tưởng nhân bản nho học lại thành một chủ thuyết lấy tên là “Chủ Nghĩa Nhân Vị”

      Trong bài phát biểu mới đây, nhân dịp tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Lm đã phát biểu:

      Sống với Nhân Vị là sống với lòng yêu thương như tổ tiên đã dạy: “Thương người như thể thương thân”.  Chủ Nghĩa Nhân Vị là đạo lý làm người, là sống cho ra cái phẩm giá cao quý của con người. Đó là sống với chữ tâm của “Tiết trực tâm hư”, chữ tâm như cụ Nguyễn Du đã khuyên dạy: “Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”Đó là phải biết đặt mình hòa hợp vào đúng vị trí của mình đối với Thiên Chúa [Trời] – Thiên; đối với Tổ Quốc, Quê Hương, Đất Nước – Địa; đối với Nhân Dân, Đồng Bào – Nhân.

      Ông Ngô Đình Nhu giải thích:

      Về tư tưởng Nhân vị có nhiều thứ. Có thứ họ căn cứ vào một tin ngưỡng hữu hình, một tin ngưỡng chắc chắn, căn bản. Có thứ lại nhuốm phần nào vô thức… Ý thức hệ Nhân vị chúng tôi chủ trương nó rất rộng rãi và không cần phải đi sâu vào các đạo giáo… Tất cả các đạo giáo, tất cả các triết lý khác, có thể cùng đi với chúng ta được trong ý thức hệ đó…

      Chủ Nghĩa Nhân Vị là một triết thuyết đề cao địa vị và phẩm giá của con người trong tương quan với vũ trụ, Trời và Đất, với người khác trong xã hội. Chủ nghĩa Nhân Vị cho rằng bản vị con người có một nhân phẩm tối thượng, nên mọi sinh hoạt trên đời đều được tập trung và phải là phương tiện qui hướng đến mục tiêu phục vụ con người. Chủ nghĩa Nhân Vị lấy Con người biết tu thân (vừa tĩnh vừa động) làm nền tảng để giải quyết các mâu thuẫn trong sinh hoạt của con người.

      Nguồn Gốc Hình Thành Chủ Nghĩa Nhân Vị VNCH I

      Về quá trình hình thành, chắc chắn khi học ở bên Pháp trong thập niên 1930 thanh niên Ngô Đình Nhu đã tiếp xúc với tư tưởng và có thể chính con người năng động của Emmanuel Mounier, nhưng một người sắc sảo như Ngô Đình Nhu không hấp thụ tư tưởng Chủ Nghĩa Nhân Vị một cách thụ động, nô lệ, ngoại lai, mà đã tinh chế cho phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam. Chủ Nghĩa Nhân Vị của các ông Diệm, ông Nhu không thuần túy là Chủ Nghĩa Nhân Vị của Mounier, là của Công Giáo. Những lời phê bình này có thể chứa đựng một chủ đích chính trị nào đó, hay chưa tìm hiểu thấu đáo về Chủ Nghĩa Nhân Vị.

      Trong số những người phê bình theo chủ đích chính trị có những người, theo Nguyễn Ngọc Tấn, như Nguyễn Thái. Trong tác phẩm “Is South Vietnam Viable?”, ông nói rằng ông Nhu đã say mê thuyết dân chủ xã hội dựa trên lòng bác ái và giá trị nhân bản mang danh “Personnalisme” của Emmanuel Mounier, và mối liên hệ của Chủ Nghĩa ấy với xã hội mà ông Nhu cổ võ chẳng có gì là mới mẻ, và “Personnalisme” cũng chẳng có gì xa lạ vì trong một trường phái triết học Pháp trong đó có Emmanuel Mounier và Jacques Maritain để hết mình cổ võ cho nó…

      Thưc ra trên đời không có gì mới mẻ, nhưng mới mẻ là cách vận dụng nó có phù hợp vói thời đại không và được thời đại đó chấp nhận không?

      Nhà sử học Robert Scigliano, sau khi nghiên cứu chủ nghĩa Nhân Vị Việt Nam Công Hòa I đã ghi lại:

      Chủ Nghĩa Nhân Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá nhân với các nhu cầu của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể mác-xít.”

      Mới đây tác giả Jean-François Petit nghiên cứu quá trình hình thanh tư tưởng E. Mounier (1905-1950).  Ông thấy Mounier là một trong những khuôn mặt trí thức Pháp thuộc thế kỷ XX. Theo J.F. Petit, căn cứ vào nhiều tài liệu ông viết, trong suốt quá trình suy tư và hành động, E. Mounier có xu hướng muốn dung hợp nhiều luồng tư tưởng triết học và thần học khác nhau. Mounier chịu tác động tư tưởng triết học từ Descartes, Pascal và Bergson, đồng thời quan điểm thần học từ linh mục Guerry.

      Khi học tại Paris, ông tỏ ra thất vọng, vì ông không thành công xác định một nền giáo dục thiên về chủ nghĩa duy tâm và duy lý của Trường Đại Học Sorbonne và một nền thẩn học bị tác động do cuộc khủng hoảng duy tân hiên đại.

      Luận đề của ông về triết thuyết thần bí thất bại. Vì thế ông chuyển hướng thiết lập một triết học riêng biệt, tách rời khòi tư tưởng có màu sắc tôn giáo.

      Nhưng khi đọc những tư tưởng của Péguy, ông chuyên chú đến các tương quan giữa yếu tố thiêng liêng và yếu tố trần thế. Sau cùng tiếp xúc gặp gỡ Landsberg, ông tỏ ra nhạy cảm thấy người ta phải dấn thân. Xu hướng hiện sinh ấy khiến ông từ chối nền thần học Kitô giáo. Từ đó nảy sinh ra quan niệm triết học về nhân vị và cộng đồng, có hơi hướng tư tưởng Augustin từ thế kỷ thứ tư thuộc Công nguyên.

      Paul Ricoeur xem tư tưởng Mounier là dấu ấn triết học chuẩn mực, nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu có hệ thống theo giác độ này, mạc dù tư tưởng Mounier có tầm ảnh hưởng lớn lao lên các lãnh vực triết học, thần học, chính trị và sư phạm. Công lao của tác giả J. L. Petit là xác định rõ nguồn gốc tư tưởng Mounier bằng nhiều văn bản chưa được xuất bản.

      Theo quan điểm nghiên cứu của E. Miller khi tiếp xúc với nhiều người Việt Nam sau nau 30/4/1975, thì khi Ngô Đình Nhu từ Pháp về lại Đông Dương, ông say mê chủ nghĩa nhân vị, tin tưởng rằng tư tưởng của Mounier có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào hoàn cảnh Việt Nam. Sau năm 1945, chủ nghĩa Nhân vị có thể là “con đường thứ ba” để phát triển xã hội là điều Ngô Đình Nhu gắn bó. Trong nhãn quan Ngô Đình Nhu, tư tưởng Mounier bác bỏ cả chủ nghĩa tự do cũng như chủ nghĩa cộng sản là vấn đề chính trị cho Lực lượng thứ Ba do Ngô Đình Diệm đang đề xướng. Ngô Đình Nhu cảm thấy người anh của mình đang lĩnh hội tư tưởng của ông qua việc Ngô Đình Diệm nhận xét và bài viết trong giai đoạn này nhắc đến nhiều chi tiết của thuật ngữ chủ nghĩa Nhân vị.

      Những nghiên cứu của E. Miller cũng xác định từ tháng 4 năm 1952, Ngô Đình Nhu phác thảo quan điểm về chủ nghĩa Nhân vị trong bài nói chuyện tại trường Võ Bị Đà Lạt vừa thành lập. Ông thừa nhận rằng khái niệm nhân vị ban đầu là một tư tưởng Công giáo, nhưng nhấn mạnh rằng nó mang tính thích hợp và hữu dụng phổ quát, đặc biệt là cho một đất nước bị chiến tranh tàn phá như Việt Nam.

      Phát biểu với một cửa tọa mà đa số là những người không Công giáo có mặt trong cuộc nói chuyện này, ông tuyên bố rằng “… ưu-tư của người Công-giáo cũng chỉ như một tiếng dội đáp lại những nỗi ưu-tư ở tâm-hồn bất-mãn của các ông vậy.” Ông Nhu lập luận rằng, tất cả người Việt Nam thuộc mọi phe phái chính trị và tôn giáo, nên cùng nhau nhất trí bất thần và mãnh liệt” để bảo vệ nhân vị chống lại các thế lực đang đe doạ tiêu diệt nó.

      Trong số những người chưa nghiên cứu đầy đủ về Mounier, có thể kể một nhà biên soạn nổi tiếng là ông Nguyễn Gia Kiểng. Gần đây, trong một bài phê phán ông Ngô Đình Diệm, ông viết:

      Nếu dựa trên những gì ông Nhu đã viết về chủ nghĩa nhân vị thì có thể nói là chính ông cũng chỉ hiếu lơ mơ Có lẽ ông đã du nhập chủ nghĩa nhân vị vào Việt Nam vì lý do là lúc đó nó được coi là giải pháp Thiên chúa giáo cho hòa bình Công giáo của thế giới. Nó có tham vọng là một vũ khí tư tưởng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, nó là một bước lùi lớn, gần như một sự đầu hàng, bởi vì nó phủ nhận cá nhân, cốt lõi của dân chủ” .

      4. Người ta có thể bác bỏ dễ dàng những luận điểm và nhận định sai lầm nặng nề cùng những phê phán hời hợt trên đây. Căn cứ vào những trích dẫn tuyên bố, phát biểu trực tiếp của các ông Diệm-Nhu, và nhiều khảo luận của học giả Việt Nam có uy tín, người ta chứng minh Chủ Nghĩa Nhân Vị là một lý thuyết chính trị mang một bản sắc dân tộc rõ rệt.

      Hơn nữa nhiều học giả như Lương Kim Định, Nghiêm Xuân Hồng và Đinh Văn Khang với biện chứng mạch lạc rõ rệt, khẳng định Chủ Nghĩa Nhân Vị (Tâm linh, Đông phương) của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, bắt nguồn từ nền tảng văn hóa Việt Nam, không thể lầm lẫn với Personalisme của Mounier (Duy tâm Tây phương) được. Không còn nghi ngờ gì nữa, vì  mọi việc đã được sáng tỏ và những nghiên cứu lịch sử cho phép ta kết luận Chủ Nghĩa Nhân Vị do hai ông Diệm-Nhu chủ xướng mang bản chất văn hóa và chính trị Việt Nam.

      Theo dẫn chứng của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn, nhiều tuyên bố của ông Diệm và ông Nhu ở những hoàn cảnh khác nhau có thể minh chứng xác quyết sự thật đó, như:

      Nhắm mắt bắt chước nước ngoài khác gì nhận trước sự bảo hộ của ngoại bang

      – “Chủ thuyết [Nhân Vị] đặt nền tảng trên quan niệm tôn trọng phẩm giá con người và đẩy mạnh sự phát triển đến mức độ cao nhất. Quan niệm này… ở ngay trong truyền thống dân gian Việt Nam”

      – “Tôi phải nói ngay rằng: Chủ Thuyết Nhân Vị của tôi chẳng có dính dáng gì đến cái Nhân Vị Công Giáo đang được giảng dạy bởi các tổ chức Công Giáo tại miền Nam Việt Nam… Hiện nay cái học thuyết nhân vị mà tôi cổ võ là một nền dân chủ đấu tranh trong đó tự do không phải là một món quà của ông già Noel, nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh phục bền bỉ và sáng suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung cảnh lý tưởng, mà trong những điều kiện địa lý chính trị đã được định sẵn

      Như thế, giải pháp Nhân Vị mà ông Diệm và ông Nhu đã cổ võ 40 năm về trước chính là mô hình xã hội dân chủ nhân vị đã được thể nghiệm ở miền Nam từ 1954 đến 1963, có mấy đặc điểm:

      – Hoạch định một chính cương thống nhất, lấy chủ nghĩa nhân vị làm nền tảng, phù hợp với văn hóa Việt Nam làm căn bản hướng dẫn cả nước đi lên

      – Định hướng dân chủ trên thượng tầng cấu trúc xã hội dân sự

      – Vận dụng một nền kinh tế thị trường có điều hòa uyển chuyển của một chính phủ nhắm đến phúc lợi từng cá nhân và cho chung cho cả cộng đồng xã hội.

      – Thực hiện có điều tiết dần dần tính công bằng xã hội và nền dân chủ đa nguyên thực sự ở hạ tầng cơ sở qua các chính sách đất đai dinh diền, ấp chiến lược, khu trù mật

      -Kiến tạo hòa bình, ổn định, đoàn kết, trong tình trạng thực tế có hoạt động chính trị kết hợp với vũ trang của chế độ Cộng Sản miền Bắc Việt Nam lúc đó.

      Chủ nghĩa Nhân Vị chỉ được thể nghiệm trong một thời gian ngắn ở Miền Nam Việt Nam, nhưng xét theo lý thuyết khoa học, Chủ Nghĩa Nhân Vị có một giá trị đóng góp lâu dài và quan trọng vào công cuộc phát triển con người nói chung và đặc biệt tại các quốc gia nghèo đói hiện nay.

      Sử gia Henry Fairbanks tóm lược toàn sự thật lịch sử bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tựa đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal như sau:

      “Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục lại những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai… Dù sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới này đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đưổi một lý tưởng cao cả nào đó.  Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm.  Ông Diệm cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng đối với người này là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”

      Sự điên đảo của xã hội hiện nay là thay vì đầu đội Trời, chân đạp đất, tay ôm lấy nhau trong tình người thái hòa thì người ta đảo lộn tất cả!

      Thiên là Trời cũng chẳng còn biết kính trọng nữa, mà:

      “Tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già.”
      “Ông Trời hãy dẹp một bên, để cho nộng hội tiến lên làm Trời!”

      Địa là quê hương, tổ quốc, đất nước, nhưng ngày nay thì:

      “Tổ quốc với chẳng tổ cò
      Nơi nào no ấm ta dò ta bay”

      – Còn Nhân (con người) với nhau thì coi nhau như lang sói, đầy đấu tranh, tham nhũng:

      “Thanh cha, thanh mẹ, thanh dì
      Hễ có phong bì thì lại thanh-kiu”.

      So sánh với thực tại cá nhân và xã hội Việt Nam ngày nay, người ta mới thấy rõ hơn tính ưu việt của Chủ Nghĩa Nhân Vị lấy tương quan Trời Đất Người làm nền tảng xây dựng xã hội con người. Chủ Nghĩa ấy đối kháng rõ rệt với chủ nghĩa độc tài chuyên chính độc đảng toàn trị, không có dân chủ, không tôn trọng con người để xây dựng một xã hội thái hòa giữa Trời Đất và Người.

      Không thể gọi chế độ ấy là Cộng Sản đích thực, vì đã hội nhập vào nền kinh tế thị trường tự do và đã chấp nhận tham gia xã hội pháp quyền dân sự, trong khi Đại Khối Cộng Sản từ Phương Tây đã tan rã. Đó là một toan tính ngoan ngạnh, dị hợm, chắp vá đầu Ngô mình Sở, một quái thai nẩy sinh giữa chế độ toàn trị độc đảng mà vẫn muốn sống trong thế giới dân chủ tự do chấp nhận kinh tế thị trường.

      Chế độ xã hội ở cả Việt Nam ngày nay (sau 30/4/1975 đến nay) và ở một nửa nước tại Miền Bắc Việt Nam trước kia (1954-1975), người ta mất hướng đi chân chính, vì thiếu một chủ nghĩa nhân bản dân chủ chân chính:

      -Chế độ chính trị thì do một đảng chuyên chính độc đoán, toàn trị, dù có phân biệt theo hình thức Tòa Án, Chủ Tịch nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Chủ Tịch Quốc Hội, trong đó tất cả đều theo lệnh của Bộ Chính Tri Đáng

      -Nền kinh tế thị trường, nhưng những người chủ chốt đều thuộc một đàng chuyên chính. Có phát triển nhưng là một nền kinh tế bất công, giàu sang nhờ đầu tư kinh doanh của các công ty liên doanh ngọai quốc

      -Xã hội suy đồi vì nền giáo dục khuôn sáo thiếu suy tư sáng tạo, vì tự do hôn nhân chân, nam nữ tự do giao du, tham nhũng, mãi dâm, xì ke, ma túy, HIV/AID tràn lan, ứng xử gian dối trong tương quan xã hội, các đoàn thể chỉ là phên dậu của một chính đảng được bầu cử theo cách sắo đât trước của một Đảng

      Và nhờ đó người ta muốn hiểu rõ và thương mến trân trọng chế độ Việt Nam Cộng Hòa I. Chủ Nghĩa Nhân Vị thời Việt Nam Cộng Hòa trước kia (1954-1963) và ngày nay ở trong cũng như ngoài nước (từ sau 30/4/1975 đến nay) đã và vẫn đang tiếp tục bị các lực lượng thù ghét xuyên tạc và có ý làm sai lệch tư tưởng chính thống thế nào là chủ nghĩa nhân vị.

      Từ Chủ Nghĩa Nhân Vị Đến Đảng Cần Lao Nhân Vị

      Chủ nghĩa nhân vị chính là nền tảng để xây dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa I. Muốn cho nhà Việt Nam bền vững , ngôi nhà đó cần có một nền tảng vữa chắc để xây những bộ phận khác. Làm việc gì cũng cần có trước có sau một cách hợp tình hợp lý và hài hòa. Bài diễn văn của Ngô Đình Nhu báo trước cho việc thiết lập hệ thống Đảng Cần Lao Nhân Vị để qui tụ, động viên và tổ chức nhân sự trong guồng máy Việt Nam Cộng Hòa.

      Trong nghiên cứu E. Miller cũng thấy trật tự đo. Ngô Đình Nhu là một nhà tư tưởng và một nhà chiến lược. Ông thừa biết rằng phong trào của ông cần được tổ chức; tài năng thật sự của ông là thành lập xong, thì phải tổ chức. Chắc chắn ngay từ đầu thập niên 1950, Ngô Đình Nhu đã xây dựng cốt cán của một đảng chính trị mới, với nhóm người chạy khỏi Hà Nội vào khu tự trị Bùi Phát sau ngày 19/12/1946, mà sau này mới xuất hiện công khai với tên gọi Đảng Cần lao Nhân vị;” nhưng thường chỉ gọi là vắn tắt “Cần Lao”.

      Lúc đầu, tổ chức Cần Lao hoạt động trong vòng bí mật, và người ta hầu như không biết gì về những năm đầu tiên của nó. Đảng hoạt động theo lối mạng lưới chi bộ, đa số đảng viên được tuyển mộ chỉ biết danh tính của một số ít các đảng viên khác.

      Sau năm 1954, đảng này chính thức tồn tại, nhưng đa số những hoạt động của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cuối cùng, đảng Cần Lao trở thành bộ phận quan trọng và nổi tiếng nhất trong bộ máy an ninh của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Nhưng trong những năm đầu của đảng, mục đích chính của Ngô Đình Nhu là vận động phong trào ủng hộ cuộc đấu tranh chính trị dân tộc chủ nghĩa mới do Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

      Việc đặt tên Cần Lao khiến người ta nghĩ chắc chắn Nhu quan tâm đến việc tổ chức lao động (lao động ở đây được hiểu bao gồm cả công nhân và những tá điền nghèo khổ), trong ý thức cạnh tranh với tổ chức lao động kiểu Lê-nin ở miền Bắc khi đó. Tổ chức này cũng có thể liên quan đến một số tư tưởng chỉ đạo phong trào công đoàn Pháp. Ông tán đồng khái niệm công đoàn: công nhân được tổ chức thành nghiệp đoàn hay hiệp hội để bảo đảm quyền lợi của các thành viên không lệ thuộc vào quyền lợi của tư bản. E. Miller chú ý đến khía cạnh đặc biệt này: “Mặc dù Ngô Đình Nhu, trong những bài thuyết trình kín và công khai, thường hướng tới những yếu tố triết lý Nhân vị, nhưng cung cách và bản chất những nỗ lực tổ chức của ông bị những nguyên tắc của phong trào công đoàn ảnh hưởng sâu sắc

      Về Đảng Cần Lao Nhân Vị, theo ông Cao Xuân Vĩ, hai người cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị là các ông Trần Quốc Bửu và Huỳnh Hữu Nghĩa. Ban đầu các ông không gọi tên đảng là Cần Lao mà gọi là đảng Công Nông Nhưng vì không muốn gợi ý về cái liên minh công nông của cộng sản, nên về sau các ông đổi ra là Cần Lao.

      Còn vế Nhân Vị thì sau nữa mới thêm vào theo đề nghị của ông Nhu. Ông Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đã quen ông Nhu khi còn ở bên Pháp. Và ông Huỳnh Hữu Nghĩa một tín đồ Cao Đài, là cố vấn chính trị của tướng Trình Minh Thế. Ông Nghĩa đã giúp ông Nhu chinh phục được tướng Thế, chứ không phải như có người Mỹ cho rằng ông Nhu có được ông Thế là nhờ đại tá Edward Lansdale.

      Ông Lansdale có can thiệp để quân của tướng Thế được hợp thức hóa và trả lương như Quân Đội Quốc Gia thì đúng. Người nào bảo Lansdale dùng tiền mua Tướng Thế là cố tình xuyên tạc để hạ úy tín của một vị tướng kiên cường anh dũng, thanh liêm mà anh em ông Diệm rất qúy trọng. Khi nghe tin tướng Thế tử trận Tổng Thống Diệm đã ngất xỉu. Điều này tướng Lansdale có ghi trong hồi ký. Văn phòng Tổng Bí Thư đảng Cần Lao cũng do một mình Thiếu Tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm.

      Tổ Chức Đoàn Ngũ Hóa Các Giới

      Ngoài hệ thống nội bộ Đảng Cần Lao, trong ý đồ chiến lược đa diện của Ngô Đình Nhu, con có những tổ chức ngoại vị nhằm đoàn ngũ hóa các giới mà hai đoàn thể chính là Thanh Niên Cộng Hòa và Phụ Nữ Liên Đới nhằm thi hành thống nhất các đường lối chính sách theo hướng Chủ Ngjhĩa Nhân Vị. Chủ trương như thể nhưng có nhiều lạm dụng hay khuyết nhược điểm trong các đơn vị địa phương và cá nhân dẫn dần đến mất hướng đi chính thống của chủ nghĩa và sa sút, trong khi có tổ chức Cộng Sản và những thành phần công dân không tán đồng chủ nghĩa nhân vị tiếp sức phá hoại một cách nào đó.

      Khi làm Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, thì ông Nhu chỉ thị cho anh em đoàn viên phải tự túc. Mọi đoàn viên đều tự nguyện và tự túc theo tinh thần cách mạng. Cho nên cũng chẳng có quyền lợi gì.

      Về văn phòng dân biểu, ông cũng không có. Thực ra ông ấy rất ít đi họp Quốc Hội. Chỉ khi nào có vấn đề chính sách quan trọng như Ấp Chiến Lược chẳng hạn, hay vấn đê “Giáo Dục nhân bản”, vấn đề “kinh tế tư hữu cơ bản” v.v… thì ông mới tới trình bày mà thôi. Cho nên mọi thứ một mình ông cáng đáng. Ông Cao Xuân Vỹ thật phục sức làm việc của ông Nhu.

      Ấp Chiến Lược, Hệ Thống Tổ Chức Hạ Tầng Đa Hiệu Của Xã Hội Nhất Là ở Nông Thôn

      Mục tiêu

      1/. Ông Nhu quan niêm chương trình Ấp Chiến Lược là một cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chứ không phải chỉ là một chiến lược đối phó với xâm nhập và khủng bố của cộng sản mà thôi.

      Ông thúc đẩy các tỉnh trưởng khai hóa người dân quê theo tinh thần tam túc, nghĩa là tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật, để có thể làm chủ cuộc đời mình, làm chủ được xã hội, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, vào ngoại bang.

      Nghiên cứu mới đây theo tác giả Nguyễn Văn Minh trình bày lại công thức tam giác tam túc của quân dân cán chính trong ấp chiến lược.

      2/. Chính Ông Ngô Đình Nhu diễn giải tóm lược trong phương trình:

      Tam Túc + Tam Giác = Tam Nhân:

      A. Tam Túc

      1- Tự Túc Về Tư Tưởng là tự mình suy luận cân nhắc mà lựa chọn một chính nghĩa để phụng sự và một khi đã chọn rồi thì không còn lay chuyển nữa. Chính nghĩa đó là cuộc cách mạnh chính trị, xã hội, quân sự mà ta đang cụ thể hóa trong các Ấp Chiến Lược. Sau đó ta tự phát huy chính nghĩa trong tâm hồn, tự học tập và tự bồi dưỡng tinh thần của ta, không cần ai thôi thúc.

      Tự túc về tinh thần về tư tưởng, thì tất nhiên trong mọi trường hợp khó khăn, ta vẫn vững tâm, hoặc dù có nội loạn ở thủ đô Sài Gòn chăng nữa, thì ta vẫn không bị hoang mang hay bị lung lạc. Tự túc về tư tưởng để phát huy và bành trướng chủ nghĩa. Muốn được như vậy thì phài:

      2- Tự Túc Về Tổ Chức Và Tiếp Liệu, là tự ta tìm tòi, phát huy sáng kiến để có nhiều nhân vật lực để hoạt động, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Chính phủ chỉ cần giúp ta một số vốn căn bản, dựa vào đó ta tìm cách biến cải thêm để hành động và mở rộng phạm vi hoạt động. Chẳng hạn hiện giờ ta thiếu kẽm gai để làm ấp chiến lược, thì ta cố gắng tìm vật liệu khả dĩ làm tê liệt cơ thể bất cứ ai động đến (như đồng bào Thượng đã làm trên Cao nguyên); hoặc dùng địa danh địa vật để lồng hệ thống bố phòng ấp chiến lược vào trong đó, đỡ cần đào hào hay rào kẽm gai. Muốn thực hiện tự túc về tổ chức, thì cần phải

      3- Tự Túc Về Kỹ Thuật là phát huy khả năng chiến đấu, và khai thác, phát triển khả năng của nhân vật lực sẵn có đến tột mức 100%. Ba bộ phận của tam túc có liên hệ mật thiết với nhau; muốn tự túc về tổ chức mà không tự túc về kỹ thuật, thì tổ chức không thành; thiếu tự túc tư tưởng thì tất nhiên sẽ không có tự túc tổ chức và tự túc kỹ thuật. Từ quan niệm tam túc sinh ra quan niệm tam giác.

      B.Tam Giác là:

      1. Cảnh Giác Về Sức Khỏe (thể xác), nghĩa là không được đau ốm. Do đó ta phải tránh tất cả những việc làm phương hại đến thân xác ta như đau ốm, tứ đổ tường. Bảo đảm sức khỏe thì mới bảo đảm được khả năng làm tròn nhiệm vụ.

      2. Cảnh Giác Về Đạo Đức Và Tác Phong Đạo Đức, vì tác phong đạo đức là cốt yếu của cán bộ, thiếu tác phong đạo đức sẽ chi phối tu tưởng, sẽ biến khả năng làm việc thiện ra việc ác, chưa kể việc thất nhân tâm.

      3. Cảnh Giác Về Trí Tuệ là phát huy óc sáng tạo, sáng tác khả năng chiến đấu của nhân vật lực sẵn có đến tột độ.

      Vậy, không có sức khỏe, đau ốm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến óc sáng tạo và thu hẹp phạm vi hoạt động của đạo đức. Không có óc sáng tạo thì dù có sức khỏe, có đạo đức, cũng không có khả năng bồi bổ vào sự thiếu thốn nhân vật lực, là tình trạng của một nước chậm tiến. Có sức khỏe, có óc sáng tạo, nhưng không có đạo đức thì sức khỏe ấy, óc sang tạo ấy, sẽ phục vụ cho phi nghĩa, không phải cho chính nghĩa…

      3/. Ông để rất nhiều thì giờ đích thân soạn những bài thuyết trình có tính lý luận cao dành cho các cấp lãnh đạo chính phủ và cán bộ cao cấp, chỉ cho họ cách thức đưa những tư tưởng cao vào đầu óc thường dân qua những hình ảnh và ngôn ngữ bình dân dễ hiểu.

      Mục đích của ông là tiến dần tới một xã hội có tổ chức cao, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, giao tế, kinh tế, văn hóa cao trong đó mỗi con người, “mỗi nhân vị”, đều được quan tâm đồng đều, chứ không biến con người thanh những “cái đinh, con ốc” trong một guồng máy xã hội theo kiểu cộng sản.

      Ông tin tưởng rằng phương pháp đó về lâu về dài sẽ làm cho CS phải đầu hàng. Chứ không phải chỉ dựa vào những hàng rào giây kẽm gai. Dĩ nhiên ban đầu thì việc rào ấp là cần thiết để giữ cho Ấp Chiến Lươc được an tòan trước sự phá hoại và tấn công của du kích CS. Quốc sách Ấp Chiến Lược mà thành công thì cộng sản sẽ thành cá bị tát ra khỏi ao, nằm trên đất.

      4/. Về Ấp Chiến Lược chức Chủ Tịch ủy Ban Liên Bộ, theo ông Cao Xuân Vĩ, thì có chức này. Nhưng cũng chỉ là một thông tư của phủ Tổng Thống gửi đến các bộ, để việc ông chủ toạ các phiên họp Ủy Ban Liên Bộ được danh chính ngôn thuận.

      Theo tác giả Nguyễn Đức Cung, người ta đọc thấy ông Nguyễn Bá Cẩn trình bày quan điểm về một vấn đề rất trọng yếu mà ông mệnh danh là Thế Cá Nước và Chiến Tranh Du Kích.  Theo ông, ai cũng biết người dân miền Nam hiền hòa và chỉ muốn an phận sinh sống với mảnh ruộng, luống rau, khu vườn, ao cá của mình. Cho nên, chỉ cần tiêu diệt cán bộ cơ sở Cộng Sản thì người dân sẽ không còn bị khủng bố, không bị bắt buộc tham gia bất cứ điều gì kể cả hoạt động tiêu cực nhất là góp tiền. Vấn đề chỉ là tìm cá bắt ra khỏi nước.

      Nhưng thực ra ông Nguyễn Bá Cẩn đã không nhận thức được giá trị của ấp chiến lược, khi tập trung dân vào trong ấp, thỉ tất cả những người ở ngoài ấp chính là những người hoạt động bảo vệ chủ nghĩa Cộng Sản và sinh sống với Cộng Sản. Chúnh vỉ nhiều người miền nam chưa nhận thức được hết những kinh nghiệm về hiểm họa Cộng Sản trong chủ trương “tam cùng” và những điều giải thích về tam túc và tam giác nói trên trong tình thế đấu tranh với Cộng Sản. Chủ trương ấp chiến lược đã từng được áp dụng thành công ở Mã Lai trong việc tách lìa Cộng quân khỏi trà trộn vào trong dân để tốn tại bằng lương thực và khủng bố để được cưỡng bách che chở

      Nhưng chính ông mắc mưu tuyên truyền của Cộng Sản, dùng ngôn ngữ của chúng mà cho rằng “đệ nhất Cộng hòa lại làm ngược lại, tức là lùa dân vào Khu trù mật. Và khi Khu trù mật thất bại, thì lùa dân vào Ấp chiến lược. Ðệ nhị Cộng hòa cũng lùa dân vào Ấp Ðời Mới hay Ấp Tân Sinh, đại khái là một biến thể của Ấp chiến lược cũ. Thay vì bắt cá ra khỏi nước, ít tốn kém và không gây thiệt hại cho dân, hai nền Cộng hòa lại làm công việc tát nước. Mà nước là dân. Tát nước tức là di chuyển hàng trăm ngàn nhân dân vào khu trù mật và ấp chiến lược, quá ư tốn kém, quá ư phiền hà, gây vô số thiệt hại cùng xáo trộn đời sống người dân.”

      5/. Thật ra, việc tập trung dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lịch sử Việt Nam, lúc có chiến tranh.

      Tác giả Nguyễn Đức Cung dẫn chứng kinh nghiệm quản lý người dân tộc thiểu số ở vùng Quảng Ngãi. Theo ông, năm 1863, Nguyễn Tấn cũng đã áp dụng kế sách đó góp phần chận đứng các cuộc tấn công của người Thượng vùng Ðá Vách, Quảng Ngãi.

      Ðại Nam Thực Lục có ghi lại như sau:  Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tĩnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư.

      Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thự án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Ðến đây, chuẩn cho thăng hàm thi độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà.

      Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thuế cho.

      Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để .Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo, thì phái quân đến phòng giữ ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thư sức dân.

      Theo người viết, việc so sánh kinh nghiệm ứng xử với người dân tộc thiểu số ở miền Đông Bắc Việt Nam thế kỷ XIX, rồi được vận dụng tại vùng Quảng Ngãi với nhóm dân tộc Đá Vách và việc khai lập làng ấp như ấp chiến lược và khu trù mật có phần khác biệt. Người dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử so với người dân tộc đa số, nên nguyên nhân chính của những cuộc giấy loạn cướp bóc của người dân tộc thiểu số Đá Vách là giành quyền được đối xử như người đa số.

      Từ Trại Định Cư Đến Ấp Chiến Lược, hay Khu Trù M ật, Dinh Điền

      Cách đây chung quanh năm 1960, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành chính thức, chủ yếu là ấp chiến lược hay khu trù mật hay dinh điền tùy theo địa phương và thời gian.

      Nguồn gốc đầu tiên phát sinh từ việc thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư theo nghị định số 928-NV do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngày 17/9/1954. Phủ này có tầm quan trọng như một Bộ trong Chính Phủ và ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Úy Trưởng.. Trước ông Nguyễn Ngọc Đối (21/8/1954- 4/12/1954), còn có ông Nguyễn Văn Thoại (từ 10/8/1954 – 21/8/1954), và sau đó là Bs Phạm Văn Huyến (từ 4/12/1954 -17/5/1954), ông Bùi Văn Lương (từ 17.5.1955 về sau) làm Tổng ủy Trưởng.

      Thực sự tổng số di dân được phân bố theo tôn giáo như sau: Tin Lành (1.041 người); Phật giáo: (182.817 người); Công giáo: (676.348 người), và khoảng (40.000) người Hoa cũng di cư vào Nam(= 900.206 người). Vì  số di dân Công Giáo chiếm tỷ lệ nhiều đến 70% tổng số di dân từ miền Bắc xuống miền Nam, một Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư được rổ chức bên cạnh Phủ Tổng Ủy Di Cư. Giám Mục Phạm Ngọc Chi được bổ nhiệm điều hành.

      Tổng số di dân từ miền Bắc có thể vào miền Nam là 875.478 người. Họ được chuyển đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang và nhiều nơi khác tùy ý họ lựa chọn theo cá nhân hay theo các đoàn thể do các linh mục di cư hướng dẫn. Chủ yếu nhiều trại định cư về sau được tổ chức bố trí thành các ấp chiến lược hay khu trù mật hay dinh điền.

      Linh mục Cao Văn Luận chú ý đến ý đồ chiến lược của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lúc đó:

      Ông (Ngô Đình Diệm) chú ý đặc biệt đến giá trị chiến lược và kinh tế của vùng cao nguyên và đặt kế hoạch đinh cư đồng bào di cư Nghệ Tĩnh Bình tại các vùng Ban Mê Thuột, Tuyên Đức, Đà Lạt, số người di cư được định cư khá sớm tại các trại như Hà Lan A, Hà Lan B, Đức Lập, Bình Giả, Phan Thiết, Tân Bình (Khánh Hòa), Cam Ranh… Tôi (LM Cao Văn Luận) có nghĩ đến cách hòa đồng dân di cư vào dân địa phương, nhưng không có dịp nói ra, và tôi cũng nhận thấy sự khó khăn quá lớn trong việc đó (t. 200) .

      Theo ông Trần Vinh, tới ngày 21 tháng 8, mỗi ban ngành đều có đại diện của Phủ Tổng Ủy Di Cư. Phủ Tổng ủy với 3 nhiệm vụ rõ rệt: – Cứu trợ và di chuyển. – Kiểm soát và tiếp cư. – Giúp đỡ định cư.

      Về phía tư nhân, ngay từ những ngày đầu, có nhiều đoàn thể cách mạng, hội đoàn Công giáo, Dòng Chúa Cứu Thế, Đại Chủng viện, v.v., lo tổ chức việc tiếp cư tại phi trường Tân Sơn Nhất và bến tầu Sài Gòn.

      Mãi đến tháng 8 năm 1954, Giáo hội Công giáo thành lập Ủy Ban Hộ Trợ Định Cư do giám mục Phạm Ngọc Chi phụ trách. Văn phòng HTDC đặt cạnh nhà thờ Huyện Sĩ, Sài Gòn. Ủy ban cử các linh mục tới mỗi trại tạm cư và trại định cư làm đại diện.

      Ủy ban giúp Phủ Tổng Ủy duy trì trật tự, an ninh; cấp phát, phân phối tiền bạc, thuốc men, vải vóc; phụ trách các hoạt động văn hóa, tinh thần. Ủy ban cũng vận động các tổ chức từ thiện quốc tế ủng hộ tinh thần, vật chất cho đồng bào di cư. Ủy ban còn bênh vực, tố cáo trước dư luận thế giới về những vụ việc Cộng Sản ngăn cản, bách hại những người muốn di cư đi tìm tự do.

      Ngoài 2 tổ chức kể trên, còn có các tổ chức khác cũng tích cực tham gia giúp đỡ như: Văn Phòng Viện Trợ Công Giáo Hoa Kì do Mgr. Joseph Harnett phụ trách; Văn Phòng Thanh Thương Hội Phi Luật Tân; Rotary Club; Hội Cứu Trợ Pháp; Báo Figaro quyên giúp 35,000,000 quan Pháp (1955).

      Tổ Chức Ấp Chiến Lược

      Thời gian từ đó đến nay đủ những nhiều đàm tiếu và nhận định khác nhau để có thể phê phán được các vấn đề của lịch sử. Theo Tiến sĩ Lâm Thanh Liêm, nguyên giáo sư kiêm trưởng ban Ðịa lý trường Ðại Học Văn khoa Sài gòn, giảng dậy tại các viện đại học Sài Gòn, Vạn Hạnh, Ðà Lạt, Huế, Cần Thơ, Minh Ðức trước năm 1975, “Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất Việt Nam (1954-1994),.”, đã tổng hợp rõ về cơ cấu tổ chức và lợi thế của kế sách Khu trù mật như sau:

      Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và tập trung thôn dân vào đấy sinh sống ở những địa phương nào chưa an toàn. Các thôn dân sinh sống trong những vùng hẻo lánh, xa cách các giao lộ, khó kiểm soát. Trước mưu toan Miền Bắc dùng chiến tranh xâm lược Miền Nam , Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện tổ chứcxây dựng và nâng cao, phát triển đời sống của họ, đồng thời bảo vệ họ, cô lập họ với Việt Cộng, giống như bắt cá khỏi nước mà du kích Cộng Sản vẫn thường bám vào dân để sinh sống Thiếu dân và các nguồn lợi, quân dân cán chính có thể nhận diện được du kích mà loại trừ.

      Mỗi KTM có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tầng cơ sở và các tiện ích giống như một thành phố.

      Vì thế các KTM dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Ðồng thời Khu Trù Mật cũng là đơn vị kinh tế, thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000m2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.

      Về quân sự, bố phòng, KTM là những địa điẻm chiến lược để bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh du kích xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việcquàn lý dân chúng, chính quyền địa phương còn được trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến KTM thành một tiền đồn, ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào  Nam.

      Về kỹ thuật, KTM có vị trí được được chọn lựa kỹ lưỡng, có đủ các điều kiện phát triển thuận lợi, như đất đai phì nhiêu, gần các giao lộ và điện khí hóa.

      Về hành chánh va xã hội, KTM có một chi nhánh bưu điện), cơ sở xã hội, như một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa  như các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền.

      Chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: việc tập trung dân cư cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều tư bản đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v…)

      Về kinh tế, KTM có các tiện ích thương nghiệpdịch vụ (có chợ xây bằng gạch với các tiệm buôn bán); công nghiệp có các tiểu thủ công nghệ liên hệ với nền nông nghiệp địa phương; nông nghiệp, với diện tích đất trồng có thể mở rộng nhờ khẩn hoang thêm đất đai giúp các thế hệ trẻ tương lai tiền lên thành điền chủ:

      Có Bao Nhiêu Ấp Chiến Lược Trên Lãnh Thổ VNCH

      Ngoài các làng xã thôn ấp chiến lược địa phương, tổng số các địa điềm định cư có thể biến thành khu trù mật, hay ấp chiến lược, dinh diền hình dung như sau:

      “Tính đến ngày 30 tháng 10 năm 1955 đã thành lập được 255 trại định cư (sau này còn thành lập thêm): 156 trại tại Nam phần, 65 trại tại Trung phần và 34 trại trên cao nguyên. Tổng số dân đi định cư là 596.031 người; số đồng bào di cư sống rải rắc các nơi là 140.039 người; gia đình binh sĩ là 125.393 người (những con số này có sai biệt chút ít giữa các bản thống kê, một phần cũng do số sinh tử mỗi ngày).

      Ngân khoản dành cho chương trình di cư là 1.058.000.000$. Trong số đó 480 triệu dành để làm nhà sẵn cho đồng bào và 300 triệu cấp cho nơi nào đồng bào tự làm nhà lấy. Tại các trại có đợt phát tiền mặt cho mỗi đầu người 700$. Ngoài ra đồng bào còn được 124.813 dụng cụ canh nông; 681.585 kiện vải; 393.994 kg chỉ và 3.471 kg chì để làm chài lưới”

      Robert Scigliano (Robert Scigliano: Vietnam: Politics and Religion. Asian Survey, Vol. 4, No. 1, A Survey of Asia in 1963: Part I (Jan., 1964), pp. 666-673. This article consists of 8 page(s)), giáo sư tại trường Ðại Học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội chống lại chính sách khu trù mật. Thể chế này có tác dụng hữu hiệu là ngăn chận Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, vì được xây dựng ở các vùng chiến lược, như dọc theo một trục đường chính, một giao lộ trên bộ hay trên sông rạch gây trở ngại rất nhiều cho việc di chuyển của Cộng Sản.

      Tác Giả Nguyễn Văn Châu, cựu Trung Tá, nguyên Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm lý, Bộ Quốc Phòng Trong cuốn “Ngô Ðình Diệm En 1963: Une Autre Paix Manquée” (Bản dịch Nguyễn Vy Khanh từ nguyên tác Pháp văn, Luận Án Sử Học, Trường Đại Học Paris VII, 1982. Bản tiếng Việt do nxb Xuân Thu, Nam Cali, 1989) cho rằng Khu Trù Mật do chính quyền sáng kiến bị chỉ trích vì chỉ nhắm vào những chuyện tiêu cực về nhân sự, Những dư luận chống lại quốc sách ấp chiến lược còn đi xa hơn nữa cho rằng chính quyền ép buộc dân bỏ làng mạc nhà cửa.

      Ngày nay đọc Suzanne Labin, người ta rút ra được bài học lịch sử về chính sách ấp chiến lược. Bà là một nhà văn kiêm phân tích gia đã nhiều lần tới thăm Miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa I. Bà từng được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tiếp kiến, và đã thuyết trình về chính trị tại Sài gòn. Trong cuốn “Vietnam: An Eye-Witness Account – Việt Nam: Tường Thuật Của Một Nhân Chứng Thấy Tận Mắt, Suzanne Labin đã viết:

      Khi nhà Ngô bị lật đổ, có tám ngàn ấp chiến lược đã được thành lập xong và đang vận hành, với dự trù khoảng bốn ngàn ấp nữa cần thiết để bảo vệ cả nước. Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu. Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đàng sau có tăng cường hệ thống hào rộng, gài mìn để chận đứng Việt Cộng mò vào ban đêm. Trong ấp, mỗi gia đình đều được khuyến khích đào một hầm trú ấn ngay trước nhà họ.

      Tại sao vậy? Khi Việt Cộng tấn công, trước đây người dân thường quá sợ nên nên chạy tứ tung gây trở ngại cho lực lượng bảo vệ nhiều khi bắn cả vào người nhà mình. Từ khi có hầm trú, người già và trẻ con cứ việc núp dưới hầm để xạ trường quang đảng cho lực lượng chiến đấu hành sự”

      “Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh  thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân mang luôn bên mình ngay cả khi ở nhà. Nhiều làng được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài các vành đai của ấp, cố ngăn chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ, Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngạị”

      Bà còn nhắc lại câu nói cô đọng của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm: Muốn nghiền nát quân thù cần chiếc búa có sức mạnh năng động dập trên đe ấp chiến lược. Ấp chiến lược tồn tại vì đã đưa lại nền tảng đa hiệu vững chắc cho tiến bộ kinh tế xã hội. Âp chiến lược chính là tâm điểm cuộc cách mạng chính trị và xã hội

      Chính sách ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 là một kế hoạch táo bạo nhất của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.  Kế hoạch ấy được Sir Robert Thompson cố vấn. Ông là chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson

      Nhận định tổng quát về kết quả của chính sách ấp chiến lược, tác giả Nguyễn Văn Châu đã khẳng định trong luận án của ông:

      Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã ngăn chặn thành công. Việt Cộng không còn sống bám lén lút trong nhân dân.

      Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ động.

      Du kích cộng sản chịu nhiều thất bại đáng kể, khiến cho chúng phải rơi vào thế bị động và chao đảo sau khi đã mất hạ tầng cơ sở.

      Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ tốt hơn và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

      Trong một bài báo mới đây nhan đề “Bốn Mươi  Năm Ngày Đảo Chính Chế Độ Ngô Ðình Ðiệm: Cái Nhìn Từ Hà Nội, Tạp chí Thông Luận số 174, tháng 10-2003.”, Bùi Tín, nguyên Phó chủ nhiệm Nhật báo Nhân Dân Chủ Nhật, cựu đại tá của Bộ Đội Bắc Việt đã phải xác nhận ưu thế của quốc sách ấp chiến lược đã gây cho lực lượng xâm lăng Cộng Sản nhiều khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng : Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này… Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị.

      Bởi thế, những nhận xét của tác giả Nguyễn Bá Cẩn về khu trù mật, rồi ấp chiến lược như đã trích dẫn ở trên có phải là những quan điểm nông nổi chăng, hay là do một tư duy thiên kiến nào đó thúc đẩy ông viết nên những câu đáng lẽ cần được cân nhắc hơn, từ một người làm chính trị ở vào một trong những vị thế lãnh đạo Miền Nam trước đâỵ. Thực tế chính trị Miền Nam Việt Nam cho thấy sự lợi hại của quốc sách Khu trù mật qua sự chứng kiến không chỉ của dân Miền Nam mà cả rất nhiều giới ngoại quốc.

      Trong cuốn “Nation That Refused to Starve: The Challenge of the New Vietnam , Tướng John W. O’Daniel, chỉ huy phái bộ Quân sự Mỹ đầu tiên, đã ca tụng chính sách tiếp cư chu đáo của Ông Ngô Ðình Diệm, thành công của các khu trù mật mà tiêu biểu là Cái Sắn, chương trình dinh điền ở Quảng Ðức, Ban Mê Thuột…

      Chương trình cải cách điền địa thực hiện dưới thời Việt Nam Cộng Hòa I cho người nông dân cuộc sống bảo đảm tương lai với các con số sau đây:

      Từ tháng 7 năm 1954 tới tháng 7 năm 1961 có tất cả 648.294 mẫu tây được phân phối lại cho nông dân, 301.923 mẫu tây đất nhà nước mua lại để phát cho nông dân. Một tổng cộng 950.217 mẫu tây mà chính quyền trưng mua lại của các đại điền chủ với giá 1.260.559.427 đồng. Trong khi đó các nông dân chủ điền mới chỉ phải trả 1.822.116 đồng vào năm 1961.

      Nhiều tư liệu lịch sử khác xác nhận thành quả quốc sách ấp chiến lược, khu trù mật, dinh điền, và chương trình cải cách điền địa nói trên.

      Tóm lại, Ấp chiến lược là một “quốc sách” của chính quyền Việt Nam Cộng hòa I sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1960 do chính quyền Ngô Đình Diệm đề xuất, đối phó hữu hiệu với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.

      Quan điểm của Việt Nam Cộng hòa I về Ấp chiến lược là nhằm mục đích tách rời du kích Cộng Sản Việt Nam dưới chiêu bài Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Việt Nam ra khỏi dân thường ở nông thôn. Dân chúng không phải sống trong vùng oanh kích tự do, hay “vùng xôi đậu”, loại trừ đối phương có cơ sở hoạt động “tam cùng” (cùng ăn, cùng ở cùng làm) trong dân chúng, dần dần cô lập hoàn toàn lực lượng du kích khỏi nông thôn.

      Nhưng để chống lại chính sách đó, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tuyên truyền đây là hình thức gom dân, nhốt dân, kìm kẹp dân hòng “tát nước bắt cá”. Kế hoạch ấp chiến lược khi được thực hiện tốt sẽ cô lập lực lượng vũ trang cộng sản không thể dựa vào dân, và dần dần Việt cộng bị tiêu diệt.

      Ấp chiến lược tổ chức theo hình thức “tự quản, tự phòng và tự phát triển“. Quản lý ấp là một Ban Trị Sự, phòng thủ bảo vệ ấp là lực lượng Phòng Vệ Dân Sự, phối hợp với các đơn vị Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa của ấp đó phụ trách.

      Khi ấy, tất cả các ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố, mỗi ấp đều có một hoặc nhiều chòi canh tầm nhìn xa, các cổng ra vào được canh gác cẩn mật. Ban ngày, người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ muốn vào ấp phải qua sự kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Ban đêm, các cổng ra vào được đóng kín lại, nhưng các trường hợp cấp thiết của dân ở bên trong vẫn được giải quyết. Mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp từ bên ngoài vào đều bị phát hiện vì trong ấp có hệ thống báo động.

      Ban đầu, Quốc sách Ấp chiến lược thực hiện hiệu quả, hoạt động của quân du kích cộng sản bị ngưng trệ. Tuy nhiên, trong khi thi hành thì nhiều viên chức lấy ngân sách Ấp chiến lược rồi bắt dân phải gánh chịu khoản này như phải nộp tiền, công sức và tre để làm hàng rào cho ấp. Vì thế, dân cảm thấy bị gom vào một chỗ sẽ làm xáo trộn một phần nào nếp sống cổ truyền nông thôn của họ. Vì thế, phía Cộng sản đã phát động phong trào “phá ấp chiến lược”.

      Thử Đi Đến Một Kết Luận

      Người ta có thể có nhiều nhận định phán đoán khác nhau về con người Ngô Đinh Nhu hoạt động trong hoàn cảnh một chế độ đã diễn ra. Đã có những phán đoán phê phán về những khuyết điểm của chế độ Ngô Đình Diệm như độc tài, gia đình trị, công giáo trị. Trong chừng mực nào, người ta có thể chấp nhận những phê phán như thế, nếu chỉ xét một cách chủ quan, tương đối, có thiên kiến phần nào.

      Nhưng xét trong bối cảnh toàn cuộc, chế độ Ngô Đình Diệm đã phải ứng phó với nhiều đoàn thế đối lập như nỗ lực xâm nhập và phá hoại đa diện của Cộng sản miền Bắc, như nhiều đảng phài có những quyền lợi khác nhau có căn bản ở nhiều thế lực chính trị và tôn giáo: xu hướng Cao Đài, Bình Xuyên, nhiều giáo phái Phật Giáo (Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Thống Nhất, Phật Giáo Nguyên Thủy Cổ Sơn Môn, Phật Giáo Tiểu Thừa, Phật Giáo Đại Thừa,… ), Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Bảo Hoàng thân Pháp, phong trào đòi độc lập tự trị của nhiều nhóm dân tộc thiểu số,…

      Trước thực tại xã hội đó, việc xây dựng một xã hội tự do dân chủ và tôn trọng nhân vị vừa đối kháng với Cộng Sản chuyên chính, vừa nỗ lực đoàn kết toàn dân có lập trường chính trị và tôn giáo khác nhau, không phải là một chính sách đơn giản, dễ dàng. Nhưng Ngô Đình Nhu và những người cùng chủ trương đã xây dựng một chính cương (chủ nghĩa nhân vị) chỉ đạo các chính sách như dinh điền, khu trù mật, ấp chiến lược để vừa xây dựng vừa chiến đấu. Trong tình thế đó, chắc chắn quyền tự do, dân chủ và nhân quyền chỉ được áp dụng đến một chừng mực nhất định trong một xã hội theo cái nhìn của chủ nghĩa nhân vị và các tổ chức xã hội, nhầt là thanh niên làm công cụ thực hiện các chính sách. Đoàn kết toàn thể quân dân cán chính để xây dựng xã hội.

      Nhưng nhận thức của toàn dân không triệt để, nhiều chính trị gia và tướng lãnh đồng lõa với những mưu đồ cá nhân và bị nước ngoài mua chuộc, lực lượng đồng minh Hoa Kỳ không kiên trì và trung thành trong cuộc xây dựng và chiến đấu, trong khi Cộng Sản xúc tiến phối hợp các mưu đồ đánh phá chế độ xã hội miền Nam, ra sức khai thác và phóng đại những khuyết nhược điểm khó tránh khỏi của chế độ. Những yếu tố đó đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm chủ yếu do tập thể Ngô Đình Nhu kiến trúc nên đã bị thất bại trong chính biến có nội công ngoại kích tháng 11 năm 1963.

      Đối chiều với thực tại chính trị Việt Nam hiện nay, người ta càng thấy rõ mưu lược của nhà kiến trúc xã hội như Ngô Đình Nhu vậy.

      Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm

      —————————

      Một Số Sự Kiện Với Năm Tháng Có Ý Nghĩa:….
      TT Thời gian Sự Kiện Nhân Vật
      06.1954, Cannes Quốc trưởng Bảo Đại ủy nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập nội các mới.
      25.06.1954, Sàigòn Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam
      21.07.1954, hay 20/07/1954 Genẻve 14 Nước Ký Kết Hiệp Định
      06.08.1954-23.8.1963 Hoa Kỳ Ông Trần Văn Chương, đại sứ t ại Hoa Thịnh Đốn
      07.09.1954 Sài Gòn Pháp trao trả Dinh Norodom, Chính Phủ Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc lập
      20.09.1954 Việt Nam Lê Văn Viễn (tức Bảy Viễn) trở về
      23/10/55VN N ĐD tổ chức trưng cầu dân ý. Ông NĐDiệm đạt 98.2% số phiếu, làm Tổng Thống, Bảo Đại bị truất phế
      Các tướng lãnh Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Vỹ, Trần Văn Đôn ban đầu thời Thủ Tướng Ngô Đình DiệmNhóm nòng cốt chuẩn bị cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm: Hoàng Bá Vinh, Cao Xuân Cẩm, Cao Xuân Mỹ, Đỗ La Lam, Hà Đức Minh, Trần Kim Tuyến, Phạm Văn Nhu, Nguyễn Vỹ, …Nhị Lang, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Thành Phương, Văn Ngọc, Hà Huy Diễm, Nguyễn Phổ, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Hữu Khai, Huỳnh Minh Ý, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Văn Quyền, (Nguyễn Trãi) Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Ứng, Khuất Duy Trác, Cung Thúc Tiến, Trần Chánh Thành (tự sát dịp 30/4/1975 tại nhà ở Sàigòn), Trình Minh Thế (chết 03.05 1955), Lý Kai (chết 14.07.1956), Nguyễn Hữu Châu, Lương Danh Môn, Võ Văn Hải
      31.02.56 Ngô Đình Luyện, bạn học với Tạ Quang Bửu, cố vấn, đại sứ lưu động, toàn quyền tại London
      Nguyễn Thị Nghĩa, em ruột Nguyễn Đệ, Couvent des Oiseaux
      Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng
      1956 Ngô Đình Nhu, cố vấn
      1/59 Luật gia đình: 135 điều, cấm ly dị, cấm đa thê, truất quyền của con ngoại hôn, Trần Lệ Xuân dự thảo và trình Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ngày 13.12.1957
      Đoàn Thêm, Đổng Lý Văn Phòng
      Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam
      11.11.60 Mưu toan lật đổ chế độ lần 1: Đảo chính: Phan Quang Đán, Hoàng Cơ Thụy, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Thành Phương,  Bùi Lượng,  Phan Bá Cầm, Vương Văn Đông, Nguyễn Chánh Thi, …
      1960-63 Phong Trào Áo dài Bà Nhu.
      27.02.1962 Chính biến l ần 2: Oanh tạc Dinh Độc Lập: Phạm Phú Quốc – Nguyễn Văn Cử- Nguyễn Xuân Vinh.
      01.03.63 (6.2) Tượng Hai Bà Trưng.
      05/05/63Huế Lễ Mừng TGM Ngô Đình Thục. Cờ VN va cờ Vatican.
      08/05/63Huế Đại Lễ Phật Đản 2507treo cờ VN nhưng không được treo cờ Phật Giáo ngoài khuôn viên các Chùa. Biểu tình phản đối. 9 người chết có cả trẻ em, 20 người bị thương. Phật Giáo có 10,5. Công Giáo có 1,5. Quan hệ Mỹ Việt bắt đầu căng thẳng
      09/05/63 Phật Giáo đòi 5 điểm:1/. Hủy lệnh cấm treo cờ Phật

      2/. Phật Giáo phải bình đẳng Công Giáo

      3/. Không được đàn áp Phật Giáo

      4/. PG được quyền thờ phượng theo tín ngưỡng của mình

      5/. Chính quyền phải bồi thường những thiệt hại cho Phật Giáo và trừng trị những người có trách nhiệm trong việc đàn áp PG ngày 08/05/1963

      12/05/63 Phái đoàn PG gồm 8 người từ Huế vào Sài Gòn kiến nghị Tổng thống
      28/05/63 T.T Thích Tịnh Khiết kêu gọi Phật Tử xuống đường.Tại Huế, cả ngàn người xuống đường. Tại SG, nhiều tằng ni Phật Tử xuống đường , tuyết thực 48 giờ trước Quốc Hội. Đại sứ F. E. Nolting vắng mặt khỏi SG, ĐS W.C. Trueheart giải quyết
      2/6/63Huế Hằng trăm sinh viên biểu tình bạo động,Huế giới nghiêm
      4/6/63 Trueheart gặp Nguyễn Đình Thuần, BTPTT, nhưng bất đồng
      7/6/63 Bà Trần Lệ Xuân ca ngợi tổ chức Phụ Nữ Liên Đới và cho các nhà lãnh đạo PG bị CS giật giây
      11/6/1963 HT Thích Quảng Đức, 73 t, tẩm xăng tự Thiêu ở ngã tư Lê Văn Duyệt Phan Đình Phùng. Bà Nhu tuyên bố “Tất cả các lãnh đạo PG đóng góp vào quốc gia là nướng một nhà sư”
      16/6/63 Uy Ban CP va PG ký Thông Cáo Chung. Truyền thong Mỹ chỉ trích chính quyền NĐD. TT Trí Quang (sinh 1922) thay thể TT Thích Tịnh Khiết
      25/6/1963 Trưởng CIA John Richardson không giải quyết được mâu thuẫn CP và PG. Ông Nhu đòi làm mạnh và chống PG vì không chống Cộng.
      Những ngày cuối tháng 6/63 Đại Sứ Trueheart đe dọa chính quyền NĐD, nên NDD trở nên độc lập với áp lực Mỹ hơn. Vai trò Nolting được trọng dụng. Nhưng Kennedy muốn thay thế
      Tháng 7-8/1963 Áp lực gia tăng
      11/7/63 Nolting trở lại Sàigòn thuyết phục NDD hòa giải với PG
      18/7/63 Nolting cố thuyết phục NDD. NDD chịu lên Đài Phát Thanh. Vụ tự thiêu thứ 2 xảy ra
      19/2/63 TT lên Đài PT chỉ hai phút, chỉ hứa có UB diều tra về việc xảy ra. Cảnh sát vẫn bao vây chùa
      23.07.1963 Trần Thanh Chiêu, TGĐ dân vệ đoàn,
      5/8/63Phan Thiết Nhà sư Nguyên Hương tự thiêu
      13/5/63Huế 1 nhà sư quấn cổ tự thiêu. Ni cô tự thiêu tại một nhà thờ Cg. 1 sư 71 t tự thiêu ở Chùa Từ Đàm
      14/8/63 Nolting từ biệt NDD về Mỹ, Henry Cabot Logde đến thay thế
      15/8/63 Nolting rời Sàigòn. NDNhu cảnh giác Mỹ có thể thay đổi chính sách
      20/8/63 NDNhu cho enh bao vay tấn công chùa tại Xá Lợi, tại Từ Đàm: 30 chết, 200 bị thương, bắt giam 10xe chơ người
      21.08.1963 Bố ráp Chùa. LL Đặc Biệt và Dã chiến tấn công 2000 chùa trên toàn quốc, bắt 1400 tăng ni, 50-100 người chết. Mỹ lên án NDD. ở Hoa Thịnh Đốn và Honolulu. Cả nước thiết quân luật. Sinh viên bất tuân, xuống đường. Vũ Văn Mẫu từ chức cùng với Đại sứ Mỹ Trần Văn Chương
      22/8/1963 ĐS Cabot Lodge đến Sàigòn 9.30 tối
      23.08.1963 Lucien Conein được TVDôn mời đến Bộ TTM trao thu cho Cabot logde noi la quân đội không nhúng tay vào vụ PG. LV Kim phụ tá Trần Văn Đôn đòi loại NDNhu. Võ Văn Hải hứa bảo vệ TT NDD neu quan doi loai Nhu. R. Hilsman va Averell Harriman đều tỏ ý không ủng hộ chế độ NDD
      24/8/63 Cabot Logde liên lạc với Bộ Ngoại Giao và tòa Đại Sứ Mỹ phối hợp với tướng lãnh VN làm đảo chính chế độ NDDBộ Ngoại Giao gởi TĐS Mỹ tại Sài Gòn để thi hành ngay. Tối mật. Không được phổ biến. Chỉ đích thân Đại Sứ Cabot Lodge mới được phép đọc. Đối với CINPAC/POLAD thì chỉ Đô Đốc Felt được phép đọc

      Theo CAS Sài Gòn 0265 báo cáo về quan điểm của Tướng Đôn; Sàigòn 320, Saigon 316. Sàigòn 329

      Bây giờ thì rõ là hoặc quân đội đề nghị thiết quân luật, hoặc Ông Nhu đã lừa họ. Ông Nhu đã lợi dụng tình trạng đó để tấn công Chùa chiền bằng Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung trung thành với ông, làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới ngờ rằng quân đội làm. Hơn nữa cũng thất quá rõ rang là ông Nhu đã âm mưu sắp đặt ông ta vào vị trí chỉ huy.

      Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng tình trạng mà quyền bính lại nằm trong tay ông Nhu và các thuộc hạ của ôngđể thay vào đó bằng những quân đội tinh nhuệ và những chính trị gia có tư cách.

      Nếu Ông (Cabot Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối đầu với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồ tại được.

      Kỳ tên: Hilsman, Ball, W. Averell Harriman 24/8/63

      25/8/63 ĐS Lodge báo cáo đã nhân được, nhấn mạnh mọi việc vẫn từ Hoa Thịnh Đốn
      26/8/63 Các Cố Vấn TT Mỹ chia 2 lập trường: Taylor muốốn có thảo luận thêm bức điện trên, và phe Mc Cone thấy tư cách xứng đáng của TT NDD, khó thay thế. Cuối cùng mọi người thấy cần phải dè dặt và giữ lại NDD, loại NDNhu thôi. VOA phổ biến vội lập trường Mỹ mà Lodge chưa gặp NDD. Nhưng các tướng Minh, Khiêm và Khánh đã được liên lạc
      27/8/63 TT Kennedy họp với các cố vấn cao cấp, trong đó có Nolting. Muốn loại bỏ Nhu nhưng hai anh em như gắn bó như cặp bài trùng. TTKennedy vẫn giữ lập trường điện văn ngày 24/8/1963
      29/8/63 Kennedy tin giao mọi trách nhiệm cho Cabot Lodge
      30/8/63 Kennedy sợ có cảnh tắm máu tại Sàigòn nên cho báo động các nơi ngoài khơi dự trù
      31/8/63 Tướng Minh báo cho Richardson biết kế hoạch đảo chánh phải hoãn lại, vỉ sự thân thiết Richardson với TT NDD có thể bại lộ cuộc đảo chánh.
      04.09.1963 Họp báo tại Dinh Gia Long
      09.09.1963 Bà Trần Lệ Xuân đi dự HNQT tại Nam Tư 10.09.1963 (11-19.09.63), đến Rôma: 22.09.1963
      29.9.1963 Đến Paris
      07.10.63 – 13/11/63 Đến Mỹ: đến Idlewild, hạ viện Mỹ 8.10.63, đến New York 09.10 (Hotel Waldrof-Astaria), 14.10, tới Harvard, MA. 03.11. ở Hotel Beverly Wilshire, Beverly Hills-13.11, sắm đồ ở New York (Barclay Luggage Shop), với tiền hóa đơn 52.045US$
      Ngô đình Lệ Thủy: 07.08.1945, Huế
      12.04.1967 Paris
      Nguyễn Thị Thuần, thư ký riêng của Bà Nhu
      Nhóm mật vụ miền Trung: Dương Văn Hiều, Nguyễn Tư Thái, Nguyễn Thiện Dzai
      11.63 Vị tướng cầm đầu đảo chính lật đổ chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Đại Tướng Dương Văn Minh.
      01-2.11.63 Thiếu Tướng Đỗ Mậu, Các tướng lãnh Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Lê Văn Tỵ, Văn Thành Cao.
      Một số nhân vật: Lê Công Hoàn, Trần Văn Khiêm, Truơng Đình Dzu.
      10 giờ đêm 27.7.1986 Ông bà Trần Văn Chương chết, có nhiều nghi vấn là Trần Văn Khiêm giết cha mẹ để giành gia tài (?)


      Download dạng  PDF sách      Chính Đề Việt Nam –  Tùng Phong Ngô Đình Nhu

      Nguồn: Blog Ongvove

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.