"Người Việt Nam sẽ không bao giờ cam chịu"

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4707
      TQNam
      Moderator

      “Người Việt Nam sẽ không bao giờ cam chịu”

      Cuộc đối đầu giữa các nước ở Biển Đông hàm chứa mấy cuộc xung đột lãnh thổ, trong đó một bên là Trung Quốc.Các sự kiện gần đây cho thấy các xung đột bị lãng quên đã bùng phát trở lại với một cường lực mới. “Gazeta.ru” sắp xếp ra trong lịch sử xung đột Trung Quốc và Việt Nam, khi đó sẽ lý giải tại sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

      400 năm vắng Trung Quốc

      Trong thế kỷ XX, Biển Đông đã trở thành một trong những điểm nóng tiềm tàng nơi mà sự va chạm có thể kích hoạt sự khởi đầu chiến tranh thế giới III. Tuy nhiên, lịch sử cuộc xung đột về lãnh thổ tranh chấp trong vùng biển có ít nhất một vài thế kỷ.

      Về cơ bản, các bằng chứng về quyền sở hữu các hòn đảo nầy hay kia của các bên xung đột được viện dẫn theo các bản đồ và hải đồ cổ xưa mà các lãnh thổ được đánh dấu.

      Theo đó, quần đảo Hoàng Sa đã được đề cập tới lần đầu tiên vào thế kỷ XVII trong “Tòan Tập An Nam Lộ” của Việt được gọi là Bải cát vàng cùng với quần đảo Trường Sa. Theo các sử liệu, năm 1721 “Hải đội Hoàng Sa” (Hoàng Sa là tên tiếng Việt của đảo Paracel) được thành lập nhằm đảm bảo sự khai thác tập trung các đảo trong vùng biển Đông cũng như cung cấp hậu cần cho các tàu trong khu vực nầy.

      Cũng trong thời kỳ nầy các biên niên sử và các tài liệu Trung Quốc, kể cả “Đại Thanh nhất thống chí” thì cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa không được đề cập.

      Chỉ một số nhà hàng hải Pháp và Hà Lan trải qua hải trình trên biển Đông và đến Việt Nam là nhớ tới quần đảo Hoàng Sa. Họ cũng viết rằng chính người Việt Nam đã nhậnmột số lượng lớn súng, đạn vàcác hàng hóa có giá trị khácdo các tàu chởđến, các tàu bị đắm tàu trong khu vực quần đảo này. Người Việt vốn thông minh thậm chí còn lập ra đội tàu không lớn lắm có nhiệm vụ kiểm soát các tàu nước ngoài đánh cá tại khu vực Hoàng Sa.

      Vào đầu thế kỷ XIX Gia Long – vị hoàng tử họ Nguyễn và cũng là hoàng đế Việt Nam đầu tiên của triều Nguyễn – tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa (tên tiếng Việt của Sprstly).Cũng trong thời kỳ nầyngười ta đã xuất bản một số lượng lớn các ấn phẩm bản đồ khác nhau trên đóHoàng Sa xuất hiện như một phần lãnh thổ Việt Nam. Và năm 1838 nhà truyền giáo Công giáo người Pháp Jean-Louis Taber cho lưu hành quyển tự điển Dictionarium Latino-Annamiticum completum et novo ordine dispositum, được gọi tắt là Từ điển Latinh-Việt Nam, trong tự điển nầy đảo Hoàng Sa được gọi là Paracel tức Cát Vàng.

      Còn cách gọi đảo Hoàng Sa người châu Âu do nhàvẽ bản đồ Hà Lan Willem Janszoon Blaeu xác định đã đặt tên là «Pracel» .Các nhà hàng hải Pháp nhẹ nhàng biến thành «Le Paracel»

      Vào cuối thế kỷ XIX ở khu vực Hoàng Sa hai tàu Anh vận chuyển sản phẩm đồng bị chìm. Người dân tỉnh Hải Nam Trung Quốc mò lấy số kim loại quý nầy, sự việc khiến chính quyền Anh bất bình.

      Khi đó,người Trung Quốc trả lời người Anh rằng Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, do đó nhà chức trách nước nầy không thể chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở đảo đó.

      Bá quyền tỉnh giấc

      Trạng thái như vậycủa sự việc kéo dài trong suốt thờithực dân Pháp cai trị, nếu không phải là sự phản đối của Anh và Pháp, thì là của Trung Quốc và Việt Namở các bên tương ứng. Vì vậy, vào năm 1933 xuất hiện”Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” trong đó đề cập đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với tên Trung Quốc của họ là Nam Sa và Tây Sa và là một phần của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.

      Chính quyền thuộc địa Pháp tiến hành các hành vi cụ thể theo chiều hướng: Toàn quyền Đông Dương Jules thành lập ủy ban hành chánh quần đảo Hoàng Satheo đó trên đảo Pettl xuất hiện tấm bia có dòng chữ “Cộng hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa, năm 1816.”

      Khoảng thời gian này, Nhật Bản trổi dây mạnh mẽ họ khởi đầu với tới Trường Sa, còn với sự khởi đầu của ThếChiến II là cả quần đảo Hoàng Sa.

      Năm 1946, người Pháp và Việt Nam đã đi đến quần đảo Hoàng Sa để giải giới Nhật Bản đang trú đó tại đó, nhưng quân đội Trung Quốcđã đến trước. Họ đã cố thủ suốt ngày đêm trên các hòn đảo, rồi vào năm 1947 Tưởng Giới Thạch đã ban hành một sắc lệnh, theo đó Trường Sa và Hoàng Sa đã chính thức mang những cái tên Trung Quốc và đã trở thành một phần của Trung Quốc. Từ đó Bắc Kinh đơn giản là bỏ qua những phản đối từ chính phủ Việt Nam và Pháp.

      Khi Tưởng Giới Thạch và người ủng hộ Quốc Dân Đảng của ông chạy sang Đài Loan, sau đó họ đến và đặt đơn vị đồn trú tại Hoàng Sa. Tuy nhiên, việc nầy đã không ngăn được những người Cộng sản của Mao Trạch Đông đưa ra yêu sách với quần đảo. Đồng thời, Nhật Bản đã chính thức từ bỏ bất kỳ quyền hoặc yêu sách nào đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việc nầy là một trong những điều khoản được ký kết trong Hòa ước San Francisco năm 1951.

      Năm 1956, cuối cùng quân viễn chinh Pháp rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, kể từ khi đó nước nầy đã bị chia hai, người Việt Nam buộc phải đương đầu với chính sách bành trướng của Trung Quốc chỉ bằng sức của mình, dẫu cho sau đóhọ cũng có thể dựa vào hỗ trợ trực tiếp từ Hoa Kỳ. Cũng năm 1956 Trung Quốc đã chiếm đóng một phần của quần đảo Hoàng Sa, còn người Việt Nam giữ một số mà các đơn vị Pháp đồn trú khi trước.
      Sự căng thẳng tiếp sau của tình trạng nầy xảy ra vào năm 1959 khi Trung Quốc đổ bộ lên đảo 80 người và vật liệu xây dựng, từ đó họ bắt đầu xây dựng nhà ở rồi sau đó trương cờ Trung Quốc. Lính biên phòng Nam Việt Nam ngay lập tức đến các đảo và bắt giữ tất cả những người có mặt. Sự phẫn nộ của Bắc Kinh chỉ được thể hiện trong các tuyên bố cấp Bộ Ngoại giao bởi chưng CHNDTH lo ngại sự đụng độ với người Việt Nam tại đảodẫn đến sự hổ trợ của quân đội quân đội Mỹ.

      Năm 1964 các bên lâm vào cuộc chiến tranh giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam.Bắc Việt Nam được sự hỗ trợ truyền thống từ phía Liên Xô và Trung Quốc.

      Thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có thể đã đượcTrung Quốc sử dụng cho các lởi ích của mình, việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ được bắt đầu từ năm 1971. Điều này cho phép họ chính thức thực hiên tham vọng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Và năm 1974 việc chiếm lấy các đảo đã được thực hiện.Vào thời điểm đó, Mỹ đang bận rộn chuẩn bị cho việc ký kết hòa ước giải quyết cuộc xung đột Việt Nam. Đồng thời, họ rút quân khỏi tất cả các khu vực trọng yếu miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, lực lượng Bắc Việt Nam tập trung lực lượng để tung cuộc tấn công cuối cùng vào miền Nam Việt Nam và chiếm Sài Gòn.

      Một mặt, Trung Quốc có thể chiếm Hoàng Sa do thực tế lực lượng hải quân miền Nam Việt Nam rất yếu lại không có sự hỗ trợ của Mỹ, còn Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không đối địch nhau. Mặt khác, Bắc Việt Nam, sau khi chiến thắng lược lượng miền Nam có thể khẳng định quần đảo Hoàng Sa bị xâm chiếm bằng vũ lực.

      Do đó, việc tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc là một điều chắc chắn. Để bắt đầu hành động Trung Quốc cần một nguyên cớ, mà tuyên bố của miền Nam Việt Nam rằng quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy chẳng ổn chút nào. Trong 20 ngày đầu tháng 1 năm 1974 Hoàng Sa bị CHNDTH chiếm giữ – người Trung Quốc hung tàn đã trấn áp những người lính trấn giữ ở đó và bắt đầu chuẩn bị bành trướng hướng đến quần đảo Trường Sa.

      Bắc Kinh xé bó đủa
      Kể từ đó lập trường của Trung Quốc về Biển Đông hầu như không có sự thay đổi nào trên thực tế. Trong thời gian này, ví dụ, tiến hành hội nhập với ASEAN và thiết lập khu vực thương mại tự do. Tuy nhiên, đầu thập niên 1990 chính sự kiện phát hiện mỏ khí đốt và dầu gần quần đảo Hoàng Sa đã làm cho Bắc Kinh không khoanh tay trong suốt nhiều năm liền. Các va chạm cấp khu vực tiếp diễn ở Biển Đông trong suốt nhiều năm nhưng một cuộc đối đầu quân sự đã không xảy ra. Về cơ bản,các bên bắt giữ tàu đánh cá của đối phương cũng như gây các hành động khiêu khích khác nhau. Trung Quốc đặ cbiệt nổi bậc trong chuyện nầy.

      Tình trạng này đã buộc nhiều nước trong khu vực hướng về phía Hoa Kỳ.Sau khi đắc cử tổng thống, Barack Obama bắt đầu sử dụng thuật ngữ “Trục châu Á” và Ngoại trưởng Hillary Clinton lúc bấy giờ hiện thực hóa nó thành một chính sách.

      Vào cuối tháng Tư, tình hình ở Biển Đông có bước leo thang mới. Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố bản thông báo rằng Bắc Kinh đưa đến Hoàng Sa giàn khoan dầu HD-981 có kích thước tương đương một vài sân bóng đá. Họ còn điều kèm theo dàn khoảng 60 tàu hài cảnh. Hẳn nhiên, Hà Nội không thể không biết và họ đưa tàu ra đón chặn lực lượng hài cảnh Trung Quốc.

      Trong mấy ngày đụng độ Trung Quốc sử dụng vòi rồng trên tàu. Tất cả những việc nầy đã không phải xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

      Nhà Trắng đã lên án hành vi sai trái Trung Quốc, rằng họ đã bỏ qua sự quan tâm của cả các quốc gia Đông Nam Á khác. Sự kiện bất ngờ đối với cả Việt Nam: nếu đầu năm 2014 tại một cuộc biểu tình kỷ niệm 40 năm mất Hoàng Sa Trung Quốc có 20 người, thì nay có khoảng 20 nghìn người trên các đường phố của Hà Nội.

      Mít tinh ôn hòa nhanh chóng biến thành một vụ thảm sát.Kết quả là 21 người thiệt mạng, bao gồm không chỉ các công dân của Trung Quốc, mà còn công dân của Đài Loan, Singapore và Malaysia.

      Trung Quốc cũng đã gửi đến Việt Nam một vài tàu để đón các công dân của mình vì sợ bạo lực leo thang hơn nữa. Từ thời điểm này công việc của một loạt nhà máy của các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam hầu như đóng cửa. Cùng lúc đó Mỹ cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn tình hình ở Biển Đông và kêu gọi Việt Nam áp dụng các cơ chế pháp lý để đáp trả lại việc triển khai khai thác dầu của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

      Tuy nhiên, CHNDTH đã không đưa ra một hồi đáp mang tính xây dựng nàotrước các đòi hỏihữu lý từ cộng đồng quốc tế.

      “Gazeta.ru” đã trò chuyện với các chuyên gia khả tính hàng đầu trong lĩnh vực biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc để tìm hiểu những gì đang thực sự xảy ra và những triển vọng nào cho việc giải quyết cuộc xung đột.

      Người đầu tiên trong số này là ông Gregory Lokshin –phó tiến sỹ sử học, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga .

      “Tôi tin rằng việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan ở Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước 1982 về Luật Biển, vì vậy đối với tôi không có gì phải lấn cấn.

      Ngay cả khi Trung Quốc chọn một chính sách cứng rắn tiếp sau trong lập trường của mình mà họ theo đuổi trong một khoảng thời gian khá dài trong một nỗ lực chứng minh Biển Đông thực sự là “ao nhà của Trung Quốc” bởi lẽ vùng yêu sách nầy chiếm 90% diện tích mặt biển.

      Hoặc giả cả khi Trung Quốc đã bắt đầu cải thiện quan hệ với các nước láng giềng của mình, không chỉ với Việt Nam với cả Philippines, Malaysia và Brunei, tức những quốc gia khác cũng tuyên bố trên thực tế và tuân thủ luật pháp phần của mình trong vùng biển phù hợp với công ước và các quan hệ quốc tế.

      Trung Quốc chỉ đơn giản là phớt lờ các thỏa thuận đạt được trong khuôn khổ của ASEAN, ví như Hiệp định khai báo, họ không tuân thủ nghiêm chỉnh các ràng buộc pháp lý. Đây không phải là một bộ luật. Đây là “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.Tuyên bố nầy đã được thông qua vào năm 2002. Nhưng, khốn nổi, trong suốt bấy lâu nay, lời tuyên bố và hành động chẳng ăn khớp gì nhau. Vi phạm từ tất cả các bên, đặc biệt là từ Trung Quốc – các vi phạm như đơn phương có hệ thống, một chủ trương việc đã rồi và nhiều, rất nhiều thứ khác nữa.

      Tinh thần dân tộc ở Việt Nam lên cao do chính chính sách của Trung Quốc đã tạo sự phẫn nộ tột độ. Bản thân tôi đã đến thăm các đảo, đặc biệt là đảo Lý Sơn, cách giàn khoan của Trung Quốc 100 dặm. Trên suốt miền duyên hải Việt Nam là những tỉnh lớn, hàng triệu người sống nhờ vào các sản phẩm Biển Đông: cá, hải sản các loại.

      Một khi các ngư dân không được phép vào khu vực cứ như theo đánh dấu trên bản đồ của giới chức Quốc Dân Đảng hồi năm 1947, và ngưởi ta tuyên bố nay là lãnh thổ của Trung Quốc và cấm bạn không được làm gì cả, người ta bắt giữ các thuyền đánh khốn khổ nầy (và thế rồi từ từ không còn đánh bắt gì nữa cả), tung tất cả các loại tàu tuần tra ra để đuổi họ ra ngoài. Một hành vi như vậy có thể nói là phản động ở một đất nước còn lưu giữ ký ức lịch sử ngàn năm phiên thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc? Tuy nhiên, sự phẩn uất nầy này đã mang lại hậu quả tiêu cực đối cho chính Việt Nam “,ông Lokshin nói.

      Ngoài ra, Ivan Melnikov Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản , Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia đã đồng ý đưa ra lời bình luận của mình.

      “Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có lợi ích của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Có những vấn đề tranh cãi dai dẳng, bao gồm cả về các vùng lãnh thổ mà lợi ích các bên mâu thuẫn nhau. Rõ ràng, lịch sử từng biết đến sự xung đột vũ trang giữa hai nước.

      Trong lúc nầy, nước Nga có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả bên nầy lẫn bên kia,nếu nói về mặt ngoại giao. Và các quan hệ hữu nghị chân thành, nếu chúng ta nói về quan hệ giữa con người bình thường với nhau. Vì vậy, một cách tự nhiên, hợp lý và đúng đắng là chúng ta sẽ không đứng nghiên về một phía bên nầy hay bên kia dù chỉ một milimét.

      Lập trưởng của Nga phải được thiết lập trên cơ sở tránh đổ máu trong việc giải quyết các vấn đề, các tranh luận liên quan đến tranh chấp. Phải hướng đến các tài liệu quốc tế được thừa nhận rộng rãi đối những vấn đề này, bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam.
      Chúng ta muốn thấy hai nước thân hữu tìm ra cách tiến tới một tình trạng quan hệ,được xác định hồi tháng Mười năm ngoái, khi Thủ tướng CHNDTH Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gặp nhau tại Hà Nội và thực hiện một bước đột phá trong sự phát triển của quan hệ song phương trong một số lĩnh vực. Khi đó tất cả bạn bè của Trung Quốc và Việt Nam đã thấy,có lẽ, một chương trình nghị sự tích thực chứng lớn thế nào mối quan hệ Trung-Việt Nam. Tiềm năng này vẫn còn đến nay, cần tìm cho ra một điểm tựa trong đó, “- Melnikov nói.

      “Gazeta.ru” đã liên hệ được với ông Carl Thayer – giáo sư Học viện Quốc phòng Úc và là một trong những chuyên gia có uy tín nhất về Biển Đông.

      “Cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Trung Quốc bố trí giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lâm vào bế tắc. Trung Quốc đã gửi đến Hoàng Sa hơn 100 tàu, máy bay quân sự. Việt Nam không có ý định rút lui khỏi lãnh thổ của mình và thách thức sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng biển của họ. Một lỗi nhỏ – ví như đụng độ sẽ đe dọa biến thành chiến tranh toàn diện. Tuy nhiên, cho đến nay cả hai bên tránh khả năng một cuộc đối đầu quân sự.

      Các ngoại trưởng ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ sự quan ngại đặc biệt trước những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo ASEAN đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau hội nghị. ASEAN sẽ không đối đầu với Trung Quốc mà sẽ tiếp tục đối tác với họ. Từng thành viên của ASEAN, như Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia, sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ.

      Mỹ có một lập trường trung lập trong các tranh chấp hàng hải. Cuộc xung đột hiện tại quanh giàn khoan cho thấy khoảng cách giữa lời khoa trương và khả năng hành động có hiệu quả của Mỹ. Ngưới Mỹ e ngại trừng phạt chống Trung Quốc và sẽ không tác động trực tiếp đến tình hình.

      Nga đứng trước một tình thế khó xử. Cả hai nước là đối tác chiến lược của mình, họ cung cấp cho hai nước vũ khí tác chiến hiện đại. Tôi nghĩ rằng Nga sẽ kêu gọi các bên để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

      Cuối cùng, ý kiến chia sẻ của Nikolai Kolesnik “Gazetoy.Ru” – Chủ tịch Đoàn Chủ tịch tổ chức xã hội liên khu vực các cựu chiến trong chiến tranh Việt Nam.

      “Có vẻ như là hai quốc gia láng giềng có một lịch sử phong phú mấy ngàn năm, tiếp biến văn hóa và tôn giáo, có quan hệ kinh tế và dân tộc chặc chẻ, và quan trọng nhất là chế độ chính trị-xã hội tương tự có thể giải quyết tất cả các tranh chấp một cách hòa bình, nhưng than ôi …

      Cá nhân tôi cho rằng trách nhiệm về tình hình đang diễn ra hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, bên bắt đầu lắp ráp một giàn khoan trong khu vực tranh chấp mà không tham vấn và thỏa thuận trước với Việt Nam, khi hành động động trong tư thế kẻ mạnh hơn, xem thường lợi ích và quyền lợi của người hàng xóm.

      Nói thật, tôi rất tôn trọng người Trung Quốc, như mẹ vợ tôi được sinh ra tại Cáp Nhĩ Tân trong gia đình viên chức đường sắt đã phục vụ trên Tuyến hỏa xa viễn đông-TQ và sống ở đó cho đến năm 1935. Bà đã kể rất nhiều về sự cần cù lạ thường của người Trung Quốc và các quan hệ hổ tương khả kính và tốt đẹp với những người Trung Quốc láng giềng.

      Tôi biết Người Việt Nam trực tiếp chứ không phải là nghe kể. Gần một năm kề vai sát cánh với những người lính Việt Nam tôi đã chống trả sự tấn công của máy bay Mỹ. Với lòng nhân hậu, sự tự trọng, lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ một người không hề quen biết của người Việt, tính cách của họ nổi bậc một sự đoàn kết, sự cống hiến, tương trợ, quyết tâm và khát vọng chiến thắng.

      Có một thực tế lịch sử – cờ Việt Namxuất hiện trên quần đảo Hoàng Sa hiện đang tranh chấp vào năm 1816, còn Trung Quốc công bố yêu sách của mình đối quần đảo nầy chỉ mới 70 năm trở lại đây. Đã biết người Việt Nam rồi thì người ta có thể thấy rằng họ sẽ không bao giờ cam chịu số phận ”kẻ bị diệt vong” do người Trung Quốc áp đặt và sớm hay muộn họ sẽ đạt được công lý lịch sử trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nầy bằng vũ lực thì đó là một mạt lộ dẫn tới vực thẳm “,Kolesnikovcho biết.

      Không thiên vị và là nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga (Riss) Ilya Usov.
      “Tôi muốn xem xét lại cuộc xung đột đang bùng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam từ quan điểm trướcthay đổi chính kiến ở Nga. Tôi nói trước tiên về các sự kiện đang diễn ra ở Ukraine, phản ứng của phương Tây đối với chúng, và chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông Putin. Sự điều chỉnh đường lối chính trị của Moscow chắc chắn xảy ra. Nga đang ngày càng tập trung về phương Đông. Chính châu Âu và Hoa Kỳ đã đẩy nước ta đến nước nầy. Sự thật thìviệc chuyển hướng về phương Đông diễn ra một chiều–nước Nga đang ngày càng tập trung vào Trung Quốc.

      CHND Trung Quốc và CHXHCN Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của nước Nga ở Đông Á. Trước đây, nước ta đánh mất lập trường trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa đông. Với sự thay đổi trong đường lối chiến lược của Nga đang xuất hiện một mối nguy (nó thực sự là một nguy hiểm), Moscow có thể xem xét lại thái độ của mình đối với lập trường của các bên ở Biển Hoa đông khi chuyển từ lập trường hoàn toàn trung lập của mình sang phía Trung Quốc.

      Dù thế nào, tôi tin rằng nếu điều nầy xảy ra thì đó sẽ là một sai lầm”, ông nói thêm.

      http://www.gazeta.ru/science/2014/06/01_a_6054413.shtml

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.