NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 7 years ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
15/10/2017 at 10:48 #23367NCQTKeymaster
Phân tích não trạng của kẻ xả súng hàng loạt ở Las Vegas
Cả thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ xả súng ở thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, Mỹ. Người ta vẫn chưa tìm ra động cơ khiến Stephan Paddock, một người sống khép kín, gây án. Theo các nhà tâm lý, những kẻ xả súng hàng loạt có hai đặc trưng thường gặp nhất là rối loạn nhân cách quá yêu bản thân mình và chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng.
Hai tác giả Raj Persaud và Adrian Furnham đã có bài viết phân tích sâu hơn về vấn đề này. Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus, thông qua dự án Project Syndicate.
Đêm 1/10, từ một khách sạn trên cao, Stephan Paddock đã xả súng vào đám đông đang dự một lễ hội âm nhạc đồng quê được tổ chức tại thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, Mỹ giết chết ít nhất 59 người và làm bị thương hơn 500 người khác.
Paddock, 64 tuổi nguyên là kế toán chưa hề có tiền án, cuối cùng đã được tìm thấy nằm chết trong căn phòng của khách sạn, bên cạnh là 23 khẩu súng, trong đó có hơn 10 khẩu súng tấn công.
Cảnh sát sau đó đã tìm thấy thêm 19 vũ khí, thiết bị gây nổ, và vài trăm băng đạn tại nhà của Paddock. Tuy nhiên, những gì mà nhà chức trách chưa tìm thấy là động cơ gây án của tên này.
Có thể sẽ có thêm nhiều chi tiết về não trạng và mục tiêu của Paddock được đưa ra ánh sáng trong những ngày tới. Tuy nhiên, cái gọi là những kẻ xả súng bắn người hàng loạt “con sói đơn độc” – chỉ những thủ phạm gây án không có quan hệ với bất kỳ phong trào hay hệ tư tưởng nào – không phải là một hiện tượng mới, và những tình tiết như thế này đem lại những manh mối quan trọng để hiểu rõ các động cơ thúc đẩy và quá trình tư duy của những kẻ xả súng bắn người hàng loạt.
Phần lớn những kẻ xả súng bắn người hàng loạt đều bỏ xác sau khi gây án; hoặc chúng tự giết mình hoặc để cảnh sát làm việc đó. Tuy nhiên, một vài kẻ còn sống sót sau khi gây án lại cho thấy chúng có những đặc điểm chung, với hai đặc trưng thường gặp nhất là rối loạn nhân cách quá yêu bản thân mình và chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng.
Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp Anders Breivik, nhân vật khủng bố cực hữu người Na Uy, kẻ vào năm 2011 đã cho phát nổ một quả bom đặt trên chiếc xe tải làm chết 8 người, trước khi xả súng bắn chết 69 người khác đang tham dự một trại hè của thanh niên. Nhân vật này hiện vẫn thụ án trong tù ở Na Uy.
Việc xem xét hành vi trước khi gây án của những kẻ xả súng bắn người hàng loạt này giúp củng cố cho quan điểm này. Trong cuốn sách “Tâm lý học của những kẻ xả súng hàng loạt” do nhà xuất bản Wiley phát hành, Grant Duwe, Giám đốc nghiên cứu và đánh giá của Trại Cải huấn tiểu bang Minnesota, đã xem xét 160 trường hợp xả súng bắn người hàng loạt ở Mỹ từ năm 1925 đến 2013.
Duwe nhận thấy rằng 60% những kẻ gây án đều đã được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần hay có những biểu hiện rối loạn về tâm lý nghiêm trọng trước khi thực hiện hành vi tấn công.
Khoảng 1/3 trong số đó đã tiếp xúc với các chuyên gia về tâm lý, và phần đông được những chuyên gia này chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Chẩn đoán phổ biến thứ hai đối với số người này là chứng trầm cảm.
Tuy nhiên, do việc phần lớn những người mắc những căn bệnh rối loạn này là vô hại đối với công chúng, nên những số liệu về những chẩn đoán này không nói hết câu chuyện. Theo Duwe, sự khác biệt ở đây có thể một phần nằm ở cảm giác day dứt là bị người khác hành hạ – và một mong muốn khao khát muốn trả thù.
Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của Paul Mullen, nhà tâm thần học pháp y người Australia. Dựa trên một cuộc điều tra chi tiết mà ông tự tiến hành về 5 kẻ giết người hàng loạt, Mullen đã đi đến kết luận rằng những kẻ giết người đó đã cố tìm cách hòa giải giữa những suy nghĩ về cái tôi to lớn của họ với việc không có khả thành công trong công việc hay trong các quan hệ của mình. Những người này đã đi đến quyết định rằng cách giải thích duy nhất là phải có ai đó xuất hiện để phá tan tình trạng này.
Thật sự là nghiên cứu của Mullen đã cho thấy con đường đi tới hành vi giết người hàng loạt là tương đối dập khuôn. Tất cả những đối tượng mà Mullen điều tra đều đã từng bị bắt nạt hoặc bị xã hội ruồng bỏ coi như những đứa trẻ.
Tất cả bọn họ đều có thái độ nghi ngờ mọi người và có quan điểm cứng nhắc, những phẩm chất giúp làm gay gắt hơn nữa tình trạng bị cô lập của họ. Những người này thường đổ lỗi những vấn đề rắc rối của họ cho những người khác, và tin rằng cộng đồng đã từ chối chấp nhận họ; họ đã không nhận thấy bản thân họ là đã quá mệt mỏi hay quá nghĩ đến bản thân mình như thế nào.
Những đối tượng nghiên cứu của Mullen luôn ám ảnh, có thái độ hận thù đối với bất kỳ ai mà họ coi là thuộc nhóm hay cộng đồng đã từ chối chấp nhận họ. Họ thường xuyên nghiền ngẫm về những lần bị làm nhục trong quá khứ, một thói quen làm tăng thêm thái độ oán hận và, cuối cùng, là những tưởng tượng về hành động trả thù, dẫn họ đến chỗ có hành động giết người hàng loạt nhằm trở nên nổi tiếng về tính tàn bạo và gây đau đớn cho những người bị coi là đã làm họ đau đớn – thậm chí điều này có nghĩa là một “cái chết được chào đón” đối với bản thân họ.
Do điều này, nên thường có một kiểu logic lệch lạc trong việc lựa chọn nạn nhân của những kẻ xả súng bắn người hàng loạt. Trong trường hợp các vụ xả súng ở trường học, như vụ tàn sát tại trường Trung học Columbine năm 1999, logic này đã được thể hiện khá rõ: nhằm trừng phạt những người đã gạt bỏ những kẻ gây án khỏi xã hội. Tuy nhiên, thậm chí trong những trường hợp mà mục tiêu dường như được chọn một cách ngẫu nhiên, logic này cuối cùng vẫn nổi lên, cho dù đó là vấn đề trừng phạt cả một cộng đồng hay cả một xã hội.
Trong trường hợp của Paddock, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời, bắt đầu bằng việc tại sao hắn ta lại chọn tấn công vào cuộc biểu diễn đặc biệt đó. Tuy nhiên đường nét câu chuyện của Paddock bắt đầu nổi lên rõ hơn. Hỗ trợ cho luận điểm về con sói đơn độc, một người hàng xóm cho biết Paddock “dị nhân” luôn “sống khép kín”; sống bên cạnh hắn ta “giống như sống bên cạnh hư vô” vậy.
Một tiết lộ khác là vào năm 2012, Paddock đã đâm đơn kiện một khách sạn ở Las Vegas nơi hắn ta bị trượt chân ngã về tội cẩu thả; việc thích kiện cáo có thể là một chỉ dấu của thái độ thù hận và chứng hoang tưởng.
Duwe lập luận rằng trái với những gì mà công chúng tin vào, những tay súng đó không hành động “một cách đột xuất.” Mặc dù khoảng 2/3 những kẻ xả súng vào đám đông đều trải qua một sự kiện gây chấn thương ngay trước khi thực hiện hành động tấn công – thường là mất việc làm hay đổ vỡ trong quan hệ hôn nhân – phần lớn những kẻ này đều dành nhiều tuần thậm chí nhiều năm để lên kế hoạch và chuẩn bị hành động trả thù.
Trong trường hợp Paddock, việc lên kế hoạch âm thầm như vậy có thể giải thích tại sao lại có hẳn một kho vũ khí ở nhà hắn ta cũng như tại căn buồng trong khách sạn nơi hắn ta thuê vài ngày trước cuộc tấn công.
Sau hành động tàn sát, hơn một nửa những kẻ xả súng bắn người hàng loạt hoặc là tự sát hoặc có hành động khiêu khích để cảnh sát bắn chết. Tỷ lệ khiêu khích cảnh sát cao gần gấp 10 lần so với tỷ lệ tự sát nói chung.
Duwe đặt câu hỏi liệu điều này cho thấy những kẻ phạm tội này bị khổ sở về mặt tâm lý đến mức nào? Có lẽ những người này tin rằng họ không còn có thể gánh chịu nổi những đau đớn về thể xác của cuộc đời lâu hơn nữa; một khi họ đã “trả thù” cho những gì được coi là sự xúc phạm đối với họ, khi đó sẽ không còn lý do để sống nữa.
Mullen lập luận rằng kịch bản cho kiểu tự sát đặc biệt này đã hình thành vững chắc trong nền văn hóa hiện đại, và nó tiếp tục thu hút những diễn viên hàng đầu đang sẵn sàng khác. Nếu chúng ta không thể sử dụng những hiểu biết mà chúng ta gom góp được từ kinh nghiệm quá khứ này để ngăn chặn không để những phần tử này bước lên sân khấu, thì những người này sẽ lại tiếp tục có cơ hội nhằm súng vào khán giả trong tương lai./.
Người dịch: Nguyễn Văn Lập
Nguồn: Vietnamplus
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.