Phỏng vấn: Giáo sư Lyle Goldstein nói về quân đội Trung Quốc và quân đội Việt Na

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4503
      TQNam
      Moderator

      Phỏng vấn: Giáo sư Lyle Goldstein nói về quân đội Trung Quốc và quân đội Việt Nam

      JANE PERLEZ, ngày 05.7.2014

      Vì sự gia tăng bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở biển Đông, có một câu hỏi quan trọng là đánh giá thế nào về quân đội Việt Nam vốn nổi tiếng trong các thập kỷ trước về tính kiên cường và chiến tranh du kích. Trong hai tháng qua, tàu cảnh sát biển của Trung Quốc Việt Nam va chạm nhau quanh giàn khoan dầu một tỷ đô la của Trung Quốc mà Việt Nam cho biết Bắc Kinh đã đơn phương đặt trong vùng biển của mình (Bắc Kinh nói vùng biển của Trung Quốc.) Tàu chiến của cả hai nước lẫn quẫn trong vùng, và từng ngày qua, người Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu không quân vào vùng lân cận của giàn khoan cho thấy hàm ý các hoạt động thực của họ.

      Giáo sư Lyle J. Goldstein, phó giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Trường hải chiến ở Rhode Island, một người có chuyên môn cao để kiểm tra khả năng của quân đội Trung Quốc và Việt Nam. Hai quân đội cùng tác chiến tại Việt Nam để lật đổ người Pháp trong những năm 1950, rồi đánh bại người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam – để dạy người hàng xóm của mình một bài học về chuyện xâm lược Campuchia, Đặng Tiểu Bình nói – và người Trung Quốc rút lui với tổn thất đáng ngạc nhiên trong chưa đầy một tháng. Kinh nghiệm tệ hại nầy là một động lực cho Trung Quốc bắt đầu việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ.

      Giáo sư Goldstein, người thông thạo tiếng Hán và Nga, đã có bằng Thạc sĩ nghiên cứu chiến lược tại Viện nghiên cứu quốc tế cao cấp Hopkins Johns. Trong quá trình học tiến sĩ tại Princeton, ông chuyên về Trung Quốc và làm việc tại Trường Đại học Bắc Kinh. Ông gia nhập Trường hải chiến vào năm 2001 và đã giúp thành lập Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc năm 2006, giữ chức Đệ I giám đốc cho đến năm 2011. Viện được thành lập đặc biệt để tiến hành nghiên cứu sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc cho Hải quân Hoa Kỳ trên. Năm 2012, Giáo sư Goldstein, ông th ư ờng đọc c c tạp chí quân sự của Trung Quốc, làm việc cho một dự án có tên “Nghiên cứu về đánh giá của quân đội Trung Quốc đối với các lực lượng trong vùng Đông Á.” Ông thấy Trung Quốc đã có một sự khinh thị nhất định đối với Hải quân Việt Nam, nhưng lại tôn trọng đáng kể trước không quân nước nầy.

      Hỏi
      Việt Nam dường như muốn theo đuổi một đường hướng duy trì sự độc lập có mức độ trư c Trung Quốc, và Hoa Kỳ. Chuyện nầy diễn ra thế nào trong lĩnh vực quân sự?

      Đáp
      Việt Nam là một quốc gia có truyền thống quân sự mạnh. Chắc chắn, nền ngoại giao và chiến lược quân sự hiện đại của Hà Nội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ lịch sử hiện đại Việt Nam như một “sát thủ khổng lồ.” Người Việt Nam thành công trong việc đuổi thực dân Pháp trong những năm 1950, sau đó đánh bại người Mỹ (1965-1973) và cuối cùng dũng cảm đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu (1979). Lịch sử này dường như Việt Nam đã thấm nhuần với một sự tự tin để phát triển theo cách tiếp cận khá độc lập trong chính sách đối ngoại. Nó cũng có khả năng khuyến khích Việt Nam đầu tư mạnh vào quốc phòng – hướng chủ yếu vào đối tác truyền thống Nga trong nỗ lực đó. Không như một số quốc gia Đông Nam Á khác (ví dụ, Philippines), Việt Nam không có ý định lơ là quốc phòng. Mặt khác, chiến lược chống Trung Quốc hứa hẹn nhất của Việt Nam là niềm hy vọng rằng nó có thể có đủ lực lượng để ngăn chặn, khi đồng thời theo đuổi ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

      Hỏi
      Ông có một số nghiên cứu người Trung Quốc đánh giá Việt Nam và quân sự của họ thế nào. Vậy người Trung Quốc có kính trọng quân đội Việt Nam? Họ có nhớ những ký ức tội tệ về cuộc chiến chống Việt Nam năm 1979? Hiện Trung Quốc nghĩ gì về khả năng quốc phòng của Việt Nam, nay mạnh hơn trước nhiều?

      Đáp
      Trung Quốc theo dõi khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam hết sức chặt chẽ. Thú vị là, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều dựa trên cơ sở vũ khí của Nga – tàu ngầm, tàu khu trục và tàu khu trục nhỏ, cũng như máy bay – để thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của mình. Nhận thức chung nầy chính xác hơn nhiều sự đánh giá tổng quát của Trung Quốc về khả năng quân sự của Việt Nam. Có một số điều mỉa mai trên thực tế là các loại vũ khí và chiến thuật tương tự mà Trung Quốc theo giả thuyết sẽ triển khai chống lại Nhật Bản hay Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang có thể có cũng có thể được Việt Nam triển khai chống lại Trung Quốc.

      Mặt khác, Trung Quốc cũng hiểu rằng nhập khẩu vũ khí từ Nga không hẳn là một tình thái lý tưởng, bởi vì hẳn chắn có thể dẫn đến những sai sót nghiêm trong huấn luyện và bảo trì tại chổ và nhất là với loại đặc chủng. Vụ tai nạn tàu ngầm lớn gần đây ở Ấn Độ, liên quan đến một chiếc tàu ngầm diesel lớp Kilo được nhập khẩu từ Nga, minh họa rõ rủi ro liên quan. Tại thời điểm này, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vũ khí và chuyên môn quân sự từ Nga hơn là Trung Quốc, nước có thể dựa vào năng lực quân sự bản địa nhiều hơn.

      Trong khi cuộc chiến năm 1979 không phải là một chủ đề chính của sự thảo luận và nghiên cứu cởi mở ở Trung Quốc, dường như ở Trung Quốc người tôn trọng nhiều về sự thiện chiến của Việt Nam trên tổng thể. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc nhấn mạnh nhiều điểm yếu khác nhau trong chiến lược quân sự về lý thuyết của Việt Nam. Đặc biệt, họ lưu ý rằng tàu ngầm có thể là một đột phá quan trọng của những nỗ lực của Việt Nam, nhưng các nhà phân tích Trung Quốc đánh giá rằng Việt Nam cơ bản là thiếu kinh nghiệm quan trọng trong vận hành các hệ thống vũ khí hết sức phức tạp nầy. Một điểm yếu khác có thể có trong khả năng phòng thủ của Việt Nam được các nhà phân tích Trung Quốc xác định liên quan đến công tác điều hành giám sát, xác định mục tiêu và tác chiến. Có vẻ là một cảm giác chung mà Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào, theo các tham chiếu trong giới quân sự Trung Quốc là “mô hình 3.14,” trong đó đề cập đến cuộc đụng độ ngày 14 tháng 3 năm 1988 tại quần đảo Trường Sa. Trận nầy một đội tàu hải quân nhỏ của Trung Quốc đánh chìm một vài tàu Việt Nam trong một trận giao nhỏ nhưng có tính quyết định.

      Hỏi
      Việt Nam đã mua sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Tại sao họ chọn những tàu ngầm nầy? Việt Nam sẽ cóthủy thủ đoàn được đào tạo đủ tốt để vận hành tàu ngầm? Các tàu ngầm nầy có phù hợp với nhu cầu của Việt Nam?

      Đáp
      Nhiều nhà phân tích hải quân cho rằng tàu ngầm là loại tàu quan trọng của bất kỳ lực lượng hải quân hiện đại nào. Trong khi tàu nổi ngày càng trở nên dễ bị tổn thương do bị phát hiện từ xa và cú tấn công chính xác, tàu ngầm vẫn có khả năng sống sót khá cao vì những khó khăn vốn có từ săn ngầm. Chúng có thể hoạt động khá độc lập, nhưng vẫn dáng đòn chết người với một đôi quả ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu (ASCM).

      Tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga được xuất khẩu phổ biến trên toàn thế giới, bao gồm của cả Ấn Độ và Trung Quốc. Tàu được đánh giá cao như một đối thủ đáng gờm trong giới Hải quân Mỹ, không chỉ vì nó được đánh giá có độ ồn thấp gây khó khăn vô cùng cho việc phát hiện, mà còn vì tính hiệu quả của hệ thống vũ khí được trang bị, ví dụ như tên lửa Klub-S tạo nhiều ấn tượng như tốc độ siêu âm và vận tốc pha cuối (tiếp cận mục tiêu). Chắc chắn những vũ khí này gia tăng rất đáng kể khả năng phòng thủ của Việt Nam. Sau hết, Việt Nam từ lâu đã chứng minh khả năng sử dụng lực lượng mặt đất có hiệu quả, nhưng khả năng của họ trên không, và đặc biệt là trên biển khá hạn chế, ít nhất là cho đến ngày nay.

      Hơn nữa, các nhà phân tích hải quân từ lâu đã coi Trung Quốc đặc biệt yếu trong cuộc chiến chống tàu ngầm. Do đó, nó có lẽ có thể nói rằng Hà Nội đã thấy điểm yếu trong bộ giáp Trung Quốc mà họ đang tìm cách khai thác. Tuy nhiên, cần phải nói rằng Hải quân Trung Quốc đã nhận ra điểm yếu này vài năm nay và đẩy mạnh nỗ lực to lớn để cố gắng cải thiện khả năng chiến tranh chống tàu ngầm của nó bằng cách, ví dụ, triển khai tàu khu trục lớp mới số lượng lớn trong hai năm qua.

      Như đã nói ở trên, có mối quan tâm lớn trên cả hai khía cạnh cả đào tạo lẫn bảo trì trong việc mua tàu ngầm. Có lẽ đúng là hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại có thể cho phép các thủy thủ đoàn tương đối thiếu kinh nghiệm gặt hái những kết quả tác chiến nhất định. Nhưng không hoài nghi gì nữa l à lực lượng tàu ngầm là một trong những đơn vị phức tạp nhất của bất kỳ lực lượng quân sự trong vận hành, do vậy xây dựng một lực lượng thực sự đáng tin cậy và thành thạo có thể sẽ mất không phải là vài năm, mà là nhiều thập kỷ.

      Hỏi
      Nếu nay có một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, ai sẽ thắng thế?

      Đáp
      Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong hầu hết các kịch bản có thể có. Việt Nam đã thực hiện một số đầu tư khôn ngoan như mô tả ở trên và gần như chắc chắn có thể dáng đ òn tổn thất cho Hải quân và Không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đang ráo riết hiện đại hóa quân sự to lớn trong hai thập kỷ và gặt hái nhiều thành tựu. Khi đưa ra các kịch bản xung đột khác nhau trong đó có khả năng Hoa Kỳ và / hoặc Nhật Bản dính líu tới, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng được trang bị và huấn luyện tốt. Trong các lĩnh vực bị phê phán của tàu ngầm, chiến hạm và tàu cao tốc tấn công, Trung Quốc có thể cũng đạt một số lợi thế rất đáng kể mà nó có khả năng sẽ cho phép Trung Quốc chiếm ưu thế mặc dù chịu nhiều thiệt hại.

      Để chắc chắn, có một số lượng định về một cuộc giao tranh có thể nghiêng về Hà Nội. Ví dụ, Trung Quốc không đặc biệt mạnh trong lĩnh vực tiếp liệu trên không, do đó Việt Nam có khả năng tranh chấp ưu thế trên không, đặc biệt là ở vùng biển Đông có cự ly xa hơn tính từ các sân bay của Trung Quốc. Hơn thế, trong tình thế tuyệt vọng, Hà Nội có thể thậm chí xem xét leo thang xung đột từ trên biển vào một cuộc xung đột dài dọc theo biên giới trên bộ, khi mà lực lượng trên bộ của họ có thể kết cân sức hơn hơn so với lực lượng trên bộ của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ là một nước cờ mạo hiểm, đặc biệt khi Hà Nội nằm khá gần biên giới với Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có những khả năng nhất định họ cũng sẽ leo thang. Ví dụ, Trung Quốc có thể gây nhiễu trên không và phóng tên lửa tấn công căn cứ hải quân và hàng không Việt Nam.

      Nhìn chung, cần phải nói rằng dự báo kết quả quân sự là hết sức khó khăn và thế giới đã không chứng kiến một cuộc chiến tranh trên biển hiện đại thật sự kể từ năm 1982 trong cuộc xung đột Falklands. Do đó, các phân tích ngắn trên cần phải được xem xét thật cẩn trọng.

      Hỏi
      Đại sứ kế nhiệm tại Việt Nam, Ted Osius, đang chờ sự phê chuẩn của Thượng viện. Ông nói tại buổi điều trần của ông rằng có lẽ bây giờ là lúc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí. Từ “có lẽ” rất lịch sự, và thực tế Lầu Năm Góc có sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam? Ông có nghĩ Mỹ nên bán vũ khí cho Việt Nam, nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ?

      Đáp
      Quan điểm của tôi, Mỹ nên thận trọng trong việc bán vũ khí cho Việt Nam. Khi việc bán vũ khí như vậy có thể có vài giá trị răn đe nhỏ và có tính biểu tượng, những lợi ích như vậy sẽ khá dễ dàng tác dụng lên khả năng leo thang hơn nữa những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nó y như chuyện người người Mỹ đã phản ứng rất gây gắt trước việc người Trung Quốc bán vũ khí cho châu Mỹ Latinh, ví dụ như cho Cuba hoặc Venezuela, do đó, các giao dịch sẽ được Bắc Kinh hiểu như một phần một nỗ lực của Washington “kiềm chế Trung Quốc” hơn nữa. Như vậy, người Mỹ sẽ không chỉ châm thêm nhiều d ầu hơn nữa vào sự căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc, mà còn là gây bất lợi thêm cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc vốn đã khá căng thẳng.

      Nhưng ngược lại, với các đối tác liên minh, chẳng hạn như Nhật Bản hay Philippines, Mỹ đã có các hiệp định quốc phòng dài hạn bao hàm mua bán vũ khí và diễn tập chung diễn ra trong nhiều thập kỷ, các mối quan hệ như vậy với Việt Nam sẽ được bắt đầu từ điểm xuất phát. Có thể trên những nên t ảng nhất định, chẳng hạn như giám sát hàng hải, mà nó có thể khá hữu ích cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó Hà Nội sẽ đối mặt với thách thức đầy khó khăn trong cố gắng để tích hợp hệ thống Mỹ với kho vũ khí khá lớn mà họ đã mua từ Nga. Điều đó có thể là một thách thức lớn về kỹ thuật.

      Hỏi
      Ngoại trưởng John Kerry công bố ngân sách $ 18 triệu cho Việt Nam về an ninh hàng hải cuối tháng mười hai. Ngân sách gì sẽ được sử dụng?

      Đáp
      Vẫn còn một chút không rõ ràng, nhưng các thông tin hiện có gợi thấy các quỹ này có thể được sử dụng để mua tàu tuần tra hạng nhẹ, loại dùng đối đầu v ới Trung Quốc trong “khủng hoảng Hoàng Sa” từ tháng 5. Cần lưu ý là Việt Nam đang bận rộn v i một kế hoạch xây dựng tích cực để cố gắng đối đầu với lực lượng tuần duyên lớn của Trung Quốc, vì vậy các quỹ này có thể hỗ trợ cho nỗ lực đó. Nhật Bản có vẻ cũng đóng một vai trò trong nỗ lực này để nâng cấp lực lượng tuần duyên Việt Nam.

      Một quỹ như vậy có thể được sử dụng để nâng cấp các đơn vị thiết bị yếu kém của Việt Nam, ví dụ đối với radar, thiết bị thông tin liên lạc với. Tuy nhiên, những khoản tiền nhỏ nầy có thể được xem là có tính biểu tượng theo quy chuẩn. Ví dụ, một mẫu thử nghiệm duy nhất của lực lượng tuần duyên Mỹ hiện tại (ví dụ, lớp Sentinel) cỡ trung 141 feet đơn giá có thể vượt quá 80 triệu USD, vì vậy số tiền viện trợ này sẽ khó có thể mang tính quyết định trong trận đấu hàng hải giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

      Hỏi
      Ông có nghĩ trong vài năm nữa Việt Nam sẽ kềm chế được Trung Quốc, kẻ thù lâu đời của nó dù đôi khi là bạn bè?

      Đáp
      Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ trong một phổ các vấn đề rất rộng, như thường thấy giữa các nước láng giềng lớn. Những thuận lợi kinh tế và văn hóa xã hội cho sự hội nhập sâu hơn giữa hai quốc gia hẳn là hiển nhiên. Thật vậy, cường độ của các tương tác, dù ở mức độ văn hóa hay trong cán bộ cao cấp của đảng, được thông tin không mấy đầy đủ ở phương Tây. Tuy nhiên, rất rõ ràng rằng là vẫn còn xu hướng bên miệng hố chiến tranh ở cả Hà Nội và Bắc Kinh đối với một số vấn đề nhạy cảm nhất, thật đáng tiếc.

      Tư thế ngoại giao cơ bắp sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát đã được chứng minh mạnh mẽ cho cả hai bên trong các cuộc bạo loạn tháng 5 tại Việt Nam. Các cuộc bạo loạn đã làm tổn thương cả hai bên và hy vọng sẽ giúp nhắc nhở các nhà lãnh đạo ở cả hai nước buộc phải tìm cách dàn xếp các vấn đề nhạy cảm đã phân cách họ ở biển Đông. Về mặt nầy, Washington cần phải bảo vệ lợi ích rộng lớn của bản thân mà nó lúc nào cũng gắn chặt với mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định về tổng thể. Trong quan hệ của mình với Hà Nội, Washington phải tránh cái bẫy của “hội chứng người bạn xấu” theo đó vô tình đẩy Hà Nội vào một cuộc đối đầu mãnh liệt hơn bao giờ hết với Bắc Kinh mà Hà Nội không thể hy vọng giành chiến thắng. Quả thật, Hà Nội sẽ làm tốt để xem xét c ái định mệnh gần đây của Ukraine trong những tình huống tương tự nào đó.

      Hơn là chuẩn bị cho xung đột vũ trang, Việt Nam cần phải áp dụng chánh sách ngoại giao năng đông để tìm modus vivendi (thoả ước) riêng của mình với một siêu cường đang nổi lên ở phía bắc. Đây sẽ là một quá trình khó khăn và nguy hiểm, chắc chắn như vậy, nhưng là tốt nhất để đảm bảo cho sự thịnh vượng và an ninh của Việt Nam trong dài hạn ở một khu vực khắc nghiệt.

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.