Tập Cận Bình với CN biệt lệ đặc sắc Trung Quốc

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4507
      TQNam
      Moderator

      Tập Cận Bình với CN biệt lệ đặc sắc Trung Quốc
      DIDI KIRSTEN TATLOW – 14.10.2014

      Tập Cận Bình là người lãnh đạo Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước kiêm TTL Quân đội Trung Quốc. Phải chăng ông ta cũng trở thành vị vua hiền triết?

      Trong một diễn văn hôm thứ hai tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 về quản trị, ông Tập tỏ cho thế giới thấy một con người trung thành với đảng, mà cũng sâu đậm truyền thống văn hóa cổ. Ông ta dường như muốn tương lai của Trung Quốc là một sự pha trộn của hai yếu tố dị biệt nhau.

      Và ông xuất hiện đầy cuốn hút theo cái nhìn về vị vua hiền triết truyền thống, nhà cai trị thông tuệ và kiên định. Ông điều hành với sự trợ giúp của các bộ trưởng sắc sảo, một cái gì đó rất xa vời với lý tưởng quản trị dân chủ hiện đại thể hiện qua các cuộc biểu tình trên đường phố Hồng Kông hiện nay và truyền cảm hứng cho các chính trị gia Trung Quốc mà nhiều người đã bị bắt từ khi ông Tập lên cầm quyền gần hai năm trước.

      Theo ngôn từ của “Trung Nam Hải học“, nghệ thuật phân tích chính trị Trung Quốc thông qua lời nói và hành vi của các nhà lãnh đạo của đất nước sống trong khuôn viên Trung Nam Hải cạnh Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, người ta thấy ông Tập, xuất hiện hôm thứ Ba trên trang nhất tờ Nhân dân nhật báo, cái loa của đảng, có ý nghĩa về nội dung và thời sự tính. Chúng được công bố đúng sáu ngày trước khi khai mạc Hội nghị lần thứ IV của UBTW đảng lần thứ 18 nhóm họp để tập trung vào các định chế Trung Quốc. Đây là lần thứ tư ông nói về đề tài này trong năm nay, theo Nhân dân nhật báo.

      Bài phát biểu cũng chứng minh cặn kẻ ông Tâp, con trai của nhà lãnh đạo cách mạng Tập Trọng Huân, hiểu CN biệt lệ Trung Quốc, hoặc niềm tin vào cá biệt tính dân tộc ra sao. CN biệt lệ Mỹ bắt nguồn từ một tinh thần cách mạng dân chủ. CN biệt lệ Trung Quốc, ông Tập cho biết, kết hợp di sản của cuộc cách mạng CS năm 1949, vốn khước từ truyền thống, với các yếu tố của truyền thống sâu đậm.

      Nhiều ngàn năm trước, đất nước Trung Quốc đã đi trên một con đường văn hóa và phát triển khác hẳn các quốc gia khác”, Nhân dân nhật báo dẫn lời ông Tập. “Đây không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên mà chúng ta khởi đầu một ‘CN xã hội đặc sắc Trung Quốc’. Nó được quyết định bởi sự kế thừa lịch sử và truyền thống văn hóa đất nước ta”.

      “Lịch sử do con người tạo dựng và cũng là văn minh”, ông nói. “Chúng ta nên tôn trọng và chú ý nhiều hơn đến 5.000 năm văn hóa liên tục của Trung Quốc.

      Trong quản trị, ông nói, người Trung Quốc nên rút ra bài học sâu sắc từ quá khứ, lấy những gì có giá trị và bỏ những gì vô giá trị, “giữ trọn vẹn trong tâm trí những kinh nghiệm, bài học và cảnh báo của lịch sử.”

      Trong khi Mao tiến hành các chiến dịch chống lại lịch sử Trung Quốc bằng cách đối kháng với tư tưởng Nho giáo, ông Tập lại tôn vinh nó. Nhưng không chỉ với Khổng Tử. Các triết gia Mạnh Tử và Tuân Tử, triết gia chính trị học Đổng Trọng Thư nhà Hán và sử gia Ngụy Trưng nhà Đường hoàn toàn đậm nét trong phát biểu của ông. Trước đây, ông Tập đã lôi ra lời dạy của Hàn Phi, nhà triết học Pháp gia ủng hộ pháp trị bàn tay sắt. Ông ta ám chỉ những lời dẫn về quá khứ là một hình thức tự tin và không làm như vậy là một hình thức kém tự trọng.

      Đảng CS chúng ta là đảng mac-xít kiên định và tư tưởng dẫn đường của chúng ta là CN Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và CNXH đặc sắc Trung Quốc“, ông Tập nói. “Đồng thời, chúng ta không phải là những kẻ hư vô lịch sử và không phải là những kẻ hư vô văn hóa. Chúng ta không thể dốt nát lịch sử đất nước mình, và chúng ta không thể coi thường bản thân.”

      Ông Tập dẫn ra một số ví dụ từ các bản văn cổ điển để làm rõ ưu tiên riêng của mình:

      “Dân duy bang bổn – Dân là gốc của nước” (民 惟 邦本-), ông nói, trích lời của Khổng Tử trong “Shang Shu”, tức “Kinh Thư.

      “Chính đắc kỳ dân – Chính sự thành nhờ dân” (政 得其 民), ông nói, một trích dẫn từ các triết gia Mạnh Tử.

      “Kết hợp ‘lễ ‘” – nghi lễ thể hiện đạo đức – “và lễ pháp hợp trị” (礼 法 合 治), ông nói. Hơn cả Khổng Tử, còn mang sắc thái Tuân Tử, một triết gia Nho giáo sau này.

      “Đức chủ hình phụ – Lấy đức làm chính, phạt là phụ” (德主刑辅), ông nói, một trích dẫn từ Đổng Trọng Thư, triết gia chính trị học nhà Hán mà ông Xi thường trích dẫn.

      “Vị chính chi bá tiên ưu đắc nhân – Làm chính sự phải ưu ái người tài” (为政之要莫先于得人), ông trích dẫn sử gia nhà Đường Ngụy Trưng từ “Trịnh Quán chính yếu” (贞观政要), tức Phép trị nước của Đường Thái Tông. Sách này được viết trong những năm 708-710 ca ngợi Thái Tông, hoàng đế thứ hai nhà Đường, như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và xác quyết cai trị với sự trợ giúp của các thượng thư tài năng.

      Theo Kang Xiaoguang, một giáo sư hành chính công tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, sự nhấn mạnh của ông Tập về tư tưởng cổ điển Trung Quốc có ý nghĩa trong nền chính trị đương đại. Sau nhiều thập kỷ, chính phủ chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Kang nhận rõ tầm quan trọng của sự thay đổi văn hóa nền tảng. Ông nói điều này thể hiện một nét mới trong tư duy chính trị Trung Quốc, ông gọi là thuyết “Đại chuyển quỹ – Thay đổi lớn về đường lối“ (大转轨).

      Trong một bài báo đăng trên một trang web thuộc đại học của mình trong năm nay, ông Kang đối chiếu suy nghĩ mới dựa trên các xu hướng tư tưởng chính trị hiện đại khác nhau, chẳng hạn như CN Mác cổ điễn, CN tự do cấp tiến và CN tân độc đoán.

      Khi người Trung Quốc ràng buộc vào thế giới bên ngoài nhiều hơn, họ có nhu cầu thâm bí tự khẳng định mình hơn“, ông Kang nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Đảng “cũng phải nương theo hướng này”, ông nói. “Tôi nghĩ có một xu hướng dài hạn đảng cầm quyền cuối cùng ngã về Khổng giáo”.

      Xu hướng này đang các thành viên trang web cpcnews.cn tranh luận, một trang web thuộc people.cn của Nhân dân nhật báo.

      Có một cảm giác cấp bách hiện nay trong việc tạo ra một cái gì đó văn hóa truyền thống Trung Hoa mà các thành viên lo xa của xã hội có trách nhiệm truyền bá và xúc tiến, xây dựng niềm tin dân tộc“, một người bình luận viết hồi tháng trước.

      Đảng có khả năng tuyên truyền cả CN Mác lẫn văn hóa truyền thống, Yan Xiaofeng, một giáo sư tại Đại học Quốc phòng, cho viết trong cùng một bài.

      Chúng tôi thừa nhận rằng văn hóa Nho giáo có giới hạn và một số khái niệm lỗi thời“, ông Yan nói. “Chúng tôi cần giữ những điều tốt đẹp và loại bỏ những cái xấu.”

      Các nhận xét của ông khi liên kết truyền thống cách mạng CS với nền văn hóa cổ gây nên cảm giác rằng “ngay cả những lý thuyết về giai đoạn đầu của CNXH đặc sắc Trung Quốc vẫn thiếu một số điều cơ bản, và vì vậy cần tương tác với văn hóa truyền thống”, Ye Zicheng, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

      Mong muốn “phục hồi những điều mới từ lịch sử và văn hóa để nó có hiệu lực gắn kết hơn và ảnh hưởng lớn hơn trong suy nghĩ của người Trung Quốc Trung Quốc” là của ông Xi “khác biệt lớn nhất về quản trị“, ông Ye nói.

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.