- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 3 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
04/10/2015 at 09:15 #11034TQNamModerator
The Jamestown Foundation: China Brief Volume: 15, Issue: 5
06.03.2015
Willy LamChỉ mới nhậm chức hơn hai năm, Chủ tịch Tập Cận Bình tự cho rằng mình là chính trị gia thứ ba quyền lực nhất Trung Quốc sau giải phóng, chỉ sau Chủ tịch Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, vị kiến trúc sư cải cách kinh tế của Trung Quốc. Nắm được quyền kiểm soát cái mà các nhà bình luận Trung Quốc gọi là “khẩu súng và con dao” – một cụm từ chỉ quân đội, cảnh sát, mật vụ và các nhân vật chống tham những đầy quyền lực – người khổng lố thế hệ thứ năm đang nhanh chóng gia tăng khối lượng các châm ngôn và chỉ thị về hệ tư tưởng, về quản trị và các vấn đề liên quan. Sự hăng hái mà bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tán dương các ngôn từ thâm thúy của ông Tập nó phảng phắt tệ sùng bái cá nhân làm liên tưởng ông ta tới chính Lãnh tụ vĩ đại (Great Helmsman), Mao.
“Tinh thần Tập Cẩn Bình” ám ảnh Hệ tư tưởng ĐCSTQ
Cái mà giới nghiên cứu gọi là “tinh thần của loạt bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình” (习近平总书记系列重要讲话精神 – Tập Cận Bình Tổng thư ký hệ liệt trọng yếu giảng thoại tinh thần) đang được chấp nhận cùng địa vi với tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình. Tại Phiên họp toàn thể lần IV Ủy ban Trung ương lần thứ 18 được tiến hành vào cuối tháng Mười thì “Tinh thần của Tập Cận Bình” được nâng lên cùng mức với các huấn thị của Mao và Đặng. Nghị quyết về các vấn đề chính liên quan đến việc thúc đẩy toàn diện nền pháp trị được thông qua tại Hội nghị Trung ương IV là văn kiện chính thức cao nhất lần đầu tiên đặt “tinh thần của loạt bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình” ngang hàng với “Chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng của thuyết ‘Ba đại diện’ và quan điểm khoa học phát triển” vẫn được coi là nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và nhà nước (xem China Brief ngày 20.11.2014; Nhân dân nhật báo ngày 29.11.2014, Tân Hoa xã ngày 23.10.2014). Thuyết “Ba đại diện” (三个代表 – Tam cá đại biểu) và “Quan điểm khoa học về phát triển” được coi là đóng góp to lớn về lý thuyết lần lượt của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Một phần do sự ủng hộ tích cực của Đặng trước ưu thế lãnh đạo tập thể, song, Giang và Hồ không được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng như là tác giả các thần chú nổi tiếng của họ. Thật vậy, ủy viên Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), người từng là một trợ lý chính trị cho Giang, được coi là đóng vai trò lớn trong việc xây dựng thuyết “Ba đại diện”. Và Ôn Gia Bảo, Tổng lý thời Hồ, nằm trong nhóm cán bộ cao cấp xây dựng luận chứng cho “Quan điểm khoa học về Phát triển” (Southern Metropolitan Weekly ngày 26.11.2013; Nhân dân nhật báo ngày 20.10.2008). Rõ ràng khả năng ông Tập thuyết phục cán bộ cao cấp đón chào “Tinh thần Tập Cận Bình” xác nhận sự trở lại của truyền thống chính trị kẻ mạnh kiểu vũ trụ luận của ĐCSTQ. Thông qua việc phát hành ít nhất bốn tuyển tập các bài phát biểu và bài viết của ông trong hai năm qua, ông Tập cũng phá vỡ truyền thống đã có từ lâu là các nhà lãnh đạo Đảng chỉ xuất bản sách sau khi hồi hưu (Minh báo [Hong Kong], 05 Tháng Hai, báo mạng Chiết Giang [Hàng Châu], ngày 08 tháng 4 năm 2014).Sự tán thưởng Tinh thần Tập Cận Bình bắt đầu chỉ đúng một năm sau khi ông Tập thành chủ nhân ông của đảng và Tổng tư lệnh tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào cuối năm 2012. Vào tháng 12 năm 2013, tờ Nhân dân nhận báo đăng chín bài bình luận tổng hợp các huấn thị của ông Tập trên các lĩnh vực, gồm “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, Trung Quốc mộng, cải cách kinh tế và chính trị, văn hóa, chính sách đối ngoại và xây dựng Đảng. Tài ăn nói và các huấn thị của ông Tập, Nhân dân nhật báo cho biết, thể hiện “những cách suy nghĩ mới, quan điểm mới, những kết luận mới và yêu cầu mới [cho Đảng và dân tộc]”. Cơ quan ngôn luận của Đảng thêm rằng ông Tập “nắm vũng các yêu cầu mới của thời đại cũng như những kỳ vọng mới của quần chúng “(Thepaper.cn [Thượng Hải], ngày 24.0.2014; Nhân dân nhật báo, ngày 31.1.2013).
Lập dựng tệ sùng bái cá nhân
Các phóng đại dần dần trở nên khoa trương hơn. Tờ Quang minh nhật báo nhận xét, vào cuối năm 2014, Tinh thần Tập Cận Bình cốt ở một thực thể “lý thuyết khoa học và thực tiễn … nó sẽ mở ra triển vọng mới cho Đảng, cho đất nước”. Các huấn thị của ông Tập, các tờ báo chính thức lưu ý, lên tới “những chương mới trong Hoa hóa chủ nghĩa Mác”. Theo Báo cáo thời sự (Report on current affairs), một tạp chí do Ban tuyên giáo điều hành, thì Tinh thần Tập Cận Bình “đưa ra câu trả lời sâu sắc cho những câu hỏi lớn về lý thuyết và thực tiển liên quan đến sự phát triển của Đảng và quốc gia trong thời kỳ lịch sử mới”. “Nó làm phong phú và phát triển các lý thuyết khoa học của Đảng Cộng sản”, Báo cáo bổ sung (Báo cáo thời sự [Bắc Kinh], 13.01; Quang minh nhật báo, 06.12.2014). Hơn nữa, thủ trưởng các cơ quan và các vị lãnh đạo địa phương – một bước lùi về vận động tư tưởng thời đại Maoist – cạnh tranh với nhau phô bày nghi lễ quan liêu về lòng trung thành với các bậc trưởng thượng. Biểu thái này (nguyên văn Biaotai – 表态, tức biện giải) do Trưởng ban Tuyên giáo ĐCSTQ Lưu Kỳ Bảo (Liu Qibao) dẫn giải. Ông nầy lưu ý rằng mọi Đảng viên phải chuyên tâm nghiên cứu và vận dụng “nội dung phong phú, tư duy sâu sắc và lý luận tuyệt vời” hàm chứa trong Tinh thần Tập Cận Bình. Các huấn thị của Chủ tịch, ông Lưu nói thêm, “cho phép Đảng và nhà nước đạt những thành tựu mới, tạo nên một phong cách mới, và mở ra những khả năng mới”. Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang Hạ Bảo Long (Xia Baolong), được coi là một người bảo trợ ông Tập, nằm trong số các quan chức địa phương tán dương Tinh thần Tập Cận Bình. Trong một cuộc nói chuyện năm ngoái, ông Hạ kêu gọi các đồng sự Chiết Giang dụng lời vàng ngọc của ông Tập “trang bị cho trí lực của mình”. “Chúng ta càng hiểu [tinh thần của ông Tập], chúng ta càng thấy tính thuyết phục và kiên quyết thực thi hơn”, ông lưu ý (Nhân dân nhật báo, ngày 16.05.2014; Chiết Giang nhật báo, 02.04.2014).Các nguyên lý của “Tinh thần” ông Tập
Tinh thần Tập Cận Bình chính xác gồm những gì? Đúng là trong hai năm qua, vị Chủ tịch kiêm Tổng tư lệnh đã đưa ra các sáng kiến gây chú ý về chính sách ngoại giao và mặt trận quân sự. Ví dụ, ông công bố Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mới để đẩy mạnh liên kết với các quốc gia Trung Á cũng như Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21 để thu hút khu vực Đông Nam Á và Nam Á, từ Indonesia và Malaysia để Sri Lanka và Pakistan (xem China Brief, ngày 20.02; Tân Hoa xã, ngày 05.02; Bưu điện Tân Bắc Kinh, ngày 10.12.2014).Tuy nhiên, trên mặt trận đối nội, ông Tập vẫn chưa tạo lập được các câu thần chú hay các chính sách có thể đối sánh, ví dụ, với thuyết “Ba đại diện” hay “Quan điểm khoa học về phát triển”. Tháng rồi, tờ Nhân dân nhật báo và truyền thông nhà nước bắt đầu tán dương sự hiệu quả của cái gọi là “Bốn toàn diện” (四个全面战略布局 – Tứ cá toàn diện chiến lược bố cục), tức “Xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hòa toàn diện, Cải tổ sâu sắc toàn diện, Thực hiện nhà nước pháp quyền toàn diện, Thực hiện kỷ cương Đảng toàn diện”. Bài xã luận trên Nhân dân nhật báo chỉ ra rằng thuyết “Bốn toàn diện” là “một hệ thống độc đáo các tư tưởng được xây dựng từ quá khứ [giáo điều của đảng] và chứng tỏ sự táo bạo trong đổi mới”. “Đó là một chiến lược sáng tạo trong quản trị đảng và đất nước mà [cho thấy khả năng của đảng] tạo nên sự tiến bộ nhanh chóng”, tờ báo viết tiếp. “Đây là một sự tổng hợp giữa chủ nghĩa Mác và thực tiển [quản trị] ở Trung Quốc” (Nhân dân nhật báo, ngày 24.02; Tân Hoa xã, ngày 26.02).
Trong khi thuyết “Bốn toàn diện” được mô tả như là một “học thuyết chính trị mới”, nó có vẻ là một sự pha trộn thuần các khẩu hiệu và châm ngôn được các cán bộ cao cấp sử dụng từ sau Cách mạng Văn hóa. “Xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hòa toàn diện” là lời hô hào của Đặng Tiểu Bình khi ông kích hoạt cải cách kinh tế vào đầu thập kỷ 1980. Và cả hai vị cựu Chủ tịch Giang và Hồ đánh bóng cuộc cải cách sâu rộng và điều hành đất nước theo pháp luật (Minh báo, ngày 27.02). Nhìn chung, ông Tập vẫn được biết đến nhiều hơn như một nhà lý luận bảo thủ, ông ta thuyết phục 1,3 tỷ dân xứ mình mình trung thành với tính chính thống xã hội chủ nghĩa chứ không phải khai phá vùng đất mới. Do vậy, lời nhấn mạnh nổi tiếng của ông là các đảng viên và công dân cũng phải phục hồi “sự tự tin về lý luận, đường lối và tổ chức” của mình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Theo một bài báo trên một tạp chí thuộc Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, “Tinh thần Tập Cận Bình” bao gồm một mục tiêu trọng yếu – đạt được “Trung Quốc mộng”; và hai điểm cơ bản “thực hiện cải cách toàn diện và duy trì đường lối quần chúng” (trang mạng Trường Đảng Trung ương, 08.08.2014). Điều này có vẻ trình bày lại câu thần chú nổi tiếng của tiền bối Đặng Tiểu Bình về Đảng gắn với nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nền kinh tế trong khi theo đuổi hai mục tiêu thúc đẩy chính sách cải cách và mở cửa, một mặt, và mặt khác là duy trì Bốn nguyên tác cơ bản của chủ nghĩa xã hội chính thống.
Có lẽ do nội dung khá trần tục của Tinh thần Tập Cận Bình bộ máy ý thức hệ và tuyên truyền của Đảng chạy hết công xuất để quảng bá càng nhiều càng tốt. Bộ máy đảng-nhà nước áp đặt một sự thống nhất tư tưởng trong giới trí thức và sinh viên đại học Trung Quốc. Đầu năm nay, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Hội đồng Nhà nước ban hành một tài liệu mang tên “Đánh giá về tăng cường hơn nữa và nâng cao công tác tuyên truyền và tư tưởng ở trường Đại học trong điều kiện mới”. Các tài liệu lưu hành trên toàn quốc kêu gọi các quản trị viên và giảng viên đại học “nghiêm túc đưa hệ thống lý thuyết chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc vào tài liệu giảng dạy, vào các lớp học và tư duy [của sinh viên]”. Tài liệu thêm rằng “những phẩm chất tư tưởng và chính trị của các đội giảng dạy phải được nâng lên” và rằng “sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền và tư tưởng trong các trường đại học phải được nâng cao” (Nhân dân nhật báo, ngày 20.01, Tân Hoa xã, ngày 19.01).
Khi nói đến chiến dịch mới kiểm soát tư tưởng các trường đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Viên Quý Nhân (Yuan Guiren) lưu ý rằng “tuyệt nhiên các trường đại không cho phép các tài liệu giảng dạy chứa các giá trị và giáo huấn phương Tây vào lớp học chúng ta”. Ông cảnh báo rằng các giảng viên và sinh viên “tuyệt đối cấm công kích hoặc nói xấu lãnh đạo Đảng hay bôi nhọ và làm mất uy tín chủ nghĩa xã hội”. Sự kết nối giữa chiến dịch hà khắc về tư tưởng và nịnh hót Tập Cân Bình vô biên được làm rõ khi Viên tống đạt rằng “chúng ta phải đưa tinh thần của loạt bài phát biểu quan trọng TBT Tập Cận Bình vào tài liệu giảng dạy, vào lớp học và tư duy [của sinh viên]” (Nhân dân nhật báo, ngày 29.01, Tân Hoa xã, ngày 29.01).
Tệ sung bái cá nhân ôngTập xâm nhập vào PLA
Một tệ sùng bái hầu như cá nhân song hành quanh TTL Tập Cận Bình đang được xây dựng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lần đầu tiên trong lịch sử quân đội, những người trung thành của ông Tập đang đẩy mạnh “Chế độ Trách nhiệm Chủ tịch QUTW”. Điều này có nghĩa rằng chủ tịch QUTW một mình có thể đề ra các chính sách và ban hành chỉ thị về các vấn đề quốc phòng liên quan. Như tờ Quân Giải Phóng nhật báo chính thức giải thích, chế độ trách nhiệm cũng có nghĩa là các sĩ quan và binh sĩ PLA cam kết sẽ “kiên quyết chấp hành mệnh lệnh của Chủ tịch Tập, kiên quyết thực hiện các yêu cầu của Chủ tịch Tập, và kiên quyết hoàn thành các nhiệm vụ do Chủ tịch Tập ban ra” (Quân Giải phóng nhật báo, 28.01; China.com.cn, ngày 19.01). Điều này được hiểu là ông Tập đang theo đuổi “chế độ trách nhiệm” này để khắc phục các sai sót trong nhận thức về sự lãnh đạo của hai Chủ tịch QUTW tiền nhiệm: các cựu Chủ tịch Giang và Hồ. Không phải là quân nhân chuyên nghiệp, nhìn chung Giang và Hồ cho phép các tướng lĩnh cấp cao trong QUTW đưa ra quyết định trên các lĩnh vực bao gồm cả chiến lược, nhân sự, nghiên cứu và phát triển vũ khí. “Chế độ trách nhiệm Chủ tịch QUTW” có thể phản ánh sự ngờ vực các tướng lĩnh của ông Tập vốn thăng tiến nhờ các cựu Chủ tịch Giang và Hồ (Minh báo, 19.01; Radio Free Asia, ngày 30.12.2014). Từ cuối năm 2014, ông Tập thăng cấp các tướng lĩnh thuộc Quân khu Nam Kinh duyên hải Trung Quốc, các thủ trưởng là bạn nối khố của Chủ tịch mà trước kia ông nhiệm chức tại Phúc Kiến và Chiết Giang (xem China Brief, 09 tháng 1).Tham vọng của ông Tập thành ngang cơ với Mao và Đặng sẽ được soi rọi ngoạn mục trong cuộc diễu binh dự kiến diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 03.09. Lý do bề ngoài của cuộc biểu dương quyền lực cứng của Trung Quốc năm nay là để đánh dấu kỷ niệm 70 năm “chiến thắng cuộc đấu tranh toàn cầu chống chủ nghĩa phát xít”, cụm từ của ĐCSTQ mô tả sự đầu hàng của quân đội Nhật Hoàng năm 1945. Cuộc diễu binh sẽ bày rõ cho ông Tập kiểm tra các vũ khi mới nhất của PLA như các thế hệ mới máy bay tàng hình và tên lửa đạn đạo, trên hết sẽ củng cố địa vị lãnh đạo của Thế hệ thứ Năm, cái mà giới trí thức tự do Trung Quốc gọi là “Mao Trạch Đông thế kỷ 21”. Hành vi phóng tay khi nầy là một thí dụ ông Tập phá vỡ truyền thống để thảo ra một chính quyền của riêng mình. Sau khi kết thúc cuộc Cách mạng Văn hóa, sư phóng tay như vậy chỉ diễn ra ba lần, các năm 1984, 1999 và 2009 để đánh dấu dịp kỷ niệm quan trọng thành lập Cộng hòa Nhân dân (Ta Kung Pao [Hong Kong], 15 tháng 2, New Evening Post [Bắc Kinh], 28 tháng). Hơn nữa, Giang chủ trì cuộc diễu binh tại Thiên An Môn năm 1999 và Hồ chủ trì các đại cảnh năm 2009, ba năm trước khi nghỉ hưu khỏi chức TBT. Khi ông Tập duyệt binh vào tháng Chín này, sẽ là hai tháng xít xao kỷ niệm năm thứ ba ông ta chấp chính.
Phê bình tệ sung bái ông Tập của phái tự do
Sự trở lại của một tệ sung bái kiểu Mao gây nên các chỉ trích của trí thức tự do trực tín về sự hao tổn cho quốc gia. Nhà trí thức nổi tiếng Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một cựu sử gia tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, lên án việc các cận thần thánh hóa ông Tập qua truyền thông. “Chúng ta có chắc là liệu ông Tập hạnh phúc trong cái vỏ chính trị”, ông Chương nói. “Nhưng cái vỏ bọc này đi quá đà … đến mức ông Tập đã trở thành một người có quyền vô hạn”. Lý Đại Đồng (Li Datong), một nhà bình luận tin tức tự do, cho biết ông Tập “bị nhiểu loạn bởi các xu hướng ác hại của một tệ sùng bái cá nhân được dựng quanh ông Tập”. “Các hệ thống và thể chế của ĐCSTQ là xấu, và những phương cách truyền thống của tư duy có thể xô đẩy ông Tập lặp lại các sai lầm cũ [của thời đại Mao] “(VOA News, ngày 18.01; Deutsche WelleChinese, ngày 25.10.2014). Đinh Vương (Ding Wang), một nhà Hán học kỳ cựu Hồng Kông, nhìn thấy những sự thể phục hồi của một cách lối Mao “độc diễn”. “Tập tân hoàng đế đang cầm dao để đàn áp tư tưởng phương Tây và áp đặt tính chính thống”, ông Đinh viết. “Đồng hồ đang quay ngược và dường như chúng ta ở chính tâm của một dạng cách mạng văn hóa” (Hong Kong economic journal, ngày 05.02; Apple Daily [Hong Kong], 03.02).Có lẽ điều quan trọng hơn, có một thực tế là bấp chấp sự phổ biến hiển nhiên của các lý thuyết của tân chủ nghĩa độc đoán, rằng những cải cách có thể được xúc tiến nếu chúng đang được một trưởng thượng có thực quyền thúc đẩy – không có bằng chứng cho thấy rằng bộ máy đảng-nhà nước “cải cách sâu sắc toàn diện” có hiệu quả (Phoenix TV, ngày 08.01; Radio Free Asia, 19.12.2013). Ví dụ, lấy việc thành lập khu thương mại tự do (FTZ), một trong những đề xuất cấp tiến nhất được Phiên họp toàn thể Trung ương III vào tháng 10.2013 tán thành. Mặc dù có những cam kết là gần 20 FTZs sẽ được thiết lập trên khắp đất nước, cho đến nay chỉ có bốn khu được công bố. Và Thượng Hải FTZ, nguyên mẫu thử nghiệm được thành lập hai tháng trước khi Hội nghị lần thứ ba, đã bị hoài nghi nếu không phải là thất vọng bởi các tập đoàn phương Tây dễ dàng đột nhập vào các lĩnh vực do các công ty độc quyền Trung Quốc thân thuộc của các sếp (xem China Brief, ngày 20.02; 21st Century Net [Quảng Châu] 27.09.2014; Phoenix TV, 24.09.2014). Sự chậm chân tương tự dường như là trường hợp cải cách hơn 100 yangqi, tức các tập đoàn nhà nước trực thuộc Trung ương. Châm ngôn duy nhất của ông Tập có vẻ có tác dụng với các công ty độc quyền nhà nước khổng lồ là mức lương của các quản trị viên cấp cao sẽ bị cắt giảm đáng kể phù hợp với chiến dịch chấn chỉnh công quyền (clean governance) của người hùng (Changsha Evening News, [Hồ Nam], 03.09.2014, South China Morning Post, ngày 31.08.2014). Không có những thành tựu rõ ràng về cải cách kinh tế đã củng cố niềm tin rằng ông Tập củng cố một quyền lực thoát khỏi kiểu Maoist tự cao tự đại hơn là một cam kết về tự do hóa chính thực kiểu Đặng.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.