NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 6 years, 4 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
21/07/2018 at 09:18 #26391NCQTKeymaster
‘Thành Cát Tư Hãn’: Huyền thoại vĩ đại của thảo nguyên Mông Cổ
“Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại” được viết năm 2004 của Jack Weatherford khơi gợi những hiểu biết sâu sắc về Thành Cát Tư Hãn, và văn hóa của người Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn là một Khắc Hãn Mông Cổ. Ông là nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, là vị lãnh đạo đã kết thúc hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á năm 1206.
Sách Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại. ‘Viết nên số phận mình’
Jack Weatherford viết trong Thành Cát Tư Hãn rằng: “Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát tư Hãn, tự tay ông đã viết nên số phận mình”.
Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận, Jack Weatherford đã tái dựng hình ảnh một Thành Cát Tư Hãn sinh động, chân thực từ khi ông còn là cậu bé Thiết Mộc Chân, sống trong cảnh mồ côi cha, tự mình đương đầu với những hận thù khắc nghiệt trên vùng đất thảo nguyên mênh mông, cho đến khi trưởng thành, đánh bại kẻ thù lớn nhất, Trác Mộc Hợp cùng các thế lực thù định xung quanh, trở thành Khắc Hãn của Mông Cổ.
Jack Weatherford chứng minh sức mạnh của Mông Cổ bằng cách chỉ ra cách sắp xếp quân đội một cách hiện đại và khoa học của Thành Cát Tư Hãn.
“Ông tổ chức quân lính thành các đội mười người gọi là arban, và họ sẽ là anh em của nhau… Mười đội họp thành một đoàn 100 người, gọi là zagun. Một người trong số đó được bầu làm thủ lĩnh. Và như các gia đình lớn hợp lại thành dòng họ”.
“Qua quân đội, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ hợp thành một”.
Cách xây dựng của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là rất “cấp tiến” đã khiến cho Mông Cổ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành khối thống nhất, giàu có và hùng mạnh.
Tác giả cũng nhấn mạnh về việc xây dựng đế chế xuyên lục địa với những nền văn hóa đá dạng của Thành Cát Tư Hãn.
Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân không bao giờ tin tưởng giới quý tộc, nên thường cho quân đội giết sạch, và sử dụng những thành phần đối lập với tầng lớp quý tộc vào bộ máy cai trị nhà nước sau khi chiếm được các thành phố hoặc quốc gia trên thế giới.
Và để hình thành đế chế của mình, quân Mông Cổ thường phá hủy toàn bộ thành phố và hệ thống thủy lợi của các vùng nông nghiệp xung quanh. Họ cũng thu nạp tất cả công nhân lành nghề, các nhà giáo dục, và gửi tới Mông Cổ hoặc bất cứ vùng đất nào họ cần.
Tác giả Jack Weatherford trong buổi nói chuyện về Thành Cát Tư Hãn ở Việt Nam. Trong cuốn sách, Weatherford ưu ái khi viết về Thành Cát Tư Hãn. Ông viết: “Sẽ hợp lý hơn nếu miêu tả Thành Cát Tư Hãn là người phá hủy các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm máu”.
Xoay quanh đó, ông cũng đưa ra những dẫn chứng, để cho thấy số người mà quân Mông Cổ đã tàn sát, theo số liệu của nhiều nhà sử học là “không có căn cứ xác thực”. Ông cho rằng thực tế số người bị sát hại ít hơn rất nhiều.
Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình.
Những nốt trầm lắng đọng
Thành Cát Tư Hãn suốt đời sống trên lưng ngựa, rong ruổi qua biết bao nhiêu trận chiến, nhưng cuộc đời ông cũng có những nốt trầm rung động. Jack Weatherford thể hiện được sự quan sát tinh tế của mình khi miêu tả mối tình của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và người vợ đầu tiên Bột Nhi Thiếp.
Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp được hứa gả cho nhau khi còn nhỏ. Thiết Mộc Chân theo lệ phải ở rể, nhưng sau khi cha chết, ông vội vã trở về quê nhà. Từ đó, hai người biệt tin nhau suốt 7 năm. Khi trưởng thành, Thiết Mộc Chân quay lại tìm vợ mình, ông ngỡ ngàng khi Bột Nhi Thiếp vẫn đợi mình.
Tình yêu sâu nặng, thủy chung của họ được đánh dấu bằng sự kiện Bột Nhi Thiếp bị những người của bộ lạc Miệt Nhi Khiết cướp đi, và bộ lạc nhỏ bé của Thiết Mộc Chân bị đe dọa. Như bao câu chuyện cướp vợ trên thảo nguyên khác, ai cũng nghĩ rằng Thiết Mộc Chân sẽ từ bỏ Bột Nhi Thiết, để bảo vệ sự an toàn của bộ lạc và ông có thể dễ dàng lấy vợ khác. Nhưng Thiết Mộc Chân đã có quyết định táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt đậm chất “drama” trong cuộc đời Thành Cát Tư Hãn.
Tác giả Jack Weatherford đã miêu tả cảnh Thiết Mộc Chân sau khi đem quân quay lại và đánh cho Miệt Nhi Khất tan tác, đã “chạy khắp các trại và gọi tên Bột Nhi Thiết”.
“…. giữa cảnh loạn lạc bao quanh nàng, Bột Nhi Thiếp chợt nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình và nhận ra đó là giọng của Thiết Mộc Chân. Nàng nhảy ra khỏi chiếc xe kéo, chạy xuyên màn đêm tới nơi phát ra giọng nói… để rồi hai người lao vào lòng nhau, ôm nhau thắm thiết”.
Bảo tàng phức hợp tượng Chinggis Khan, công trình kiến trúc đồ sộ tôn vinh Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ . Như lời của Tiêu Phong trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ: “Cuộc đời một đại anh hùng, đáng kể nhất là có được hồng nhan tri kỷ”, tình yêu với người vợ Bột Nhi Thiết, có lẽ cũng chính là điểm lặng, bình an và đẹp đẽ trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn. Vì có những khoảnh khắc ấy, cuốn sách dịu đi giữa những chém giết, tranh đoạt, giữa cảnh tan tác đổ nát, và hơn hết khiến chân dung Thành Cát Tư Hãn, trở nên đa chiều, hấp dẫn hơn.
Thành Cát Tư Hãn được viết bằng lối văn hấp dẫn, uyển chuyển “vừa mang tính ký sự vừa mang tính sử thi” (Washington Post), dẫn dụ người đọc vào không gian rộng lớn của thảo nguyên, khám phá những bí ẩn kỳ vĩ về cuộc đời huyền thoại của vị Khắc Hãn vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ – Thành Cát Tư Hãn.
Nguồn: Zing
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.