NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 11 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
20/11/2014 at 20:37 #4505TQNamModerator
Thế giới đã hiểu sai Khái niệm về biên giới ra sao?
Các quy tắc lãnh thổ cứng nhắc đã làm cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đương đại hầu như không thể.
Các sự kiện gần đây ở Biển Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và bán đảo Crimean phơi bày một vấn đề cơ bản trong phương cách hệ thống quốc tế hiện nay ứng xử liên quan đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Tân tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gần đây tuyên bố rằng Ukraine sẽ không bao giờ nhượng tuyên bố của mình về bán đảo Crimean trước Nga, mặc dù thực tế nước nầy đã mất quyền kiểm soát trên thực tế bán đảo và hầu như không có cơ hội thu hồi bằng vũ lực hoặc đàm phán, bởi bán đảo đã được sáp nhập vào Nga. Thái độ tương tự như Ukraina thấy trên khắp thế giới, những nơi có tranh chấp lãnh thổ, chẳng hạn như ở Biển Đông, quần đảo Senkaku, ở Israel và Palestine, r ồi ở Ấn Độ và Pakistan. Thái độ này xuất phát từ suy nghĩ của biên giới tuyên bố của một quốc gia là bất khả xâm phạm, nó làm giảm mức sẵn sàng của quốc gia để hành động thực tế trên một miền đất chính thức.
Thái độ này khá mới. Trước đệ nhị Thế chiến, biên giới giữa các quốc gia được quan niệm linh hoạt hơn và có thể thay đổi. Tuy nhiên, trong trật tự quốc tế hiện nay, cái ý tưởng đã hằn sâu là các ranh giới là cứng và ổn định. Quy tắc này đặc biệt được Hoa Kỳ cổ vũ, quy tắc được coi như là một cách ngăn chặn các xung đột không ngừng chết người. Cách hiểu về biên giới này hiện được coi là một phần của luật pháp quốc tế.
Bất chấp lợi ích của nó, lý thuyết khái niệm toàn vẹn lãnh thổ lâu dài này có khiếm khuyết của nó. Đứng đầu trong số này là trì hoãn hoặc thậm chí ngăn cản việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Thay vì tranh chấp lãnh thổ được giải quyết dứt khoát vì lợi của bên nầy hay bên kia, nó làm nhức nhối, có khi trong nhiều thập kỷ, dẫn đến sự đóng băng mối quan hệ giữa các quốc gia một thời gian dài. Bằng cách chuyển một vấn đề chiến lược và chính trị – mà hẳn chắc là tranh chấp lãnh thổ – vào nguyên tắc đạo đức, nó kích động cảm xúc, làm cho mối quan hệ bình thường giữa các quốc gia còn khó khăn thêm lên. Điều này tạo “tính bất khả về chính trị” ở một số nước trong đàm phán về lãnh thổ, bất chấp những lợi ích tiềm ẩn của việc làm đó. Điều này, ví dụ, thể hiện rõ trong tranh chấp quần đảo Senkaku / Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngoài ra, ý tưởng về lãnh thổ này thường ngăn cản sự xuất hiện “tự nhiên” của các quốc gia mới khi các quốc gia cũ suy bại, như trường hợp ở Somalia, gây khó khăn cho vùng Somali có được sự công nhận. Nó cũng cản trở sự xuất hiện của các quốc gia mới từ cuộc nổi dậy thành công vì chính phủ thiểu số có thể khăng khăng vào tiêu chuẩn toàn vẹn lãnh thổ và từ chối công nhận nhà nước mới. Điều này dẫn đến các cuộc xung đột lạnh lẽo, sự mơ hồ và ngăn cản sự bình thường hóa các mối quan hệ tiến tới hòa bình và công nhận. Nếu đây là quy tắc hồi hai thế kỷ trước, Mỹ có lẽ chẳng bao giờ được người Anh công nhận!
Một số nhà bình luận, khi chỉ ra rằng hầu như không có nhà nước hiện nay đã tồn tại trong biên giới hiện tại của mình trong hơn 100 năm qua, đã biện luận rằng thật vô ích khi cố gắng ngưng hãm sự phát triển của các quốc gia. Làm như vậy trong thực tế có thể dẫn đến nhiều bạo lực hơn là đơn giản giải quyết tranh chấp, vì nó tạo điều kiện cho thùng thuốc súng tồn tại thường xuyên giữa hai quốc gia. Ngày nay các căng thẳng ở châu Á luôn ở mức cao bởi sự rủi ro quan trọng của sự va chạm và hiểu lầm đối với lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa đông và biển Đông.
Rõ ràng trong trường hợp nầy quan niệm cứng nhắc hiện nay lằng ranh giới có những hạn chế rất lớn và rằng một số thay đổi đáng được hoan nghênh. Có lẽ các quốc gia phải thay đổi quan điểm của họ về các tiêu chuẩn chủ quyền lãnh thổ và thành tâm hơn trong đối chiếu với thực tế trên thực địa. Điều này sẽ làm cho các cuộc đàm phán hiệu quả hơn và các điều ước giải quyết tranh chấp lãnh thổ khả thi hơn, giảm khả năng xung đột.
Nhà ngoại giao Áo Klemens von Metternich, người đã xử lý các tranh chấp lãnh thổ từ những hậu quả của cuộc chiến tranh Napoleon, đề ra một giải pháp khác. Trong khi ông nhấn mạnh sự cần thiết của điều ước quốc tế nhằm đảm bảo các giải pháp pháp lý cho các tranh chấp đối ngược với sự tùy tiện, chinh phục đơn phương, ông ủng hộ việc sử dụng vũ lực có giới hạn để thúc đẩy các cuộc đàm phán được thuận lợi hoặc đôi khi thay đổi các thực tế trên thực địa khi những cái cũ không còn hiệu lực.
Có hay không có ý tưởng Metternich việc nắm bắt tương lai trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ vẫn còn phải xem xét. Nhưng việc sử dụng sức mạnh quân sự tăng thêm cũng có thể trở nên thường xuyên hơn nếu tiêu chuẩn cứng nhắc của lãnh thổ được giữ nguyen, nó gây cho đàm phán hòa bình và giải quyết tranh chấp khó khăn hơn. Các nước tìm cách tác động lên sự phát triển tự nhiên của biên giới theo hướng suy nghĩ linh hoạt hơn truyền thống của mình có thể ngày càng cảm thấy bắt buộc phải nhờ đến sức mạnh để làm điều nầy. Tuy nhiên, đây không phải là một lập luận chỉ nhằm ưu ái các cường quốc. Nước nhỏ hơn có thể xây dựng quân đội của mình và trong sự kết hợp hiệu n ăng với chiến lược ngăn cách với các nước lớn hơn và tạo ra các thực tế trên thực địa của mình. Các nước châu Á phải ghi nhớ điều này khi họ cố gắng giải quyết tranh chấp lãnh thổ của mình.
http://thediplomat.com/2014/06/how-the-world-got-the-concept-of-borders-wrong/
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.