NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 12 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
27/11/2014 at 15:09 #4586TQNamModerator
Thỏa thuận thương mại khu vực châu Á của Obama: TPP có thể thúc đẩy một Việt Nam hiệu quả hơn
Thomas Jandl, 11.11.2014
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công du châu Á trong tuần này, Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xếp hạng cao trong chương trình nghị sự của ông. Nếu ông có thể giảm bớt một điều khoản thương lượng nào đó thì điều nầy sẽ tốt cho Việt Nam nhiều hơn, một ứng cử viên kém phát triển nhất khởi đầu vươn lên về thương mại và đầu tư. Nó cũng sẽ trì hoãn lạm phát và tăng năng suất lên. Điều đó sẽ không chỉ có lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, mà cả đối với người lao động có mức lương thấp.
Đó là bởi vì một trong những yêu cầu của TPP là cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vốn nguốn đa số hợp đồng chính phủ, quyền sử dụng đất và các khoản vay ngân hàng từ nhà nước do quan hệ chính trị của họ, thường bỏ mặc các công ty khu vực tư nhân bên ngoài khung cửa giao dịch khép kín.
Thật vậy, các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả hơn so với các công ty tư nhân, mà nếu thất bại, tư nhân lại không thể tăng năng suất để cạnh tranh với các công ty quốc tế. Theo tiêu chuẩn đánh giá Hệ số đầu tư tăng trưởng (hệ số ICOR), doanh nghiệp nhà nước cần đầu vào gấp ba lần để sản xuất ra cùng một đơn vị sản phẩm so với khu vực tư nhân trong nước. Tuy nhiên, các ngân hàng lớn không cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân hiệu quả hơn vay. Thay vào đó, các chánh sách hướng họ đổ vốn vào các DNNN.
Cách sử dụng vốn này kiềm giữ năng suất thấp – và đi cùng là tiền lương – trong khi tăng lạm phát qua việc phát hành tiền quá mức mà không đồng thời cải tiến hiệu quả của nền kinh tế. Thu nhập bình quân của người lao động thiệt cả hai đầu. Lợi thế cạnh tranh duy nhất của họ là sức lao động rẽ hơn, họ không thể yêu cầu tăng lương. Và cũng bởi nguồn vốn đổ xòa lên một nền kinh tế không hiệu quả, lạm phát ăn khấu vào tiền lương vốn đã thấp của họ.
Đây có lẽ là vấn đề chính đối với hàng trăm ngàn công nhân lương thấp còng lưng làm việc mỗi sáng trong khu công nghiệp nằm rải rác ở khu vực đông nam thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Đối với họ, hành trình từ vùng sâu nghèo khó cũng có giá trị của nó một khi thu nhập được cải thiện, nhưng bây giờ cuộc sống trở nên quá đắt đỏ ở các vùng công nghiệp hóa. Vấn đề lớn ở Việt Nam không phải là thất nghiệp, mà là lạm phát.
Nếu Việt Nam loại bỏ được vấn nạn và TPP vượt qua các rào cản của lưỡng viện Quốc hội Mỹ – một chữ “nếu” lớn – thì khoản cược của quốc gia Đông Nam Á 95 triệu dân với thu nhập bình quân hàng năm khoảng $ 3,000 là hiệu quả kinh tế của chính mình.
Trở ngại phát triển lớn nhất của Việt Nam là cái bẫy thu nhập trung bình. Đất nước nầy đã thực hiện rất tốt việc thu hút đầu tư và phát triển nền kinh tế trong hai thập kỷ qua. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từng dao động quanh và trên 7 phần trăm mỗi năm, nhưng trong vài năm qua đã xuống còn khoảng 5 phần trăm. Lý do: sự tăng trưởng chậm về sản lượng bình quân đầu người.
Trong khi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tăng vọt trong những năm 1990, thì nay chiếm một phần nhỏ của sự phát triển – và còn giảm nữa. Hầu hết các trị số tăng hiện nay trong tổng sản phẩm quốc nội là dựa trên lao động (nhiều người làm việc hơn trong nhiều giờ hơn) và đầu tư nước ngoài (tiền nước ngoài đổ vào), chứ không phải làm tốt hơn với cùng một lượng công nhân và cùng một lượng vốn.
Mô hình tăng trưởng này không bền vững. Nó phụ thuộc vào lao động giá rẻ, mà người lao động khi rời khỏi ruộng vườn của họ ở các tỉnh nông thôn xa xôi phải thuê phòng ở và mua thực phẩm một khi họ sống ở các vùng đô thị. Nếu họ muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, thu nhập của họ phải tăng kịp đà lạm phát ở các nơi này.
Đương nhiên, các doanh nghiệp tư nhân hy vọng vào một làn gió hợp lý hơn trong một thế giới TPP. Điều ngạc nhiên là nhiều quan chức cũng phấn kích trước chiều hướng này của hiệp ước. Điệp khúc chung là mọi người ở Việt Nam biết rằng các DNNN trì níu nền kinh tế lại, nhưng ý chí chính trị để đoạn tuyệt chúng lại yếu, và với tất cả những lợi ích chính trị của đảng Việt Nam có thể đạt được – các vị trí êm ả cho những người ủng hộ, các cựu quan chức và gia đình họ – thì khó mà tập hợp được. TPP chỉ có thể là lực đẩy cho nhu cầu bơm thêm sức mạnh ý chí này vào quá trình cải cách.
Trong thực tế, đảng Việt Nam đã đánh cược cả tính hợp pháp của mình vào việc liên tục cải thiện điều kiện sống. Không ai đoái hoài nền kinh tế trì trệ và sự hao hụt đồng lương do lạm phát trong lo âu lớn hơn các tầng lớp chính trị ưu tú tại Hà Nội. Đó là vì sao TPP là ưu tiên kinh tế hàng đầu của đảng Viêt Nam, và cũng là vì sao các DNNN, với tất cả các ảnh hưởng của họ, sẽ không có khả năng ngăn cản thỏa thuận này.
Đối với các nước khác, có những cuộc cược đối sánh. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe muốn dang rộng tay cho nền kinh tế nhưng bị phản đối bởi một cuộc vận động hành lang mạnh mẽ về nông nghiệp, mà nông dân tương đối ít áp đặt cái giá phải trả lên người tiêu dùng bằng cách chống lại tự do hóa thương mại. Và chính sách dân tộc của Malaysia sẽ gặp khó nếu TPP ngăn chặn liên minh cầm quyền giao phó cho bộ sậu mình các hợp đồng chính phủ ưu đãi, và điều nẩy sẽ phải trả giá cho xã hội nói chung.
Nếu Tổng thống Obama trụ vụng trước các giới phản đối và chính quyền của ông đã thành công trong việc đàm phán một thỏa thuận rồi được Quốc hội Mỹ thông qua, ông cũng có thể thúc đẩy việc tăng thêm phúc lợi giúp người lao động Việt Nam được tăng lương, giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và giúp các nhà đầu tư Mỹ được hưởng lợi từ sự năng suất tăng ở một đất nước ngày càng nổi lên rõ hơn lên như một lựa chọn thay cho Trung Quốc.
Thomas Jandl là một nhà tư vấn khu vực Châu Á và chuyên gia về các lợi thế đầu tư của các tỉnh Việt Nam khác nhau. Ông là cựu trợ giản và cự nghiên cứu sinh nội trú tại American University ở Washington DC và là tác giả cuốn sách Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu: Sự năng động của hội nhập, phân cấp và các chính sách gây tranh cãi
http://www.borderlessnewsonline.com/obamas-asia-trade-deal-tpp-could-spur-a-more-efficient-vietnam/
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.