NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: Trung Quốc
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 12 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
26/11/2014 at 05:20 #4547NCQTKeymaster
Sau nhiều thập kỷ tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế từ G-20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) cho tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã bắt đầu mang dáng dấp của một một cường quốc xét lại, tìm cách thiết lập một trật tự thế giới mới.
Trung Quốc, quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu và dự trữ tài sản, đang sắp sửa vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay (tính theo ngang giá sức mua). Giờ đây, với sự lớn mạnh của mình, quốc gia này đang tái định hình hệ thống quản trị kinh tế thế giới. Trên thực tế, thời đại đi theo đối sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình đã qua từ lâu.
Sau nhiều thập kỷ tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế từ G-20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) cho tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã bắt đầu mang dáng dấp của một một cường quốc xét lại, tìm cách thiết lập một trật tự thế giới mới. Tháng trước, Trung Quốc cùng 20 quốc gia Châu Á khác đã ký biên bản ghi nhớ về việc thành lập một ngân hàng phát triển đa phương mới, với tên gọi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB). Được đề xuất bởi Trung Quốc, AIIB được đánh giá là định chế tài chính đầu tiên có khả năng thách thức Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Xét trên kía cạnh nào đó đây không phải là sự thay đổi mang đến nhiều bất ngờ, nếu nhìn vào vấn đề đang gây nhiều tranh cãi liên quan tới những điểm yếu cố hữu trong các tổ chức quốc tế hay các cơ chế quản trị hiện có – cụ thể là vai trò quá nhỏ bé của Trung Quốc trong đó. Quốc gia này chỉ chiếm 3,8% cổ phiếu có quyền biểu quyết của IMF và 5,5% của ADB, so sánh với 16,8% và 12,8% tương ứng của Mỹ hay 6,2% và 12,8% của Nhật Bản.
Hơn nữa, các nền kinh tế phát triển đều đã thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong các tổ chức này. Châu Âu nắm giữ IMF trong khi Mỹ kiểm soát WB kể từ khi thành lập sau Thế chiến thứ II. Tương tự, ADB được điều hành bởi các chủ tịch người Nhật kể từ khi ra đời năm 1966.
Trong khi đó, những nền kinh tế đang bùng nổ như Trung Quốc lại phải đối mặt với những rào cản lớn khi muốn gia tăng phần đóng góp tài chính – cũng như vị thế – của mình tại những tổ chức này. Chưa kể tới việc những cải cách, mặc dù được bàn thảo sâu rộng, vẫn mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào áp dụng. Đơn cử như chương trình cải cách về phần đóng góp và quản trị IMF, dù đã được lãnh đạo các nước G-20 kí kết năm 2010, đến nay vẫn chưa được thực thi.
Không hài lòng với vị thế hiện tại, Trung Quốc cuối cùng đã quyết định xúc tiến thành lập AIIB, trong đó nước này sẽ là cổ đông lớn nhất với cổ phần lên đến 50%. Với thủ đô đặt tại Bắc Kinh, chủ tịch đầu tiên của AIIB cũng sẽ là người Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ sử dụng tầm ảnh hướng lớn của mình trong AIIB để nâng cao vị thế trên trường quốc tế, đặc biệt bằng cách tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển. Ví dụ, nhiều nước đang phát triển ở Châu Á rất cần những khoản vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn.
AIIB không chỉ mang lại nguồn tài chính dồi dào hơn; mà cách làm việc của AIIB cũng có thể giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các quốc gia đang phát triển, với ít rào cản hành chính hơn và nhiều sự linh động hơn so với những tổ chức tương tự đã tồn tại từ lâu. AIIB có thể giúp nâng cao hiệu quả nguồn vốn phát triến song phương đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc, bởi một cấu trúc đa phương sẽ đảm bảo hoạt động quản trị tốt hơn và mang lại những tiêu chuẩn hoạt động cao hơn.
Một điều mà AIIB có thể sẽ không làm được đó là xây dựng một hệ thống quản trị kinh tế hoàn thiện tại Châu Á, đặc biệt là khi Nhật Bản, Úc, Indonesia và Hàn Quốc, những nước có GDP cộng lại xấp xỉ Trung Quốc, vẫn chưa tham gia. Việc thiếu vắng những nền kinh tế đối trọng, cũng như một ban lãnh đạo đa quốc gia sẽ là cơ hội để Trung Quốc, thông qua AIIB, áp đặt ý chí riêng của mình lên các thành viên khác hoặc những nước được hưởng lợi từ AIIB.
Ví dụ, như giả thuyết mà cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Shashi Tharoor đã đưa ra, đó là Trung Quốc có thể lợi dụng AIIB để hỗ trợ vốn xây dựng một con đường tơ lụa mới,tuyến đường xuyên biển và lục địa nối Đông Á với Châu Âu. Cho dù dự án này mang lại những lợi ích đáng kể cho khu vực, giúp kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy hội nhập và kết nối, thì nó vẫn nhằm phục vụ những ý đồ riêng của Trung Quốc, đó là mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế đồng thời thu hẹp chênh lệch giàu nghèo giữa hai miền đông và tây của đất nước. Ngoài ra nó còn làm trầm trọng thêm những căng thẳng địa chính trị và tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Xét rộng hơn, nhiều chuyên gia phát triển bày tỏ lo ngại rằng liệu AIIB có thể thực sự hoạt động theo những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý cũng như tính minh bạch hay không, có làm gia tăng các điều khoản bảo hộ hay không, có từ chối hợp tác với những chính phủ không đủ khả năng hay tham nhũng hay không, và có tuân thủ theo các thủ tục hiệu quả hay không. Họ cũng lo ngại rằng, với việc phân mảnh nguồn vốn đầu tư phát triển quốc tế, AIIB có thể tự làm giảm ảnh hưởng của chính mình.
Đáp lại các mối lo ngại trên, Trung Quốc đã cố gắng nhấn mạnh nhiều lần rằng mục đích của AIIB là để hỗ trợ và phối hợp, chứ không phải đối đầuvới các định chế tài chính khác. Sau lễ khai trương AIIB, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng AIIB “cần tuân thủ những luật lệ và thủ tục đa phương” và rằng AIIB cần học hỏi “những thực tiễn và kinh nghiệm bổ ích từ những tổ chức phát triển đa phương đang tồn tại”.
Tuy vậy, Trung Quốc phải hiện thực hoá những phát ngôn của mình với cam kết thiết thực nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong hoạt động quản trị AIIB. Cụ thể, nước này nên cân nhắc hạ thấp tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết, xây dựng mô hình chủ tịch luân phiên và kết nạp thêm các nền kinh tế phát triển ở Châu Á.
AIIB là một sáng kiến được chào đón. Tuy nhiên khi nhìn vào sự mất lòng tin sâu sắc của bên ngoài đối với Trung Quốc, cũng như vô số những xung đột nước này đang tham gia lẫn các vấn đề về nhân quyền và môi trường, chưa có gì đảm bảo cho sự thành công của AIIB. Chính Trung Quốc sẽ phải đưa ra những thỏa hiệp cần thiết để giúp AIIB đạt tới tiềm năng của mình.
Những động thái nhằm tác động tới hệ thống quản trị toàn cầu của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn mở màn. Hy vọng rằng quốc gia này sẽ khởi đầu bằng những bước đi đúng đắn.
Tác giả Lee Jong-Wha là Giáo sư Kinh tế và là Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á tại Đại học Hàn Quốc, giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế và Trưởng Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực tại Ngân hàng Phát triển Châu Á và là cố vấn cấp cao về các vấn đề kinh tế quốc tế cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Bài viết được đăng lần đầu trên trang Project Syndicate.
Người dịch: Duy Anh | Hiệu đính: Kim Minh
Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.