- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 2 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
09/11/2015 at 20:48 #11998TQNamModerator
Cuộc khủng hoảng quan hệ Mỹ-Trung nửa thế kỷ trước đây cung cấp góc nhìn về những căng thẳng ở Đông Nam Á gần đây giữa các siêu cường trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Obama-Tập sắp tới.
Lyle J. Goldstein
21 tháng 9 năm 2015Năm mươi năm trước đây, Hoa Kỳ xúc tiến một “trục châu Á” khác mặc dù một số người Mỹ có thể muốn quên nó đi. Một cuộc chiến đã lấy đi mạng sống của gần 60.000 thanh niên Mỹ, gây tàn phế và bị thương cho hơn 300.000 người khác, và cũng dẫn đến tử vong có lẽ tới 2-3 triệu người Việt ở cả hai phía của cuộc xung đột. Không nên biến bài nầy thành biên niên sử của một “cuộc chiến bị lãng quên”. 1965 là năm mà sự cam kết quân sự của Mỹ với cuộc chiến Việt Nam đã đưa từ 23.000 cố vấn lên 184.000 binh sỹ và số thương vong của Mỹ cũng được nhân với hệ số 20.
Trên thực tế, “cuộc chiến tranh dài nhất” của Mỹ (ít nhất là trước mớ bùng nhùng Afghanistan hiện nay) vẫn liên quan ít nhiều tới sự tái cân bằng của Mỹ hiện nay tại châu Á-Thái Bình Dương. Sự thất bại bi tráng trong chính sách quốc phòng của Mỹ là cuộc chiến Việt Nam cung cấp một số bài học nghiêm khắc về sự ngạo mạn quân sự, các mối nguy của hiểm họa lạm phát, chưa kể đến nguy cơ vướng vào các chính sách theo căn tính địa phương (“quốc gia chủ nghĩa”) ở phía bên kia của hành tinh Nhưng cũng có nhận thức quan trọng đối với một trong những tình thế khó xử quan trọng hàng đầu về an ninh quốc gia đương đại của dân tộc ta: Phài làm gì với Trung Quốc?
Bài viết riêng kỷ niệm “sự khởi đầu” của cuộc chiến Việt Nam trên diễn đàn ly kỳ này thậm chí không đề cập đến Trung Quốc một lần nào. Tuy nhiên, khi Tập Cận Bình và Barack Obama gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này họ có thể dành một chút thời gian để ngẫm nghĩ về sự kiện gần đúng năm mươi năm trước vào ngày 20 tháng chín năm 1965, một Mig Trung Quốc “phăng teo” một chiến đấu cơ Mỹ F-104 trên vùng trời đảo Hải Nam gần biển Đông. Năm thập kỷ qua kể từ sự cố nguy hiểm đó, có nhiều cuộc va chạm trên không tương tự khác có thể khơi mào một cuộc chiến Mỹ-Trung, đáng tiếc là các căng thẳng vẫn âm ỉ tại cùng khu vực.
Khía cạnh Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam không phải là một màn phụ (minor slideshow), mà thực sự tạo thành nhân tố cơ bản nằm bên dưới cuộc chiến. Mối đe dọa đáng ngại “Trung Cộng” (ChiCom – Chinese communist) dường như đã sẵn sàng quét qua toàn bộ Đông Nam Á. Đúng là Mao Trạch Đông chỉ trích Nikita Khrushchev thoái bộ trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và ở Washington ngưới ta xem các nhà lãnh đạo Trung Quốc là “bàn tay dơ bẩn” có thể xô ngã mọi quân cờ domino ở khu vực bất ổn này sau sự rút lui của các thế lực đế quốc. Cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc tháng Mười năm 1964 đổ thêm căng thẳng cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Trong khi câu chuyện về vai trò của Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam được học giả Trạch Cường (Qiang Zhai) khảo sát tỉ mỉ bằng tiếng Anh, điều thú vị là cuộc “khủng hoảng” Trung-Mỹ các năm 1964-1965 vẫn là một đề tài nghiên cứu dường như quan trọng trong giới chiến lược gia Trung Quốc, như gợi ý trong bài viết về “Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ sau ‘sự kiện Vịnh Bắc Bộ ” vừa được công bố trong số tháng 6 năm 2015 của tạp chí của ĐCSTQ [1.中共党史研究 – Trung Cộng Đảng sử nghiên cứu]. Luận điểm có phần bất ổn của tiểu luận đó là “Trung Quốc chiếm ưu thế trên đấu trường ngoại giao” [2. 中国在这场外交博弈中胜出 – Trung Quốc tại giá trường ngoại giao bác dịch trung thắng xuất] sau khi Trung Quốc chuyển từ lập trường “hòa hoãn” [3. 缓和] sang một một lập trường mới trở nên “ngoan cường” [4. 强硬 – cường ngạnh]. Bài viết trong mục Mắt Rồng (Dragon Eye) tóm tắt luận văn nêu trên để đạt một cái nhìn sâu sắc về tư duy của Trung Quốc hiện nay về quản lý cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung, cũng như để nhấn mạnh rằng các căng thẳng Mỹ-Trung ở Đông Nam Á hầu như không phải là một hiện tượng mới.
Đánh giá về Trung Quốc này lưu ý thích đáng rằng trọng tâm của Mỹ đối với Đông Nam Á có trước cuộc khủng hoảng này bằng ít nhất một thập kỷ khi các nhà ngoại giao Mỹ đã giúp thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) vào mùa thu năm 1954 “nhằm ngăn chặn ‘sự xâm lược củaTrung Quốc ‘gây hấn'” với mục đích phòng vệ chống một ‘sự xâm lược’ của Trung Quốc [5. 以防止来自中国的‘侵略 – dĩ phòng chỉ lai tự Trung Quốc đích xâm lược]. Giới lãnh đạo Mỹ vào đầu thập kỷ 1960 được cho là đã tin rằng Trung Quốc là “kẻ thù nguy hiểm nhất”, và dẫn trực tiếp một nguồn tin của Mỹ cho thấy rằng tình báo Mỹ nắm được vào năm 1960 là “Nguyên tắc cơ bản nhất của chính sách đối ngoại của Trung Quốc là xây dựng bá quyền của Trung Quốc ở Viễn Đông”. Có thể đoán trước trong bối cảnh Trung Quốc, sự kiện Vịnh bắc bộ tháng 8 năm 1964 không được miêu tả một cách bóng bẩy: “Hoa Kỳ cuối cùng cũng tìm ra một cái cớ để tấn công Bắc Việt [6. 美国终于找到了进攻北越的借口 – Mỹ Quốc chung vu trảo đáo liểu tiến công Bắc Việt hoạt đích tá khẩu]
Bài phân tích tiếng Hoa này thấy cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, cả Trung Quốc và Mỹ đều được cho là giữ các lập trường cứng rắn. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc được cho là khởi động ba căn cứ không quân mới gần biên giới Việt Nam và triển khai vài trăm ngàn binh sĩ tới các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Trong khi đó, Washington được cho là tuân theo “lý thuyết ngăn chặn” [7. 遏制理论 – Át chế luận] của George Kennan, theo đó Trung Quốc được coi là quyết tâm tận dụng lợi thế của bất kỳ yếu kém có của Mỹ để “mở rộng quyền lực của mình ở Việt Nam.”
Tác giả cho thấy giai đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng tiếp theo đó Bắc Kinh đã cố gắng kéo giảm căng thẳng Mỹ-Trung trong bối cảnh Việt Nam. Ông cho là các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn giữ cuộc chiến tranh có giới hạn, vì vậy mà nó đã không trở thành một cuộc xung đột khu vực rộng lớn tương tự cuộc chiến Triều Tiên. Lời tuyên bố Mùa thu năm 1964 của Mao rằng không phải Mỹ, cũng không phải Trung Quốc “muốn đánh nhau…” được coi là bằng chứng của cách tiếp cận này. Khi đánh giá các lượng định giải mật của CIA, tác giả Trung Quốc này tiếp đó cho rằng Washington cảm nhận được sự yếu kém trong cách tiếp cận của Trung Quốc: “… Đương đầu với sự răn đe quân sự ghê gớm của Mỹ, Trung Quốc thiếu cả sức mạnh lẫn ý muốn đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột” [8. “… 面对美国强大的军事威慑,中国‘没有能力’ 也 ‘不愿’与美国发生正面冲突 – diện đối Mỹ quốc cường đại đích quân sự uy nhiếp, Trung Quốc một hữu năng lực dã bất nguyện].
Rõ ràng là ngạc nhiên trước cường độ leo thang của Mỹ tại Việt Nam trong năm 1965, theo các phân tích tiếng Hoa nầy, Bắc Kinh bắt đầu chỉnh đổi cách tiếp cận của mình để đáp ứng các thách thức chiến lược của Mỹ với quyết tâm của mình. Trong giai đoạn này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phát thảo “Trung Quốc đã sẵn sàng công tác chuẩn bị” [9. 中国已经作了准备 – Trung Quốc dĩ kính tác liểu chuẩn bị] cho một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung. Thực vậy, Mao cho phép máy bay đánh chặn Trung Quốc bắn hạ máy bay Mỹ trên không phận Trung Quốc: “máy bay Mỹ xâm phạm không phận đảo Hải Nam thì phải bằn rơi…” [10. 美机入侵海南岛,因该打… – Mỹ cơ nhập xâm Hải Nam đảo nhân cai đả…]. Cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ hai của Trung Quốc diễn ra vào giữa tháng năm 1965. Hơn thế, nhân viên quân sự Trung Quốc ở Bắc Việt Nam bắt đầu tăng và cuối cùng đạt con số 170.000 lính PLA. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tuyên bố họ xem xét một “cuộc chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi” [11. 与美国的战争不可避免 – dự Mỹ quốc đích chiến tranh bất khả tị miễn]. Theo kịch bản cuộc khủng hoảng nầy, Bắc Kinh có thể có chút tự hào sau khi cuộc khủng hoảng đã qua đi nó đã ngăn chặn trên thực tế một “cuộc xung đột kiểu chiến tranh Triều Tiên” bởi đã ngăn chặn Washington mở rộng chiến tranh trên bộ “ra Bắc Việt Nam và Trung Quốc. ”
Các luận bàn về lịch sử ở trên không thực sự có ý định có sự soi rọi mới về tập hợp phức tạp của các sự kiện này. Các sự kiện khá nổi tiếng đối với các chuyên gia ở cả hai phía với sự dị biệt rõ ràng khác nhau trong cách diễn giải của Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, bài viết tiếng Hoa này cho thấy một số động lực nhất định của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Á đang kéo dài. Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, lợi ích của hai nước được giảm xuống đến trò chơi tổng bằng không (zero-sum game) và các hậu quả của xung đột là tàn phá cả hai nước, cuộc thi nhanh chóng xỉ một trò chơi “thách đố” (game of Chicken) nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, như được biết, các giải pháp ‘hợp lý’ lại vờ bất hợp lý bằng cách loại bỏ bánh lái và thấy rõ là ném nó ra ngoài cửa. Trở lại năm 1965, Trung Quốc có Mao Trạch Đông khoa trương giúp bù đắp cho lượng quyền lực cứng ít ỏi của mình. Như trường hợp lịch sử này dường như cho thấy, ông ta khá chuyên nghiệp tại các trò chơi thách đố nói trên.
Ngày nay, sự cân bằng tương đối các khả năng quân sự ở Đông Nam Á thay đổi đáng kể. Các chiến lược gia Mỹ và Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục kế hoạch trò chơi thách đố phức tạp hơn trong các hoàn cảnh mới. Bài viết tiếng Hoa tóm tắt bên trên dường như có ý đề nghị giới tinh hoa làm chính sách đối ngoại Trung Quốc rằng Bắc Kinh phải chấp nhận các quan điểm cứng rắng và không nhượng bộ hơn là tỏ ra mềm yếu bằng cách tìm kiếm sự thỏa hiệp. Các lập luận đáng chú ý tương tự cũng ngày càng phổ biến hơn trong các buổi thuyết trình của người Mỹ về chiến lược châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, lợi ích quốc gia của cả hai Mỹ và Trung Quốc sẽ có lợi hơn nếu các nhà ngoại giao và các nhà lãnh đạo quốc gia gặp nhau tại Washington vào cuối tháng này tại hội nghị thượng đỉnh siêu cường cuối cùng có thể ngăn chặn hành vi trang giành quyền lực và nghiêm túc trong việc tìm kiếm các giải pháp thương lượng với các vấn đề khó khăn trong tranh chấp.
Lyle J. Goldstein là giáo sư cộng tác tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI) thuộc Học viện hải chiến ở Newport, RI. Các quan điểm trong phân tích này là của tác giả và không đại diện cho đánh giá chính thức của Hải quân Hoa Kỳ hoặc bất kỳ của nào khác cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.