NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 6 years ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
18/11/2018 at 08:48 #27772NCQTKeymaster
Trung Quốc đã giết hàng trăn ngàn tù nhân lương tâm và bán nội tạng của họ
Tác giả: Minttu Mikkonen (HS) | Biên dịch: Việt Xuân
Trung Quốc phủ nhận lấy nội tạng của tù nhân lương tâm. Họ cho biết đã lấy nội tạng của những người bị tử hình, cho đến năm 2015.
Một Tòa án độc lập ở Anh sẽ điều tra trong vài tháng tới liệu Trung Quốc có giết hại các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng dùng cho việc cấy ghép hay không. Một số báo cáo gần đây đã nói về việc cấy ghép nội tạng.
Tòa án được dẫn đầu bởi Giáo sư Geoffrey Nice, người đã dẫn đầu phiên tòa buộc tội cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milošević tại tòa án của Liên Hiệp Quốc về tội ác diệt chủng của ông ta tại Nam Tư. Tòa sẽ nghe 30 nhân chứng trong tháng Mười Hai và sẽ đưa ra phán quyết vào đầu năm tới.
Việc thành lập một tòa án là một bước ngoặt lớn, vì lần đầu tiên một phiên tòa không thiên vị sẽ kiểm tra xem liệu việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc có liên quan đến hoạt động tội phạm được nhà nước hỗ trợ hay không.
Những nghi ngờ liên quan đến việc ghép nội tạng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2006. Ban đầu, những tin đồn đã được nghe, nhưng trong những năm gần đây, phần lớn cộng đồng y tế tin rằng việc ghép nội tạng đã thực sự xảy ra.
Các nhà hoạt động và các tổ chức quốc tế điều tra việc ghép nội tạng nói rằng Trung Quốc đã lấy các bộ phận nội tạng của hàng trăm nghìn ngàn tù nhân lương tâm mà không được sự đồng ý. Hầu hết các nội tạng đã được lấy từ các thành viên của Phong trào Pháp Luân Công và, hơn nữa, từ những người Uighur, những Phật tử Tây Tạng, và các Kitô hữu từ các nhà thờ không chính thức.
Nghị viện châu Âu và Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra những thông tin đáng tin cậy trong các tuyên bố của họ và đã yêu cầu được giải thích từ phía Trung Quốc. Ngoài ra, vào năm 2015 Ủy ban chống tra tấn của Liên hợp quốc cũng đòi hỏi có nghiên cứu độc lập từ Trung Quốc.
Trung Quốc bác bỏ việc lấy nội tạng từ tù nhân của các cuộc biểu tình. Trung Quốc chỉ thừa nhận rằng họ đã nhận được nội tạng của những tội phạm bị tử hình, nhưng nói rằng việc đó đã kết thúc vào năm 2015.
Năm 2016, một báo cáo nghiên cứu với 680 trang đã được xuất bản bởi cựu trợ lý ngoại trưởng Canada, David Kilgour, luật sư nhân quyền Canada, David Matas, và nhà báo điều tra người Anh, Ethan Gutmann.
Gutmann đã có buổi trình bày tại Helsinki vào thứ hai vừa rồi trong một sự kiện của tiểu ban thuộc Nghị viện Phần Lan, được tổ chức bởi các nhà hoạt động Phần Lan và được hỗ trợ bởi Mạng lưới Nhân quyền của Nghị viện. Dựa trên các phỏng vấn và khảo sát thực địa trong bảy năm Gutmann đã cho ra đời cuốn sách The Slaughter (Việc giết mổ).
Theo thông tin Gutmann, Kilgour và Matas thu thập được, các bệnh viện Trung Quốc thực hiện 60,000-100,000 ca ghép tạng hàng năm. Số lượng cơ quan được cấp ghép lớn đến mức không giải thích được bởi các vụ hành quyết đã giảm đáng kể trong thế kỷ 21, và việc hiến tặng nội tạng tự nguyện, được thực hiện theo thống kê chính thức, rất ít.
Trung Quốc chính thức cho biết chỉ thực hiện 10.000 ca cấy ghép mỗi năm. Chỉ có một bệnh viện lớn có trong tư liệu của Gutmann thực hiện 5.000 ca ghép mỗi năm.
Theo Gutmann, việc buôn bán nội tạng bắt đầu vào những năm 1980 như một việc phụ của các vụ xử tử tù nhân. Người ta không giết người vì việc cấy ghép, nhưng nội tạng được lấy từ các thi thể đã bị xử tử.
Theo các công bố y tế quốc tế, số ca cấy ghép bắt đầu tăng một cách nhanh chóng vào đầu những năm 2000. Sự tăng tốc này xảy ra ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu bức hại và bắt các tín đồ Pháp Luân Công vào năm 1999.
Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp giống như một tôn giáo và kết hợp thiền với việc học các bài giảng của người sáng lập ra nó. Phong trào này phát triển nhanh chóng trong những năm 1990, và đến cuối thập niên này, các học viên của nó đã lên đến 70 triệu người theo Trung Quốc.
Trong những tháng gần đây, cộng đồng quốc tế đã tập trung sự chú ý đến người Uighur, người thiểu số Hồi giáo lớn nhất ở Trung Quốc. Có khoảng 11 triệu người Uighur sống ở vùng Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc.
Theo Liên Hợp Quốc, trong vài năm qua, Trung Quốc đã đưa khoảng một triệu người Uighur vào các “trại huấn luyện”. Trung Quốc không chính thức công nhận sự tồn tại của các trại.
Ở Tân Cương, Đảng Cộng sản giám sát mọi thứ với sự trợ giúp của tất cả các phương tiện công nghệ hiện đại. DNA và các mẫu âm thanh, quét mắt và dấu vân tay đã được thu thập từ con người để đảm bảo kiểm soát quyền lực tuyệt đối.
Theo Gutmann, một năm rưỡi qua người ta đã lấy các mẫu máu và DNA từ các trại tập trung của người Uighur ở Tân Cương, bởi vì thông tin được đưa tới các nơi đăng ký cấy ghép nội tạng . Khi một bệnh viện gần một trại có một bệnh nhân cần cấy ghép, một người hiến tạng thích hợp được tìm kiếm từ sổ đăng ký.
Theo Gutmann các bộ phận hiến tặng được đưa từ trại cải tạo đến bệnh viện, họ bị giết và nội tạng của họ được chuyển sang cho bệnh nhân. Phần lớn các bộ phận được cấy ghép cho người Trung Quốc, nhưng nhiều người nước ngoài cũng đã đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí cấy ghép Mỹ năm 2016, hai phần ba số ca cấy ghép được ghi nhận trên thế giới đã được thực hiện tại Trung Quốc, theo lời bác sĩ Marja Heinonen-Guzejev tại buổi thuyết trình được nói đến ở trên tại một tiểu ban của Nghị viện.
Các bệnh viện Trung Quốc đã quảng cáo dịch vụ ghép nội tạng của họ một cách công khai trên các trang web tiếng Anh. Họ hứa các nội tạng sẽ được chuyển giao với một thời gian biểu nhanh, và điều này đã làm dấy lên nghi ngờ về nguồn gốc của nội tạng.
Hãng truyền thông BBC của Vương quốc Anh đã giới thiệu một chương trình vào tháng 10, theo đó bệnh viện Trung Quốc hứa sẽ cung cấp nội tạng cấy ghép chỉ trong vài giờ.
Ở những nước có hệ thống cấy ghép chính thức dựa trên sự đóng góp tự nguyện, các cơ quan cấy ghép thường phải chờ hàng tháng.
Đài Loan, Israel, Tây Ban Nha, Ý và Na Uy, trong những năm gần đây, đã ban hành luật cấm việc cấy ghép lấy nội tạng từ công dân Trung Quốc.
Theo Heikki Mäkisalo, khoa cấy ghép và phẫu thuật gan của bệnh viện Helsinki và Uusimaa (HUS), không có ca cấy ghép nào lấy nội tạng từ Trung Quốc được thực hiện ở Phần Lan. Mäkisalo cũng đã nói về vấn đề này vào hôm thứ Hai.
Gutmann nêu lên tại buổi thuyết trình về sự hợp tác của Bệnh viện Nam Karelia với Bệnh viện tỉnh Tứ Xuyên tại. Bản ghi nhớ về việc thành lập một trung tâm nghiên cứu ở Tứ Xuyên đã được ký kết vào hồi tháng Giêng.
Hợp tác giữa Phần Lan và Trung Quốc tập trung vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo và sử dụng máy cho mục đích chăm sóc sức khỏe. Gutmann đề nghị Phần Lan gây ảnh hưởng với Trung Quốc về việc sử dụng công nghệ cao vào đâu.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.