- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 2 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
14/11/2015 at 21:31 #12120TQNamModerator
Gordon G. Chang
10.29.15
Bắc Kinh và Seoul đang mưu tìm các lợi ích chung. Song liệu có đủ để ổn định bán đảo nầy nếu Trung Quốc hướng đến Bình Nhưỡng?
Đầu tuần trước, Seoul đi một bước ngoại giao mới với Trung Quốc để khuyến khích Bắc Kinh đóng một “vai trò có tính xây dựng” trong việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Ở mức tối ưu, điều này đánh dấu một kỷ nguyên mới sự hợp tác giữa Seoul và Bắc Kinh, song le, nó cũng có thể là một phần của một quá trình dẫn đến việc thực dân hóa Bắc Triều Tiên.
Động thái này tiếp sau chuyến đi nhiều tranh cãi của Tổng thống Park Geun-hye đến thủ đô Trung Quốc hồi đầu tháng Chín để dự khán cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II. Lo Hàn Quốc tự biến mình thành vệ tinh của Trung Quốc, Washington cố gắng ngăn cản bà tham dự sự kiện này.
Thiếu các phương cách đặc biệt, Hoa Kỳ có thể chẳng làm được gì mấy trước thái độ thấy rõ ngày càng ngã sang Trung Quốc của bà Park. Nhiệm vụ của bà là mưu tìm sự thống nhất an bình cho hai nước Triều Tiên, cái gọi là Sáng kiến Dresden công bố vào tháng Ba năm ngoái của bà, và bà chuyển sang tranh thủ người Trung Quốc bằng cách lôi kéo họ hợp tác, tìm cách ràng buộc họ trong mọi cơ hội.
Những nỗ lực của bà Park tranh thủ Trung Quốc trông giống như họ vào tận quyết đấu. Seoul, không chứ phải Bình Nhưỡng, là người bạn của Bắc Kinh trên bán đảo Triều Tiên ngày nay. Điều đó nói lên rằng Tập Cận Bình đến Seoul hồi tháng Bảy năm 2014, lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của nước Cộng hòa nhân dân đến thăm miền Nam trước khi đến miền Bắc. Và trên thực tế, ông chưa thăm Bình Nhưỡng, thủ đô của đồng minh quân sự chính thức duy nhất, trên cương vị là chủ tịch Trung Quốc.
Bất chấp mọi nụ cười, mối quan ngại ở Seoul là Trung Quốc sẽ làm hỏng nhãn quan của bà Park về một quốc gia Triều Tiên thống nhất cách gửi quân đội của miền Nam và một trong hai để lại đằng sau một chế độ bù nhìn hay thậm chí thuộc địa hóa Bắc Triều Tiên.
Người Hàn biết điều nầy tựa như sự thuộc địa hóa. Đầu tiên Nhật Bản xâm chiếm và sau đó xóa sổ quốc gia của họ khi biến thành nước bị bảo hộ vào năm 1905 rồi chính thức sáp nhập năm năm sau đó. Quân Đồng minh tống khứ Nhật Bản khỏi Triều Tiên nhưng tạm chia đôi bán đảo vào cuối Thế chiến II. Phần bán đảo thành một nhà nước do Liên Xô chế ngự nay là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và phần do người Mỹ ủng hộ thành Đại Hàn Dân Quốc, được củng cố thành hệ thống hai quốc gia như hiện tồn.
Từng nhà lãnh đạo Hàn Quốc thúc đẩy việc thống nhất đất nước, nhưng bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990 sự cam kết trở thành rỗng tuếch. Dân chúng miền Nam, dè chừng sự hợp nhất khó khăn của Đông và Tây Đức, chùn chân trước cái giá tiếp nhận người anh em khốn cùng của mình bên kia Khu phi quân sự. Bà Park, trong niềm tin của mình, nghiêm túc trong việc đưa đất nước mình về lại bên nhau.
Tuy nhiên, có hai trở ngại trên con đường của bà. Trước hết, Kim Jong Un, người trị vì ở Bình Nhưỡng, cho rằng ông là người cai trị chính đáng toàn cõi Triều Tiên. Tuy nhiên, vị thế của ông ta chẳng đáng giá bao nhiêu: đặc biệt là khi đánh giá qua quá trình chuyển đổi lãnh đạo hỗn loạn và đẫm máu từ người cha của ông, sự sụp đổ của CHDCND Triều Tiên, như ông Kim gọi cái quốc gia khốn khó của mình, có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Trở ngại thứ hai là nước CHND Trung Hoa. Trong nhiều thế kỷ, người Trung Quốc đã xem người Hàn là đám lệ thuộc, và họ cai trị phần phía bắc bán đảo, hay trực tiếp là một phần của Trung Quốc, hoặc là thông qua quan hệ triều cống. Biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên dịch chuyển hàng trăm dặm ở cả hai hướng qua thời gian, và cả đôi bên Trung và Triều biết nó lại có thể dịch chuyển.
Người Trung Quốc, ít ra về công khai, tỏ ra họ không còn quan tâm trong việc chinh phục bán đảo Triều Tiên và sẵn sàng để cho các sự kiện diễn ra như nó là. Tháng 2 năm 2010, Chun Yung-woo, khi ông là Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, đảm bảo với Kathleen Stephens, sau đó là đại sứ của Washington tại Hàn Quốc, rằng Trung Quốc “sẽ không băn khoăn với một Triều Tiên thống nhất do Seoul kiểm soát của và giữ Hoa Kỳ trong một ‘khối đồng minh ôn hòa’ “.
“Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng Trung Quốc lo sợ sự thống nhất Triều Tiên vì nó lập nên một chế độ thân Mỹ đe dọa biên giới của họ,” Charles Burton thuộc Đại học Brock nói với The Daily Beast. “Ngày nay, tư duy học thuyết mới là một Triều Tiên thống nhất sẽ tách Hàn Quốc ra xa Hoa Kỳ và sang một liên minh gần gũi hơn với Trung Quốc bời cả hai sẽ cộng tác để phát triển tiềm năng kinh tế to lớn của Bắc Triều Tiên.”
Burton, ông nghiên cứu chính sách của Trung Quốc về Hàn Quốc, tin rằng, ngày cả khi nhà nước gia đình trị họ Kim (Kimist) sụp đổ, Seoul và Bắc Kinh thực tế có thể “cộng tác chặt chẽ để thiết lập một chính phủ quân sự” ở phần phía bắc bán đảo rồi sau đó hỗ trợ về tài chính. Từ quan điểm của Hàn Quốc, sự việc có diễn ra, thì chỉ là một biện pháp tạm thời. Cuối cùng, Seoul muốn thực hiện chủ quyền trên toàn cõi Triều Tiên.
Nhiều người giả định Bắc Kinh, như là điều kiện cho việc chấp nhận một Triều Tiên thống nhất, sẽ yêu cầu lực lượng Mỹ ở lại phía nam cái hiện gọi là Khu phi quân sự. Rất có thể, cái giá để Trung Quốc chấp nhận việc thống nhất sẽ cao hơn: Hàn Quốc phá vỡ liên minh hiệp ước với Mỹ và đề ra một lịch trình rút 28.500 nhân viên quân sự Mỹ khỏi bán đảo.
Nhưng Trung Quốc là Trung Quốc, họ sẽ muốn nhiều hơn. Bởi một lẽ, như Bruce Bechtol, tác giả cuốn Bắc Triều Tiên và an ninh khu vực trong thời đại Kim Jong-un, chỉ ra, Bắc Kinh sẽ tìm cách giữ lại các lợi ích kinh tế thuận lợi của mình ở Bắc Triều Tiên, chẳng hạn như quyền lợi về khoáng sản, hải cảng, tiếp cận các khu mậu dịch tự do, và những cái khác tương tự.
David Maxwell thuộc Đại học Georgetown lưu ý, các doanh nghiệp Trung Quốc đạt được các hợp đồng thuê tài nguyên thiên nhiên của miền Bắc 50 và 100 năm. Và quan sát viên Bình Nhưỡng hàng đầu Bechtol, trong một email gửi The Daily Beast, cho biết ông nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ cố gắng làm cho Seoul chấp nhận một vùng đệm trên lãnh thổ Hàn Quốc dọc theo biên giới 866 dặm với Trung Quốc, ở đó quân đội Trung Quốc được tự do đi lại, còn người Hàn thì không.
Nếu Bắc Kinh đạt được mọi điều mình muốn, rồi thì, như nhà phân tích tại Singapore Eric Teo Chu Cheow lưu ý trong tạp chí Korean Journal of Defense Analysis, “Vậy thì, lịch sử có lẽ đi trọn một vòng tuần hoàn sau 320 năm, khi người Trung Quốc có một vị thế ưu trội trên bán đảo Triều Tiên.”
Song, ngay cả khi Trung Quốc đạt được mọi điều này, bất kỳ thỏa thuận nào bà Park đạt được với Bắc Kinh có thể không thực hiện được vào khi có khủng hoảng. Như phân tích về quân sự Hàn Quốc nổi tiếng Robert Collins nói với The Daily Beast, “Trung Quốc nghiêng về tiên thủ hạ vi cường.”
Trong khủng hoảng, các tướng lĩnh Quân đội Giải phóng Nhân dân ngày càng nhiều quyền lực về chính trị có thể ép buộc Tập Cận Bình phê duyệt việc tiến quân vào Bắc Triều Tiên và ở lại đó vĩnh viễn, bấp chấp ông thỏa thuận gì với bà Park. Sau rốt, có một điều cấp bách là Bắc Kinh muốn hành động trên trước khi cả Hàn Quốc hay Mỹ ra tay: Trung Quốc muốn kiểm soát ngay lập tức kho vũ khí hủy diệt hàng loạt ngày càng lớn của miền Bắc, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và vật liệu phân hạch phóng xạ. Và, như Maxwell nói rõ, Bắc Kinh cần tìm và xóa “bằng chứng đồng lõa của mì nh” trong chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Người Trung Quốc lên kế hoạch can thiệp vào Bắc Triều Tiên trong một thời gian dài. Richard Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế chỉ ra rằng, quân đội Trung Quốc đã được hiện đại hóa dọc theo hai trục chính, một trong đó là tuyến đường giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. “Nếu hôm nay là Quân khu Thẩm Dương thì ngày mai Bắc Triều Tiên có hệ thống đội quân cơ giới hóa hiện đại nhất và có thể huy động lực lượng không quân và tên lửa khổng lồ”, Fisher nhấn mạnh. “Có khả năng là Trung Quốc còn sẵn sàng hơn cả Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến Triều Tiên sắp tới.”
Trong quá khứ, các quan chức dân sự và quân sự Trung Quốc không sẵn lòng nói chuyện với người ngoài về sự can thiệp quân sự. Điều đó đã thay đổi, và vài năm trở lại các sĩ quan quân đội đã bắt đầu đề ra kế hoạch tiến vào miền Bắc khi có khủng hoảng. Glyn Davies, về sau là trưởng phái viên hạt nhân của Mỹ, vào tháng Năm 2014 công khai nói rằng Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về “mọi loại tình huống bất ngờ” liên quan đến bán đảo. Sự tiết lộ chưa từng có của Davies khi trả lời câu hỏi của phóng viên về tuyên bố của hảng tin Kyodo News là họ có được một bản sao một kế hoạch dự phòng của Trung Quốc về sự sụp đổ của chế độ của ông Kim.
Các tướng lĩnh của Kim Jong Un rõ ràng nghĩ rằng Trung Quốc có thể quay lưng với họ. Năm ngoái Quân đội nhân dân Triều Tiên theo báo cáo đã chuyển 80 xe tăng Quân đoàn 12 mới được thành lập đóng quân tại tỉnh Ryanggang gần với Trung Quốc, và có kế hoạch gửi thêm 80 xe bọc thép. Quân đoàn được thành lập để phòng vệ trước một cuộc xâm lược của Trung Quốc, và sự điều động xe tăng nầy được cho là cuộc triển khai đơn vị thiết giáp hạng nặng đầu tiên đến khu vực này.
Và người Bắc Triều Tiên có thể đúng khi lo lắng về đồng minh duy nhất của họ, Trung Quốc. Hồi tháng Tám, Quân đội Giải phóng Nhân dân tập trung đông đảo xe cơ giới hạng nặng – pháo tự hành – đến biên giới Bắc Triều Tiên tại Diên Cát thuộc tỉnh Cát Lâm.
Tất cả những điều này có nghĩa là bà Park, trước một cuộc khủng hoảng, có thể phải nhanh chóng phái lực lượng của mình ra bắc nếu bà muốn tránh việc người Trung Quốc chiếm Bắc Triều Tiên và do đó làm thất bại mục tiêu của của nhân dân bà, sau hơn một thế kỷ, một Hàn Quốc độc lập.
———
Gordon G. Chang là tác giả các cuốn sách The Coming Collapse of China và Nuclear Showdown: North Korea Takes On the World. Ông còn viết bài trên The New York times và The wall Street Journal cùng nhiếu tờ báo, tạp chí khác. Ông là bình luận viên của Forbes.com
Nguồn: http://www.thedailybeast.com/articles/2015/10/29/will-china-colonize-north-korea.html
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.