Tương lai của các Viện Khổng Tử Trung Quốc

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4499
      TQNam
      Moderator

      Tương lai của các Viện Khổng Tử Trung Quốc

      Khi các trường đại học phương Tây đang rút chân, thì tương lai của quyền lực mềm đang lên của Trung Quốc có thể có trong thế giới đang phát triển.

      Shannon Tiezzi – 30 tháng 9 2014

      Một lần nữa, các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở Mỹ đang bị búa rìu. Trong một tuyên bố vào ngày 25 tháng 9, Đại học Chicago cho biết họ đã quyết định “đình chỉ các cuộc đàm phán gia hạn hợp đồng lần thứ hai về Viện Khổng Tử tại Đại học Chicago”.

      Viện Khổng Tử (CI) gần đây bị giám sát chặt chẽ, nhiều học giả cho rằng các viện nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ bị hạn chế tự do học thuật tại các trường đại học tiếp nhận tài trợ. Trong tháng Bảy, Hiệp hội Giáo sư các Trường Đại học Mỹ (AAUP) công bố một báo cáo gây choáng váng về mô hình Viện Khổng Tử như một đối tác “đã hy sinh sự toàn vẹn của trường đại học (tiếp nhận tài trợ) và đội ngũ giảng viên của mình.” AAUP đề nghị đóng cửa các Viện Khổng Tử ở Mỹ, trừ khi chúng có thể đáp ứng một số tiêu chuẩn tự do học thuật và sự minh bạch.

      Đại học Chicago cũng thấy rõ ràng sự phản ứng dữ dội chống lại CI của mình. Hồi tháng Tư, hơn 100 giáo sư Đại học Chicago đã ký một bản kiến nghị kêu gọi các trường đóng cửa Viện Khổng Tử của họ. Các kiến nghị bày tỏ quan ngại việc chính phủ Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên chương trình giảng dạy tại Đại học Chicago.

      Các trường đại học đã không đề cập đến những mối quan tâm trong tuyên bố của mình vào ngày 25 tháng 9, mà thay vào đó đưa ra phán định của mình về “ý kiến đã công bố trước đây về ĐH Chicago trong một bài báo về tổng giám đốc văn phòng Hanban(*)”. Báo The Wall Street Journal lưu ý rằng nhật báo Chinese Jiefang Daily ra gần đây viết chi tiết về các thỏa thuận của Tổng giám đốc Xu Lin văn phòng Hanban với trường Đại học Chicago. Theo bài báo, các quản trị viên Đại học Chicago đã trở nên “lo lắng” khi nghĩ đến việc đóng cửa các Viện Khổng Tử và an ủi bà Xu rằng họ muốn Viện vẫn hoạt động. Mánh PR xấu nầy có thể là giọt nước cuối cùng đối với Đại học Chicago.

      Tuy nhiên, ngay cả khi Đại học Chicago đoạn tuyệt với CI, các lễ kỷ niệm đã diễn ra trên toàn thế giới đánh dấu kỷ niệm 10 năm chương trình CI. Kể từ khi Viện Khổng Tử đầu tiên được mở tại Seoul vào năm 2004, Trung Quốc đã thành lập 465 viện ở 123 quốc gia. Trong một lá thư vinh danh cái gọi là “Ngày Viện Khổng Tử”, TBT Trung Quốc Tập Cận Bình gọi Viện Khổng Tử, “một biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng của Trung Quốc đối với hòa bình thế giới và hợp tác quốc tế [nhờ đó] liên kết người dân Trung Quốc và nhân dân các nước khác”. Ông ta tán dương chương trình CI rằng chương trình “đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết … và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước khác”.

      Các Viện Khổng Tử thường được hiểu như một sự mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc, một nỗ lực để tăng số lượng thanh niên nghiên cứu (và thật lý tưởng để ngưỡng mộ) văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa. Các tranh cãi về Viện Khổng Tử là một đòn giáng mạnh vào sáng kiến này tại Hoa Kỳ (và Canada). Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng phương Tây không phải là đối tượng tiếp nhận duy nhất để mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc. Trên thực tế, theo thời gian, những thành công quan trọng nhất của các Viện có thể không chỉ ở phương Tây mà còn ở các nước đang phát triển.

      Hiện giờ, chương trình CI hướng mạnh về phương Tây. Trong số 465 viện, 97 viện được đặt tại Hoa Kỳ, hơn 95 viện đang hoạt động khắp khu vực châu Á. 149 Viện Khổng Tử khác ở châu Âu. Số còn lại đa số là ở các trường đại học ở các nước đã phát triển. Tuy sự phản ứng mạnh ở phương Tây đang tăng, số lượng các Viện Khổng Tử có thể vẫn ổn định ở châu lục nầy thì Viện vẫn còn tiềm năng phát triển mạnh ở các khu vực khác trên thế giới.

      Châu Phi là một ví dụ. Theo một cuộc khảo sát năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew(**), trong sáu nước châu Phi được khảo sát (Uganda, Kenya, Ghana, Senegal, Nigeria và Nam Phi), đa số người được hỏi ở năm nước có một cái nhìn tích cực về Trung Quốc (tại Nam Phi, 48 phần trăm đã có cái nhìn thuận lợi cho Trung Quốc). Với những ấn tượng tích cực cho Trung Quốc, các nước châu Phi có thể cung cấp vùng đất màu mỡ cho sức mạnh mềm của Viện Khổng Tử. Hiện nay, chỉ có 38 Viện Khổng Tử trên toàn bộ lục địa nầy tạo nên khả năng tốt đẹp cho sự phát triển trong tương lai. Trên một lục địa thường được xem như là một “chiến trường” giữa Trung Quốc và phương Tây (đặc biệt là Mỹ), Viện Khổng Tử có thể đóng một vai trò quan trọng theo như được hình dung trong việc định hình thái độ của thế hệ nối tiếp hướng về Trung Quốc.

      Có tiềm năng tương tự cho các Viện Khổng Tử ở Trung Đông, Trung Á và Mỹ Latinh, nơi dấu ấn về Trung Quốc nói chung là tích cực nhưng chương trình CI lại kém phát triển. Việc thành lập nhiều Viện Khổng Tử hơn sẽ song hành với các dự án viện trợ khác của Trung Quốc ở thế giới đang phát triển. Trong khi những nỗ lực như vậy có thể có vấn đề (bằng chứng là lời buộc tội hiện nay về “chủ nghĩa thực dân” Trung Quốc), thì các chính phủ nói chung và người dân cũng vui lòng chấp nhận sự giúp đỡ đó. Và trong mỗi lĩnh vực, quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ đem lại những lợi ích địa chính trị rất quan trọng trong tương lai.

      (*)Wiki: Hanban tên viết tắt của Văn phòng quốc gia Trung Quốc giảng dạy Hán ngữ như một ngoại ngữ, đồng trực thuộc Hội động Hán ngữ quốc tế và Bộ giáo dục Trung Quốc.

      (**) Pew rechearch center: là một think tank phi đảng phái công bố về các vấn đề,thái độ và xu hướng đang hình thành tại Mỹ và trên thế giới (tự giới thiệu của Pew tại: http://www.pewresearch.org/)

      http://thediplomat.com/2014/09/the-future-of-chinas-confucius-institutes/

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.