Viện Khổng Tử và vấn đề chánh sách ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4498
      TQNam
      Moderator

      Viện Khổng Tử và vấn đề chánh sách ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc

      Alan H. Yang , Michael Hsiao

      Sau một thời gian tương đối yên tĩnh, việc xúc tiến gia tăng số lượng hơn bao giờ hết các Viện Khổng Tử (Confucius institute – CI) ở nước ngoài của Bắc Kinh từ năm 2004 một lần nữa gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Theo công khai trong Báo cáo thường niên 2011 của hội sở Viện Khổng Tử, có 112 Viện CI và 324 lớp học ở Bắc và Nam Mỹ, trong đó có 81 CI và 299 lớp học tại Hoa Kỳ [1]. Ngày 17 tháng 5, Bộ Ngoại gia Mỹ đã đưa ra tuyên bố rằng các giáo viên Trung Quốc vi phạm các quy định visa J-1 về quyền sữ dụng ngoại tệ của Mỹ vì họ hoạt động bên ngoài các cơ quan tiếp nhận họ. Bộ Ngoại giao cho biết họ sẽ không tiếp tục cấp visa cho 51 giáo viên Trung Quốc. Thông báo này đã chọc giận Trung Quốc. Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ một tuần sau đó làm rõ sự việc và xin lỗi công khai sự tranh cãi phát sinh từ sự cố này và nhấn mạnh rằng hoạt động của các CI phù hợp với luật liên bang 22 CFR 62,20 (c) (Niên biểu về Cao học , ngày 22 tháng 5). Tuy nhiên, tranh chấp này ghi dấu sự phát triển của quan hệ Trung-Mỹ không phải là bình yên và ổn định như thấy bề ngoài. Những tranh cãi như vậy, chẳng hạn như vấn đề các CI, vẫn cần xem xét kỹ lưỡng.

      Viện Khổng Tử không để nghiên cứu Khổng giáo
      Số lượng CI là trên toàn thế giới lên hơn 858 vào tháng 5 năm 2012, gồm có 358 Viện Khổng Tử và 500 lớp học Khổng Tử. Ngoài những con số ở Hoa Kỳ, còn có, ví dụ, 83 CI đặt tại 30 quốc gia châu Á, 122 CI ở các nước châu Âu và 25 CI ở châu Phi. Ngân sách hàng năm cho các CIs, dựa trên số liệu thống kê chính thức, đã tăng lên đến $164,000,000, kinh phí địa phương tài trợ[2]. Con số này vẫn tăng, nhưng số tăng thêm không dành cho việc phát triển các CIS toàn cầu. Không mấy người hiểu các chức năng và hoạt động của các CI.Thậm chí một số người còn lần tưởng các CI là các tổ chức tôn giáo hoặc là một đơn vị phục vụ việc nghiên cứu Khổng giáo [3].

      Theo các cuộc phỏng vấn và khảo sát thực tế do các tác giả ở hơn mười viện thuộc 8 nước thực hiện, các CI không liên quan đến việc nghiên cứu và phổ biến Khổng giáo. Tuy nhiên, các tác giả xem các viện như một công cụ không thể thiếu để Bắc Kinh thận trọng xúc tiến chánh sách ngoại giao quyền lực mềm – một loạt các nước tiếp nhận gắn liền với chuỗi tuyên truyền. Mục tiêu của các viện khá rõ, thậm chí là đáng phục, đó là cung cấp các dự án dạy Hán ngữ kết hợp với tổng thể văn hóa, xã hội, và thậm chí vượt ngoài tính chất ngoại giao. Những hoạt động và các sự kiện bổ trợ cũng quan trọng, bởi vì chúng vượt quá chương trình giảng dạy ngôn ngữ với trao đổi văn hóa xuyên quốc gia có hoặc không có mục đích chính trị cụ thể.

      Theo ghi nhận từ các tranh luận (và gây tranh cãi) chuyên gia Trung Quốc Steven Mosher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số (PRI), các CI có thể là “con ngựa thành Troy” có thể “nhồi sọ trẻ con Mỹ nghĩ rằng Đảng và Nhà nước Trung Quốc sẽ không là một mối đe dọa cho bản thân mình hay cho thế giới nói chung”[4]. Một lý lẽ tương tự khác của Glenn Anthony, ông đã theo dõi vấn đề Viện Khổng Tử từ khi viện được thành lập. May lập luận có ba chữ “T” bị chính phủ Trung Quốc và Hanban “rút phép thông công”: Đài Loan, Tây Tạng và Thiên An Môn (Taiwan, Tibet and Tiananmen, Yale Global Online, ngày 04 Tháng Ba năm 2011). Những chữ “T” nầy là vấn đề chính trị nhạy cảm và gây tranh cãi ở Trung Quốc và, tất nhiên, hầu như không được giới thiệu, thảo luận hay tranh luận trong học liệu, lớp học hoặc các hoạt động ngoại khóa. Về vấn đề này, sứ mệnh và mục tiêu của CI là dễ hiểu: cải thiện và phục hồi hình ảnh Trung Quốc. Hình ảnh mới của Trung Quốc rõ ràng được chính phủ Bắc Kinh tái hiệu chỉnh và thuyết minh.

      Trong những năm gần đây, cơ quan chủ quản của CI (Hanban) bắt đầu đẩy nhanh sự phát triển các CI và củng cố tầm quan trọng chiến lược của CI -chương trình trọng tâm. Bằng cách tái nhấn mạnh tính quảng bá của các viện thông qua các kênh khác nhau và tiêu điểm Trung Quốc học – ví dụ, y học cổ truyền Trung Quốc, kinh doanh, và thậm chí khiêu vũ, v.v. – giới tinh hoa TQ dường như truyền đạt ý tưởng chính trị của họ “Hài hòa trong đa dạng” (he er bu tong) ra quốc tế [5].

      Ngoài việc tăng số lượng các CI, Bắc Kinh dần đi đến xem xét chất lượng của từng viện tiềm năng để phục vụ tốt hơn các lợi ích chiến lược liên quan đến “Tiến đến nền Ngoại giao văn hóa toàn cầu” của Trung Quốc (wenhua zou chuqu waijiao) và tuyên bố “Đại chúng hóa văn hóa Trung Quốc trên toàn thế giới” (tuidong zhonghua Wenhua zouxiang shijie) [6]. Ví dụ, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc và các CI đã được tuyên dương là cơ chế quan trọng trong việc thực hiện Chương trình giao lưu văn hóa trong bản “Kế hoạch năm năm lần thứ mười hai vềphát triển kinh tế và xã hội quốc gia” (guojia shierwu Shiqi Wenhua gaige Fazhan guihua gangyao) công bố vào ngày ngày 16 tháng 2.

      Trang bị chánh sách Ngoại giao ngoại giao mềm và Văn hóa Trung Quốc?

      Các CI là các trường ngôn ngữ ở nước ngoài, chúng thuần túy dạy Hán ngữ và quảng bá văn hóa. Tuy nhiên, mục đích của các CI là thúc đẩy hơn nữa việc dạy Hán ngữ. Chúng nhắm tới xúc tiến việc quốc tế hóa văn hóa Trung Quốc. Sự khuyếch trương các CI thỏa theo nhu cầu trong nước cho một chánh sách ngoại giao quyền lực mềm có chủ định. Công tác mạng lưới của Viện Khổng Tử là thông tin chánh sách ngoại giao mở của của Bắc Kinh, và chiến lược quảng cáo Trung Quốc đang nổi lên với một “hình ảnh văn minh, dân chủ, cởi mở và tiến bộ” (wenming, Minzhu, kaifang yu jinbu de xingxiang) ra toàn thế giới [7].

      Trong các viện CI, các think tank và giới làm chánh sách ở Trung Quốc, các lập luận được nhấn mạnh nhiều lần rằng lượng thông tin ra toàn cầu của CIs là nhằm mục đích giao lưu văn hóa hai chiều, chứ không phải là truyền bá một chiều [8]. Với nguồn lực thỏa đáng, các CI hiện đang được chính phủ Trung Quốc giao nhiệm vụ mở rộng quyền lực mềm và tái xác định hình ảnh Trung Quốc trên thế giới. Họ thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng trong việc theo đuổi mục tiêu này. Thứ nhứt, các CI hiện đang quản lý các chương trình dành cho những người chuyên dạy Hán ngữ tại địa phương, chẳng hạn như tại Campuchia và Thái Lan. Định hướng hiện nay của CI là tiếp tục chuyên tâm dạy Hán ngữ thông qua việc biên soạn học liệu và đào tạo giáo viên. Khi làm như vậy, một sự hiểu biết chân xác về Trung Quốc cùng chính phủ nước nầy thông qua văn hóa và xã hội Trung Quốc có thể dễ dàng hơn [9]. Thứ hai, các CI đang làm việc với các viện nghiên chuyên nghành về Trung Quốc học bậc cao chủ yếu ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều này hoàn toàn có thể tạo dựng cách củng cố một ấn tượng tốt về Trung Quốc trong cộng đồng tri thức sở tại.

      Công tác tuyên truyền ngầm trở nên rõ ràng và đa nghành hơn như việc CI mở rộng sự tiếp cận toàn cầu.Một số bài phê bình quốc tế thậm chí còn chỉ ra rằng Trung Quốc không thể che giấu lịch trình nghị sự chính trị này và ý định chiến lược ẩn sau sự phát triển của CI và các hoạt động liên quan đến trao đổi văn hóa Trung Quốc (Deutsche Welle, ngày 25 tháng 1, Bản tin Đại Tin thế giới, ngày 02 tháng 12 năm 2007; The Guardian, 06 Tháng Mười Một 2007).

      Văn hóa truyền thống là nguồn quyền lực mềm quan trọng nhất của Trung Quốc. Dường như trong những năm gần đây chánh phủ Trung Quốc đẩy mạnh Khổng giáo ở Trung Quốc và ở nước ngoài như là một bộ chuẩn mực đạo đức của Trung Quốc hiện đại (Yale Global Online, ngày 25 tháng 1 2010). Tuy nhiên, hình thái nổi bật của văn hóa Trung Quốc ở cả hai đặc điểm truyền thống và hiện đại là ít hung hăng nhất nhưng lại là công cụ có ảnh hưởng nhất. Trong khi các Viện Khổng Tử không liên quan đến nhận thức về Nho giáo, người ta phải thừa nhận rằng những người học ở CI được giáo dục và rèn luyện theo dạng thức chọn lọc về văn hóa Trung Quốc theo sự tuyên truyền có khoanh vùng và giới hạn của chánh phủ Trung Quốc. Các hoạt động văn hóa và các sự kiện khởi động bằng cách triển lãm ở CI một cách hài hòa về chính trị – chỉ có ý định đóng góp cho phần điều lý tưởng của môi trường phát triển của Trung Quốc.

      Thú vị là sự việc gợi nhớ các tác giả của công tác tuyên truyền vào thập niên 1940 khi ĐCSTQ sử dụng áp phích chính trị “tuyên truyền hành vi và suy nghĩ đúng”. Những loại như vậy được cho là giáo dục nhân dân biết cái gì được coi là đúng với sai. Như lập luận của Stefan R. Landsberger, sự tuyên truyền chính là “ví như Nhà nước đưa ra các ví dụ về hành vi đúng, điều nầy tự động làm cho mọi người tin vào những gì được coi là đúng để tin” [10]. Tuy nhiên, chúng ta thật sự hồ nghi, các hoạt động liên quan đến CI đang kết hợp truyền bá văn hóa với tuyên truyền rõ ràng, có chủ đích.

      Sự quảng bá văn hóa Trung Quốc nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của Trung Quốc có vẻ là một công cụ hiệu quả tái kiểm định sự nhận thức và thực hiện các chính sách ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các học viện của Trung Quốc tăng cường sự phát triển này bằng cách xây dựng một mô thức quyền lực mềm của Trung Quốc. Trong khi đó cộng đồng làm chính sách ở Bắc Kinh cam kết thiết lập chánh sách ngoại giao quyền lực mềm và mặt trận thống nhất tác nghiệp cùng các tư tưởng văn hóa truyền thống, nếu Chính phủ phê duyệt. Sự phổ biến của các CI có thể không tạo thế chống lưng cho hình ảnh nhân quyền và việc trấn áp dân chủ chính trị ở Trung Quốc sẽ ngưng. Các loại mâu thuẫn và dị biệt như thế, tuy nhiên, hầu như chắc chắn làm suy yếu hiệu quả của chính sách ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc (Yale Global Online, tháng 4).

      Chính trị hóa CN dân tộc văn hóa
      Tìm hiểu các CI thông qua các kênh Trung Quốc quốc nội và quốc tế có thể rất khác nhau. Các nguồn quốc tế phản ánh sự cân nhắc, nghi ngờ, và tranh luận về hiện tượng CI. Còn các nguồn trong nước liên quan đến CI luôn đầy lời tán dương và khen ngợi. Các phê bình trong nước về cơ sở hạ tầng của CI hiếm khi được tôn trọng. Nếu và khi có những chỉ trích xuất hiện, chúng có thể sẽbị phê phán là khước từ chủ nghĩa dân tộc văn hóa. Trong những năm gần đây, các trí thức Trung Quốc đã dám phản tư văn hóa và chính trị về văn hóa dân tộc.Tuy nhiên, sự phê phán như vậy không thể biện minh cho sự chân xác về chính trị trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

      Sự gia tăng các CI không thể hiểu ra chỉ bằng khuôn khổ chính trị có toan tính bất thành của Trung Quốc về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa. Như Giáo sư sử gia nổi tiếng Yu Yingshi gần đây đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn, mặc dù Trung Quốc tích cực thành lập các CI, không có nghĩa Bắc Kinh có ý định củng cố và khuyếch trương Nho giáo như một nền tảng văn hóa. Vài nhà lãnh đạo Trung Quốc thậm chí còn khăn khăn với cái mô típ chống Nho giáo khi phê phán mạnh hơn. Thật vậy, ĐCSTQ rất khó khăn gạt sang một bên những gánh nặng của quá khứ, chẳng hạn như “Thanh tứ vận động” (posijiu lixixin), “Phê Lâm, Phê Khổng” (pilin pikong) và “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” (wenhua da geming). Mặc dù Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽviệc quy hoạch các CI ở nước ngoài, hệ tư tưởng của họ không thay đổi, điều nầy còn làm suy yếu mối liên kết giữa chính CI với giá trị cốt lõi của Nho giáo, thậm chí văn hóa truyền thống Trung Quốc.

      Mặc dù vai trò của các viện trong việc thúc đẩy nền văn hóa Trung Quốc ra quốc tế, có một điều không thể tùy tiện nói các CI là phải can dự vào việc thu thập hay hoạt động tình báo với mục đích chính trị cụ thể nhưmột số người phê phán (Nhân dân nhật báo, 12 tháng 6 năm 2010). Tuy nhiên, chúng ta cho là các CI không thực sự đóng góp vào nhận thức đúng đắn bộ mặt thực của Trung Quốc. Giới tinh hoa chính trị Trung Quốc đã từ lâu cố tình (hoặc, khó mà, vô tình) chính trịhóa ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Khổng Tửđược định danh trong chánh sách ngoại giao công khai. Cái điều ngu dốt như vậy đã được đưa vào chương trình nghị sự của CI chỉ có giá trị “dán nhãn” Khổng Tử với tính hiện đại về văn hóa và CN thực dụng về ngôn ngữ.

      Sự gia tăng của CI đã mở lốicho quyền lực mềm của Bắc Kinh ra thế giới. Nhưng mưu mẹo tuyên truyền có mục đích như vậy gắn liền với nhiệm vụ chính trị không tránh khỏi làm dấy lên mối quan ngại và nghi ngờ đi ngược lại chủ nghĩa dân tộc văn hóa toàn cầu của Trung Quốc không chỉ từ các nước sở tại có CI mà còn từ các phần còn lại của thế giới.

      Ghi chú:
      1. Báo cáo thường niên 2011của Hội sở viện Khổng Tử Hanban, Hanban, 2012, pp.12-13.
      2. Như trên, P.51.
      3. Phỏng vấn c ủa tác giả, Việt Nam, ngày 18 tháng 4 năm 2011.
      4. Điều nầy dẫn từ lời chứng nhận trình bày trước Tiểu ban đối ngoại vềgiám sát và điều tra về Ngoại giao thuộc Thượng viện vào ngày 28 tháng 3 năm 2012, xem Steven W. Mosher, “Viện Khổng Tử: Ngựa thành Troy với các CI đặc thù Trung Quốc”, Viện Nghiên cứu dư luận, ngày 28 tháng 3 năm 2012, pop.org/content/confucius-viện-trojan-horses-chinese –characteristCIs.
      5. Phỏng vấn của tác giả tại Bắc Kinh, ngày 08 tháng năm 2012 và 27 tháng 11 2010.
      6. Tuyên bố của Nghị quyết của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ về một số vấn đề quan trọng liên quan đến tái cấu trúc sâu rộng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của văn hóa xã hội chủ nghĩa, Bắc Kinh: Nhân dân nhật báo, 2011, p.35.
      7. Ibid., Pp. 35-36.
      8. Phỏng vấn của tác giả tại Bắc Kinh, ngày 23-ngày 24 tháng 12, 2010.
      9. Đó là, “kiểm soát” phiên bản của chương trình ngôn ngữ Trung Quốc, xem Michael Churchman, “Các Viện Khổng Tử và kiểm soát Hán ngữ”,Di sản Trung Quốc, số 26, tháng Sáu 2011, http://www.chinaheritagequarterly.org/articles php? searchterm = 026_confucius.inc & vấn đề = 026 .
      10. Stefan R. Landsberger, “Sự thăng trầm của bức tranh tuyên truyền của Trung Quốc”, Bức tranh tuyên truyền của Trung Quốc, Taschen, 2003, p. 19.

      ———————
      Phụ chú của người dịch:
      * Theo Wiki: Hanban tên gọi tắt của Văn phòng quốc gia Trung Quốc về giảng dạy Hán ngữ như một ngoại ngữ. đồng trực thuộc Hội động Hán ngữ quốc tế và Bộ giáo dục Trung Quốc.
      Trên trang web chánh thức Hanban chỉ cho biết mình là tổ chức liên kết với Bộ Giáo dục mà không đề cập tới cơ quan chủ quản là ai.

      ** Tứ thanh vận động (Phong trào tiêu diệt bốn cái cũ): tư duy cũ, văn hóa cũ, thói quen, phong tục cũ

      *** Phê Lâm Bưu, phê Khổng Tử

      http://www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews%5Btt_news%5D=39592&cHash=ccbda5a33d17f73e50a7a3d92be5233b#.VDdBSbCsXJI

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.