[Dịch] Mỹ có thể dịu giọng theo ASEAN được không?

Home Diễn đàn Thành viên tự dịch East Asia Forum [Dịch] Mỹ có thể dịu giọng theo ASEAN được không?

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #2260
      NghiPhuong
      Participant

      Mỹ có thể dịu giọng theo ASEAN được không?

      26/05/2014
      Tác giả: Andrew Chubb, UWA

      Tình trạng đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông trong tháng này, bắt đầu từ sự kiện Trung Quốc đơn phương lắp đặt một dàn khoan dầu lớn tại khu vực biển tranh chấp cách bờ biển Việt Nam 220 km, đã dấy lên câu hỏi làm thế nào để ngăn chặn những khiêu khích đơn phương tại khu vực Biển Đông.

      Phản ứng của Mỹ rất nhanh chóng và công khai. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ngay lập tức đưa ra tuyên bố gọi hành động của Trung Quốc là “mang tính khiêu khích”. Phát biểu tại Singapore, Ngoại trưởng John Kerry gọi đó là một hành động “gây hấn” và tuần trước Phó Tổng thống Joe Biden đã gán cho nó cái nhãn “nguy hiểm”. Trong khi đó, ASEAN, với một nửa quốc gia thành viên có tuyên bố vùng biển chồng lấn với Trung Quốc tại Biển Đông, lại thể hiện một thái độ mà nhiều người coi là khá rụt rè về “những quan ngại sâu sắc”.

       Can the US tone down to ASEAN’s tune

      Sự kết hợp giữa những chỉ trích gay gắt công khai từ phía Mỹ và thái độ thận trọng của ASEAN đã duy trì mô hình phản ứng khu vực nhằm cản trở những bước đi của Trung Quốc trong vài năm gần đây. Diễn biến gần đây nhất – một trong số những trường hợp rõ ràng nhất về khiêu khích đơn phương từ Trung Quốc những năm qua – đã thể hiện thất bại của Mỹ và các quốc gia trong khu vực trong việc ngăn chặn cách ứng xử tiềm tàng nguy hiểm của Trung Quốc trong quá trình theo đuổi yêu sách chủ quyền của nước này tại Biển Đông. Đã đến lúc cần cân nhắc các biện pháp thay thế.

      Đó là cần phải có một mặt trận thống nhất khu vực. Mỹ và các đồng minh cần kết hợp lập trường chung của họ về những diễn biến tại vùng biển khu vực với lập trường của ASEAN, đồng thời làm rõ rằng mọi khía cạnh của “tái cân bằng” sẽ được tiếp tục. Tuyên bố tuần trước của Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Australia, lặp lại một cách rõ ràng “những quan ngại sâu sắc” của ASEAN về những diễn biến gần đây, đã chứng minh cách giải quyết vấn đề này, nhưng vấn đề cốt lõi sẽ là đảm bảo sự tham gia của Mỹ.

      Một thay đổi như vậy có thể mang lại lợi ích chiến lược kép cho tất cả các quốc gia có lợi ích tại một Biển Đông ổn định hơn. Thứ nhất, kể cả những thay đổi nhỏ trong cách dùng từ về một lập trường khu vực thống nhất đối với những tranh chấp này có thể mang tính nghiêm trọng hơn từ quan điểm của Trung Quốc so với những chỉ trích thẳng thắn của Mỹ và đồng minh, vốn thay vào đó tái khẳng định với Bắc Kinh bằng việc nhấn mạnh những khác biệt giữa Mỹ và phần còn lại của khu vực. Thứ hai, nó cũng thúc đẩy ASEAN thực hiện các phản ứng công khai mạnh mẽ hơn nhằm cảnh cáo Trung Quốc về những hậu quả chiến lược của những hành động của nước này.

      Bắc Kinh cực kỳ chú trọng đến hệ thống các tín hiệu tế nhị của ASEAN. Phản ứng của ASEAN đối với các diễn biến tại khu vực thường bị chế giễu là nhu mì và thậm chí bất hợp lý, nhưng cách nhìn nhận này đã bỏ qua những khiển trách không mang tính đối đầu mà nhóm quốc gia này đã gửi đến Bắc Kinh. Ví dụ gần đây nhất là phát ngôn của các bộ trưởng bộ Ngoại giao ASEAN tại Myanmar vào ngày 10/05 trong phản ứng với tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc, vốn thể hiện “những quan ngại sâu sắc về diễn biến đang diễn ra tại Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”. Như Carlyle Thayer đã gợi ý, điều này thể hiện một sự chỉ trích tế nhị đối với Trung Quốc và ẩn chứa sự ủng hộ dành cho Việt Nam. Quan trọng hơn, như tuyên bố ở cấp bộ trưởng, nó để lại không gian để củng cố thêm lập trường này, từ đó tiếp tục đưa ra cảnh cáo dành cho Trung Quốc.

      Phản ứng nhanh chóng và gay gắt phản ánh phạm vi mà chiến lược của Trung Quốc xoay quanh trong việc cản trở thống nhất khu vực về vấn đề biển đảo. Với quan điểm này, sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế dành cho các lập trường khôn khéo của ASEAN bắt đầu không còn giống như sự nhân nhượng vô nguyên tắc mà giống như một phương pháp nhằm áp đặt những phí tổn chiến lược cho Bắc Kinh bởi những hành xử đe dọa đến sự ổn định của khu vực.

      Một mặt trận thống nhất khu vực sẽ không đỏi hòi phục tùng sự công kích, cũng không cần Mỹ phải từ bỏ những tuyên bố trước đây, vốn thiếu tính chất “tái cân bằng” chiến lược của nước này. Tuy nhiên, điều này sẽ đồng nghĩa với việc kiềm chế những hành động khẳng định chỉ trích công khai với những ngôn từ mạnh mẽ hơn so với những gì ASEAN sẵn sàng chấp nhận.

      Quan điểm mập mờ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với ý định của Mỹ khiến nó cho rằng những phát ngôn công khai của Mỹ sẽ thách thức các lợi ích và hạ thấp vị thế của nó. Nó đã học cách biến điều này thành lợi thế của mình, đưa ra một câu chuyện nội bộ về sự bao vây và chống đỡ lập luận của nó rằng cách tiếp cận của Mỹ phản ánh tư duy Chiến tranh Lạnh lỗi thời vốn đối lập với những gi khu vực mong muốn.

      Nhưng thứ buộc Trung Quốc phải đề phòng khi cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố lợi ích quốc gia của Mỹ tại Biển Đông vào năm 2010 không chỉ đơn thuần là tuyên bố đáng chú ý của Hilton mà còn bởi sức hút tiềm ẩn trong tuyên bố đó tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, theo sau bằng những tranh luận gay gắt về vấn đề liên quan đến 12 bên tham gia.

      Ngược lại, khi lập trường của Mỹ và đồng minh rõ ràng đã vượt qua lập trường ôn hòa của ASEAN, Trung Quốc được tái khẳng định rằng nỗi lo ngại của nó đối với việc bị cô lập chiến lược tại khu vực vẫn còn nằm ở đâu đó rất xa xôi. Điều này thúc đẩy Bắc Kinh tin rằng nó vẫn có thể tránh được tình trạng bị cô lập, thậm chí nếu nó tiếp tục cách tiếp cận mạnh mẽ nhằm bảo vệ và củng cố yêu sách của nó tại các vùng biển tranh chấp.

      Duy trì đường lối ngoại giao thận trọng, dựa trên đồng thuận “kiểu ASEAN” và kiềm chế khiển trách trực diện dành cho các tranh chấp khu vực trong các phát ngôn công khai có vẻ không còn là quan điểm phổ biến đối với một số đồng minh Mỹ. Nhưng có lý do để tin rằng việc chấp nhận một cách tiếp cận như vậy có thể giúp khích lệ ASEAN đưa ra những lập trường mạnh mẽ hơn chống lại cách hành xử gây bất ổn trong tương lai – ít nhất ở những nơi Trung Quốc là thủ phạm.

      Trong khi một số quốc gia thành viên không nhìn thấy bất cứ lợi ích nào trong việc can thiệp vào vấn đề Biển Đông, thì cán cân đồng thuận nội khối bắt đầu xuất hiện những chuyển biến.

      Indonesia và Malaysia, hai thành viên có sức ảnh hưởng của ASEAN, đã thể hiện những quan ngại ngày càng tăng về các chính sách biển đảo của Trung Quốc trong vài tháng vừa qua, trong đó Indonesia thông qua một chuỗi các nhận định công khai chính thức, Malaysia thông qua các sáng kiến phòng thủ cụ thể. Thảo luận về vấn đề này tại Hội nghị ASEAN trong tháng vừa qua tổ chức tại Myanmar đã chỉ ra rằng Myanmar, một đồng minh đã từng rất đáng tin cậy của Trung Quốc, hiện nay thoải mái theo dõi ASEAN phản ứng với những khiêu khích của Trung Quốc. Thủ tướng Singapore Lee Hssien-loong đã khẳng định rõ ràng niềm tin của ông đối với sự thống nhất của ASEAN, trong khi đó Thái Lan, đang khủng hoảng với những bất ổn nội bộ, cũng có vẻ tán thành quan điểm chủ đạo này.

      Viễn cảnh của những thay đổi thận trọng khác trong lập trường chung của khối về vấn đề Biển Đông làm cho nó biến thành một thời cơ cụ thể cho Mỹ đứng sau các tuyên bố của ASEAN, giúp mở rộng tầm quan trọng của nước này với vai trò một đồng thuận khu vực.

      Sự tương phản trong lập trường của Mỹ và ASEAN chính là những gì đã cho phép Trung Quốc tin rằng nó có thể đưa ra các khiêu khích đơn phương mà không phải chịu các hậu quả nghiêm trọng. Việc thiết lập một mặt trận thống nhất khu vực có thể đem lại giải pháp cho toàn bộ khu vực nhằm áp đặt những phí tổn hiệu quả hơn đối với Bắc Kinh. Hơn thế nữa, nếu thất bại, nó cũng được hủy bỏ dễ dàng. Cũng như các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Philipin tự do đưa ra những lập trường nhiều hoặc ít mạnh mẽ hơn về các sự kiện khu vực, Washington và các nước đồng minh có thể rời bỏ đông thuận khu vực nếu họ cho rằng điều đó là cần thiết.

      Có thể lúc đầu nhiều người ủng hộ thỏa hiệp có quan điểm này, nhưng như vậy là sai lầm. Cách tiếp cận về một mặt trận thống nhất khu vực sẽ thúc đẩy lợi ích chung nền tảng mà hầu hết các quốc gia khu vực chia sẻ trong sự ổn định và tránh các biện pháp cưỡng bức trong tranh chấp biển đảo. Nói tóm lại, phản ứng “mẫu số chung nhỏ nhất” hứng chịu nhiều chỉ trích của khu vực có thể dẫn đến con đường hình thành một rào cản hữu hiệu chống lại những khiêu khích nguy hiểm hơn trong tương lai.

      Bài gốc: http://www.eastasiaforum.org/2014/05/26/can-the-us-tone-down-to-aseans-tune/

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.