Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ

Nguồn: The global crisis in conservatism”, The Economist, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng ý tưởng tự do đã “lỗi thời”. Chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi (The Economist) không đồng ý với tuyên bố đó. Không chỉ bởi vì Putin nói với Thời báo Tài chính rằng chủ nghĩa tự do chỉ xoay quanh vấn đề nhập cư, đa văn hóa và chính trị giới – một sự hiểu nhầm hoàn toàn – mà còn vì ông ta đã chọn sai mục tiêu. Ý tưởng bị đe dọa nhiều nhất ở phương Tây chính là chủ nghĩa bảo thủ (conservatism). Và bạn không cần phải là người theo chủ nghĩa bảo thủ mới nhận thấy điều đó đáng ngại như thế nào.

Trong các hệ thống hai đảng, như Hoa Kỳ và (nói chung) là Anh, phe hữu đang nắm quyền, nhưng chỉ bằng cách vứt bỏ các giá trị vốn từng định hình bản sắc của họ. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái, phe trung hữu đang bị xói mòn, như ở Đức và Tây Ban Nha, hoặc bị đánh bật, như ở Pháp và Ý. Còn ở những nơi khác, như Hungary, nơi có truyền thống dân chủ ngắn hơn, phe hữu đã đi thẳng tới chủ nghĩa dân túy mà không cần thử chủ nghĩa bảo thủ. Continue reading “Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ”

Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?

Nguồn: The meaning of conservatism, The Economist, 13/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai cố gắng giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ ngay lập tức phải đối mặt với một nghịch lý. Hầu hết những người bảo thủ tránh các lý thuyết lớn mà tập trung vào thực hành. Những người Marxist có thể cống hiến cuộc đời mình cho việc tạo ra các định nghĩa về chủ nghĩa Marx; còn những người bảo thủ thích duy trì cách thức vận hành của chính phủ. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa bảo thủ là điều mà những người bảo thủ làm. Tuy nhiên, thuật ngữ “bảo thủ” (conservative) không phải là hoàn toàn linh hoạt: có một số các nguyên tắc cốt lõi dẫn đường cho những người bảo thủ trong việc vận hành chính phủ. Continue reading “Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?”