Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Trong bài phỏng vấn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, ông Trần Ngọc Thêm nói rằng: “… chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?”

Vậy Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo như nhận định của ông Trần Ngọc Thêm không? Continue reading “Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?”

Học giả Trần Trọng Kim

tran-trong-kim-1

Tác giả: Trần Văn Chánh

Qua một số tập hồi ký và tài liệu loại khác có được trong tay, tác giả cố gắng trình bày tương đối đầy đủ và khách quan hơn so với quan điểm “chính thống” về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim cùng Nội các của ông, từ đó có thể suy nghiệm được những bài học lịch sử hữu ích áp dụng cho hiện tại và tương lai.

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều…  Continue reading “Học giả Trần Trọng Kim”

Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi

196713-TTKIM-duo-400

Trần Trọng Kim (1883-1953) là một Học Giả danh tiếng, Thủ Tướng của Việt Nam (1945) tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong một gia đình Nho Giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông Ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông Sự ở Ninh Bình. Continue reading “Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi”