Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông.

Tại sao miếu hiệu của vua Tự Đức không xưng “tổ” như ba vị vua tiền nhiệm mà lại xưng “tông”?

Vua Tự Đức lên ngôi năm 1848 và mất năm 1883. Trong thời gian trị vì đất nước, vào tháng 8/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã đem quân tấn công Đà Nẵng, sau đó đem quân vào đánh chiếm vùng đất Nam Kỳ. Continue reading “Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?”

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)

Tác giả: Mai Thị Huyền

Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền luôn đặt vấn đề duy trì và bảo vệ vững chắc cương giới làm nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến triều đình gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra một số tỉnh biên giới phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá (1), Tuyên Quang và Quảng Yên (2). Continue reading “Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)”