Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam với FOIP & Quad: Tham gia hay không tham gia 

Sau một thập niên, kỳ vọng về một phiên bản mới của “Bộ Tứ” (Quad 2.0) đã nổi lên từ cuối 2017 khi tầm nhìn chiến lược “Indo-Pacific Mở và Tự do” (FOIP) được chính quyền Trump tuyên bố. Tuy bốn nước “Bộ Tứ” đều mong muốn Quad hồi sinh, nhưng nhiệm vụ này không đơn giản. “Bộ tứ” thực chất là sự trùng hợp lợi ích an ninh của các nước trong tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc. “Bộ Tứ” xuất hiện lần đầu tiên từ cuối năm 2006, khi bốn quốc gia dân chủ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ) hưởng ứng sáng kiến của thủ tưởng Nhật Shinzo Abe, nhằm mục đích đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên có lợi ích chung. Tuy nhiên, phiên bản đầu tiên (Quad 1.0) đã không thành công vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc, và chính trị nội bộ của Úc, Ấn Độ và Nhật. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Biển Đông: Không của riêng ai hay cái ao của Trung Quốc?

Gần đây, tại Hội nghị TW8 (10/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW (22/10/2018) về “chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển…”. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, đúng vào thời điểm có những biến chuyển nhanh và khó lường trên thế giới. Nhưng chiến lược phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bàn cờ Biển Đông. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P4)”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Giải mã đối đầu Mỹ-Trung: Xung đột giữa hai hệ thống 

Đối đầu Mỹ-Trung không chỉ là chiến tranh thương mại, mà còn là xung đột giữa hai hệ thống chính trị và hai mô hình phát triển khác nhau. Cuộc chiến thương mại chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Trước đây, người Mỹ do ngộ nhận về Trung Quốc, nên đã theo đuổi chủ trương hợp tác suốt bốn thập niên. Người Trung Quốc cũng do ngộ nhận về Mỹ nên đã bị động và bất ngờ về cuộc chiến thương mại, nay đang leo thang trở thành một cuộc chiến tổng lực (chưa thấy điểm dừng). Chắc Bắc Kinh đang đau đầu tìm cách đối phó, sau khi đã cay đắng nhận ra rằng hệ thống tuyên truyền một chiều của họ (do thiếu phản biện) đã góp phần làm cho họ ngộ nhận và nhầm lẫn trong cách đánh giá về chính quyền Trump, làm vô hiệu hóa công tác nghiên cứu chiến lược. Theo Fox News, đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuy đã ở Washington 5 năm, nhưng phải thừa nhận là vẫn chưa hiểu Trump, “Chúng tôi không thực sự biết Mỹ muốn nhắm vào những ưu tiên nào…rất khó hiểu”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P3)”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trò chơi quyền lực mới: Luật chơi mới   

Theo giáo sư Graham Allison (tác giả của thuyết “bẫy Thucydides”), Washington cho rằng Bắc Kinh đã thách thức Mỹ nhiều năm nay, và đã đến lúc Mỹ phải đáp lại. Các Tổng thống trước đây (như Bill Clinton, George Bush, và Barack Obama) về cơ bản đã ngộ nhận về thách thức của Trung Quốc. Quan điểm của Pence phản ánh “một chiến lược nghiêm túc đang hình thành để đối đầu với Trung Quốc”. Cuộc xung đột này đang “diễn ra từng bước” mà “không có văn bản chiến lược cốt lõi nào”. Lời tố cáo độc địa nhất trong diễn văn của Pence là “Trung Quốc can thiệp vào chính trị nội bộ của Mỹ và tác động đến bầu cử giữa kỳ vào 20/11/2018”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P2)”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời mở đầu

Đại hội Đảng XII (28/1/2016) nhận định: “tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 30, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật kỹ các tác động đến Việt Nam, để không bị động, bất ngờ và có đối sách đúng”.  

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra (6/7/2018), có người cảnh báo: “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, trong khi người khác ví von: “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”. Khi cuộc chiến bước sang giai đoạn hai (từ 24/9/2018), người ta giật mình nhận ra chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Những góc khuất của một cuộc đối đầu Mỹ-Trung bắt đầu lộ diện: chiến tranh tiền tệ, trừng phạt tài chính, chiến tranh mạng, cấm vận công nghệ, cô lập ngoại giao, chạy đua vũ trang, đối đầu quân sự. Đó là các mảnh ghép của một chiến lược tổng thể Mỹ đang nhắm vào Trung Quốc, từ “đối tác chiến lược” (theo constructive engagement) nay trở thành “đối thủ chiến lược số một”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)”