Nguồn: “The role of religion in America’s presidential race”, The Economist, 25/02/2016.
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Dù theo tiêu chuẩn của bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác thì vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ dường như cũng là rất lớn. Một cuộc thăm dò vào tháng trước do Trung tâm Nghiên cứu Pew khẳng định rằng, là một người vô thần sẽ là một trở ngại chết người cho bất cứ ai mong muốn bước vào Nhà Trắng. Khoảng 51% cử tri có khả năng sẽ không bỏ phiếu cho một ứng cử viên không tin vào Thiên Chúa, và chỉ có 6% cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu bầu. Hãy so sánh với các nền dân chủ khác, nơi các chính trị gia hàng đầu (như Francois Hollande của Pháp và cựu thủ tướng Úc Julia Gillard) có thể vô tình bác bỏ bất kỳ quyền lực nào cao hơn.
Cuộc thăm dò đó cũng cho thấy 51% cử tri Mỹ xem việc có một tổng thống chia sẻ quan điểm tôn giáo với mình là cực kỳ hoặc phần nào quan trọng. Không mấy ngạc nhiên, tỷ lệ những người cảm thấy như vậy là cao hơn (64%) trong nhóm các cử tri có khuynh hướng Cộng hòa so với các cử tri có khuynh hướng Dân chủ (41%), nhưng việc là đảng viên đảng nào lại tạo ra ít khác biệt hơn những gì bạn có thể mong đợi.
Dù vậy, vai trò của đức tin không cố định và không phải dễ đoán. Gần đây nhất là vào năm 2007, tỷ lệ những người nói rằng họ sẽ từ bỏ một ứng cử viên vì chủ nghĩa vô thần [của người đó] đó là cao hơn (63%) so với bây giờ. Tỷ lệ những người nói rằng việc một ứng cử viên không tin vào Chúa sẽ không tạo ra sự khác biệt gì đã tăng trong chín năm qua, từ 32% lên 41%. Trong số tất cả những người được hỏi vào năm 2016, khoảng 68% nghĩ rằng tôn giáo đang mất đi ảnh hưởng đối với đời sống Mỹ.
Và đằng sau những con số này là một xu hướng nhân khẩu học lớn hơn nhiều. Như một nghiên cứu của Pew đã cho thấy trước đó, tỷ lệ những người Mỹ “không” có tôn giáo hoặc không thuộc một giáo phái tôn giáo nào đang tăng lên: từ 16% vào năm 2007 lên 23% vào năm 2014. Với việc số lượng những người theo phái Phúc Âm nói chung ổn định ở mức khoảng 25% và tỷ lệ những người theo phái Tin Lành chính thống hoặc tự do đang bị thu hẹp khá nhanh, điều này đang để lại một sự phân cực. Trong số các cử tri có khuynh hướng Cộng hòa, những người theo phái Phúc âm đang là nhóm tôn giáo lớn nhất, ở mức 38%, và trong số những người Dân chủ, “Không tôn giáo” là đội ngũ lớn nhất, ở mức 28%.
Nhưng điều đó rõ ràng không có nghĩa là nếu bạn theo phái Phúc Âm thì các cử tri đảng Cộng hòa sẽ thích bạn hơn. Trong ba trên bốn cuộc bỏ phiếu sơ bộ, người đã ba lần kết hôn, và chẳng mấy khi đến nhà thờ là Donald Trump đã chiếm ưu thế hơn so với Ted Cruz, người đã lấy đức tin Phúc Âm nhiệt thành làm điểm mạnh chính. Theo Robert Jones của Viện Nghiên cứu Công về Tôn giáo, Trump đánh vào sự bất an của nhóm cử tri Kitô hữu da trắng, những người cảm thấy rằng ảnh hưởng của họ tới đời sống quốc gia đang trở nên suy yếu; bằng cách cam kết “làm cho nước Mỹ trở nên tuyệt vời một lần nữa”, ông ngầm hứa hẹn mang họ trở lại thời điểm khi ảnh hưởng đó đang ở đỉnh cao.
Đối với các cử tri Dân chủ, không phải tất cả họ đều là duy lý vô thần hay đang tìm kiếm đức tính đó ở các ứng cử viên của mình. Nhiều người chấp nhận tuyên bố của Hillary Clinton rằng bà chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đức tin Giám lý (Methodist), trong khi nhiều cử tri Cộng hòa coi bà là không quá hoặc không hề sùng đạo. Đối với đối thủ của bà là Bernie Sanders, một người Do Thái thế tục, nhiều cử tri dường như sẵn sàng tin tưởng vào sự sùng đạo của ông; với 40% các đối tượng khảo sát coi ông là “rất” hoặc “khá” có tín ngưỡng, trong khi chỉ có 30% thấy được đức tính đó ở Trump. Nhưng một số cử tri sùng đạo dường như đã bị thuyết phục rằng nhà thờ của họ sẽ được an toàn hơn trước những kẻ khủng bố hay thế tục, nếu có một tỷ phú từ New York bảo vệ họ.
[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]