#2 -[ Khủng hoảng nước]- Nước sạch không vô tận.

Home Diễn đàn Chính trị quốc tế Các vấn đề toàn cầu #2 -[ Khủng hoảng nước]- Nước sạch không vô tận.

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #2240
      tiger95
      Participant

      ” Nước chiếm đến 3/4 diện tích bề mặt trái đất”-nước là cội nguồn của sự sống. Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống của con người, nước là nền tảng cho tất cả các hoạt động. Nước cho ta uống, tạo ra thực phẩm cho chúng ta ăn, tạo ra năng lượng hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của chúng ta, duy trì các dịch vụ sinh thái và các yếu tố khác mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc.

      Đúng con số 3/4 đó không phải là một con số nhỏ. Nó cho thấy chúng ta có rất nhiều nước, nguồn nước đó dường như là vô tận. Nhưng đâu biết rằng nguồn vô tận ấy lại không phải là nguồn nước sinh hoạt của chúng ta hằng ngày, không phải là thứ nước chúng ta có thể uống để duy trì cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, không phải thứ nước giúp chúng ta thỏa mãn cơn khát trong những ngày hè nóng nực, không phải là thứ nước kì diệu có thể cứu sống ai đó trên sa mạc khô rát….. Bởi nó không phải là nước ngọt. Bạn biết không có hơn 700 triệu người trên thế giới ( gấp 2.5 lần dân số nước Mỹ)  không được tiếp cận với nguồn nước  mà trong số đó có lên đến 345 triệu là người  châu phi không được sử dụng nước sạch. Hằng năm, 3.4 triệu người trên thế giới tử vong vì ô nhiễm nguồn nước- số người đó gần bằng dân số của  thành phố Los Angeles. Cứ mỗi giờ, số lượng trẻ em chết vì thiếu nước sạch bằng số lượng người tử vong( khoảng hơn 400 người)  trên một chiếc Boeing 747……

      [caption id="" align="alignnone" width="510"] “Lack of access to clean water and sanitation kills children at a rate equivalent of a jumbo jet crashing every four hours.”[/caption]

      Nước sạch ngày càng khan hiếm, dân số thế giới ngày càng đông, nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch ngày càng cấp thiết. Làm thế nào để có nước trong khi nguồn cung đang dần cạn kiệt, làm thế nào để tiết kiệm khi nhu cầu ngày một tăng?

      Một cuộc chiến tàn khốc sẽ bắt đầu

      Những quốc gia ở nguồn nước sẽ chặn các con sông để ngăn cản quyền sử dụng của các nước ở hạ lưu, khủng bố sẽ chuyển mục tiêu đánh bom sang những con đập và nơi nào không đủ nước cung cấp cho người dân thì chính quyền sẽ bị lật đổ. 
       
      Đây là những gì tình báo Mỹ đã phác thảo về bối cảnh thế giới năm 2030, khi con người sẽ bước vào cuộc chiến tranh giành nguồn nước, tài nguyên tối cần thiết cho cuộc sống.
      Trong vòng 10 năm nữa cuộc chiến tranh giành nguồn nước sẽ trở thành sự thật. 
      Được sự ủy nhiệm của Tổng thống Obama, Văn phòng tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) cơ quan giám sát các tổ chức như CIA, FBI đã tiến hành cuộc điều tra về ảnh hưởng của sự khan hiếm nguồn nước đến an ninh thế giới. 


      Sau khi cuộc chiến về nước đã được đề cập đến trong hàng chục năm qua thì trong 10 năm tới nó sẽ biến thành hiện thực. Theo tài liệu điều tra của ODNI thì nhu cầu sử dụng nước của thế giới sẽ tăng 40% so với hiện nay vào năm 2040.
      Những nước nghèo sẽ là nạn nhân đầu tiên Tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất lương thực và năng lượng từ đó tạo ra nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về lương thực và tăng trưởng kinh tế. Bắc Phi, Trung Đông và Đông Nam Á sẽ là những khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Trong khi mọi thứ đều thiếu thốn như vậy, những nước phát triển có nền kinh tế vượt trội sẽ tìm cách khống chế nguồn nước. Điều này sẽ càng làm tình hình ở các nước nghèo trở nên hỗn loạn. Đến một lúc nào đó khi chính phủ các nước nghèo không còn đủ khả năng kiểm soát tình hình thì chuyện sụp đổ chính quyền là điều tất yếu.

      Một cuộc chiến tàn khốc sẽ bắt đầu vào năm 2030
      Nguồn tài nguyên tối cần thiết cho cuộc sống con người đang ngày dần cạn kiệt. 

      ODNI dự kiến các quốc gia nghèo sẽ phải hạn chế cung cấp nước cho các công dân của mình để hạn chế sự phát triển dân số cũng như ngăn chặn tình trạng đòi li khai của các phần tử chống đối. Lúc đó người dân sẽ phải sử dụng những loại hóa chất dạng viên để xử lí nước bẩn thành nước sinh hoạt như các binh lính và người du lịch đường dài vẫn làm hiện nay. 

       

      Nguy hiểm nhất chính là cuộc chiến tranh giành các con sông chảy qua những quốc gia vốn không có quan hệ ngoại giao tốt. Có thể kể đến như sông Nile chảy qua Uganda, Ethiopia, Sudan và Ai Cập, sông Jordan chảy qua Israel và 1 số quốc gia Ả Rập và sông Indus chảy qua Pakistan và Ấn Độ. Những khu vực này hiện nay đã được quản lí bởi những hiệp ước đặc biệt về sử dụng nguồn nước nhưng báo cáo của ODNI cho biết, khi mà nguồn nước bị suy giảm cũng là lúc những hiệp ước mong manh này có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Tồi tệ nhất là những quốc gia ở nguồn sẽ xây đập ngăn nước cắt đứt nguồn cung cấp đến các quốc gia hạ lưu. Mặc dù cuộc chiến có thể không rõ ràng là trên diện rộng nhưng ODNI cho biết khi đó nước sẽ trở thành công cụ để khống chế chính trị như dầu mỏ và khí đốt hiện nay. Các quốc gia sẽ vung tiền để có được những công trình dự trữ nước mà họ có khả năng thực hiện.

      Một cuộc chiến tàn khốc sẽ bắt đầu vào năm 2030
      Nguồn tài nguyên tưởng như vô tận này đang dần trở thành “hàng hiếm”. Ảnh chụp sông Mekong, con sông chung của 3 nước Đông Nam Á là Lào, Campuchia và Việt Nam. 


      Khủng bố nhúng tay vào cuộc chiến Khi nhu cầu nước trở nên cấp thiết và khó đáp ứng thì những thỏa thuận quốc tế sẽ không còn đủ khả năng cân bằng an ninh thế giới. Những con đập, công trình chứa nước sẽ trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố và những quốc gia hiếu chiến trên thế giới. Những nguy cơ này hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực trong 10 năm tới.

       
      Báo cáo của ODNI cho biết chỉ 1 cuộc tấn công vào các điểm trong dây chuyền sản xuất và dự trữ nước như kênh hay nhà máy khử muối cũng có thể làm biến mất hàng ngàn khối nước sạch. Lúc đó các quốc gia sẽ phải chi thêm nhiều tiền nữa cho công tác bảo vệ khi mà những con sông cũng đã dần cạn kiệt. ODNI cho biết, để có thể đưa nhân loại ra khỏi vòng xoáy của tài nguyên nước này cần có nhiều thay đổi tích cực. Điển hình có thể kể đến là phải cho ra đời được những thỏa hiệp vững chắc và công bằng trong việc sử dụng nguồn nước chung tự nhiên. Bên cạnh đó, những nước có khoa học tiên tiến phải đẩy mạnh nghiên cứu để có thể tạo ra những dây chuyền xử lý nước hiệu quả và ít tốn kém nhất có thể.

      Chiến tranh vì nước

      Vì là thứ giá trị nhất hành tinh, nước là đối tượng tranh giành của nhiều nước, nhiều nhóm người và nhiều cá nhân, tạo ra những xung đột cả ở cấp quốc gia và quốc tế.

      Những mâu thuẫn và xung đột vì nguồn nước.

      Trong thực tế, nước của nhiều con sông lớn trên thế giới như sông Mekongsông Ấnsông Nilesông Amazon… được chia sẻ giữa 2 hoặc nhiều quốc gia. Lưu vực những con “sông chung” (sông chảy qua từ 2 nước trở lên) chiếm tới 45% bề mặt đất liền của trái đất, và cung cấp nước cho 40% dân số toàn cầu, đồng thời chiếm 60% lượng nước sông toàn cầu. Chính những con “sông chung” như vậy có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các nước cùng chia sẻ chúng. Chẳng hạn, trước đây Iraq thường phàn nàn lên Liên Hiệp Quốc rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã xây đập chặn mất nguồn nước của những con sông chảy vào Iraq như sông Tigris và Euphrates. Hay ở lưu vực sông Mekong – con “sông chung” của các nước Việt NamLàoThái LanCampuchiaMyanma và Trung Quốc – các nước này vẫn chưa đạt được một giải pháp ổn thỏa về sử dụng dòng sông chung. Nhiều nước lên án Trung Quốc xây nhiều đập thủy điện trên thượng lưu con sông làm mực nước sông ngày càng cạn kiệt.

      Trong tranh chấp các dòng sông chung, nếu các nước ở thượng lưu mạnh hơn, họ sẽ gia tăng việc kiểm soát nguồn nước bằng cách xây đập thủy điện hoặc thủy lợi, và các nước ở dưới hạ lưu chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng nếu các nước ở hạ lưu mạnh hơn, các nước các nước trên thượng lưu có thể bị chiến tranh nếu quản lý nguồn nước không tốt. Ai Cập, một nước vùng hạ lưu hùng mạnh, đã nhiều lần dọa sẽ tiến hành chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn xung quanh dòng sông Nile. Chỉ nhờ cả 2 nước vùng thượng lưu là Sudan và Ethiopia đều bị nhấn chìn trong nội chiến và quá nghèo để có thể xây đập tích trữ nguồn nước nên chiến tranh mới chưa xảy ra. Ở lưu vực sống EuphratesThổ Nhĩ Kỳ có quân đội hùng mạnh hơn Syria, nhưng điều đó cũng không ngăn được người Syria nhiều lần đe dọa bạo lực.

      Đập Tam Hiệp, đập thuỷ điện lớn nhất thế giới

      Tuy nhiên, lịch sử cũng chứng minh rằng tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia hiếm khi dẫn đến chiến tranh. “Nước suy cho cùng là một nguyên nhân của hợp tác hơn là chiến tranh. Vì nó quá thiết yếu đến nổi bạn không thể chiếm đoạt nó bằng chiến tranh”, Daniel Zimmer – giám đốc của Hội đồng Nước thế giới (WWC) – nói. Ông Zimmer đơn cử thỏa thuận ký kết hồi tháng 3-2008 giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria về việc cùng thiết lập một Viện Nước để nghiên cứu và theo dõi các nguồn nước chung. Hay như các nước dọc theo sông Mê Công đã thành lập Ủy ban sông Mê Công (MRC) với mục đích tương tự.

      Vấn đề nảy sinh khi tư hữu hoá nguồn nước.

      Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều định chế quốc tế khác từng cổ súy việc tư hữu hóa hệ thống nước ở các nước nghèo, bằng việc thúc ép hoặc trợ giá cho các công ty nước toàn cầu, với hy vọng sẽ làm tăng tính hiệu quả của các dịch vụ nước. Tuy nhiên, việc tư hữu hóa hệ thống nước đã vấp phải nhiều chỉ trích và cũng nhận được nhiều bài học cay đắng. Nổi bật trong số đó là trường hợp tư nhân hóa hệ thống nước ở Bolivia. Năm 1999, một consortium dẫn đầu bởi công ty Hoa Kỳ Bechtel ký 1 hợp đồng 40 năm để tăng nguồn cung và dịch vụ nước cho CochabambaBolivia. Nhưng 6 tháng sau, những người biểu tình đã đánh đuổi công ty ra khỏi đất nước vì liên minh trên đã liên tục tăng giá nước khiến người dân không thể chịu nổi. Sau vụ việc này, giới chuyên môn cho rằng không nên để tài nguyên nước lọt vào tay các công ty tư nhân, vì suy cho cùng nước là một tài sản công cộng. Việc sản xuất nước uống đóng chai cũng bị phê phán mạnh mẽ. Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở AtlantaGeorgia (Hoa Kỳ). Năm 1999, thành phố này quyết định tư nhân hóa dịch vụ nước vì thấy hệ thống nước do nhà nước quản lý xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến năm 2003, chính quyền thành phố buộc phải phá vỡ hợp đồng 500 triệu USD với đại gia Suez của Pháp vì gặp tình trạng tương tự người Bolivia.

      Trong thực tế, xung đột về nước trong phạm vi một nước dễ biến thành bạo lực hơn ở tầm xuyên quốc gia. Tại Darfur, quyền tiếp cận nước sạch và đất trồng là một nhân tố chính trong xung đột giữa những người nông dân da đen và dân di cư Arab. Hạn hán và hoang mạc hóa ở Bắc Darfur đã khiến những người Arab chuyển đến Nam Darfur, nơi họ xung đột với nông dân da đên. Tháng 12-2009, hàng trăm người dân ở Mumbai đã nổi dậy để phản đối việc cúp nước. Những cuộc đụng độ nảy lửa giữa họ và cảnh sát đã làm ít nhất 1 người bị giết và hàng chục người bị thương.

      “Can we end the global water crisis?… No, we can’t end it. I’m sorry. It’s too big for humanity to beat down and conquer. We’ve passed too many tipping points – with climate change and with population growth and with human behavior – to be able to turn an extremely critical situation around.”

      So, why bother taking action?  Because we still can make a difference!

      ” Chúng ta có thể kết thúc khủng hoảng toàn cầu về nước?…Không, chúng ta không thể. Tôi xin lỗi. Đó và một vấn đề quá lớn để cho nhân loại có thể giải quyết. Chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp để có thể xoay chuyển những tình hình ở mức báo động như biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và hành vi của con người.”

      Vậy, tại sao phải quan tâm đến việc hành động? Bởi vì chúng ta vẫn có thể tạo ra sự khác biệt.

      [caption id="" align="aligncenter" width="320"]null We can’t squeeze water from a …planet…but, we can manage our way through this crisis to ensure a sustainable water future.[/caption]

      Biên soạn, trích dẫn và chỉnh sửa từ các nguồn:

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.