NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 10 years, 2 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
03/10/2014 at 13:00 #3921NCQTKeymaster
Hong Kong những ngày cuối tháng 10, được bao phủ bởi cái nóng hừng hực từ những cuộc biểu tình và màu vàng rực từ hàng ngàn, hàng triệu chiếc ruy băng được người xứ Hương Cảng cột khắp nơi, từ hàng rào, cột điện, cửa nhà cho đến cả trên cổ tay. Tại sao dân Hong Kong lại chọn ruy băng vàng làm biểu tượng đấu tranh cho mình?
Quay ngươc thời gian, biểu tượng ruy băng vàng đã xuất hiện từ hơn 400 năm trước ở nước Anh. Xuất phát từ một bài thơ khá phổ biến “Dải ruy băng vàng trên vai cô ấy” (She wore a yellow ribbon) với rất nhiều biến thể trên thế giới nói về người phụ nữ có chồng đi xa, luôn mong ngóng tin tức chờ ngày chồng trở về.“Round her neck she wears a yeller ribbon,
She wears it in winter and the summer so they say,
If you ask her “Why the decoration?
She’ll say “It’s fur my lover who is fur, fur away”
(Phiên bản phổ biến ở Mỹ)Trong cuộc nội chiến Anh vào thế kỷ 17. Những người lính ra trận với chiếc ruy băng vàng trên cổ tượng tưng cho sự nhớ thương của người vợ ở nhà. Sau khi người Anh di cư sang Mỹ, chiếc ruy băng vàng một lần nữa trở thành vật bất ly thân trên quân phục những người lính kỵ binh đầu tiên của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Một phiên bản khác trong quân đội Hoa Kỳ vẫn còn được hát đến ngày nay.
Around her hair she wore a yellow ribbon
She wore it in the springtime
In the merry month of May
And if you ask her why the heck she wore it
She wore it for her soldier who was far far away
Kỵ binh Hoa Kỳ thế kỷ 19 với ruy băng vàng trên cổ
Những ai từng xem truyện Lucky Luke chắc không xa lạ gì những anh lính kỵ binh với ruy băng vàng quanh cổ.Chính vì lý do đó chiếc ruy băng vàng mang ý nghĩa biểu tượng cho HY VỌNG và niềm tin CHIẾN THẮNG.
Nhưng phải đến khi Irwin Levine viết bài hát bất hủ “Cột một dải ruy băng vàng lên cây sồi già “ (Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree) thì nó mới được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới thập niên 1970.
Bài hát kể về một anh chàng tù nhân bị kết án 3 năm tù về tội buôn lậu. Sau khi mãn hạn tù vẫn băn khoăn không biết người vợ ở nhà có còn yêu mình không.
If you still want me,
Oh, tie a yellow ribbon ’round the ole oak tree.
It’s been three long years.
Do you still want me?Anh liền viết thư cho vợ và nói rằng “Nếu em còn yêu anh thì hãy cột một dải ruy băng vàng lên cây sồi trước nhà. Khi anh về đến mà không thấy thì anh sẽ im lặng rời đi”.
If I don’t see a ribbon ’round the ole oak tree,
I’ll stay on the bus,
Forget about us,
Put the blame on me,
I’m really still in prison, and my love, she holds the key.
A simple yellow ribbon’s what I need to set me free.Tuy nhiên, khi về đến nhà, điều đầu tiên mà anh trông thấy là 1 cây sồi già được nhuộm vàng bởi hàng ngàn dải ruy băng đươc treo lên.
And I can’t believe I see,
A hundred yellow ribbons ’round the ole oak tree.Kể từ đó, ruy băng vàng không chỉ là biểu tượng cho hy vọng, chiến thắng mà còn là tình yêu. Theo thời gian, biểu tượng văn hóa của “yellow ribbon” du nhập vào xứ Hương cảng. Vì vậy, người biểu tình ở Hong Kong chọn ruy băng vàng vì họ vẫn hy vọng vào chiến thắng trong một cuộc chiến không cân sức, không phải bằng bạo lực mà bằng tình yêu
Người biểu tình ở Hong Kong chọn ruy băng vàng vì họ vẫn hy vọng vào chiến thắng trong một cuộc chiến không cân sức, không phải bằng bạo lực mà bằng tình yêu.Nguồn: Ngọc Ân (Anletters.wordpress.com)
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.