Chính sách đối ngoại của Narendra Modi – vẫn còn quá sớm để phán xét?

Home Diễn đàn Thành viên tự dịch East Asia Forum Chính sách đối ngoại của Narendra Modi – vẫn còn quá sớm để phán xét?

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #3828
      hoangphuongthao
      Participant

      Link gốc: http://eastasiaforum.org/2014/09/06/narendra-modis-foreign-policy-too-early-to-judge
      Tác giả: Tridivesh Singh Maini, trường Jindal về Các Vấn đề Quốc tế
      Đăng ngày: 06/09/2014
      Chính phủ của Narendra Modi đã bước sang ngày thứ 100 hôm mùng 3 tháng 9 vừa qua, và trong khi vẫn còn quá sớm để đánh giá sự thể hiện của nước này trong cả chính sách đối nội và đối ngoại, thì những tháng đầu tiên của chính phủ này đã tiết lộ một vài điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình – có cả tích cực lẫn tiêu cực.
      Chính phủ của Narendra Modi đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng rằng nước này mong muốn cải thiện mối quan hệ không chỉ với các nước trong Tổ chức Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) mà còn với các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Myanmar, và tất nhiên cả Nhật Bản nữa .
      Các cuộc viếng thăm của ông Modi đến Bhutan và Nepal là bằng chứng phong phú cho sự nhiệt tình của nước này đối với SAARC. Ở Nepal, ông Modi phát biểu một cách chân thành về việc cải thiện liên kết kinh tế và về việc viện trợ bất kỳ thứ gì mà nước này cần. Ở Bhutan, ông Modi cũng đã nói về sự tương đồng giữa hai nước trong khi nhấn mạnh một cách hiệu quả rằng Bhutan đã có một cuộc dịch chuyển hòa bình đến nền dân chủ.
      Trong suốt chuyến thăm đến Myanmar và rồi Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ, bà Sushma Swaraj, đã làm rõ rằng hợp tác với ASEAN là một mục tiêu quan trọng của Ấn Độ, và không chỉ đơn giản là một con đường để thăm dò ảnh hưởng của Trung Quốc. Bà Swaraj đã nói về nhu cầu tiếp xúc nhiều hơn, chế độ visa mềm mỏng hơn, và cả sự cần thiết tăng cường kết nối trong khu vực. Ở Myanmar với Diễn đàn Khu vực ASEAN, các cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á, Swaraj đã thành công trong việc nâng cao quan hệ song phương với các nhà lãnh đạo Miến Điện.
      Một số vị thủ hiến bang, gồm có Mamata Banerjee từ Tây Bengal, Chandrababu Naidu từ Andhra Pradesh và Vasundhara Raje từ Rajasthan, đưa Singapore vào trong hành trình của mình. Điều này rất quan trọng, bởi Anil Wadhwa, một bí thư trong Bộ Ngoại giao, đã phát biểu ủng hộ tăng cường mối liên kết giữa các thành phố hạng hai ở Ấn Độ và ASEAN.
      Ông Modi cũng nhắc lại việc trao cho các bang vai trò lớn hơn trong lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt hướng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mối quan tâm của ông Modi về việc mở rộng các mối quan hệ ra ngoài những thành phố thủ đô cũng là bằng chứng cho bài phát biểu BRICS của ông , khi ông tuyên bố ủng hộ sự tương tác lớn hơn ở cấp độ tỉnh và thành phố.
      Trong khi ông Modi nhắc đến điều này trong suốt bài phát biểu của mình vào ngày 16 tháng 8 ở Mumbai, thì cũng thật thú vị khi lưu ý rằng, trong suốt chuyến thăm đến Bangladesh, vị Bộ trưởng bang về đối ngoại VK Singh được hộ tống bởi quan chức các bang có chung biên giới với Bangladesh. Trong đó bao gồm thống đốc bang Meghalaya Mukul Sangma và bộ trưởng công nghiệp bang Tripura Tapan Chakraborty. Sangma đã mong muốn một sự kết nối lớn hơn giữa Meghalaya và Bangladesh ở cuộc Họp về Đầu tư tại Dhaka vào ngày 24 tháng 8. Trước khi rời Bangladesh, VK Singh (người cũng là bộ trưởng của khu vực Đông Bắc) đã gặp thống đốc từ các bang đông bắc khác.
      Cuối cùng, trong khi chuyến thăm Nhật Bản của ông Modi được cho rằng để nhắm vào những mối đầu tư mà Nhật đã hứa cũng như một vài thỏa thuận chiến lược quan trọng mà ông Modi và ông Abe đã ký, dưới con mắt của Trung Quốc, các khía cạnh khác trong chính sách đối ngoại của ông Modi đã được hé mở. Đầu tiên, Modi thể hiện ý định tạo ra các mối liên kết lớn hơn giữa các thành phố – khu vực bị phớt lờ trong quá khứ. Bằng chứng rõ ràng của điều này là bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau được ký kết giữa Kyoto và Varanasi. Modi khao khát học tập sự cân bằng giữa hiện đại và truyền thống của Kyoto và mong muốn sự giúp đỡ của Nhật trong việc chuyển hóa Varanasi trở thành thành phố thông minh.
      Thứ hai, ông Modi cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng dựa trên những mối liên kết trong lịch sử giữa Ấn Độ và các phần khác trên thế giới. Modi giới thiệu cho Thủ tướng Abe cuốn sách về một nhà triết học Ấn Độ, Swaraj Vivekananda có tên “Vivekananda và Nhật Bản” và đồng thời gặp Saichiro Misumi, một sĩ quan hậu cần người Nhật trong chiến tranh giải phóng Ấn Độ chống lại Subhas Chandra Bose. Vị thủ tướng cũng đưa ra một video về cuộc hội thoại giữa Misumi và những người khác liên quan đến Bose vẫn còn sống.
      Thứ ba, mặc dù ông Modi đã ám chỉ Trung Quốc về trường hợp của chủ nghĩa bành trướng (bài phát biểu của ông Modi bằng tiếng Hindu và ông ấy đã sử dụng thuật ngữ “vistaarwaad”), bài phát biểu cũng không đặc biệt khắc nghiệt. Như thế, ông gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng Ấn Độ sẽ không ủng hộ sự hiếu chiến của nước này, nhưng Ấn Độ sẽ tìm kiếm những triển vọng mới cho sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế (ông ấy nhắc đến “vikaswaad” hay là sự phát triển).
      Tuy nhiên, vẫn còn những việc mà vị thủ tướng mới này đã mắc sai lầm. Sau khi trở lại từ hội nghị thượng đỉnh BRICS, sự thất bại trong cố gắng để gặp Angela Merkel là một lỗi ngớ ngẩn. Modi đã không được tham mưu một cách đúng đắn và đã không được lợi gì từ nó. Dù sao thì, chuyện này đã đưa ông ta vào thế khó xử với Nhật Bản, nơi diễn ra cuộc viếng thăm song phương cấp cao đầu tiên với cương vị Thủ tướng của ông. Để che đậy, Modi đã kéo dài chuỗi ngày ở lại Nhật Bản lên một ngày.
      Nếu các bang định tham gia đầy đủ hơn vào chính sách đối ngoại của Ấn Độ, điều quan trọng là phải làm rõ điều gì là chấp nhận được và điều gì không. Trong một vài vấn đề, như Tamils ở Sri Lanka hay hiệp ước sông Teesta với Bangladesh, không thể đưa ra một quyết định chỉ dựa trên lợi ích của một nhà nước Ấn Độ. Mặt khác, trên lĩnh vực kinh tế, sự tham gia của các bang vào chính sách đối ngoại nên được khuyến khích. Mối liên kết lớn hơn về văn hóa và thể thao giữa các bang và với những nước khác cũng nên được thúc đẩy, vì nó sẽ giúp tăng cường sức mạnh mềm của Ấn Độ.
      Cần phải tiếp tục theo dõi xem vị thủ tướng sẽ làm cách nào để các hoạt động chính trị trong nước không ảnh hưởng đến sự tham gia của ông với thế giới bên ngoài. Đó sẽ là một thử thách không chỉ trong tình huống của Pakistan mà còn cả trong mối quan hệ với các nước như Trung Quốc nữa. Trong trường hợp của Pakistan , ông Modi đã có một hướng đi cứng rắn, hủy bỏ các cuộc nói chuyện cấp bí thư đối ngoại với lí do là cuộc gặp gỡ của các Cao ủy Pakistan với nhóm người theo chủ nghĩa phân lập Kashmiri vào thời điểm mà các vi phạm lệnh ngừng bắn từ phía Pakistan vẫn tiếp tục tăng lên. Một câu hỏi khác nữa là Modi sẽ phản ứng như thế nào với sự xâm nhập từ Trung Quốc, từ khi Ấn Độ đóng cửa quan hệ kinh tế với người láng giềng này và, bất chấp một vài vật ngáng đường , những mối quan hệ này có dấu hiệu được cải thiện.
      Sự thể hiện của Modi gần đây bị hỗn loạn trong lĩnh vực của chính sách đối ngoại và vài tuần và tháng tới, khi mà Modi sẽ tham gia vào những mối quan hệ song phương và đa phương quan trọng, sẽ hé lộ nhiều hơn về quan điểm của ông trong chính sách đối ngoại. Cần phải tiếp tục theo dõi xem Modi sẽ làm thế nào để cân bằng các hoạt động chính trị trong nước với các vấn đề đối ngoại và giải quyết nền ngoại giao quốc tế, lĩnh vực mà ông chưa từng can dự đến khi là thủ hiến bang Gujarat.
      Tridivesh Singh Maini liên kết với Trường Jindal về Các Vấn đề Quốc tế, Sonepat.

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.