NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 10 years, 1 month ago by hoangphuongthao.
-
AuthorPosts
-
-
28/09/2014 at 17:31 #3872hoangphuongthaoParticipant
Link gốc: http://www.eastasiaforum.org/2014/09/15/a-chance-to-mend-china-japan-relations/
Tác giả: Yves Tiberghien, Đại học British Columbia, và Yong Wang, Đại học Bắc Kinh
Đăng ngày 15/09/2014Cơ hội để hàn gắn mối quan hệ Trung – Nhật
Hơn hai năm trở lại đây, quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản đã bị mắc kẹt trong một hướng đi xuống. Thực tiễn không thể tránh khỏi của một cuộc chuyển dịch quyền lực lớn đang diễn ra làm cho tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng: kích thước nền kinh tế của Trung Quốc tương ứng với Nhật Bản nhảy vọt, từ chỉ có 25% vào năm 2000 lên đến 99% năm 2009 và rồi 188% vào 2013. Còn một liệu trình chính sách thay thế đang phát triển từ từ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản nên nắm lấy cơ hội này, họ có thể đưa mối quan hệ vào lợi ích kinh tế với chương trình cải tổ đòi hỏi khắt khe được đưa ra bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo sau cuộc gặp bí mật của vị cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda với Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vào cuối tháng 7, bộ trưởng ngoại giao hai nước – Wang Yi và Fumio Kishida – gần đây đã gặp nhau ở Myanmar bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN để thảo luận về mối quan hệ Trung – Nhật. Các cuộc gặp này đã làm gia tăng mong đợi về một cuộc gặp cấp cao giữa hai nước có thể diễn ra ở Bắc Kinh sau Hội nghị thượng đỉnh của các Lãnh đạo APEC vào tháng 11.
Nhật Bản và Trung Quốc nên nắm lấy cơ hội mới này.
Đạo luật cải cách kinh tế cứng rắn được đưa ra bởi chế độ mới dười thời Tập từ 2013 để đưa Trung Quốc xa khỏi “bẫy thu nhập trung bình” có cơ hội thành công lớn hơn với công nghệ, kinh nghiệm và sự ủng hộ trong quản lý khu vực từ phía Nhật Bản.
Gói cải cách Abenomics của Nhật đã đánh bật các vật cản tài chính và các chướng ngại thuộc cơ cấu. Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nhân dịp này khuyến khích những cải cách cơ cấu xa hơn, nhưng tiến triển của Hiệp định thương mại tự do FTA ba bên với Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như sự hòa nhập lớn hơn với Trung Quốc có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trực tiếp hơn. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc có thể cùng nhau đóng một vai trò mới trong quản lý kinh tế Đông Á và, xa hơn thế, tại G20.
Làm thế nào để chuyển động theo hướng này?
Thập niên sau Khủng hoảng Tài chính châu Á, một cam kết chung về tự do kinh tế và ý chí chính trị để hợp tác đã vực dậy toàn bộ nền kinh tế châu Á. Kết quả là, tất cả các nền kinh tế trong khu vực, bao gồm cả Mỹ, được hưởng lợi từ quá trình hợp tác khu vực do ASEAN lãnh đạo.
Trái ngược với giai đoạn có thật này, Nhật Bản và Trung Quốc giờ đây ban bố một cách cởi mở những dự án hội nhập cạnh tranh. Họ đều đang là thành viên của những hiệp định thương mại cạnh tranh (Nhật Bản trong TPP và Trung Quốc là trung tâm của những mạng lưới FTA với các khu vực như ASEAN, New Zealand, và các nước khác trên toàn thế giới). Để thể hiện sự không hài lòng với Ngân hàng Phát triển Châu Á do Nhật điều khiển, Trung Quốc hiện nay đang dư định thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á vào cuối năm nay. Trung Quốc cũng đóng vai trò chủ chốt trong quyết định gần đây của BRICS về thành lập Ngân hàng Phát triển Mới đặt tại Thượng Hải, một phần để đối trọng với Ngân hàng Thế giới và IMF mà nhóm G7 thống trị.
Sự điều tiết lẫn nhau mở ra một cách an toàn và thịnh vượng hơn cho cả hai nước cùng nhau đóng góp để thúc đẩy sự phát triển và tăng cường thương mại trong khu vực.
Mặc dù đàm phán FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện đang bị mắc kẹt, cả ba nền kinh tế này vẫn phụ thuộc lẫn nhau. FTA ba bên này vẫn chính thức được xem là FTA được ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc và nó được ủng hộ mạnh mẽ bởi các thương gia Nhật Bản.
Hình thù xấu xí của quan hệ Trung-Nhật gần đây có nhiều thứ để làm với ý thức rõ hơn về cạnh tranh kinh tế như với những tranh cãi về lãnh thổ và lịch sử.
Với cương vị là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, Trung Quốc và Nhật Bản tự thấy mình ngày càng bị mắc kẹt trong cuộc chiến căng thẳng về năng lượng và nguyên liệu, an toàn hàng hải và thị trường nước ngoài – đặc biệt trong các lĩnh vực như tàu siêu tốc, hệ thống phát năng lượng, IT và sản phẩm điện tử. Chính sách ngoại giao năng động của ông Tập với Nga, châu Phi và Mỹ Latin, cùng với chính sách chạy nước kiệu toàn cầu (globetrotting) của ông Abe phản ánh ý thức ngày càng mạnh mẽ về sự bất an toàn trong các lĩnh vực này.
Sự hiểu nhầm về ý đồ của bên kia, cũng như việc để các thính giả trong nước đóng vai trò quá lớn, cũng làm trầm trọng hơn mối căng thẳng. Nhưng, nếu như các lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhận ra rằng mục đích cải cách ưu tiên lớn được mong đợi của họ sẽ sống hoặc chết cùng với nhau, thì một dòng quan điểm mới trong nội bộ ba nước có thể bắt đầu được nhen nhóm.
Các lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc nên chớp lấy cơ hội hiện nay để thỏa hiệp và tạo một môi trường thân thiện tại cuộc họp cấp cao vào tháng 11 tới. Trong khi ý kiến dư luận ở cả hai nước về phía bên kia là tồi tệ, thì phần đông vẫn ủng hộ một cuộc họp cấp cao (65% ở Nhật Bản, 53% ở Trung Quốc) và tăng cường điều chỉnh mối quan hệ.
Trong một bước đi quan trọng, Nhật Bản nên tránh đến thăm Đền Yasukuni. Một cách lý tưởng thì Nhật Bản nên phát triển một nơi lâu dài để các lãnh đạo và nhân dân đến cầu nguyện cho linh hồn của những người lính Nhật đã ngã xuống vì Tổ quốc họ, có thể tách xa khỏi sự ủng hộ ngầm đối với 14 tội phạm chiến tranh loại A được chôn cất trong Yasukuni, và Bảo tàng Yushukan.
Sự dàn xếp thực tiễn cho một vấn đề chủ chốt khác, hòn đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, cũng là cần thiết. Nhật Bản và Trung Quốc nên quay trở lại thỏa thuận 1972 về giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Điều này cần được hỗ trợ khẩn cấp bằng việc phát triển các nghi thức giao tiếp ngoại giao giữa những người canh giữ bờ biển và bằng các cách thức thực tiễn đối phó với các tai nạn nghề cá có thể xảy ra, theo như thỏa thuận bí mật được cho là vào năm 2005. Những bước đi đơn giản này có thể giúp cả hai bên giảm bớt nguy cơ các cuộc đối đầu hải quân và không quân.
Ý kiến này có vẻ không thực tế trong bầu không khí nội bộ hiện nay ở cả Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng vẫn có lí do để lạc quan một cách thận trọng. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm, cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng một lúc đều có những nhà lãnh đạo chính trị xuất chúng và chắc chắn. Họ nên chọn cách làm việc cùng nhau và tập trung vào lợi ích chung, họ nên mở ra một mối quan hệ mới đôi bên cùng có lợi (win-win relationship), mà nhờ có nó, khu vực và thế giới đều sẽ có lợi lớn. Đã đến lúc quay đầu lại từ miệng vực và chuẩn bị cho cuộc gặp mang tính mở đường vào tháng 11.
Yves Tiberghien là Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học British Columbia
Wang Yong là giáo sư và Giám đốc Trung tâm Kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.