Thông tin tài liệu
Tác giả: James Rickards
Dịch giả: Nguyễn Dương Hiếu – Nguyễn Phúc Hoàng
Thể loại: Kinh tế – Chính trị
Khổ sách: 15,5 x 23 cm
Số trang: 388
Năm xuất bản: 2014
Nhà xuất bản: Trẻ
Cuộc chiến tranh tiền tệ được định nghĩa là cuộc chiến do một quốc gia khởi xướng bằng cách hạ thấp giá trị đồng tiền của chính quốc gia đó. Hành động này tạo ra những kết cục tàn phá và đáng sợ nhất với hệ thống kinh tế thế giới. Hệ lụy kinh tế đi kèm với chiến tranh tiền tệ là tăng trưởng đình trệ, lạm phát, các biện pháp khắc khổ và hoảng loạn tài chính.
Kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tiện tệ trong giai đoạn 1921-1936 và 1967-1987. Và theo tác giả, thế giới đang đứng trước một cuộc chiến tranh tiền tệ mới khởi đầu từ năm 2010, chưa có thời điểm kết thúc cụ thể.
Trong quyển sách này, tác giả cung cấp sơ lược nhưng đầy đủ về hai cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử, cùng với lý thuyết hữu ích về tài chính và tiền tệ, từ đó tác giả liên hệ với tình hình hiện tại của sự giằng co giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới. Mặc dù hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ mới chưa chắc chắn, nhưng theo tác giả sẽ có những kịch bản xấu nhất thì hầu như không tránh khỏi nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới không chịu học sai lầm từ những người đi trước.
Tác giả đã khéo léo lồng ghép những sự kiện, từ quá khứ đến hiện tại, từ lý thuyết đến thực tiễn, khiến cho quyển sách là tài liệu thú vị và nhiều thông tin cho những người quan tâm đến lĩnh vực vô cùng quan trọng này.
Điểm khác của quyển sách này với quyển Chiến tranh tiền tệ đã từng xuất bản ở Việt Nam do tác giả người Trung Quốc viết là cuốn sách này tập trung nhiều vào những sự kiện và phân tích tình hình hiện đại của thế giới tài chính.
Những nội dung chính:
PHẦN I: Trò chơi chiến tranh
– Chương 1: Trước chiến tranh
– Chương 2: Chiến tranh tiền tệ
PHẦN II: Các cuộc chiến tranh tiền tệ
– Chương 3: Hồi ức về một thời kỳ vàng son
– Chương 4: Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất (1921 – 1936)
– Chương 5: Chiến tranh tiền tệ lần thứ hai (1967 – 1987)
– Chương 6: Chiến tranh tiền tệ lần thứ ba (2010 – )
– Chương 7: Giải pháp của nhóm G20
PHẦN III: Cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo
– Chương 8: Toàn cầu hoá và Tư bản nhà nước
– Chương 9: Sự lạm dụng Kinh tế học
– Chương 10: Các loại tiền tệ, vốn và lý thuyết phức hợp
– Chương 11: Tàn cuộc – tiền giấy, vàng hay là tình trạng hỗn loạn ?
PHẦN KẾT LUẬN
(Nguồn: http://nxbtre.com.vn/5212.aspx)