NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: Nguyễn Lương Hải Khôi
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 5 years, 7 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
10/05/2019 at 11:32 #29954NCQTKeymaster
Đóng góp của Nhật cho Việt Minh ở trận Điện Biên Phủ
Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi
Số là Nhật Bản xây dựng một nền công nghiệp hoành tráng ở vùng Mãn Châu. Năm 1945, khi Liên Xô đánh tới thì họ đầu hàng, không phá huỷ tài sản.
Liên Xô giao toàn bộ khí tài và nền công nghiệp Nhật cho Mao Trạch Đông. Trước đó Mao bị Tưởng đánh cho không còn gì, bỗng chốc thành người khổng lồ, còn Tưởng thì bị Hoa Kỳ bỏ quên (do dồn sức tái thiết Châu Âu). Chỉ 4 năm sau, Tưởng chạy ra Đài Loan.
Stalin nhìn Hồ Chí Minh và nói với Mao: Vũ khí Nga chuyển tới Việt Nam rất khó vì xa xôi, đồng chí hãy lấy vũ khí của mình cho Việt Nam rồi Nga sẽ bù lại vũ khí mới.
Thế là từng đoàn xe vận tải và đại bác của… Nhật Bổn… ùn ùn… bao vây Điện Biên.
Pháp thua trận Điện Biên vì pháo binh Nhựt Bổn. Số là họ xây dựng công sự để chống loại pháo nhỏ, nhưng loại pháo Hồ Chí Minh nhận được là loại hạng nặng, gây ra bất ngờ cho phía Pháp.
Loạt pháo đầu tiên đã đánh sập một căn hầm chỉ huy của phía Pháp, giết chết chính con trai của tướng Đờ-cát. Chỉ huy pháo binh của Đờ-cát sau mấy loạt đấu pháo tiếp theo, biết mình sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, vào hầm rút chốt lựu đạn tự sát.
Vấn đề nữa là những anh lính nông dân của tướng Võ Nguyên Giáp làm sao có thể sử dụng được vũ khí hạng nặng?
Năm 1945, có gần 700 sỹ quan và binh lính Nhật quyết định ở lại Việt Nam, lấy tên họ Việt và gia nhập Việt Minh. Lý do, một phần vì họ không muốn trở lại Nhật Bản (bị Mỹ chiếm đóng) nhưng phần lớn là vì họ đã… lấy vợ Việt Nam.
Công lao của những người vợ Việt Nam này vô cùng lớn, vì họ đã giữ những chiến binh được đào tạo bài bản về khí tài quân sự hiện đại của Nhật cho Việt Minh. Họ đã huấn luyện binh sỹ Việt Minh sử dụng vũ khí hiện đại. Đóng góp ấy là vô cùng quan trọng.
Vai trò của những người lính Nhật này trong quân đội Việt Minh đã khiến chính phủ Nhật sau đó chú ý. Sau trận Điện Biên, họ đòi Việt Nam Dân chủ cộng hoà trả lại người nhưng không cho những anh lính này mang vợ con đến Nhật.
Việt Minh sau đó không chỉ xoá sạch hoàn toàn vai trò của những người lính Việt Minh gốc Nhật này khỏi lịch sử mà vợ con của họ ở lại Việt Nam cũng bị kỳ thị, không được cấp quyền công dân (không có chứng minh nhân dân, không được tham gia vào các định chế của xã hội cộng sản như “hợp tác xã”, con cái cũng không được đi học, để mặc họ tự vật lộn trong một xã hội bị kiểm soát toàn diện).
Có những anh lính Nhật đã dành phần đời còn lại chiến đấu… để gặp lại vợ con. Đến thập nhiện 90, nhiều người trong số họ mới toại nguyện. Câu chuyện của họ thành chất liệu để anh Quang Phan thực hiện tác phẩm RE/COVER tuyệt vời. (Xin xem tác phẩm của anh ở đây: “Nghệ thuật và hoà giải – vượt lên những đường biên“)
Đã đến lúc Việt Nam cần học về lịch sử bằng tinh thần đa nguyên.
Trong trận Điện Biên, chiến sỹ hai bên đều dũng cảm, nhưng không nên kể về lòng dũng cảm đó bằng ngôn ngữ của thần thoại, bởi lòng dũng cảm không còn là yếu tố quyết định trong chiến tranh hiện đại.
Pháo binh đóng vai trò quyết định thắng thua ở Điện Biên. Nếu Việt Minh chỉ có lòng dũng cảm mà không có pháo binh hiện đại, và ngay cả khi có pháo binh hiện đại mà không có tri thức và kỹ năng sử dụng chúng, thì… sẽ không có Điện Biên mà chỉ là… Nà Sản thôi. Và sức mạnh pháo binh ấy của Việt Minh thì “Made in Japan” bằng nhiều con đường khác nhau.
(Về câu chuyện Nà Sản và Điện Biên thì xin xem ở đây)
Sách Việt Nam nói về các cỗ pháo Nhật trong trận Điện Biên Phủ. Nguồn: Dương Quốc Chính.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.