NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: Lê Đỗ Huy
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 8 years, 6 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
25/05/2016 at 07:14 #16282NCQTKeymaster
Hồ sơ Panama rọi đèn lên các ‘ngóc ngách’ tư bản chủ nghĩa
Tổng hợp: Lê Đỗ Huy
Xem thêm: Tác động của Hồ sơ Panama tới Trung Quốc, Nga và Anh
Stratfor đã sớm đưa ra một Tổng thuật[1], cho thấy Hồ sơ Panama (PP) đã chiếu rọi (highlight, spotlight) lên cả những ngóc ngách (vùng sâu vùng xa) của chủ nghĩa tư bản, kể cả thuộc dạng tư bản “mới” (như các nước thuộc Liên Xô cũ).
Cuộc “rọi đèn” khắp hành tinh này (của PP), tuy thế, cho thấy các triệu chứng rõ rệt của (tham nhũng được thể chế hóa , “luật hóa” (institutional corruption – chữ mà người gây rỏ rỉ Hồ sơ Panama, được mệnh danh là “John Doe”, đã dùng[2]). Theo “John Doe”, các “thiên đường thuế” lốm đốm khắp quả đất; theo Stratfor, “thiên đường thuế” dường như gồm cả những nơi “làm giàu – như đặc quyền của hoàng gia và giai tầng thượng lưu thường không làm ai phải ngạc nhiên. Trên nền của cơ cấu thu thuế không nghiêm về mặt pháp luật ở những nước này, những phản ảnh từ Hồ sơ Panama có thể còn không được xem là tội phạm”…
Danh sách khách hàng của Mossack Fonseca gồm không ít ‘con ông cháu cha” và nhiều “chú bán dầu” (ngoài thương gia, còn có những quan chức, cựu quan chức từng phụ trách ngành dầu mỏ, hoặc ngành năng lượng nói chung).
Liên Xô cũ
Việc công bố Hồ sơ Panama (PP) đã lôi các lãnh đạo và “nhóm tinh túy” ở các nước từng thuộc Liên xô cũ vào bê bối tham nhũng. Tại Ukraine, Russia, Kazakhstan, Georgia và Azerbaijan, một số chính khách, hoặc người có họ hay bạn bè của các chính khách, trước đây từng bị cáo buộc có dính đến các tài sản offshore, hay đã có tham nhũng. (Trong khuôn khổ PP) đã có những tin “xấu” hơn về một số lãnh đạo, so với các tin liên quan đến các lãnh đạo khác (cùng ở Liên Xô cũ), theo Stratfor.
Wikipedia cho hay các cựu Thủ tướng Pavlo Lazarenko (tại vị 1996 – 1997) của Ukraine, và Ion Sturza của Moldavia (tại vị 1999) là khách hàng của Mossack Fonseca.
Azerbaijan
Tương tự như ở Russia và Kazakhstan, bị cáo buộc có tham nhũng là nét truyền đời của chính khách ở Azerbaijan. Tổng thống Ilham Aliyev, con trai của tổng thống tiền nhiệm Haydar (Gaidar) Aliev [nguyên ủy viên BCT Đảng cộng sản Liên Xô], và vợ ông (Ilham Aliyev) là bà Mehriban, đều là thành viên của các thế gia vọng tộc có liên quan đến hoạt động kinh doanh sâu rộng ở cả Azerbaijan và nước nhoài. Nhiều thành viên của gia tộc Ilham Aliyev, bao gốm cả vợ con và chị gái ông, đều có liên quan đến các công ty offshore dạng hoạt động “lén”.
Tuy nhiên, sẽ có ít tin thời sự (liên quan đến PP) được đưa ở Azerbaijan. Lực lượng chính trị chống đối quá yếu ớt để có thể thách thức dòng tộc Aliev, và truyền thông Azerbaijan đã bắt đầu “đánh lộn sòng” các cáo buộc này (rằng đây) là một chiêu tuyên truyền của phương Tây. Căn cứ trên điều kiện kinh tế nghèo này của nước này, dù bê bối này (PP) có nhấn cò cho những chống đối, thì Baku cũng dễ dàng trấn áp. (Stratfor thuật 10/4)
25/4, Báo Bưu điện Washington[3] có bài: Tại Azerbaijan đã tuyên chiến chống lại các nhà báo độc lập” (In Azerbaijan, ‘a declaration of war against independent journalism’). Bài báo điểm tên những nhà báo bị truy bức, tù đày, do phanh phui những núi tài sản của “con ông cháu cha”’; bài cho hay để thuận đường sang thăm Mỹ, tổng thống Azerbaijan đã thả 148 tù nhân trong đó có những người chống đối; nhưng khi vừa về nước sau chuyến thăm Washington, ông đã tuyên bố mở một cuộc điều tra quyết liệt chống lại những kẻ phạm pháp, mà về thực chất được những người cựu tù nhân xem là “lời tuyên chiến chống lại báo chí độc lập ở Ajerbaijan” (“We consider this as a declaration of war against independent journalism in Azerbaijan”). Dù tổng thống Ilham có được thừa hưởng “di sản chính trị” từ phụ thân (Gaidar Aliev từng giữ chức giám đốc KGB Azerbaijan thời Liên Xô) đi nữa, theo kênh truyền thông đối lập và một nữ phóng viên độc lập ở Azerbaijan, các phương pháp KGB chỉ có thể gây đau đớn cho những ai bị (chính quyền) “đánh”, nhưng không thể “khâu miệng” sự thật (seal out the truth), và không thể chặn được những phê phán, theo Bưu điện Washington.
Armenia
Hồ sơ Panama cho thấy Thiếu tướng Tư pháp, Trưởng ngành cưỡng chế thi hành luật (Compulsory Enforcement Service) Mihran Poghosyan đã dính đến ba doanh nghiệp đăng ký offshore tại Panama, báo Hetq của Armenia viết[4]. Một số thành viên của gia tộc ông Poghosyan cũng dính líu vào vụ việc này, vẫn theo truyền thông.
Mihran Poghosyan đã xin từ chức 18/4, giải thích rằng “tên của tôi đã xuất hiện trên các bài viết của truyền thông trong ngoài nước về chủ đề offshore Panama. Tôi lấy làm tiếc rằng tên của tôi đã được thấy bên cạnh gia tộc của Tồng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, người trên thực tế đã biển thủ hàng tỷ USD. Tôi cho rằng sự kiện tên tôi trở thành nguyên cớ để sắp ngang hàng nền văn minh của đất nước tôi với nước Azerbaijan chuyên chế (dictatoria) là không thể chấp thuận…”, ông viết trên trang điện tử chính thức ngành Tư pháp này của Cộng hòa Armenia[5]. Đơn từ chức của ông Poghosyan đã được chấp nhận.
Georgia
Cựu thủ tướng Bidzina Ivanishvili (nhiệm kỳ 2012 – 2013) [thương gia nổi tiếng ở nước Nga mới giữ quốc tịch Nga cho tới khi tham chính ở Georgia năm 2011] đã có những hoạt động ngoại thương được nói đến trong Hồ sơ Panama. Các cáo buộc tham nhũng vẫn bám chằng lấy Ivanishvili cả khi ông ta đã ném mũ của mình xuống vũ đài chính trị (ý nói thành lập một thế lực chính trị đối lập với phe cầm quyền) vào năm 2011. Nhưng tới nay, những cáo buộc tập trung vào các hoạt động của ông Ivanishvili ở Nga.
Quyền lực của Ivanishvili vẫn trụ vững từ đó đến nay. ở Tbilisi, ông ta vẫn là người nặn ra vua (kingmaker), cài cắm những đệ tử của mình vào những vị trí chủ chốt của Georgia. Liên minh Giấc mơ Georgia của ông hiện đã bầm dập, nhưng vẫn giữ được một đa số mỏng manh ở Nghị viện. Với cuộc bầu cử Nghị viện đã được lên lịch và mùa Thu này, các cáo buộc (lẫn nhau về tham nhũng) đang bay lượn trong khoảng không giữa các đảng phái đối lập. Cho dù hầu hết dân cư của Georgia đang không màng đến vụ này (Ivanishvili liên can PP), Hồ sơ Panama) vẫn đổ dầu vào các vận động chính trị của các phe phái chính trị đối lập nhau. Hơn nữa, dù Hồ sơ Panama có thu hút được sự chú ý lớn hơn từ phía người dân Georgia, bê bối này chỉ có thể sẽ xói mòn thêm ảnh hưởng của Ivanishvili vào thời khắc mà liên minh cầm quyền của ông này đang tan ra thành từng mảnh. (Stratfor 10/4).
Trên truyền thông có những cáo buộc Bidzina Ivanishvili có quá khứ rửa tiền, gian lận về tài chính và cả về giấy tờ tùy thân[6]. Forbes đánh giá tài sản của Bidzina Ivanishvili lên tới 4,8 tỷ USD.
Kazakhstan
Các cáo buộc về tham nhũng, chủ yếu liên quan đến Tổng thống Nursultan Nazarbayev (nguyên ủy viên BCT Đảng cộng sản Liên Xô khóa chót), và gia đình và bè bạn của ông, là thường xuyên và phổ biến ở Kazakhstan. Nhưng bởi vì đất nước đang nằm trên bờ vực của cả suy thoái lẫn sự nối ngôi về quyền lực, cáo buộc mới này (từ PP) hẳn đem lại một hậu quả lớn hơn là thông thường.
Cháu gọi bằng ông của Nazarbayev là Nurali Aliyev bị cáo buộc có những tài khoản offshore. Hai tuần trước sự kiện PP, Aliyev vừa rời ghế Thị trưởng Thủ đô Astana để quay về với nghiệp cũ – làm kinh doanh, dấy lên những bàn tán trong truyền thông Kazakh về nguyên cớ. Nurali Aliyev bấy lâu nay được xem là người kế tục hiển nhiên ghế tống thống, dù hiện người cháu này của Nazarbayev còn quá trẻ (SN 1985, theo Forbes thủ đắc tài sản 200 triệu USD) để nắm giữ chức vụ cao trong chính phủ.
Có vẻ như mẹ của Nurali Aliyev, Dariga (con gái của Nazarbayev, đương chức phó thủ tướng Cộng hòa Kazakhstan, đương chức phó Chủ tịch Hạ viên) là ứng viên rõ ràng, và đã là một trong những khuôn mặt quyền lực nhất trong chính giới Kazakh (sản nghiệp được đánh giá gần 600 triệu USD[7])… Với cuộc đấu tranh quyền lực đã bắt đầu bước vào hồi quyết liệt, các chính khách thượng lưu thuộc các phe đối lập nhau có thể dùng những buộc tội tham nhũng dựa trên Hồ sơ Panama để chống lại Nurali Aliev và mẹ của ông ta (Dariga Nazarbayeva). (Stratfor 10/4)
Ukraine
Trong số các nước từng thuộc Liên Xô, Ukraine có vẻ là chịu hậu quả lớn nhất từ PP khi Hồ sơ này đề xuất rằng Tổng thống Petro Poroshenko đang sở hữu những tài khoản offshore. Hồi đáp phát giác này, các chính khách Ukraine kêu gọi điều tra các quỹ “kín” của ông Poroshenko. Lãnh tụ của đảng Cấp tiến thậm chí cổ súy một buộc tội chính thức đối với tổng thống. Tuy nhiên, Viện Công tố Ukriane cho rằng Hồ sơ Panama chưa thấy đưa được những chứng cớ là ông Poroshenko đã có những hành vi phạm pháp. Về phần mình, tổng thống đang giữ thế thủ. Trên Twitter, ông đưa ra một loạt ghi nhận, rằng chính mình (Poroshenko) là tổng thống Ukraine đầu tiên nhìn nhận vấn đề tham nhũng một cách nghiêm túc. Cùng kỳ, ông Poroshenko đi men (theo bờ vực thẳm) của (có hay không) việc ông đã từng phạm lỗi (culpability), cho hay ông đã bàn giao quyền quản trị tài sản của mình cho một hãng tư vấn ngay trước khi nhậm chức tổng thống.
Việc công bố Hồ sơ xảy ra vào một lúc không thuận lợi cho Poroshenko. Trong tuần đầu tháng 4, Tổng thống Ukraine đã tiến gần được đến một thỏa thuận lập liên minh giữa Đảng của ông với Mặt trận Nhân dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk [vừa từ chức hôm 14/4] và một nhóm các nhà lập pháp độc lập. Dưới tác động của vụ bê bối PP, phe của Poroshenko nghĩ rằng việc thỏa thuận chắc sẽ không thành. Poroshenko đang vận động thành lập một chính phủ mới, như một điều kiện tiên quyết để nhận đợt chuyển ngân mới từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng như nhận hỗ trợ tài chính tăng cường của Hoa Kỳ. Việc Poroshenko bị nhắc tên trong Hồ sơ Panama không chỉ làm mất ổn định thêm chính quyền vốn dĩ dễ tổn thương (của Ukraine), mà còn làm yếu quyền lực của Tổng thống của ông. (Stratfor 10/4).
Một số báo, như Britain Times[8] (Anh), gắn từ chức của Thủ tướng Yatsenyuk với rò rỉ Hồ sơ Panama, nhưng cho hay Arseniy Yatsenyuk khẳng định không dính líu vào hoạt động phạm pháp. Có vẻ như Stratfor đã đúng, “tiếng nố” của Hồ sơ Panama đã đập vỡ chút hòa khí đã có giữa 2 phe trong chính phủ, như một đảm bảo để có được một liên minh chính trị giữa nước sôi lửa bỏng.
Châu Mỹ latin
Panama
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) gần đây thôi còn cho rằng Panama “đạt chuẩn” [9] một thiên đường thuế (đồng hạng còn Montserrat, Nauru, Niue, Panama, và Vanuatu). Sau vụ rò rỉ PP, danh tiếng này của Panama sứt mẻ rõ ràng. Trong số các quốc gia “thiên đường” offshore khác, Panama bị xem là không sẵn lòng thay đổi luật lệ theo hướng chống rửa tiền, và vẫn có thiên hướng ẩn danh khách hàng “cảnh ngoại”.
Để rồi nước Cộng hòa Trung Mỹ này vừa đã “loạng choạng” (reeling), khi một công ty luật danh tiếng của họ bị tố, nói nhẹ đi, là cố tình giúp một số chính trị gia chủ chốt và người nổi tiếng trên thế giới che dấu tài sản khỏi (tầm kiểm soát) của thuế quan (theo AFP)[10].
Dù “má đã sưng”, Panama ráo riết tìm lại danh tiếng. Tổng thống Hoan Carlos Varelakêu gọi các chuyên viên đánh giá lại toàn hệ thống tài chính, bằng cách thành lập một ủy ban độc lập gồm các chuyên gia trong và ngoài nước, để “tăng cường tính minh bạch của cả hệ thống tài chính và hệ thống pháp luật nước này”, theo Reuters[11].
Ngay 4/4/ Viện công tố Panama tuyên bố kiểm tra công ty luật Mossack Fonseca. Chính quyền nước này bày tỏ sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hành pháp các nước, nếu “dữ liệu của hồ sơ Panama kéo theo các điều tra pháp lý cần thiết”.
Báo La Estrella de Panama số ra 22/4 cho hay trong quá trình khám xét tại trụ sở chính của Mossack Fonseca, đã phát hiện 10 bao tải giấy tờ bị nghiền nát thành giấy vụn. Hiện chưa biết được những tài liệu nào đã bị hủy. Việc khám xét này được thực hiện bởi các Ủy viên công tố nhà nước Panama.
Trước đó, 12/4, cũng tại văn phòng này, cơ quan công tố đã tịch thu một bọc lớn các tài liệu phục vụ cho thu thập chứng cứ để điều tra vụ “Hồ sơ Panama”, theo La Prensa de Panama[12].
Trước đó, các văn phòng đại diện của Mossack Fonseca tại Peru và Salvador cũng đã bị cơ quan chức năng tới lục soát. Hôm 6/4, cảnh sát Thụy Sĩ cũng khám xét văn phòng UEFA sở tại, để tìm các chứng cứ có liên quan đến ‘Hồ sơ Panama”.
Kẻ tiết lộ mang mật danh “John Doe” đánh giá: “Panama nói nước này muốn được biết đến nhiều hơn là Hồ sơ Panama, nhưng chính phủ của nước này hiện mới chỉ ‘vén tay áo xô’ khám xét chỉ một con trong số đàn ngựa thuộc vòng đua vui vẻ (merry-go-round) offshore của nước này”[13].
Argentina
Ở Argentina, Hồ sơ Panama đã gắn Tổng thống Mauricio Macri với một công ty offshore, cho dù ông đã cố phủ định mình là một cổ đông. Một công tố viên Argentina đã đòi mở một cuộc điều tra vế mức dính líu của Macri vào Cty offshore nói trên. Một phe cánh đối lập, Mặt trận vì Thắng lợi, đang đối diện với sự chia rẽ trong nội bộ của mặt trận này, đã sẵn lòng giữ chủ đề bê bối công ty offshore của Macri luôn nóng trước thềm cuộc bầu cử quốc hội năm 2017, và các phe phái đối lập sẽ sử dụng kết quả điều tra chống lại chính quyền của Macri. (Stratfor 10/4).
Trong một diễn biến mới hơn, báo điện tử ở Argentina cho hay tổng thống đã dính dáng ít nhất đến 8 Cty được bạn bè và bà con của ông điều hành, thông qua Mossack Fonseca. Hầu hết trong số doanh nghiệp offshore này vẫn đang hoạt động[14].
Brazil
Brazil đang chao đảo hỗn độn về chính trị, khiến cho việc công bố Hồ sơ Panama sẽ chỉ có được hiệu quả thấp nhất. Những rò rỉ (của PP) đã tiết lộ sự dính dấp của lãnh đạo Hạ viện Eduardo Cunha với một Cty offshore, nhưng Cunha và các chính khách Brazilia khác trên thực tế đã vô cùng bận rộn (giải quyết) vụ đút lót xảy ra tại Hãng năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Petrobras (2014 – scandal tham nhũng lớn nhất trong lịch sử đất nước). Các điều tra hình sự đang diễn ra nhằm vào các thành viên của Đảng Lao động (Workers’ Party) cầm quyền, như cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, và các nỗ lực tìm cách đưa ra tòa Tổng thống Dilma Rousseff (từng là Chủ tịch của Petrobras tới 2010) chắc sẽ có những hậu quả chính trị nhanh mạnh hơn nhiều so với khả năng tác động của Hồ sơ Panama. (Stratfor 10/4).
Theo truyền thông tổng cộng có 4 tỉ phú, các con trai của hai tỉ phú khác, và gia đình của 4 cựu tỉ phú Brazil có tên trong Hồ sơ Panama.
12/5 các báo đưa tin Thượng viện Brazil bỏ phiếu thuận đưa tổng thống ra tòa. Trong 6 tháng tòa xét xử bà Dilma Rousseff, bị buộc tội lạm dụng công quỹ trong bầu cử, phó tổng thống Michel Temer sẽ tạm quyền, đối mặt với tình trạng suy thoái sâu của đất nước này.
Chile
Người đứng đầu Chi nhánh tại Chile của Tổ chức minh bạch Quốc tế đã phải từ chức, do tên của ông có dính tới 5 doanh nghiệp tại các “Thiên đường thuế”, căn cứ theo các tài liệu rò rỉ.
Ecuador
Truyền thông Ecuador đăng tên ba vị quan chức đương nhiệm được nhắc tên trong Hồ sơ Panama. Quan trọng hơn, Hồ sơ này cũng tiết lộ vào năm 2012, chính phủ Panama đã cho rằng một doanh nghiệp “con” (Orlion S.A.) của Mossack Fonseca đang bị Công tố nhà nước Panama điều tra về tham ô, đã được bán cho Rafael Correa Deagalo và người anh trai của ông này, Fabricio Correa, vào năm 2006[15]. Năm 2007, ông Rafael Correa Deagalo đã đắc cử Tổng thống Ecuador, và hiện đang giữ cương vị này vào nhiệm kỳ thứ ba.
Vợ chồng người cháu của Tổng thống, từng thông qua một doanh nghiệp thuộc Mossack Fonesca tậu một căn nhà trên Vịnh Miami, trong thời gian người vợ làm Lãnh sự tại đây[16].
Guatemala
Tại Guatemala, việc công bố các thông tin từ các tài liệu bị rò rỉ (Hồ sơ Panama) càng khiến Ủy ban điều tra của chính phủ, chính danh là Hội đồng quốc tế chống các tội phạm chưa bị trừng trị ở Guatemala (CICIG) trở nên khắt khe hơn. Cơ quan được Liên hiệp quốc tài trợ này tuyên bố sẽ khảo sát các tài liệu (PP) để tìm dấu hiệu của các hành vi phạm pháp. Một cuộc điều tra của CICIG đã dẫn tới bản án tham nhũng dành cho cựu Tổng thống Otto Perez Molina vào năm 2015, và bất kỳ chứng cớ phạm tội của quan chức, nếu được tìm thấy, sẽ được CICIG phát động điều tra bổ xung. (Stratfor 10/4).
Venezuela
Hệ lụy từ Hồ so Panama ở Venezuela có lẽ là cực tiểu. Không một ai trong số những vị chủ chốt của Đảng Xã hội thống nhất Venezuela được điểm danh trong vụ rò rỉ này. Tình thế “hòa cả làng” về chính trị giữa chính phủ và các lực lượng đối lập, sự chia rẽ ngày một tăng trong nội bộ đảng cầm quyền, và siêu lạm phát – tất thảy những cái đó đang có được một ảnh hưởng tức thời mạnh hơn lên tương lai chính trị của đất nước hơn là những cáo buộc tham nhũng. (Stratfor 10/4).
ABC News số ra 21/4 cho hay hai người, trong đó có Josmel Velásquez, một cựu quan chức an ninh thời cố Tổng thống Hugo Chavez đã tìm cách bay khỏi đất nước sau khi tên họ xuất hiện trong PP, và bị bắt giữ[17].
Trung Đông và Bắc Phi
Ở nhiều nước tại Trung Đông và Bắc Phi, những tố cáo tham nhũng khó mà tạo nên hiệu ứng khuấy động bởi vì truyền thông bị phong bế, còn việc làm giàu như đặc quyền của hoàng gia và giai tầng thượng lưu thường không làm ai phải ngạc nhiên. Trên nền của cơ cấu thu thuế không nghiêm về mặt pháp luật ở những nước này, những phản ảnh từ Hồ sơ có thể còn không được xem là tội phạm. Riêng tại các nước như Iraq, Jordan, Syria và Egypt, những tố cáo (tội tham nhũng) của các chính khách có tiếng sẽ đổ thêm dầu vào sự mất lòng tin vào giới những người có vai vế. (Stratfor thuật ngày 10/4)
Ai Cập
Ở Ai Cập Hồ sơ cho thấy Mossack Fonseca đã không hề có những thẩm định xác đáng nhằm làm rõ và cắt đứt liên hệ với Alaa Mubarak, con trai của Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, ngay sau cuộc cách mạng Ai Cập 2011. (Alaa đã thông qua dịch vụ của công ty Mossack Fonseca để sở hữu tiền mặt tại một doanh nghiệp offshore ở quần đảo Virgin thuộc Anh). (Stratfor 10/4).
Các nguồn khác nêu rõ hơn, là Alaa Mubarak, thông qua những Cty offshore, sở hữu những bất động sản ở London[18].
Các quốc gia Vùng Vịnh
Khi Vua Salman của Ả Rập Saudi và Tổng thống Ả rập thống nhất Sheikh Khalifa bin Zayed al-Nuhayyan đều bị dính vào các công ty “vỏ ốc” trên quần đảo Virgin thuộc Anh, dung lượng truyền thông Vùng Vịnh lại tập trung vào việc Hồ sơ Panama đã ảnh hưởng đến các nước khác, chẳng hạn như Iran, ra sao, chứ không đả động gì mấy những dính líu quốc nội (của các VIP nước minh vào PP). Đã không có biểu hiện rằng sự phanh phui (bởi PP) sẽ xúc tác một thách thức nghiêm trọng đối với chính phủ Ả Rập Saudi hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. (Stratfor thuật 10/4).
Iran
Ở Iran, Hồ sơ Panama đã tiết lộ rằng Mossack Fonseca thực thi việc kinh doanh cho các doanh nghiệp dầu mỏ Iran như Petropars bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ – một phanh phui gây tổn hại cho Cty Mossack Fonseca, hơn là cho Iran. (Stratfor thuật 10/4)
Iraq
Tại Iraq, tính danh cựu thủ tướng Ayad Allawi (nhiệm kỳ 2004 – 2005) xuất hiện trong Hồ sơ Panama, trong mối liên quan với nhiều tài sản ở London. Allawi đã mất chức (phó Tổng thống từ 2014) vào tháng 8/2015 khi Thủ tướng Haider al-Abadi bãi chức các phó tổng thống trong một nố lực ngăn chặn những chống đối. Sự rò rỉ (bởi PP) có thể xói mòn bất kỳ nỗ lực nào của Allawi (trong tương lai) tìm cách trở lại chính quyền trong trường hợp chính phủ al-Abadi đổ. Chính quyền trung ương Iraq hiện đang bị tràn ngập bởi những phản kháng, đòi thanh trừng những quan chức tham nhũng, dù những cải tổ gần đây nhằm đưa những nhà kỹ trị vào chính quyền tỏ ra chỉ làm tăng ảnh hưởng của Iran ở Bagda, hơn là làm lắng dịu những uất hận với chính phủ. (Stratfor 10/4).
Israel
Tại Israel, Hồ sơ Panama đã ám chỉ một số nhà băng chủ chốt từng dính dáng đến tham nhũng trước đây. Idan Ofer, người sở hữu đa số cổ phần tại Israel Corp. – Công ty cổ phẩn tư nhân lớn nhất tại thị trường chứng khoán Tel Aviv, cũng đã được nêu danh trong PP. (Stratfor 10/4)
Thời báo Israel (The Times of Israel) ra 4/4 cho hay 600 công ty offshore và 850 cổ đông có danh trong các dữ liệu rò rỉ từ Panama[19]. [Tới 12/5, tra cứu website của ICIJ thấy hai con số này tương ứng là 684 và 1097].
Dov Weissglass, người từng là Chánh Văn phòng Thủ tướng Israel nhiệm kỳ của Ariel Sharon có mặt trong danh sách, theo Thời báo Israel.
Qatar
Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani, Thủ tướng từ 2007 đến 2013, vào năm 2002 đã tậu ba công ty “vỏ ốc” (offshore) tại đảo Bahamas và một công ty nữa tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, thông qua chúng đã mua một bến đậu cho thuyền tại Mallorca, và một du thuyền có giá 300 triệu USD. Theo Hồ sơ Panama cựu Thủ tướng đang, hoặc đã sở hữu 8 công ty vỏ ốc. Forbes cũng ghi nhận được những thương vụ của cựu Thủ tướng tỷ phú này, thực thi nhờ “vỏ ốc”[20].
Các vùng đất Palestin
Tareq Abbas con trai của Tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine, Mahmoud Abbas, đã sở hữu tài sản khoảng gần 1 triệu USD tại một công ty có liên quan đến Nhà nước Palestine. (Stratfor 10/4)
Jordan
Tại Jordan, PP tiết lộ cựu Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jordan Minister Ali Abu al-Ragheb đã trở thành một giám đốc của một doanh nghiệp offshore ở quần đảo Virgin thuốc Anh sau khi rời nhiệm sở (rời ghế Thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng). (Stratfor 10/4)
Syria
Tại Syria, Mossack Fonseca vào năm 2011 đã cắt đứt liên hệ với anh em nhà Makhlouf, những người anh em họ của Tổng thống Bashar al Assad, sau gần 15 năm (Mossack Fonseca) sử dụng các doanh nghiệp offshore để đầu tư cho các công ty công nghệ của anh em nhà Makhlouf. (Stratfor 10/4).
Báo Bán đảo Ai Cập (Aljazeera) số ra 12/4 cho hay 3 công ty gần gụi với chính phủ của tổng thống Assad đã nhờ dịch vụ của Mossack Fonseca để tạo ra các công ty “vỏ ốc” trên đảo Seychelles nhằm né sự trừng phạt quốc tế đối với chế độ hiện hành ở Iraq. Các Cty offshore này còn dùng để trả tiền cấp nhiên liệu cho trực thăng của Không quân Syria[21].
Châu Phi Hạ Sahara
Dù một số chính trị gia có tiếng tại châu Phi hoặc những thân hữu của họ có dính dáng đến PP, bê bối này sẽ có ít ảnh hưởng đến các chính phủ của châu lục này. Độ choán của tham nhũng tại nhiều khu vực ở châu Phi, nơi có lịch sử bị vấy bẩn vì những ai dính dáng với những hành vi giàu nhanh, giàu khủng bằng những nguồn “tự có”, là cao hơn bất kỳ nơi nào của thế giới. Quan trọng hơn, nhiều trong số những ai được nói đến trong rò rỉ này (PP) hoặc đã rời khỏi nhiệm sở, hoặc đã thuộc danh sách cựu lãnh đạo. Hơn nữa, một số người được nêu tên (trong PP) có quan hệ với các thủ lĩnh đương quyền có vẻ như đã sử dụng các công ty offshore được ban phước lành bởi chính các chính phủ của họ (ý nói các chính phủ này không xem các phi vụ qua offshore là khuất tất). (Stratfor 10/4)
Trong danh sách khách hàng của Mossack Fonseca có tên công dân Ghana Kojo Annan, con trai của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Kofi Annan.
Angola
Bộ trưởng Bộ dầu khí Jose Maria Botelho de Vasconcelos, một cựu Chủ tịch OPEC đã sở hữu những quyền lợi tại một Cty offshore, nhưng vào năm 2009, Cty này đã không còn hoạt động. Sự bộc lộ này tuy nhiên có thể sẽ làm hư hoại đường hoạn lộ của ông de Vasconcelos tại một nước nhạy cảm về dung mạo (chính khách). Ông có thể đã phải chịu án phạt, thẳng thừng hoặc ngấm ngầm từ phía chính quyền. (Stratfor 10/4)
Một bài báo giữa tháng Tư của kênh Điều tra quốc tế (ANCIR)[22] viết rò rỉ từ Mossack Fonseca (Hồ sơ Panama) nói về con trai của Tổng thống José Eduardo dos Santos là chủ Quỹ tài sản Quốc gia Angola (Angola’s sovereign wealth) tổng trị giá 5 tỷ USD. Bài báo cho hay thông qua mối quan hệ mờ ám (opaque) hai chủ nhà băng Đức bị kết án, và một ngân hàng tư nhân Nga, Quỹ tài sản Quốc gia Angola đã được sử dụng như công cụ rửa tiền (laundering tool), rằng hoạt động của quỹ này ngập trong gia đình trị (nepotism) và quan hệ thân hữu (cronyism).
Cộng hòa Congo (Congo-Brazzaville)
Bộ trưởng nghiên cứu khoa học đương nhiệm của Congo, một thời từng là Bộ trưởng năng lượng, Bruno Jean-Richard Itoua từng đề nghị Mossack Fonseca lập (cho ông) một công ty offshore tại quần đảo Virgin thuộc Anh. Tại một vụ kiện năm 2003, Iohua bị buộc tội đã dịch chuyển nguồn lợi nhuận theo hướng sai chức năng của nó, nhưng vụ kiện này đã bị bỏ qua không xét. Itoua là người thân cận với Tổng thống President Denis Sassou-Nguesso, nên những bất lợi với vị Bộ trưởng này chắc sẽ được giảm thiểu. (Stratfor 10/4)
Các nguồn khác trích Hồ sơ Panama cho hay Denis Christel Sassou-Nguesso (con trai của tổng thống đã nắm quyền được hơn 32 năm, Denis Sassou-Nguesso), là một chủ lớn về dầu mỏ ở Angola, từng sử dụng dịch vụ của Mossack Fonesca để tạo doanh nghiệp “vỏ ốc”… Hiện Denis Christel Sassou-Nguesso phủ định tất cả những cáo buộc có liên quan đến cảnh ngoại, theo Le Monde (4/4).
Rwanda
Tướng Emmanuel Ndahiro, cựu thủ trướng tình báo Rwanda đã được nêu danh như một giám đốc của một Cty offshore, được sở hữu bởi một quan chức quân sự đã về hưu. Ndahiro là người tin cẩn của tống thống Paul Kagame. (Stratfor 10/4)
Báo Nam Phi The Globe and Mail số ra 10/4 cho hay công ty offshore nói trên có một máy bay phản lực dành cho các chính trị gia cao cấp của nước này[23].
Nam Phi
Clive Khulubuse Zuma, người cháu của tổng thống Jacob Zuma, có dính đến một Cty tham gia các thương vụ tậu các mỏ dầu ở Cộng hòa dân chủ Congo. Clive Khulubuse Zuma nổi tiếng là đã dính vào những phi vụ ám muội (shady), các tố cáo ông ta đã được lật đi lật lại cả 5 năm trời nay, nhưng ông ta phủ nhận đã làm bất cứ điều gì sai trái. (Stratfor 10/4)
Báo Đức DW[24] dẫn Hồ sơ Panama, rằng chính tổng thống Zuma cũng dính vào một phi vụ dầu mỏ giữa doanh nghiệp offshore đăng ký tại quần đảo Virgin, Caprikat Limited, với Joseph Kabila, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of Congo/DRC). Ông Jacob Zuma đã giúp Caprikat tậu những mỏ dầu ở Cộng hòa Dân chủ Congo, rồi phái người cháu mình (Clive Khulubuse) sang điều hành doanh nghiệp này.
Nam Á
Pakistan
Khoảng 500 người Ấn Độ và 200 người Pakistan dính líu tới Hồ sơ Panama, những người có tiếng nhất trong số này là ba người con của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Dù ông Sharif không được nêu danh (trong hồ sơ) ông đã đi xa tới mức lên đài truyền hình quốc gia hôm 5/4 để bào chữa (exonerate – giải tội) cho gia đình ông và tuyên bố sẽ tung ra một cuộc tìm kiếm sự phán xét vụ này nhờ vào công tác điều tra hình sự. Nhưng nghị sĩ đối lập Imran Khan đảng Tehreek-e-Insaf (Đảng Phong trào vì Công lý, do ông Imran Khan làm Chủ tịch), lập tức tuyên bố sẽ đòi hỏi Thủ tướng phải cho phép Ban quốc gia về thực thi giải trình theo chức trách (National Accountability Bureau), là cơ quan thực thi các nỗ lực chống tham nhũng, được tham dự vào cuộc điều tra trên. Rỏ rỉ (Panamagate) này có vẻ không dẫn đến việc Sharif phải từ chức, nhưng các đảng đối lập sẽ giành được những lợi lộc nhờ sự mất mát (uy tín) của đảng Muslim League-Nawaz [Đảng Liên minh Hồi giáo với Nawaz Sharif làm chủ tịch đảng, tách ra từ Liên minh Hồi giáo vào năm 1988] của Thủ tướng Nawaz Sharif. (Stratfor 10/4).
Hôm 15/4 chính phủ thông báo sẽ cử một ủy ban thẩm vấn tới điều tra tất cả những người Pakistan nào có tên trong Hồ sơ Panama[25]. Các chính khách đối lập nói cần phải cử thẩm phán đương chức, chứ không phải là thẩm phán về hưu cho việc điều tra này.19/4, Tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Raheel Sharif, đã khẳng định yêu cầu (những vị có tên trong PP phải) giải trình toàn diện (across-the-board accountability), mà báo Pakistantoday[26] cho là một cảnh cáo rõ rệt.
Đợt ‘rò rỉ’ 9/5
Ngày 9/5, trên website của ICIJ (Hiệp hội nhà báo điều tra).đã công bố tên những người đứng tên sở hữu của 320 ngàn doanh nghiệp offshore, trong đó có cả những công ty đã xuất hiện trong danh sách của đợt Offshoreleaks (một rò rỉ công bố 130 ngàn doanh nghiệp offshore tháng 4 năm 2013, với tên tuổi của một số chính khách và thương gia lớn chủ yếu thuộc thế giới thứ ba).
Cách công bố tập hợp cơ sở dữ liệu tương tác cho phép tìm thấy tên của người đứng tên offshore và công ty offshore gắn với tên tuổi này, địa chỉ đăng ký của người đứng tên và doanh nghiệp “mẹ” (Ví dụ, Nguyen Duy Hung, địa chỉ 1 phố N.Q., Hà Nội đăng ký NDH Co. tại quần đảo Virgins, ngày 23/5/2011).
Trong cơ sở dữ liệu có chứa 320 ngàn doanh nghiệp, bố trí ở 21 lãnh thổ (có ưu đãi về thuế), với 360 ngàn người và doanh nghiệp có liên quan tới cơ cấu offshore.
Truy cập website của ICIJ (11/4), người xem tìm thấy Việt Nam[27] có 19 thực thể offsore (Offshore Entities – công ty cảnh ngoại), chủ yếu tại quần đảo Virgin thuộc Anh, 189 người sở hữu/điều hành các DN offshore này (officers) và 23 cá nhân và doanh nghiệp trung gian (Intermediaries) được ICIJ cho là thuộc về Việt Nam, và 185 địa chỉ tại Việt Nam. Các dữ liệu này thuộc danh mục khách hàng của Mossack Fonseca, và có thể còn được ICIJ công bố thêm trong thời gian tới.
Tại châu Á, “tài sản offshore” của một số nước là: Trung Quốc: 4188 (công ty cảnh ngoại); 33290 (cơ cấu trung gian); 657 (người sở hữu/điều hành); 28073 (địa chỉ trong nước). Singapore: các con số trên lần lượt là 5869; 6116; 1315; 5728. Nhật Bản: 28; 899; 47; 806. Tra cứu Lào, Campuchia, Mianmar cho thấy các nước này không có Cty cảnh ngoại nào.
Lê Đỗ Huy (thuật)
Độ choán của PP và độ dính líu (càng đỏ càng nặng) vào Hồ sơ Panama. Nguồn: Stratfor.
———————
[1] https://www.stratfor.com/analysis/those-who-are-and-are-not-sheltered-panama-papers
[2] https://panamapapers.icij.org/20160506-john-doe-statement.html
[3] https://www.washingtonpost.com/opinions/a-declaration-of-war-against-independent-journalism/2016/04/25/d2bbbdb8-0b12-11e6-8ab8-9ad050f76d7d_story.html
[4] http://hetq.am/eng/news/66918/mihran-poghosyan-the-armenian-general-who-mastered-the-ins-and-outs-of-panamas-offshore-zone.html
[5] http://www.harkadir.am/view-lang-eng-article-359.html
[6] https://www.occrp.org/en/panamapapers/georgia-ivanishvili-offshore/
[7] https://news.mail.ru/society/13313899/?frommail=1
[8] http://britaintimes.co.uk/panama-leaks-after-shock-ukrainian-is-going-to-resign/
[9] “OECD List as per 2009-04-02”
[10] https://www.yahoo.com/news/panama-vows-cooperate-legal-fallout-panama-papers-leak-233049587.html
[11] http://www.reuters.com/article/us-panama-tax-varela-idUSKCN0X4009
[12] http://www.prensa.com/in_english/Fiscalia-deligencia-Mossack-Fonseca-Panama_21_4459264035.html
[13]https://panamapapers.icij.org/20160506-john-doe-statement.html
[14] http://www.telesurtv.net/english/news/Macri-and-His-Father-Linked-to-More-Panama-Papers-Firms-20160420-0032.html
[15] http://www.charlotteobserver.com/news/nation-world/world/article73448692.html
[16] http://www.miaminewtimes.com/news/panama-papers-ecuadorian-presidents-fugitive-cousin-used-shell-firm-to-buy-north-miami-beach-home-8386183
[18] http://www.telegraph.co.uk/news/2016/04/05/panama-papers-david-cameron-forced-to-declare-tax-affairs-amid-o/
[19] http://www.timesofisrael.com/600-israeli-companies-850-shareholders-listed-in-panama-data-leak/
[20] http://www.forbes.com/sites/chloesorvino/2016/04/13/panama-papers-leak-helps-show-that-qatars-former-prime-minister-is-a-billionaire/#53802af825ee
[21] http://www.aljazeera.com/indepth/opinion/2016/04/seychelles-saved-syria-160407085452247.html
[22] https://panamapapers.investigativecenters.org/angola/
[23] http://www.theglobeandmail.com/news/world/panama-papers-reveal-african-connections/article29581445/
[24] http://www.dw.com/en/african-public-officials-named-in-panama-papers/a-19163446
[25] http://tribune.com.pk/story/1084862/offshore-irregularities-all-pakistanis-named-in-leaks-face-probe/
[26] http://www.pakistantoday.com.pk/2016/04/19/national/general-raheel-sharif-calls-for-across-the-board-accountability-for-all/
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.