NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: Lê Đỗ Huy
- This topic has 2 replies, 1 voice, and was last updated 8 years, 4 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
21/05/2016 at 09:55 #16212NCQTKeymaster
Trung Quốc và Hồ sơ Panama: cuộc chơi hai mặt
Tổng hợp: Lê Đỗ Huy
Theo Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor,[1] so với không gian Liên Xô cũ, tác động của các rò rỉ từ Panama hỗn tạp hơn ở Trung Quốc, nơi chúng vừa cung cấp các “con mồi” mới cho cuộc chơi chống tham nhũng của giới cầm đầu, lại vừa liên lụy tới những nhân vật thân cận với Trung Nam Hải.
Nhưng dung lượng dữ liệu trong Hồ sơ Panama (Panama Papers – PP) nói về các nhân vật ở thế giới thứ nhất nhiều hơn là về các VIP của khối các nước đang phát triển. Dù nguyên nhân của mất cân đối này là gì đi nữa, sự loang rộng của phản ứng do Hồ sơ Panama vẫn bị hạn chế đi (nhận định này của Strafor tinh hơn, vì nhiều nguồn chỉ nói chung chung, là sóng PP đang lan tỏa khắp). Ở khối các nước đang phát triển, lịch sử thâm căn cố đế của tham nhũng đã làm cùn sự mẫn cảm của công luận đối với bê bối này (Hồ sơ Panama), cùng cách quản trị gồm cả trấn áp thô bạo sẽ là chất hãm không cho phản ứng hóa học (chống đối của dân chúng) lan ra, Stratfor viết tiếp.
Người đọc có thể liên hệ, dù 1/3 dung lượng thông tin trong Hồ sơ Panama nói đến Trung Quốc, nhưng báo Hoàn Cầu chẳng hạn, lại đánh xi nhan: đây là một âm mưu chống tổng thống Putin (Putinophobie).
Ngược với ý của Stratfor rằng Hồ sơ Panama đang gây thiệt hại nặng ở phương Tây hơn là ở thế giới đang phát triển, các chuyên gia Nga về nghiên cứu thị trường cho rằng cuộc toàn cầu đánh đuổi offshore đang gây thiệt hại không chỉ đối với các nền kinh tế nhỏ (như Panama), mà bên thua cuộc còn gồm những thị trường phát triển nhanh như Nga, hay Trung Quốc. Vì thế nhìn toàn cục, kinh doanh toàn cầu sẽ chịu tổn thất.[2]
Stratfor viết tiếp, Bắc Kinh đã áp đặt một sự ỉm tin (blackout) trên truyền thông đối với vụ Hồ sơ Panama. Chỉ có một kênh truyền thông nhà nước duy nhất đề cập vụ này, đó là bản in của tờ Hoàn Cầu thời báo, khẳng định rằng đây là một cách phương Tây tiến công những kẻ thù của nó.
Hồ sơ Panama đã bộc lộ ít nhất là 8 vụ thành viên gia đình của các vị, hoặc đã nghỉ hoặc đương nhiệm, chức Ủy viên Bộ chính trị, đã làm ăn với Mossack Fonseca. Trong số này có người anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình (dù các tài khoản của ông này đã không còn hoạt động kể từ khi ông Tập lên nắm quyền), các thành viên gia đình của các Ủy viên BCT đương nhiệm là Lưu Văn Sơn và Trương Cao Lệ, người con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng, một người cháu của nguyên thường vụ BCT Giá Khánh Lâm, và một đối tác làm ăn của ủy viên BCT đã bị thanh trừng là ông Bạc Hy Lai.
Hồ sơ Panama có vẻ không gây được ảnh hưởng lên Bộ Chính trị, cơ cấu mà tất cả các thành viên của nó đều xuất thân từ tầng lớp cầm quyền và đều biết rằng các thành viên khác cũng giai tầng với mình đều có xu hướng phát tài (với một số trong họ sở hữu những lợi lộc có được một cách sai trái).
Trên nền chiến dịch chống tham nhũng trên mọi mặt trận và cuộc đấu tranh chính trị gay go kể từ ngày Tập Cận Bình lên ngôi Chủ tịch, đã xuất hiện sự khích lệ để phe này cánh kia khai quật những chỗ bẩn của nhau, đã cáu cặn lâu năm. Kết quả là hiệu quả chính trị của bất cứ phanh phui nào cũng bị mờ đi. Tuy nhiên, phanh phui này (Hồ sơ Panama) vẫn có thể “rọi đèn pha” vào những quan chức sơ trung cấp nào vẫn còn (ấn náu) chưa rơi vào diện thẩm vấn của chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra.
Cơ quan chấp pháp và chống hối lộ Trung Quốc đã cho thấy họ có tay nghề cao trong việc dõi theo các dòng tư bản bất hợp pháp chảy ra nước ngoài, như một phần của các chiến dịch săn những người bỏ trốn ra nước ngoài, như các chiến dịch “Săn cáo” và “Lưới trời”, nhằm làm bật rễ những “nhà băng” hoạt động lén lút, từng quay tới hơn 100 tỉ USD trong cách giao dịch (ngầm) từ tháng 4 đến tháng 11 năm ngoái.
Đó mới là các chiến dịch trong nước thôi, còn các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc sẽ giỏi giang đến mức nào trong việc đeo bám các Cty “vỏ ốc” (ngoài nước), hiện vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên ta có thể đoán chứng là các điều tra viên sẽ đối diện với những thách thức khi xử lý các tải sản dạt ra nước ngoài, vì chủ yếu là những thành viên của Đảng và gia đình họ mới chạy được ra nước ngoài mà vẫn mang theo những lượng lớn, tiền biển thủ được, hay các dạng khác của sự giàu sang bất hợp pháp.
Mật vụ và cơ quan chống hối lộ Trung Quốc thông qua Hồ sơ Panama sẽ nhận diện được những mục tiêu mới. Một khi Hồ sơ này thể hiện năng lực chiếu rọi được mức độ người Trung Quốc hiện chuộng cách thức nào để che giấu sự giàu có (bất hợp pháp) của họ, Hồ sơ Panama hẳn sẽ có khả năng chặn những các mới hơn nữa sẽ được người Trung Quốc dùng để đào tẩu và chuyển lén tài sản của họ ra nước ngoài. Dù vẫn biết sẽ không được chia sẻ đâu, nhưng người ta (phương Tây) hẳn muốn đặt câu hỏi cơ quan chức năng của Trung Quốc hiện đã biết được đến mức nào, về cả độ nhúng chàm của những kẻ phạm tội (tham nhũng, biển thủ), lẫn các chiến thuật (thực hiện áp phe) mà những kẻ này dùng. (hết tổng thuật 10/4 của Stratfor).
Báo chí Nhật đăng tải tin AFP, rằng thị trường lớn nhất cho công ty dịch vụ pháp lý (Mossack Fonseca) đứng ở trung tâm vụ Panamagate là Trung Quốc[3].
Ở Đại lục, rõ ràng quyền bàn về hồ sơ Panama chỉ thuộc về “nơi trướng gấm”. Trên nền bê bối offshore, một luật sư. ông Ge Yongxi, đã sáng tác tiếu lâm chính trị về ‘Tam đế Trung Hoa’ (Đặng, Giang, Tập) tắm cùng một dòng Panama. Tranh truyện này (Sông Panama) vừa tung lên mạng, ông Ge bị cảnh sát Đại lục bắt nóng ngay hôm đó, 15/4[4].
Lý Bằng và Hồ Diệu Bang được xem là từng đứng đồi diện nhau như 2 đại diện của 2 phe bảo thủ và cải cách ở Trung Quốc cuối thập niên 80, nhưng tên của con của cả hai vị này đều xuất hiện trong Hồ sơ Panama. Trên Internet có những bình luận rằng đây là một sự mỉa mai của lịch sử.
Các nguồn cho hay chính quyền Trung quốc từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên nước ngoài về liên can của gia đinh các quan chức cao cấp với Hồ sơ Panama. Hãng tìm kiếm trên mạng lớn nhất Baidu khi gặp câu hỏi tìm kiếm “Hồ sơ Panama” đã cung cấp kết quả: “việc tìm kiếm này không phù hợp với luật pháp và các quy định” (của Trung Quốc)[5].
Hiện các học giả về luật thuế ở nước ngoài đau đầu trước trường hợp Trung Quốc. Họ đặt câu hỏi[6], vì sao một công ty nơi nhà nước là cổ đông chính, lại có nhiều quan tâm lợi ích như thế ở vùng offshore ( như CITIC Pacific, nhờ dịch vụ của Mossack Fonseca, sở hữu tới 90 chi nhánh ở tại British Virgin Islands. Công ty mẹ, CITIC, là tập đoàn đầu tư nhà nước Trung quốc, đóng tại Bắc Kinh ). Và, vì sao các Công ty mẹ kiếm được lợi nhuận ở Trung quốc lại tạo ra nhiều chi nhánh ở “thiên đường thuế” làm gì?
Các nguồn khác cũng của phương Tây tìm cách giải đoán qua chính… sự nhập nhằng của nền thương mại màu sắc Trung Quốc. Có vẻ như các công ty Trung Quốc đã mở các offshore để gầy dựng nguồn ngoại tệ, dù điều này một cách thông thường chống lại luật pháp Trung Quốc[7]. Le Monde (4/4) kiến giải chung chung là tại một số nước chuyên chế cha truyền con nối (hereditary dictatorships), luật pháp có thể giới thượng lưu cho bị “ra rìa” khi (một số đại diện) của giới này sử dụng các doanh nghiệp offshore để, chẳng hạn, tự thưởng cho mình nhân những hợp đồng về dầu khí, hoặc (dùng offsore làm) những đảo giấu vàng (nguyên văn gold concessions – tài sản bằng vàng để ai đó được thừa kế) dành cho con cháu mình; nhưng những phi vụ này (theo Le Monde số ra tháng 9/2015) có thể bị truy tố bởi pháp luật quốc tế.
Theo một bài về Hồ sơ Panama của BBC, một dòng sông ngầm tiền tệ tuôn cháy khỏi Trung Quốc, lên tới khoảng 1 tỷ USD năm 2015, và nhịp điệu chảy máu ngoại tệ như vậy đe dọa sự ổn định toàn bộ nền kinh tế nước này[8].
Bài báo viết, một kẻ buôn lậu ngoại tệ (illegal currency changer) giải thích cho phóng viên các cách thức anh ta hỗ trợ khách hàng ngầm chuyển tiền ra nước ngoài bằng cách (người buôn lậu ngoại tệ này) duy trì những khoản tiền lớn tại hàng chục tài khoản “âm phủ” (zombie – con ma sống) nằm rải rác theo trục Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, và Philippines…
Lê Đỗ Huy (thuật)
———————-
[1] https://www.stratfor.com/analysis/those-who-are-and-are-not-sheltered-panama-papers
[2] https://slon.ru/posts/66418?utm_source=slon.ru&utm_medium=rss&utm_campaign=all
[3] http://www.japantimes.co.jp/news/2016/04/07/business/china-largest-market-panama-papers-law-firm-icij/#.VzQ3rdKLQ_5
[4] https://www.washingtonpost.com/world/chinese-police-detain-lawyer-over-panama-papers-social-media-post-mocking-xi/2016/04/15/a483857a-63c2-4f8f-ac2a-b4e8e3428f93_story.html
[5] http://ukranews.com/news/204850.V-Kitae-poiskovik-blokiruet-zaprosi-ob-ofshornom-skandale.ru
[6] http://www.cbc.ca/news/canada/montreal/power-corporation-panama-papers-chinese-1.3544919
[7] http://asia.nikkei.com/Politics-Economy/International-Relations/A-third-of-Panama-Papers-shell-companies-set-up-from-Hong-Kong-China
-
21/05/2016 at 10:09 #16216NCQTKeymaster
‘Phát súng trong sương mù’: nước Nga và Hồ sơ Panama
Ở thế giới đang phát triển, hiệu ứng Panama cảm nhận rõ rệt hơn tại không gian Liên Xô cũ, nơi mà, các sức căng về chính trị đã bộc lộ ở mức cao, Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor nhận định.
10/4 Stratfor đã đưa ra một phân tích sớm về tác động của Hồ sơ Panama đối với Nga.
Ở Nga, những cáo buộc ầm ĩ nhất về tham nhũng liên quan đến Tổng thống Vladimir Putin. Dù tên tuổi của tổng thống không xuất hiện trong bất cứ tài liệu nào trong số 11,5 triệu văn bản đã được công bố (của Hồ sơ Panama), trong đó đã xuất hiện những bạn hữu thân nhất của ông:Sergei Roldugin, Arkady Rotenberg and Boris Rotenberg.
Vốn là những người đóng thế lâu năm cho Putin trong nghiệp kinh doanh của Tổng thống, anh em nhà Rotenberg đã không gây ngạc nhiên khi được đề cập trong Hồ sơ Panama. Trong giới thượng lưu Nga, anh em Rotenberg không phải là những người thuộc nhóm ra quyết định, cho dù họ được xem là những nhân vật ở cấp cao nhất, trung thành tới mức được Putin giao ngầm thực thi những phi vụ tài chính và thương mại. Roldugin, một người chơi vi – ô –lông- xen, cũng đứng ngoài chính giới Nga. Nhưng Roldugin cũng là một trong những cộng sự được tin tưởng, ông còn là cha đỡ đầu cho con gái Putin. Theo Hồ sơ Panama, Roldugin là người đang bị buộc tội giúp tổng thống đẩy hơn 2 tỷ USD (sang offshore).Phản ứng của Kremli đối với Hồ sơ Panama cho thấy việc công bố nó đã được (Kremli) lường trước. Hai tuần trước (khi Hồ sơ này được công bố), người phát ngôn của tổng thống Dmitry Peskov cảnh báo với báo giới rằng một đòn tiến công (thuộc loại hình chiến tranh) thông tin của phương Tây đang sắp xảy ra. nhưng không đúng sự thật. 5/4, hai ngày sau khi công bố Hồ sơ Panama, Peskov tiến thêm một bước, tố cáo Hồ sơ Panama là cuộc thao diễn của tư tưởng bài Putin (Putinphobia), tuyên bố rằng những cáo buộc (lãnh đạo chủ chốt của Nga tham nhũng) chẳng có gì mới. Thật vậy, những tố cáo (tham nhũng) nhằm vào Putin và những bạn thân nhất của ông đã xảy ra trước (predate) khi vị tổng thống này lên ngôi. Cho đến nay, các cáo buộc (tham nhũng) này bấy nay được đồng hóa (assimilate – cũng có nghĩa là tích hợp/intergrate) vào nếp nghĩ của người Nga rồi.
Peskov cũng gọi Hồ sơ Panama là một nỗ lực xói mòn nước Nga trước thềm bầu cử (Quốc hội) vào tháng 9. Ở đây nữa, cũng có một ám chỉ sự thật. Chính quyền của Putin đang lo ngại về khả năng xảy ra hoạt động chống đối ngay sau cuộc bầu cử (tháng 9/2016), trên một quy mô tương tự như cuộc bầu cử nghị viện Nga năm 2011. Trong các hoạt động chống đối năm 2011, tham nhũng trong Điện Kremli là chủ đề trung tâm. Việc lại đưa ra các cáo buộc (Kremli) tham nhũng có thể sẽ phối kết hợp với những căm hận do nền kinh tế ốm yếu, rồi đổ dầu (vào lửa) làm những chống đối lan rộng hơn.
Để làm giảm mối đe dọa của những hoạt động chống đối, Kremli đang chuyển vụ Hồ sơ Panama sang một xuất phát điểm khác. Các phương tiện truyền thông Nga và chính phủ nước này liên tục đề cập vụ Hồ sơ Panama với tư cách một đòn tiến công nữa lên nước Nga và tổng thống của nó. Sau khi phưong Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, các làn điệu như thế được sử dụng hữu hiệu, dấy lên chủ nghĩa dân tộc trên khắp đất nước Nga. (hết tổng thuật 10/4 của Stratfor).
Việc Nga đang bàn tán trực diện hơn về offshore chưa hẳn có nghĩa rò rỉ từ Panama này đã xịt ngòi trước niềm sùng tín lãnh tụ. Khác với Nga, ở Trung Quốc offshore là cuộc chơi ngấm ngầm, ngoài quốc doanh, không được phép. Còn với Nga, “offshore” từng gần như là “quốc sách”, thậm chí còn được tham gia rầm rộ bởi các tổng công ty hàng đầu của nhà nước, chỉ chững lại vào khoảng 2013, khi có tin các “thế lực thù địch” phương Tây sắp đại chiến trận offshore.
Nhưng hình dong kỳ quặc (ma quái – theo cách diễn đạt của học giả Nga) của nền kinh tế Nga, với 95% doanh nghiệp lớn và cực lớn được điều hành từ các offshore, chắc đang giúp ai đó làm nhòe điều mà Hồ sơ Panama tố giác. Chập chờn thứ kinh tế bóng đen có dạng ‘đỉa hai đầu’ khác, cũng ngự ở các thiên đường thuế, được S. Mironov (cựu Chủ tịch Hội Đồng Liên Bang Nga, hay Thượng viện Nga, một đồng minh lâu năm của Putin) mô tả: “ …Ở các vùng offshore, tiền mặt được tập hợp để mua quan chức. Ở đó cũng tọa lạc của cái của các quan chức – tài sản được mua bằng những đồng tiền tham nhũng được” .
Rồi cuộc xung đột Crimea và cuộc khủng hoảng các đòn cấm vận bao trùm gần như mọi thứ, kể cả tuyên bố của Medvedev năm 2012, là cuộc hiện đại hóa vào đầu thế ký 21 của Nga đã đứt gánh.Dù cũng thuộc chủ đề “kỵ húy” trên truyền thông chủ lưu (mainstream), vẫn đăng được điều tra khá kỹ về hoạt động offshore của “Putin và đồng đội”, ở Panama, Liechtenstein, quần đảo Virgin thuộc Anh…, chẳng hạn từ 2012 , nên Hồ sơ Panama không tạo hiệu ứng “thâm cung bí sử” với giới có học và những người dùng Internet Nga.
Putin và offshore
Với cách đặt tít những bài đầu tiên về Hồ sơ Panama theo kiểu: “Truyền thông đánh giá gia sản Putin khoảng 2 tỷ USD” , dường như đã phát xuất một kiểu đánh giá tài sản mới (điều tạp chí Forbes vẫn thường làm đối với chủ doanh nghiệp) nhưng đối với chính trị gia của các nước thứ ba: dùng tài sản ngoài nước (tại các công ty offshore) được thông báo trên truyền thông để đo chính khách này “giàu” (tiền của có nguồn gốc “không minh bạch”) tới cỡ nào.Ban đầu (7/4), chính Putin gọi thông tin trong Hồ sơ Panama là vớ vẩn (чушь), điều mà một tuần sau, trong giao lưu trực tuyến, ông sẽ nhận định ngược lại (подлинные, достоверной – xác thực). Tổng thống Nga (7/4) cho rằng Hồ sơ Panama là công cụ để (ngoại bang) làm người dân Nga mất lòng tin vào chính quyền. Nhưng 14/4, ông cho rằng (dù thông tin là xác thực), có điều những người đưa tin đã cố làm cho nó trở nên rắc rối (наводят тень на плетень – dẫn dắt tin theo chủ ý riêng).
Tuy nhiên, trong cuộc gặp Trực tuyến (14/4) Tổng thống Nga đã đưa ra thông tin là báo Đức đầu tiên đưa tin về Hồ sơ Panama, tờ Süddeutsche zeitung thuộc sở hữu của Tập đoàn tài chính Mỹ Goldman Sachs, “rằng ở đâu cũng thò ra tai của những người đặt hàng (Mỹ), nhưng những cái tai (báo Đức) cũng không biết đỏ lên (везде торчат уши заказчиков» — «они торчат, но даже не краснеют). Ngay hôm sau, bí thư báo chí của Kremli đã xin lỗi báo Süddeutsche zeitung về thông tin sai lạc (Süddeutsche zeitung là “tai” của Mỹ).
Người tiết lộ rò rỉ (thường được mệnh danh là “John Doe”), hôm 6/5 cho hay: “Tôi không làm việc cho bất cứ cơ quan tình báo hay chính phủ nào, hoặc một nhà thầu nào. Quan điểm của tôi là hoàn toàn của tôi, chính tôi tự quyết định chia sẻ các tài liệu mật với Süddeutsche Zeitung và ICIJ, không nhằm mục tiêu chính trị nào”.
Các báo Nga, như Vedemosti, cho biết tổng thống nước này “tự hào” về người bạn có tên trong hồ sơ Panama, người bạn này (của Putin) đang tiêu nhiều triệu USD để mua các đàn cụ. Trong số những này có cả cây đàn trứ danh từng được Fredrich Đại đế của xứ Phổ lỗ sĩ (Prussia) chơi vào thế kỷ 17.
Giao lưu trực tuyến (14/4) Tổng thống tiết lộ người bạn này của ông (Rodolgin – em trai một người học cùng trường KGB với Putin, thời hàn vi) là một Mạnh Thường quân nghệ thuật, dù ông bạn này có cố gẳng tham gia kinh doanh nữa, nhưng đâu có kiếm được hàng tỉ USD. Và Rodolgin tiêu hết những thu nhập của mình vào việc mua những đàn cụ cho nước Nga thân yêu, đến mức “lâm vào nợ nần” , tổng thống Nga chia sẻ. Dù sau tổng thống, còn có những người đứng đầu ngành văn hóa và cả phát ngôn viên của Kremli, trên truyền thông, nhấn mạnh tinh thần vị nghệ thuật, ái quốc và những đóng góp của Rodolgin… đã không có ai giải thích, vì sao đàn balalaika chẳng hạn, đã không trở thành đồi tượng mua sắm.
‘Thấy bảo là có một người bạn của Ngài tổng thống Nga, người này (bạn Tổng thổng Nga) đã làm gì đó, là yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng … Cái gì nào? Thưa chả có gì sất”, tổng thống Nga nói tiếp (7/4).
Tuy nhiên, theo “hồ sơ” offshore ở Nga, ngay từ năm 2011, trên truyền thông đã xuất hiện một lá thư của một doanh nhân phải lưu vong khỏi Nga, vào năm 2010 gửi tổng thống Nga lúc đó là Medvedev.
Lá thư này, của thương nhân gốc Leningrad S. Kolesnikov, từng làm việc với những người bạn thân của Putin) nói rằng các thương gia lớn của Nga phải đóng một khoản tiền cho tổng thống (Putin), mà 35% số tiền đó sẽ được “đựng” ở các offshore. Một số báo Nga, căn cứ vào điều tra của mình, đã cho rằng “Doanh nghiệp của (nghệ sĩ) Roldugin chắc là những offshore này” .
Người đọc có thể liên hệ với nhận định của cựu Chủ tịch Hội Đồng Liên Bang Nga (nhiệm kỳ 2001 – 2011) nói vào năm 2011: “Ở các vùng offshore, tiền mặt được tập hợp để mua quan chức. Ở đó cũng tọa lạc của cái của các quan chức – tài sản được mua bằng những đồng tiền tham nhũng được”, đã nêu ở trên.
Cuối tháng 11/2011 Vladimir Putin (lúc đó là Thủ tướng) cũng thừa nhận vấn đế cảnh ngoại hóa (offshorization) là mối hiếm họa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia. Nhưng không có việc làm nào đi xa hơn lời cảnh báo này, báo Trudovay Rossia (Nước Nga lao động) nhận định năm 2013.“Cộng hưởng”
Khối lượng lớn của các bài trên truyền thông Nga cho thấy sự quan tâm (từ khóa “Hồ sơ Panama”: панамское досье, панамское дело, панамские документы, панамский архив…) của dân cư đối với vụ này, dù Stratfor, như trên, cho rằng những khái niệm tiêu cực như “quan chức tham nhũng” đã bị trung hòa trong óc người dân. Một khi cả vợ người phát ngôn của Kremli, ông Peskov, cũng có tên trong Hồ sơ Panama, phản ứng của các quan chức, các nhân vật bị “dính” đến nay vẫn là phủ định sạch trơn kiểu “mày râu nhẵn nhụi…”, hoặc đưa ra bảo đảm lẫn nhau. Thách thức lớn đối với những nhân vật bị nêu danh trong Hồ sơ Panama là sự dính líu vào những tài sản ở nước ngoài, kiểu như offshore, của các VIP, đã được đả động không hề ít cả trước vụ “Hồ sơ Panama”, tạo nên một lưu trữ khá phong phú cho năng lực phân tích và tổng hợp, tính hệ thống vốn là thế mạnh của nghiệp vụ làng báo Nga – những gì hẳn đang làm cho những kẻ “nhúng chàm” run sợ.
Các báo Nga mới đây ghi nhận việc công bố Hồ sơ Panama đã tăng tốc quá trình nước Nga dấn vào lộ trình trao đổi quốc tế các thông tin về những người nộp thuế. 28/4, báo Komersant (Коммерсантъ) nhận xét rằng đề xuất quốc tế với nước Nga về việc này đã được đưa ra vài năm trước, nhưng Nga đã không vội, cho đến những ngày này. Các quan chức không gắn chủ trương này (nước Nga hội nhập trao đổi quốc tế các thông tin về những người nộp thuế với Panama), bảo rằng nó được Moscow thông qua đúng quy trình.
Hồ sơ Panama còn “cộng hưởng” với những dữ liệu của những tin đã đưa trên truyền thông. Chỉ riêng slon.ru đã có tới hơn 60 bài thuộc chủ đề Hồ sơ Panama, tính tới 9/5 (khoảng 45 ngày sau khi bùng lên Panamgate). Trong đó có những bài gồm cả những biểu đồ công phu, chẳng hạn chỉ đường đi của “tiền” từ một vụ điều tra vụ ăn trộm tiền ngân sách bởi luật sư Magniskyi năm 2007 (sau đó Magniskyi bắt rồi đột tử trong tù ở Moscow) chảy sang các offshore của người kéo vi-ô-lông-xen Roldugin – một bạn chí thân của tổng thống Putin (Roldugin trên truyền hình vài năm trước từng gọi Vladimir Putin là Vovka – theo kiểu trẻ con gọi nhau). Vụ Magnisky có thể xem là khởi nguồn (và căn nguyên?) của sự căng thẳng giữa Nga và phương Tây (trên đường tới sự biến Cremea), sau khi Mỹ thông qua đạo luật Magnitsky (Magnitsky act, 2012). Theo đạo luật Magnitsky act các quan tham Nga nào “diệt khẩu” những người đấu tranh chống họ, bị rơi vào danh sách “đen” của Magnitsky act, và bị đóng băng tài khoản ở Mỹ, không được phép sang Mỹ coi sóc “bất động sản” đã mua, con cái không được du học ở Mỹ…Nghị viện châu Âu cũng ra một quyết nghị với tinh thần tương tự vào năm 2014, cấm 32 quan chức Nga không được nhập cảnh các nước EU, tài khoản của họ ở nước ngoài bị đóng băng.
Điều khoản Magnitsky act hẳn đã dẫn tới “vô sản hóa” nhiều quan chức “cổ cánh” ở Moscow, thổi bùng lên tâm lý chống phương Tây, sự kiện Krym, Đông Ukraina và những tuyên bố giận dữ về hạt nhân và đỏi hỏi “kính trọng” từ Kremli… đẩy kinh tế Nga lẫn sâu vào khủng hoảng, suy thoái triền miên.
Hiện còn cần phân tích dữ liệu từ PP để nhận định rằng Luật cấm (quan chức) có tài khoản ở nước ngoài (tháng 5/2013) của Nga liệu có khiến cho lượng tiền “chảy” ra nước ngoài từ Nga, sang ốc đảo Panama tăng, do thiên đường thuế này vốn được “tín nhiệm” về đảm bảo ẩn danh cho chủ offshore.
Trong một động thái gần nhất, 20/5, người giàu nhất trong số ứng viên của Đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất, Đại biểu Duma Quốc gia Nga ông Mihail Slipenchuk đã quyết định rút khỏi cuộc chạy đua vào cơ quan lập pháp tối cao của nước này (Duma Viện, sẽ bầu lại vào 18/9 tới), do có tên trong Hồ sơ Panama, TASS đưa tin . Truyền thông Nga chắc đang chờ tin tương tự từ một số dân biểu khác, cũng được “báo danh” tại Hồ sơ Panama.
Lê Đỗ Huy (thuật) -
21/05/2016 at 10:12 #16217NCQTKeymaster
Đảo quốc Anh trong triều cường Panamagate
Ở châu Âu, Anh (cùng với Nga) có số công ty offshore (tức công ty được thiết lập ở các thiên đường thuế) khá lớn, gần 18 ngàn, với Panama và quần đảo Virgin thuộc Anh là những “thiên đường thuế được ưa dùng nhất”. Nhưng Anh quốc đã kiên quyết từ bỏ mối lợi khổng lồ từ “ngành công nghiệp lách thuế toàn cầu’.Nền kinh tế số 1?
Theo Economist, thông tin có được nhờ điều tra về Hồ sơ Panama (Panama Papers – PP) thành chủ đề quan trọng tại Diễn đàn chống tham nhũng toàn cầu, nhóm họp ở London tháng 5 này. Thủ tướng David Cameron ngay trước vụ PP, bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng mãnh liệt, rằng chính phủ Anh đang tiến hành cải cách, để làm cho Vương quốc này trở thành nền kinh tế lớn số 1, rằng sẽ phát hành vào tháng 6 Danh mục đăng ký toàn quốc người được hưởng cổ tức từ các doanh nghiệp (Public register of UK companies’ beneficial owners).Do Hồ sơ Panama Thủ tướng Anh càng bận rộn hơn, vì phải gánh cả sự giận dữ của công luận do… ông được thừa kế. Thân phụ ông được báo danh trong danh sách sở hữu tài khoản offshore, nên Cameron vừa phải thú nhận đã sở hữu sản phẩm có hưởng lợi về thuế (tax-efficient product), trước cả khi trở thành thủ tướng. Truyền thông phương Tây đang đặt vấn đề liệu các hành động từ 2013 của Cameron có ngầm ngăn cản sự tăng cường tình minh bạch của các “bến đỗ” offshore hay không. Sự dính líu vào Hồ sơ Panama quả là nhạy cảm đối với quyền lợi của Anh quốc, một khi nước này có thể nói là đang được lợi từ ngành công nghiệp né thuế toàn cầu, theo Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor. Người ta chợt nhớ, quần đảo Virgin thuộc Anh – nơi mà cả các đại quan, đại gia ở Liên Xô cũ, chẳng hạn, đang giấu những “tráp đựng vàng”, theo một số nguồn tiếng Nga từ cả trước vụ Hồ sơ Panama, không thuộc dạng “hàng sạch”.
Stratfor nhận định (10/4), trái với những dự định của Cameron, chủ đề Hồ sơ Panama đã tiếp lửa cho bầu không khí nóng hầm hập xung quanh vụ trưng cầu dân ý về việc Anh có nên rời EU hay không (Brexit). Dù chỉ một mình những rò rỉ vừa qua thôi thì chắc khó mà làm Cameron mất ghế Thủ tướng, nhưng những tiết lộ tiếp theo thì có thể. Và mọi hủy hoại xảy ra với uy tín của thủ tướng Anh sẽ giáng vào chiến dịch của ông nhằm giữ Anh ở lại EU, Stratfor nhận định.
Offsore: đỉa hai vòi?
Sự dính líu vào Hồ sơ Panama là nhạy cảm đối với quyền lợi của Anh quốc, một khi nước này có thể nói là đang được lợi từ ngành công nghiệp né thuế toàn cầu, vẫn theo Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor.
Thật vậy, sự chú ý dành cho Panama làm sao lãng một địa chỉ ưu đãi thuế lừng danh khác. Thời báo kinh doanh đối ngoại (International Business Times) của Anh điểm danh Panama và quần đảo Virgin thuộc Anh là “hai thiên đường thuế được ưa dùng nhất” nhờ công ty ‘cò mồi’ Mossack Fonseca, hành động nhân danh “Thượng đế” (khách hàng) của mình.Người Anh cảm thấy bối rối khi Hồ sơ Panama phanh phui vai trò “nghịch đời” của quần đảo Virgin.
Theo một chiều, Virgin thuộc Anh là mái nhà chung cho 400 ngàn đến 800 ngàn công ty offshore, mà người sở hữu chúng đến từ mọi miền của thế giới. Đây là một vị “chủ nhà” (cho các khách chơi offshore) to nhất, trên cả Panama, Richard Murphy, một quan chức thuộc Cơ quan Điều tra Thuế Anh quốc đánh giá.
Ở chiều ngược lại, Virgin lại chính là nguồn sở hữu lớn nhất từ ngoại quốc đối với tài sản trên đất Anh. Chẳng hạn, nhiều bất động sản ở London được sở hữu nhờ đã “mượn đường” qua các cơ cấu offshore, chẳng hạn nhờ đầu tư ủy thác (investment trusts), một cơ chế thường gặp ở các thiên đường thuế, vẫn theo Thời báo kinh doanh đối ngoại của Anh.
Nỗ lực tập thể
Ngày 10/4, Bộ trưởng tài chính Anh David Gauke khẳng định: “thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: sẽ không có bến đỗ an toàn” (cho những người muốn né thuế), theo bài “Anh quốc triển khai nhóm công tác liên chính quyền nhân vụ Hồ sơ Panama”.
Từ nay (2016) những người hoạt động thương trường cảnh ngoại (offshore developers) ở Anh nào xuất khẩu lợi nhuận để tránh thuế sẽ bị trở thành “bia” (targeted) trong tiến trình dựng luật mới về trốn thuế.Trang điện tử của Chính phủ Anh khẳng định nội các hiện tại đang tiến hành những hành động “cách mạng hóa” (revolutionise) sự minh bạch về thuế, xử lý các hành vi, cả né lẫn trốn thuế (tax avoidance and evasion).
Trong nhiệm kỳ Quốc hội Anh này, chính quyền ở London sẽ tiến hành luật hóa 25 chủ trương, đảm bảo người dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhằm giúp chính phủ tăng khoản thu thuế thêm 16 tỷ bảng Anh vào năm 2021.
Ngược lại, Richard Murphy, quan chức cơ quan Điều tra Thuế Anh quốc cho hay người dân đang muốn làm rõ ai đang sở hữu những công ty offshore. Hiện có khoảng 94 ngàn doanh nghiệp đứng ngoài Anh (đăng ký pháp nhân ở các nước khác) nhưng đang sở hữu tài sản ở Anh, nay chúng phải được đối xử như doanh nghiệp của Anh, như đang thuộc giới kinh doanh Anh. Các doanh nghiệp “thực dân” này được yêu cầu phải khai danh sách những người chủ sở hữu được hưởng lợi (beneficial ownership), theo như luật Anh. Nếu doanh nghiệp “ngoại” có sở hữu “nội” nào không chịu làm theo yêu cầu trên, thì “đất đai và tài sản mà nó đang sở hữu sẽ thuộc về Nhà vua” (the crown – ý nói Vương quốc Anh), đại diện của cơ quan Điều tra Thuế Anh quốc khẳng định, vẫn theo Murphy.
Liệu ta có thể xem đây là một dạng quốc hữu hóa mới, ở thế kỷ 21?
Ở quy mô rộng hơn, BBC đưa tin ngày 15/4 rằng 5 nền kinh tế hàng đầu châu Âu vừa đạt thỏa thuận về trao đổi thông tin về những người bí mật sở hữu các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư, nhằm đấu trang chống lợi dụng các góc khuất tài chính để trốn thuế, rửa tiền hay hưởng lợi từ tham nhũng. Năm nước Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha còn nhất trí đưa sáng kiến này ra diễn đàn G20.
Trong trường hợp thuận lợi, việc trao đổi các dữ liệu như thế trong một nhóm các nước có thể mở rộng thêm cho Mỹ, Ả-rập Saudi, và Trung Quốc…. vẫn theo BBC.
Ngày 6/5, nhân vật “John Doe” (tên giả của người tiết lộ Hồ sơ Panama – NBT) đã “biểu dương” Anh như sau: “Anh quốc có thể tự hào về sự chủ động của dân cư từ đó (vụ rỏ rỉ Hồ sơ Panama) đến nay, nhưng nước này vẫn còn phải đóng một vai trò sống động trong việc chấm dứt những bí mật tài chính trên các đảo khác nhau của nước này, những lãnh thổ (thuộc Anh) đang vẫn là những viên đá tảng cho sự tham nhũng ‘hợp luật’ (institutional corruption – than nhũng được thể chế hóa, “luật hóa”), một dạng tham nhũng có quy mô toàn cầu…
Ngày 9/5, BBC đưa tin 300 nhà kinh tế hàng đầu gửi thư cho các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi những nỗ lực chung nhằm dẹp bỏ tệ trốn thuế. Bức thư được chờ đợi sẽ có những chính khách và các học giả tên tuổi ký tên vào. Bức thư cho rằng các nước nghèo bị mất mát nhiều nhất bởi những thiên đường thuế.
Bức thư được gửi đi trước thềm Hội nghị thượng đỉnh chống tham nhũng, họp vào thứ Năm (12/5) tại London, với sự tham gia của đại diện 40 nước và của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
“Các chính phủ phải dàn xếp với nghị viện của mình để đảm bảo rằng tại tất cả các lãnh thổ mà các chính phủ đang chịu trách nhiệm, các thông tin có giá trị phải được công bố về những người chủ được hưởng lợi thực sự từ các công ty và các (thương vụ) ủy nhiệm”.
Bức thư cũng yêu cầu nước Anh phải đi đầu trong việc minh bạch thuế. Các nhà kinh tế ký tên trong thư, mà nhiều người đến từ khổi đại học nước Anh, nghĩ rằng nước này vừa là chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh lần này, vừa là nước có chủ quyền trùm lên cái gọi là thiên đường đứng thứ ba về ưu đãi thuế, có một vị trí độc đáo (unique) để dẫn đầu (trong trào lưu minh bạch về thuế trên toàn cầu).
Một đại diện của nhóm các nhà bác học nói trên khẳng định với BBC rằng các thiên đường thuế “không nhằm mục đích hữu ích”, chúng cho phép một số công ty và cá nhân kiếm lợi trên đầu phần còn lại của nhân loại (free-ride on the rest of humanity).
Theo tin phương tây 12/5 về Hội nghị thượng đỉnh chống tham nhũng, các nước Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Australia, New Zealand cùng với Interpol thành lập, lần đầu tiên, Trung tâm chống tham nhũng quốc tế, đặt trụ sở tại London.
Các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Nigeria và Afganistan quyết định lập ra danh sách công khai những người chủ thực của các doanh nghiệp nước mình. Australia, New Zealand, Jordan, Indonesia, Ireland và Gruzia cũng bày tỏ sẽ thực hiện biện pháp này.
Hàng chục chủ thế hành chính thuộc Anh (như quần đảo Virgin), có các trung tâm tài chính lớn, sẽ công bố thông tin về những người chủ các tài sản đang được hưởng lợi nhuận. Đồng thời, các Cty nước ngoài sở hữu tài sản ở Anh sẽ phải công bố danh tính chủ thực của mình.
Lê Đỗ Huy (thuật)
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.